CẤp cứu ngừng tuần hoàn hô HẤP



tải về 1.35 Mb.
trang14/29
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.35 Mb.
#37682
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.



  1. Global initiative for asthma (GINA) . Global strategy for asthma management and prevention 2011

  2. Asthma. Murray and Nadel’s. text book of respiratory medicine 2010, 5th

edition. Volume 1- 899.


ĐỢT CẤP COPD




I.ĐẠI CƯƠNG


Đợt cấp hay đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( đợt cấp COPD) là một tình huống xảy ra trong diễn tiến tự nhiên của bệnh. Là một biến cố cấp tính có đặc điểm là các triệu chứng hô hấp xấu đi, nặng hơn mức dao động hàng ngày và dẫn tới sự thay đổi về thuốc điều trị thường ngày ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên nhân thông thường nhất là nhiễm siêu vi và nhiễm trùng khí phế quản.

  1. CHẨN ĐOÁN


    1. Chẩn đoán xác định đợt cấp: dựa theo triệu chứng lâm sàng:

Thường nhất là có một đến 3 triệu chứng tăng khó thở , tăng lượng đàm và thay đổi máu sắc đàm.

    1. Các xét nghiệm chẩn đoán biến chứng, độ nặng BN COPD vào đợt cấp nên được thực hiện thường quy các xét nghiệm sau. Khí máu động mạch giúp phát hiên suy hô hấp đặc biệt suy hô hấp tăng CO2 , Xquang lồng ngực: giúp lọa trừ các chẩn đoán khác như viêm phổi, tràn khí ECG: phát hiện rối loạn điện giải , đái tháo đường và suy dinh dưỡng rất hay đi kèm. Không khuyến cáo đo chức năng hô hấp trong đợt cấp, đàm mủ là dấu hiệu khuyến cáo điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm mà không cần chỉ định cấy đàm.
  1. Phân loại đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính


Đợt cấp

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Tam chứng

anthonisen



1 trong 3

2 trong 3

Cả 3

Chức năng phổi

Bình thường

FEV1 > 50% dự đoán

FEV1 ≤ 50% dự đoán

Tuổi từ 65, có trên 4 đợt kích phát/năm hoặc bệnh đồng mắc

không




Ít nhất một

Tác nhân gây

bệnh


Siêu vi

H. influenza: M. catarrhalis;S.pneumoniae; hoặc nhiễm khuẩn sau nhiễm siêu vi

Tất cả nguyên nhân trên Pseudomonas, Gram âm và/ hoặc vi khuẩn có β lactamase



III.ĐIỀU TRỊ

1.Điều trị suy hô hấp

    1. Oxy liệu pháp có kiểm soát: Cho bệnh nhân thở oxy hiệu chỉnh liều bằng oxymeter. Theo dõi độ bão hòa oxy qua mạch đập sao cho đạt 88% - 92% . kiểm tra khí máu động mạch sau 30- 60 phút để điều chỉnh liều oxy, phát hiện tăng CO2 hoặc quyết định thêm thuốc ,hỗ trợ thông khí khi cần

    2. Thông khí hỗ trợ không xâm lấn ( BiPAP) ( xem thêm thở máy không xâm lấn cho đợt cấp COPD). Thông khí không xâm lấn cải thiện toan hô hấp, mức độ nặng của khó thở, biến chứng và thời gian nằm viện, giảm tử suất và tần suất phải đặt nội khí quản. thông khí không xâm lấn nên được chỉ định sớm ngay khi BN mới có toan hô hấp : khí máu động mạch : pH < 7,35 và PaCO2 > 45mmHg. Chính vì vậy nên lưu ý dùng thông khí không xâm lấn sớm hơn là phải tăng liều dãn phế quản tới mức tối đa có thể đi kèm nhiều tác dụng phụ
    3. Thở máy xâm lấn


    • Chỉ định khi bệnh nhân có một trong các tình trạng sau: (1) thở không xâm lấn thất bại; (2) giảm oxy máu nặng PaO2/FiO2 < 200 hoặc toan hô hấp nặng pH < 7,25 và PaCO2 > 60mmHg; (3) nhịp thở > 35l/phút;

(4) rối loạn tri giác, ngưng thở, tụt huyết áp, choáng, nhiễm trùng huyết, tràn dịch màng phổi lượng nhiều.

    • Tốt nhất nên chỉ định sớm thông khí không xâm lấn ở hầu hết BN COPD có toan hô hấp và trên những BN không đáp ứng với điều trị nên chỉ định thở máy kịp thời. thở máy xâm lấn là một phương tiện cứu nguy nhưng có nhiều tác dụng phụ như tràn khí màng phổi, viêm phổi thở máy, bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch… thường không có chống chỉ định tuyệt đối; nếu có tràn khí màng phổi cần tiến hành dẫn lưu màng phổi cùng lúc với thông khí xâm lấn, BN cần thở máy xâm lấn thường có tỷ lệ tử vong cao hơn BN chỉ cần thở máy không xâm lấn

2.2. Thuốc dãn phế quản:


  • Dãn phế quản tác dụng ngắn tương tự như điều trị tại nhà nhưng với liều cao hơn và lặp lại nhiều lần hơn. Thường dùng khí dung hơn là ống hít với buồng đệm và tiêm dưới da hoặc tiêm mạch.l thuốc dãn phế quản đồng vận beta-2 và kháng cholinergic tác dụng kéo dài có thể được xem xét nếu bệnh nhân phải dùng thuốc dãn phế quản nhiều lần trong ngày. Theophyline được sử dụng cộng thêm khi thuốc dãn phế quản đồng vận beta-2 và liều gây độc. theo dõi nồng độ thuốc trong máu để chỉnh liều . thường duy trì nồng độ 8- 12 mcg/ml, tối đa 20mcg/ml. việc dùng nhiều dãn phế quản theo cơ chế khác nhau giúp giảm tác dụng phu và tăng hiệu quả điều trị.


    1. Kháng sinh:


  • Xét nghiệm vi khuẩn trong đàm (soi, cấy định lượng) chỉ hữu ịch cho việc điều trị kháng sinh trên các BN nặng. kháng sinh không nên dùng một cách hệ thống, được chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp ít nhất là khạc đàm mủ, hoặc đợt cấp nặng ( có đủ 3 triệu chứng của đợt cấp gồm tăng khó thở, tăng lượng đàm và thay đổi màu sắc đàm) và / hoặc thông khí cơ học, đợt cấp trên BN COPD nặng. dùng kháng sinh theo hướng dẫn.




Đợt cấp

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Tác nhân gây

bệnh


Siêu vi

H.influenza; M. catarrhalis;S. pneumoniae; hoặc nhiễm khuẩn sau nhiễm siêu vi

Tất cả nguyên nhân trên kèm Pseudomonas, Gram âm và/hoặc vi khuẩn có β lactamase

Kháng sinh

không

Macrolide (azi,clari),Doxy, Cephalosporin

Fluroquinolone mới, β lactam- β lactamase inhibitors

    1. Corticosteroid toàn thân: chỉ định: đợt cấp nặng, đang dùng corticosteroid đường hít, COPD GOLD 3-4 vào đợt cấp. không nên dùng hơn 14 ngày, thường dùng methylprednisolon 40mg tiêm mạch 3-4 ngày rồi chuyển uống, giảm liều dần và ngưng,GOLD khuyến cáo dùng corticoid uống.

2.5 Điều chỉnh rối loạn điện giải, dinh dưỡng: thường gặp hạ kali máu do dùng thuốc dãn phế quản, lợi tiểu, kiềm chuyển hóa, ăn uống kém… cung cấp dinh dưỡng, hạn chế mệt mỏi, kiệt cơ hô hấp, cung cấp nước đầy đủ tránh khô đàm.

2.6. Theo dõi: theo dõi sát sinh hiệu, tri giác, SpO2 đến khi tình trạng hô hấp ổn. theo dõi đáp ứng với thuốc hàng ngày, theo dõi điện giải.


TÀI LIỆU THAM KHẢO





  1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

  2. Trần Văn Ngọc, điều trị đợt cấp COPD trong bệnh viện, đào tạo y khoa liên tục 2012.

3. GOLD 2011.


THỞ MÁY KHÔNG XÂM LẤN TRONG ĐỢT CẤP COPD


( Non Invasive Ventilation – NIV)

I. ĐẠI CƯƠNG


  1. Định nghĩa: NIV còn gọi là thông khí áp lực dương không xâm lấn (TKALDKXL). TKALDKXL là thông khí không qua nội khí quản, mở khí quản qua mặt nạ, phân phối khí qua hệ thống mạch hở, cho phép sự rò rỉ khí qua hệ thống mặt nạ hoặc qua miệng.

  2. Hiệu quả của TKALDKXL trên bệnh nhân COPD: Trên BN COPD ,

người ta thường dùng BiPAP ( hơn CPAP). BiPAP tốt cho bệnh nhân COPD vì:

    1. Làm giảm công hô hấp, giảm môi cơ hô hấp, tăng thông khí phút ( trong suy hô hấp, bệnh nhân tăng thông khí, khó thở và thở nhanh nông, cơ hô hấp tăng hoạt động để mỏi mệt, đến lúc nào đó thì thông khí không còn hiệu quả, thiếu oxy mô, tăng CO2 và toan hô hấp. toan hô hấp càng làm suy giảm chức năng cơ hô hấp và tình trạng suy hô hấp càng nặng hơn). TKALD làm giảm công hít vào và giúp cơ hô hấp nghỉ ngơi, giảm mức độ nặng của khó thở trong 4 giờ đầu.

    2. Cải thiện sự trao đổi khí ở phổi, làm giảm tần số hô hấp, chậm nhịp tim, cải thiện tình trạng toan máu và giảm CO2 máu.

    3. Giảm tỉ lệ đặt nội khí quản, giảm tỉ lệ tử vong, rút ngắn thời gian nằm viện, ít biến chứng nhiễm trùng hô hấp sau thở máy.




  1. THÔNG KHÍ HAI MỨC ÁP LỰC DƯƠNG (BiPAP: Bilevel Possitive Airway Pressure): là một phương thức thở nông khi áp lực dương theo chế độ kiểm soát áp lực trong đó áp lực đường thở cả hai thì hít vô thở ra đều dương:

    1. Áp lực dương hít vào (IPAP: Inspiratory Possitive Airway Pressure): máy đảm bảo áp lực lúc thở vào theo mức áp lực dương cài đặt ( dù BN tự thở hoặc BN ngưng thở/ thở yếu). IPAP giúp làm giảm công hít vào.

    2. Áp lực dương thở ra (EPAP: Exspiratory Possitive Airway Pressure): EPAP có hiệu quả như là áp lực dương cuối thì thở ra ( PEEP), có tác dụng cải thiện tình trạng oxy máu, giảm sự thở lại, ngừa xẹp phổi và giảm PEEP nội sinh. EPAP cao sẽ làm tăng sự rò rỉ qua mặt nạ

    3. Hiệu số giữa IPAP và EPAP là mức hỗ trợ áp lực . khi tăng EPAP phải tăng đồng thời IPAP nếu muốn giữ nguyên mức hỗ trợ áp lực.





  1. tải về 1.35 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương