CẤp cứu ngừng tuần hoàn hô HẤP



tải về 1.35 Mb.
trang20/29
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.35 Mb.
#37682
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   29

Các điều trị khác


  1. Tư thế bệnh nhân

Vì tổn thương phổi phân bố không đều ở các bệnh nhân HCSHHCNK, thay đổi tư thế có thể cải thiện sự oxy hóa bằng cách gia tăng tưới máu ở các vùng phổi được thông khí.

Tư thế nằm nghiêng phải hoặc trái nên áp dụng ở các bệnh nhân có giảm oxy máu không đáp ứng với những can thiệp khác, đặc biệt nếu thâm nhiễm phân bố không đều ở hai phổi.

Tư thế nằm sấp rất phức tạp, chỉ áp dụng ở những trung tâm có điều

kiện.


      1. Dịch truyền

Hạn chế dịch nhập vào bệnh nhân nhưng không gây giảm thể tích máu, để duy trì cung lượng tim và tưới máu mô đầy đủ. Giảm thể tích tuần hoàn sẽ làm tăng tình trạng suy đa cơ quan.

1.2.3. Kháng sinh

Chỉ sử dụng khi có nhiễm khuẩn, không dùng kháng sinh dự phòng.



      1. Sử dụng thuốc làm giảm chống máy: (xem bài xử trí chống máy thở).

      2. Dinh dưỡng

Cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bệnh nhân HCSHHCNK đang thở máy thường dung nạp với nuôi ăn liên tục hơn là ngắt quảng vì tình trạng liệt dạ dày, ruột thường xảy ra. Dinh dưỡng đường tĩnh mạch khi không thể nuôi ăn bằng đường tiêu hóa.

2. Điều trị đặc hiệu


Nhiều loại thuốc đã được nghiên cứu để can thiệp vào diễn tiến của HCSHHCNK, nhưng cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào chứng minh là có hiệu quả trong ngăn chặn tiến triển của HCSHHCNK và cải thiện tỉ lệ tử vong.

IV. Biến chứng


Các biến chứng thường gặp trên bệnh nhân HCSHHCNK bao gồm:

1. Chấn thương áp lực


Chấn thương áp lực bao gồm tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da.

Tỉ lệ của tràn khí màng phổi ở bệnh nhân HCSHHCNK vào khoảng 12% - 13%.


2. Viêm phổi bệnh viện


Tỉ lệ viêm phổi bệnh viện ở bệnh nhân HCSHHCNK vào khoảng 15% - 60%.

Rất khó chẩn đoán viêm phổi bệnh viện trên bệnh nhân HCSHHCNK. Các dấu hiệu để chẩn đoán viêm phổi bệnh viện như thâm nhiễm phổi mới hoặc tiến triển kèm sốt, bạch cầu tăng, đàm mủ đều có thể hiện diện ở bệnh nhân HCSHHCNK mà không có viêm phổi bệnh viện.


  1. Suy đa cơ quan


Suy đa cơ quan là một biến chứng thường gặp của HCSHHCNK. Suy đa cơ quan có thể do bệnh lý gốc gây ra hoặc xảy ra độc lập. Tình trạng suy đa coq quan gây khó khăn cho việc xác định chính xác nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân HCSHHCNK

Tỉ lệ sống ở bệnh nhân HCSHHCNK phụ thuộc vào khả năng điều trị nâng đỡ tình trạng suy đa cơ quan.


  1. Yếu cơ


Bệnh nhân HCSHHCNK có nguy cơ rất cao bị yếu cơ kéo dài sau khi tổn thương phổi đã hồi phục gây khó khăn cho việc cai máy thở

Hội chứng lâm sàng này thường được gọi là bệnh đa dây thần kinh ở bệnh nhân hồi sức nhưng thực ra đó là do bệnh lý thần kinh và bệnh lý cơ cùng xảy ra. Một nghiên cứu cho thấy bất thường thần kinh kéo dài rất lâu trên nhiều

bệnh nhân hồi sức dù được theo dõi đến 5 năm sau xuất viện. yếu cơ kéo dài xảy ra thường nhất trên bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid và thuốc dãn cơ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

2. Christie JD, Lanken PN (2005), “ Acute lung injury and acute respiratory distress syndrome”, Principles of critical care, 3rd ed, McGraw Hill companies, New York, pp. 515 – 547.

2. Leaver SK, Evans TW (2007), “Acute respiratory distress syndrome”, BMJ

(335), pp. 571 – 579.


  1. Ware LB, Bernard GR (2005), “ Acute lung injury and the acute respiratory distress syndrome”,Textbook of critical care, 5th ed, Elsevier Saunders, pp. 571

– 579.


CAI MÁY THỞ




    1. ĐẠI CƯƠNG


Cai máy thở là quá trình giảm dần sự hỗ trợ của máy thở để đạt kết quả cuối cùng là ngưng thở máy.

Thở máy là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng như chấn thương đường thở, tổn thương phổi do thở máy, rối loạn huyết động và nhiễm trùng… Nên vấn đề cai máy và rút nội khí quản cần đặt ra sớm khi tình trạng bệnh nhân cải thiện.

Quá trình cai máy gồm có 2 phần:


  • Giảm dần sự hỗ trợ của máy thở.

  • Rút nội khí quản hoặc canule mở khí quản.



    1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


      1. Giảm dần sự hỗ trợ của máy thở

- Bước đầu tiên là đánh giá tình trạng bệnh nhân:

+ Nguyên nhân gây suy hô hấp đã điều trị hoặc cải thiện chưa.

+ Tri giác: bệnh nhân phải tỉnh táo và hợp tác tốt.

+ Huyết động ổn định.

+ Có khả năng ho khạc, tự bảo vệ đường thở.

(Đánh giá từng bước như bảng 1)

- Có nhiều phương thức cai máy và phác đồ tập thở, có thể dùng:

+ Mode thông khí hỗ trợ áp lực PSV, mức hỗ trợ áp lực 5- 7cmH2O

để giúp bệnh nhân chống lại sức cản của ống nội khí quản.

+ Thông khí bắt buộc ngắt quãng SIMV.

+ Thở áp lực dương liên tục (CPAP), thường dùng 5cmH2O.

+ Tự thở qua ống T (T-Tube).



  • Yếu tố quyết định thành công hoặc thất bại của thở tự nhiên. Chỉ số nhịp thở nhanh nông RSBI (Rapid shallow breathing index) được tính bằng tỷ số của tần số thở với thể tích khí lưu thông. RSBI < 100 trong suốt thời kỳ thở tự nhiên cho thấy bệnh nhân đã sẵn sang rút nội khí quản.

  • Lưu ý rằng một số bệnh nhân có thể rút nội khí quản thất bại dù được đánh giá khả quan và cần xem xét mở khí quản sớm.

  • Bệnh nhân khó cai máy là những bệnh nhân không cai máy được trong 48 – 72 giờ sau khi đã giải quyết nguyên nhân. Những bệnh nhân này cần được xem xét các yếu tố khó cai máy (bảng 2).




Bệnh nhân đã sẵn sàng thở tự nhiên chưa?

  • Nguyên nhân suy hô hấp đã được giải quyết

  • Bệnh nhân tỉnh táo và hợp tác tốt

  • Trao đổi oxy đầy đủ (PEEP≤5cmH2O, PaO2>60 mmHg với FiO2<50%)

  • Huyết động ổn định: không hoặc dùng liều thấp thuốc vận mạch, thuốc tăng sức co bóp cơ tim; không có bằng chứng thiếu máu cơ tim; nhịp tim < 140 lần/ph

  • Không sốt (nhiệt độ < 38oC)

  • pH và PaCO2 phù hợp với tình trạng hô hấp của bệnh nhân

Bảng 1: Sẵn sàng cai máy





Frame20



Bảng 2: Các yếu tố cần xem xét khi cai máy thất bại

        1. Xem lại các thông số khi cai máy (bảng 1)

        2. Xem lại ống nội khí quản:

+ Dùng ống nội khí quản phù hợp.

+ Sử dụng thông khí hỗ trợ áp lực khi tập thở.

+ Tích cực hút đàm + dịch tiết.


        1. Xem lại khí máu động mạch:

+ Không để kiềm chuyển hóa.

+ Duy trì PaO2 ở mức 60-65 mmHg để tránh ức chế hô hấp.

+ Với những bệnh nhân có ứ CO2, giữ PaCO2 ở mức bình thường cao.

4. Dinh dưỡng:

+ Hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ.

+ Chú ý thiếu hụt điện giải.

+ Tránh quá dư năng lượng.


  1. Dịch tiết:

+ Hút sạch thường xuyên.

+ Tránh mất nước quá mức.



  1. Yếu tố thần kinh cơ:

+ Tránh dùng các thuốc làm yếu thần kinh cơ (thuốc ức chế thần kinh cơ,

aminoglycosides, clindamycin) ở bệnh nhân nhược cơ.

+ Tránh dùng corticoid khi không cần thiết.


  1. Tắc nghẽn đường thở:

+ Dùng dãn phế quản khi cần thiết.

+ Ngăn chặn dị vật đường thở.



  1. Sự tỉnh táo;

+ Tránh dùng quá liều an thần.

+ Tập thở buổi sang hoặc khi bệnh nhân tỉnh táo nhất.






  1. tải về 1.35 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương