CẤp cứu ngừng tuần hoàn hô HẤP



tải về 1.35 Mb.
trang10/29
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.35 Mb.
#37682
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.



  1. Delacretaz E. Supraventricular tachycardia. N Engl J Med 2006; 354: 1039- 51.


NHỊP NHANH THẤT




    1. ĐẠI CƯƠNG


Nhịp nhanh thất được định nghĩa là nhịp nhanh trên 120 l/ph. Phát sinh từ phần xa của bó His. Như vậy nguồn gốc của nhịp nhanh thất có thể phát sinh từ cơ tim tâm thất và/hoặc từ hệ thống dẫn xa.

    1. CHẨN ĐOÁN


      1. Hỏi bệnh sử

        • Các triệu chứng của nhịp nhanh thất là hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, và ngất do tưới máu não giảm. Đau ngực có thể do thiếu máu cục bộ hoặc do bản thân nhịp nhanh. Bệnh nhân thường cảm thấy lo lắng. Ngất thường phổ biến hơn trong các bệnh tim thực thể. Một số bệnh nhân tả cảm giác nghẹt ở cổ, có thể do gia tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm hậu quả của tâm nhĩ co bóp trong khi van phải van ba lá đóng. Khó thở có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phổi và tâm nhĩ trái co trong thì van hai lá đóng.

        • Hỏi yếu tố nguy cơ bị nhịp nhanh thất: nhồi máu cơ tim, bệnh tim thực thể, tiền sử gia đình có người đột tử sớm (< 40 tuổi).
  1. Khám lâm sàng


    • Trong cơn nhịp nhanh: thường có rối loạn huyết động học như tụt huyết áp và thở nhanh. Các dấu hiệu của giảm tưới máu như lơ mơ, mê, da xanh, đổ mồ hôi. - Tĩnh mạch cổ nổi. Sờ mạch nhanh, nhỏ hoặc thậm chí không sờ thấy mạch đập. Nghe tim nhịp tim rất nhanh, đều hoặc không, cường độ tiếng tim thay đổi do mất đồng bộ nhĩ thất. Huyết áp tụt, hoặc không đo được.

    • Ngoài cơn nhịp nhanh: các dấu hiệu của bệnh tim thực thể như tiếng thổi của bệnh van tim, bệnh cơ tim phì đại, tiếng T3. Có thể nghe ran phổi nếu có suy tim sung huyết.
  1. Xét nghiệm


Đo ECG, siêu âm tim, X quang ngực thẳng, ion đồ máu. Tuỳ theo nguyên nhân có thể làm thêm một số xét nghiệm như định lượng nồng độ digoxin máu nếu nghi ngờ ngộ độc digoxin, ECG gắng sức, men tim nếu nghi ngờ bệnh mạch vành, Holter ECG trong trường hợp nghi ngờ có cơn nhịp nhanh, hoặc thăm dò điện sinh lý tim.
  1. Chẩn đoán xác định


ECG 12 chuyển đạo với băng đo dài phần lớn giúp chẩn đoán xác định nhịp nhanh này là nhịp nhanh thất hay không. Trong một số trường hợp cần tới thăm dò điện sinh lý tim để khẳng định chẩn đoán.

* Tiêu chuẩn chẩn đoán nhịp nhanh thất trên ECG:


    1. Tiêu chuẩn Brugada

      • Sự hiện diện của RS ở chuyển đạo V1 V6?

+ Không có phức bộ RS từ V1 – V6 → gợi ý nhịp nhanh thất.

+ Có RS > 100 msec gợi ý nhịp nhanh thất khoảng RS: bắt đầu sóng R đến điểm thấp nhất của sóng S.





      • Có phân ly nhĩ thất?

+ Có phân ly nhĩ thất → gợi ý nhịp nhanh thất.

+ Phân ly nhĩ thất chỉ phát hiện 20% cas trên điện tâm đồ cơ bản.

+ Sóng P quan sát rõ ở chuyển đạo II, III, aVF, V1.

+ Có thể dùng chuyển đạo sau để quan sát sóng P: V3R, chuyển đạo Lewis, chuyển đạo thực quản.



  • Hình dạng phức bộ QRS ở V1 và V6.

  • Có dạng bloc nhánh (P) hay bloc nhánh (T) ?

+ Nếu phức bộ QRS có tiêu chuẩn gợi ý VT ở cả V1 và V6 → nhịp nhanh thất.

+ Nếu phức bộ QRS chỉ có 1 tiêu chuẩn gợi ý ở V1 hoặc V6 → nhịp nhanh trên thất.



    1. Hình dạng phức bộ QRS với block nhánh (P) gợi ý nhịp nhanh thất và nhịp nhanh trên thất.



V1


R đơn pha

Nhịp nhanh thất

QR hay RS

Nhịp nhanh thất

Ba pha

Nhịp nhanh trên thất

V6


R đơn pha

Nhịp nhanh thất

QR

Nhịp nhanh thất

R/S

Nhịp nhanh thất

QS

Nhịp nhanh thất

Ba pha

Nhịp nhanh trên thất

R/S > 1

Nhịp nhanh thất




    1. Hình dạng phức bộ QRS với bloc nhánh (T) gợi ý nhịp nhanh thất và nhịp nhanh trên thất

      V1


      R > 30 msec

      Nhịp nhanh thất

      R – S > 60

      msec


      Nhịp nhanh thất

      S móc

      Nhịp nhanh thất

      V6


      QS

      Nhịp nhanh thất

      QR

      Nhịp nhanh thất

      R đơn pha

      Nhịp nhanh thất

      QS

      Nhịp nhanh trên thất

    2. Một số tiêu chuẩn gợi ý nhanh thất

      • Nhát bắt ( capture beat), nhát hỗn hợp (fusion beat).

      • Độ rộng QRS > 0,14”.

- Trục QRS: -900 – 1.800.

    1. ĐIỀU TRỊ


  1. Nguyên tắc điều trị: trước khi điều trị cần phải nắm được nguyên nhân gây rối loạn nhịp, cơ chế rối loạn nhịp, các yếu tố khởi phát, các biến chứng có thể có của rối loạn nhịp, cân nhắc hiệu quả cũng như là tác dụng phụ của phương pháp điều trị được lựa chọn.
  2. Điều trị đặc hiệu


    1. Điều trị cắt cơn: Sơ đồ xử trí cấp cứu nhịp nhanh thất.
    2. Điều trị phòng ngừa tái phát:


Ngừng ngay tất cả những thuốc nghi ngờ là nguyên nhân gây rối loạn nhịp, điều trị bằng thuốc, cấy máu tạo nhịp và cấy máu phá rung, điều trị bằng năng lượng sống có tần số Radio, phẫu thuật.

    1. Điều trị hỗ trợ: điều chỉnh rối loạn điện giải, hạ Oxy máu,



IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM


Theo dõi và tái khám định kỳ mỗi tháng bởi chuyên khoa tim mạch nhằm phát hiện các tác dụng của thuốc chống loạn nhịp.


LƯU ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ




Sốc điện chuyển nhịp ngay: 100-200J hai pha. Hồi sức tim phổi theo phác đồ chuẩn








Sốc điện chuyển nhịp đồng bộ: 50-200J kết hợp với thuốc an thần







tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương