Chuyện Phiếm Đạo Đời II



tải về 1.23 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.23 Mb.
#25317
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

Thực/hư,hư/thực quả là những điều được các sứ giả chuyển tải và mang đến, ngày hôm nay. Nhưng nào mấy ai chịu để mắt hoặc vểnh tai ra mà tiếp thụ, nhận lãnh. Nếu bảo rằng điều ấy là lỗi thời; thì đây thêm một thông điệp nữa từ vị thiền sư đạo Bụt:


“Nếu thế kỷ hai mươi là thế kỷ trong đó con người chinh phục được thiên nhiên thì thế kỷ hai mươi mốt phải là thế kỷ trong đó con người chinh phục đựơc chính mình. Nếu thế kỷ hai mươi là thế kỷ của chủ nghĩa cá nhân và ý hướng thoả mãn tư dục thì thế kỷ hai mươi mốt phải là thế kỷ của nếp sống vô ngã, trong đó con người biết sống hài hoà với cộng đồng xã hội và thiên nhiên.”
(Thích Nhất Hạnh, Thông Bạch Đầu Thế Kỷ)

Thế giới hôm nay đang có các nhân sĩ, những vị chọn ở ngoài hay ở trong Đạo, vẫn chuyển tải cho mọi người nghe biết về một sự thật. Sự thật ấy là: chỉ có tình yêu thương mới cứu thoát con người. Cứu thoát mọi người. Chỉ có hòa hõan mới đưa con người xích lại gần nhau hơn. Sống bớt đụng chạm sẽ an vui hơn. Hài hòa hơn. Bởi, ở đâu có sự hài hòa yêu thương quần tụ, thì ở đó Sự Thật mới thực sự diễn ra và hoà hợp với mình. Ngoài ra, tất cả chỉ là hư cấu. Hoặc, khéo che đậy. Tất cả chỉ là hư hư thực thực. Hoặc, có đấy nhưng xem như không thực.

Có thể nói, câu chuyện dưới đây được coi như một thông điệp sự thật. Một sự thật về cuộc sống và về sự vui sống. Về tình Yêu thương. Và dĩ nhiên, về sự hiện diện của Đạo, của Sự thật và Sự Sáng. Một câu chuyện cho người ở trong lẫn ngoài Đạo. Vì, Đạo là tình thương. Đạo là Sự Thật. Là, lòng tin yêu và sự vui mừng. Tin Mừng.

“Bên Trung quốc, có người con gái tên Lili đã đến tuổi cập kê. Và, cô lập gia đình về sống với chồng và mẹ chồng của mình.

Sau một thời gian chung sống, cô thấy mình không thể nào ở với bà mẹ chồng quá quắt này được nữa. Tính nết của bà rất là khó chịu, lại chẳng biết điều một tí nào. Nên, cô không thể nào làm vừa lòng bà được. Thêm vào đó, lúc nào bà cũng tìm cách chỉ trích, bới móc và còn nói xa nói gần khiến cô luôn thấy nhức đầu, khó ở.

Ngày lại ngày, mẹ chồng/nào dâu vẫn cứ tranh chấp bất bình với nhau chẳng thể hàn gắn được. Theo thông lệ, thì dù gì đi nữa bổn phận làm dâu, Lili vẫn phải tuân theo ý muốn của bà mẹ chồng. Bởi thế, mọi chuyện trong nhà cứ đổ lên đầu lên cổ người chồng hiền lành vốn ở thế rất khó xử.

Lâu dần, Lili chịu còn không nổi tính độc đoán vô lý của mẹ chồng thêm một ngày nào nữa. Cô quyết định dứt khóat với bà. Bèn, tìm đến một ông bác vốn là bạn thân của bố ruột mình để vấn kế. Đó là bác Hoàng, một thầy lang nổi tiếng trong vùng.

Gặp thầy, cô dông dài kể về tình thế khó thở trong gia đình. Và, yêu cầu ông bác cho cô ít thuốc độc như thuốc chuột chẳng hạn, để loại trừ bà mẹ chồng quái ác kia ra khỏi không gian nhỏ của cô.

Thầy lang nghe chuyện, suy nghĩ một phút chốc, rồi ôn tồn bảo:
-Này cháu, bác sẽ giúp cháu giải quyết vụ này, cũng dễ thôi. Nhưng cháu phải tuyệt đối nghe lời bác dặn, không được sai phạm điều gì. Vì, sai một li đi một dặm, đó cháu.
-Vâng. Cháu sẽ nghe lời bác dạy.
Thầy lang bước vào trong, sắp sử đôi ba vị thuốc, rồi trở ra quầy mang theo một nắm dược thảo trong tay. Thầy nói với cô:
-Ta không thể dùng thuốc cực độc để trừ khử bà cụ được. Vì, làm như thế sẽ khiến nhiều người hiểu lầm và nghi ngờ là chính cháu ra tay hạ độc thủ. Nay, bác đề nghị thế này: bác cho cháu một ít dược thảo. Nó rất độc, nhưng có tác dụng dụng chầm chậm. Cháu đem mấy thứ này về bỏ vào các món ăn nào cụ thích. Cứ nấu các món ấy cho cụ xơi; và, mỗi lần nấu hãy cho một ít thứ này vào đó, rồi khuấy đều lên. Mỗi ngày một ít thôi. Nhưng đồng thời cũng tuyệt đối phải đối xử sao cho ngọt ngào với cụ, làm như không có chuyện gì xảy ra giữa cháu và bà cụ. Để nếu cụ có nằm xuống, không ai dám nghi ngờ cháu là thủ phạm hết. Hãy xử sự làm sao cho mọi người thấy là chẳng có chuyện gì xảy ra giữa hai người và mọi chuyện trước sau vẫn tốt đẹp.

Lili ra về lòng những hớn hở vui mừng. Phen này cụ bà sẽ biết tay.

Ngày qua ngày, Lili phục vụ mẹ chồng không có điểm nào đáng chê bai, chẳng ai có gì để đàm tiếu. Cô nấu những món đặc sản mà bà rất thích. Cứ thế, mỗi ngày cô bỏ vào thức ăn chỉ một ít dược thảo mà ông bác đã bốc thuốc cho cô. Cô bắt đầu nói năng thưa gửi có phần ngọt ngào hơn và không ai có gì để nghi ngờ cô. Cô luôn nghe lời mẹ chồng coi bà như mẹ ruột, và ngay những người gần gũi như ông chồng nhút nhát thiếu lập trường kia cũng không nghi ngờ cô điều gì.

Sáu tháng trôi qua, mọi chuyện thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Mẹ chồng – nàng dâu không còn cảnh cãi vã, giận hờn nhau như trước. Bà cụ cũng đã thay đổi hẳn thái độ. Bà bắt đầu thương cô con dâu hơn. Đi đâu bà cũng khoe khang, nói tốt về cô. Bà còn tuyên bố với mọi người rằng bà thương cô còn hơn cả con ruột của bà nữa. Chồng cô cũng rất hãnh diện và mừng thầm về sự thay đổi tốt đẹp này. Gia đình trở nên đầm ấm, thân thương hơn khúc ruột của bà nữa.

Ngày nọ, Lili lại tìm đến ông thầy thuốc bắc bạn thân của bố cô để một lần nữa báo cáo kết quả. Cô nói với thầy.
-Bác ơi, cháu phải đến thưa với bác rằng mẹ chồng của cháu bây giờ đã thay đổi rồi bác ạ. Bà không còn khó khăn và dở người như trước. Nên hôm nay, cháu đến chỉ để xin bàn với bác xem bác cháu mình có cách nào để hút hết các chất độc dược mà bác cho cháu hôm trước ra khỏi người mẹ chồng cháu được không. Cháu đã lỡ bỏ hết vào thức ăn nấu cho bà rồi. Bây giờ thì cháu không còn muốn ra tay triệt hạ bà mẹ của cháu nữa. Bác cố làm sao giúp cháu cứu vãn tình thế đi bác!
Thầy lang nhìn cô, quan sát một hồi rồi nói:
-Cháu à! Cháu đừng lo lắng thái quá. Không nên. Những thứ hôm trước, bác đưa cho cháu chẳng có gì là độc dược hết. Cũng chỉ là ít thuốc bổ chung để giúp bà cụ ăn ngon ngủ khoẻ, thế thôi. Độc hay không, cái đó nằm ở trong đầu của cháu, ác hay không đều do cách thức cháu đối xử với bà cụ mà thôi. Nay cháu không còn có thái độ ấy nữa thì độc tố cũng chẳng lưu lại nơi bà làm gì.

Sự thật là thế đó, cháu ạ.

Vâng. Sự thật, sự Sáng hay Đạo vẫn lưu lại ở với chúng ta. Dù chúng ta không chấp nhận. Dù chúng ta có muốn loại bỏ hay trừ khử Sự Thật ra khỏi nơi nào cũng thế. Sự Thật vẫn kiên nhẫn. Vẫn thật sự nhẫn nhục. Nhẫn và nhục để chịu đựng nổi mọi thái độ độc và ác của con người.

Hãy cứ yêu thương và chịu đựng lẫn nhau. Rồi ra, mọi người cũng sẽ mở mắt. Sẽ mở tai và mở lòng mình. Khi đó Sự Thật sẽ đến ngự trị và cũng sẽ chỉ ngự trị trong cung lòng nào biết yêu thương, biết cảm nhận lòng yêu thương đích thật . Vì, Sự Thật là tình yêu thương, là lòng độ lượng. Và, cũng còn là sự vui sống.


Sốngan hòa
Sống hứng khởi
Sống bền đỗ

Đó là thông điệp rút từ mỗi sự kiện. Mọi sự kiện. Đôi khi sự kiện có vẻ tàn nhẫn, gây đau lòng đến thế nào đi nữa. Hãy cứ vui đón Sự thật. Chỉ có Sự Thật mới giải phóng con người. Giải phóng mình ra khỏi cảnh tha hoá. Ác độc.


Trần Ngọc Mười Hai


Và những suy nghĩ
nhân có hiện tượng nghi và ngờ.

Bảo đảm, bảo trợ lẫn bảo kê


(Gíáo luật #872)

Trước nhất phải nói, viết đầu đề cho chuyện phiếm mà lại viết theo kiểu trên, thì chẳng có gì bảo đảm là người bảo trợ sẽ bảo kê đọc suốt cuộc đời. Dù đã bảo lãnh, rất rành rọt. Và, việc bảo lãnh, bảo kê hay bảo trợ, nay vẫn chưa là bảo đảm, đáng tin như với các cơ quan bảo hiểm. Nhất thứ, là khi cơ quan bảo hiểm ấy lại bảo mật bảo trì như truyện kể, ở bên dưới:

Một truyện kể rất vui. Rất ý nghĩa. Và, cũng rất hàm ẩn bài học về sự bảo bọc cuộc sống rất nhiêu khê sôi động, khó bảo hành. Bởi, những chuyện bảo hành/bảo chứng vẫn được bảo ban/dạy bảo, rất xa xưa. Thôi thì, xưa hay nay cũng xin đi thẳng vào vấn đề như chuyện kể sau:

Hồi ấy, Gia-vê Đức Chúa thấy A-dong ngồi phờ phạc bên đám thú ngoan hiền, mà sao vẫn không được vui. Gia-vê vội lên tiếng, hỏi:


-Này hỡi A-dong, sao con có chuyện gì mà buồn thế?
-Thưa Ngài, con không có bạn hiền để bảo ban, tâm sự. Nên con buồn.
Gia-vê bèn động lòng trắc ẩn bèn chờ đến lúc ông thiếp ngủ, Ngài nhè nhẹ tiến đến gần, rút ra một đốt xương sườn cụt, và tạo nên người đàn bà rất “khó… bảo”. Xong xuôi đâu đấy, Ngài nhìn A-dong hiền khô mà thấy tội, mà ái ngại bảo thầm:
-Con à, Ta làm việc này chẳng qua cũng là vì con muốn, đó thôi. Đây sẽ là giấc ngủ bình an cuối cùng của con, đấy. Ta thật ra chẳng muốn bảo đảm gì thêm…

Vâng. Việc bảo đảm một bảo trợ về sau, dù là chuyện nhỏ, Gia-vê cũng chẳng muốn làm. Huống hồ là, các bảo lãnh to tát khác. Về những bảo trợ cho nên đạo đức chức năng của đám con nuôi hay con đỡ đầu, lâu nay vẫn là chuyện không có gì bảo đảm là sẽ không thay đổi. Chính vì thế, nhiều người hằng thắc mắc, mỗi khi thấy có đổi thay nơi cuộc sống nhà Đạo. Như, thắc mắc dưới đây:

Cách đây 63 năm, khi chịu phép thêm sức, ba mẹ tôi có vận động cho lắm cũng chỉ được phép nhờ vả có mỗi người bảo trợ do mình chọn, thôi. Và, khi con cháu của tôi đã lớn lên, chúng chỉ được phép có một người bảo trợ cho mỗi đứa, thôi. Còn bây giờ, sao tôi thấy lung tung nhiều luật lệ quá. Nếu tôi không lầm, thì lúc truớc, mỗi lần bảo trợ hoặc đỡ đầu cho ai, ta không giới hạn tuổi tác. Chỉ cần minh chứng cho cha xứ lo thêm sức/rửa tội biết là người bảo trợ con cháu mình là người Công giáo đàng hoàng đáng tin cậy. Người ấy vẫn đi nhà thờ thường xuyên, là được.

Vừa qua, cháu ngoại tôi rửa tội theo nghi thức Công giáo, nhưng sao thấy có những hai người bảo trợ, một là người Công giáo, còn người kia thuộc Giáo hội Anh giáo. Tôi không thấy điều gì tốt đẹp trong chuyện này cả. Xin vui lòng cho biết là: giáo hội của ta ngày nay có luật lệ gì bắt người bảo trợ phải như thế không?

Và dưới đây, là câu trả lời. Và, là câu trả lời của một đấng bậc khôn ngoan, nhưng rất ba phải. Lm John Flader, ở Sydney trả lời trên báo ngày 19/08/2007, như sau:

Trước tiên, xin được phép trả lời, là tôi thấy có hơi lạ ở chỗ bác lĩnh nhận phép bí tích đã từ lâu. Lúc ấy, sao lại chỉ có một người duy nhất bảo trợ cho các em. Cách đây cũng khá, hồi tôi chịu phép thêm sức, lại không như thế. Và, chuyện này không thuộc về giáo luật, lúc bấy giờ. Bình thường, cứ mỗi em chịu phép thêm sức, đều được phép có người bảo trợ cho mỗi em.


Về người bảo trợ, hay còn gọi là vú/bõ đỡ đầu khi rửa tội, Giáo hội không bắt buộc là phải luôn luôn có người bảo trợ, nhưng Giáo hội vẫn đề nghị chuyện này.

Luật Hội thánh có ghi: “Đến nay, ai rửa tội cũng nên tìm ra người bảo trợ. Nếu người rửa tội là nguời lớn, thì vai trò của người này là giúp đỡ người mới gia nhập Đạo có được bước khởi đầu vững vàng, đi vào niềm tin. Nếu là trẻ nhỏ, trọng trách ấy thuộc cả cha mẹ em bé lẫn người đỡ đầu. Hai bên đều phải có mặt lúc cháu bé chịu phép thanh tẩy. Và cả hai, đều phải làm sao giúp cho cháu sống Đạo phù hợp với tư cách của người đã chịu thanh tẩy. Có quyết tâm thi hành bổn phận đi kèm với bí tích thanh tẩy. (Gíao luật số 872)

Xem như thế, ta chỉ cần một người bảo trợ thôi, cũng đủ. Và, người bảo trợ có thể là nam nhân hay nữ giới. Nhưng như luật Hội thánh nói, cũng có thể được phép có hai người bảo trợ, thuộc phái tính khác nhau. (Gl 873)

Bởi, vai trò của người bảo trợ là để giúp đỡ người lĩnh nhận bí tích đích thực biết sống niềm tin của mình. Và, một điều quan trọng, người bảo trợ phải là người có đặc tính hoặc phẩm chất đặc biệt. Về đặc tính/phẩm chất, Giáo luật liệt kê năm đặc tính như sau:

Trước hết, người bảo trợ phải do người chịu phép bí tích hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ đề cử. Cũng có thể, là do linh mục chánh xứ hoặc thừa tác viên phụ trách thanh tẩy đề ra. Người bảo trợ, phải có quyết tâm chu toàn tròn vai trò được giao cho mình (Gl 874, 1: 2). Người bảo trợ không chỉ có nhiệm vụ hiện diện vào những lúc cần mà thôi; nhưng phải đảm nhận trọng trách giúp người rửa tội biết sống đích thực niềm tin của họ, nữa. Và nhất là, người bảo trợ phải có quyết tâm thực hiện vai trò này. (Gl 874 1: 2)

Thứ hai, nguời bảo trợ phải ít nhất là 16 tuổi, trừ phi có lý do chính đáng để được miễn trừ (Gl 874 1:2).

Thứ ba, người bảo trợ phải là người Công giáo từng chịu phép thêm sức và rước Mình Thánh Chúa. Người này, phải có đời sống đức tin bảo đảm chu toàn mọi công việc dành cho mình. (x Gl 874 1: 3) Vì thế, mọi người mong là, nếu được, thì người bảo trợ nên là người Công giáo vẫn đi nhà thờ đều đặn.

Thứ tư, người bảo trợ không thể là người đang ở trong tình trạng “rối”, tức bị Hội thánh kỷ luật, như: dứt phép thông công, hay treo chén, vv (Gl 874 1: 4).

Thứ năm, người bảo trợ không thể là cha hoặc mẹ của người được rửa tội hay thêm sức (Gl 874 1: 5). Bởi, vai trò của người bảo trợ là giúp đỡ cha mẹ của người rửa tội trong việc nuôi dưỡng trẻ lĩnh nhận bí tích ấy. Tuy nhiên, người bảo trợ có thể là anh/chị hoặc bà con gần gũi với người rửa tội, thêm sức.

Dù rằng những ai ở ngoài Đạo Công giáo không thể bảo trợ hoặc làm vú/bõ đỡ đầu theo nghĩa chính xác. Nhưng, Giáo luật Hội thánh cũng cho phép những ai đã rửa tội cùng giữ Đạo Chúa Kitô, nhưng khác giáo phái, vẫn có thể đứng ra cùng làm nhân chứng chung với người bảo trợ Công giáo (Gl 874 2). Tín hữu Anh giáo mà bác đề cập trong thư, có lẽ lúc ấy chỉ đóng vai trò người làm chứng, đúng hơn là làm vú/bõ đỡ đầu theo nghĩa của danh từ.

Về người bảo trợ/đỡ đầu cho bí tích Thêm sức, một lần nữa Giáo hội không đòi hỏi gắt gao là phải có người giống như thế. Nhưng Giáo hội đề nghị nên có người bảo trợ. Việc của người bảo trợ là chăm nom cho người rửa tội hay thêm sức khả dĩ có thể xử sự như chứng tá Đức Kitô; đồng thời, biết chu toàn bổn phận kèm theo bí tích này” (Gl 892)

Thành thử, vai trò người bảo trợ là chu toàn bổn phận giúp đỡ các người nhận phép bí tích như đề cập ở trên, như trong giáo luật, điều khoản số 874. Thêm vào đó, dù là không cần, nhưng nếu người bảo trợ cũng là vú/bõ đỡ đầu như hồi rửa tội, thì càng tốt. (Gl 893).


*


Quả đúng như điều bà con mình tiên đoán, câu hỏi nào hắc búa đến đâu, mà giao cho đấng bậc chuyên giải đáp thắc mắc, thì khỏi lo có đảm bảo hay không bảo đảm chất lượng. Bởi, câu trả lời chắc chắn rất thích hợp.

Dầu sao đi nữa, nhắc lại chuyện trên ở đây, tưởng cũng không là chuyện thừa. Nhắc, là: có được người bảo trợ đúng qui cách, và có chất lượng, thì ai mà chẳng thấy bảo đảm là có được giấc ngủ bình yên, như A-dong ở trên. Dù, ông chỉ ngủ trong chốc lát, hoặc ngủ một giấc dài bằng cả một đời người, ắt vẫn luôn cần đến sự bình yên của giấc ngủ. Rất đúng!

Đúng qui cách. Đúng chất lượng. Được như thế, thì các cơ quan bảo hiểm ở đời, mới dám bảo kê, lê thê chuyện bảo trợ, chứ? Với nhà Đạo, đề cử hay không đề cử người bảo trợ, việc cần bảo đảm là vị ấy phải có đủ tư cách và phải đảm bảo mình là người có chất lượng, mới được. Không tư cách và đủ chất lượng như mình mong muốn, thì người và việc sẽ cứ ở vào tình cảnh bát nháo, hỗn loạn. Chẳng ra sao.

Hôm nay, phiếm về một bảo trợ và bảo đảm hoặc bảo kê chuyện Đạo, việc Đạo cũng là điều rất hữu ích. Hữu ích để sống Đạo. Trong đời.


Trần Ngọc Mười Hai


chỉ dám phiếm luận sơ
chợt khi có bát nháo xảy đến
nơi nhà Đạo,
ở Sydney.

Cầu xin: nguyện cầu hay xin xỏ?


(Mc 14: 38)

Mỗi năm, khi con dân nhà Đạo bước vào phụng vụ Mùa Chay, Giáo hội lại đưa ra các yêu cầu: sám hối, nguyện cầu, đổi thay, vv. Sám hối - đổi thay, là chuyện ta đã quyết tâm vào mỗi thánh lễ, ngày của Chúa. Còn, nguyện cầu mới chính là đòi hỏi mà Giáo hội khuyên nhủ người dân đi Đạo hãy tích cực thực hiện trong suốt cuộc đời. Tư thế nguyện cầu mà Giáo hội muốn ta làm, bao gồm các động tác, hành vi hoặc thái độ cả về tâm linh lẫn tu đức. Tức: hiệp thông, suy niệm, cầu nguyện.


Gọi là cầu nguyện hay cầu khẩn, nghe còn êm tai. Chứ, bảo: hãy cầu xin, như lời ca mở đầu các nghi thức trong Đạo, thuở xưa:

“Cầu xin Chúa Thánh Thần,


Người luôn thăm viếng hồn con..” nghe ra không mấy ổn?

Cầu xin. Phân tích kỹ, ta thấy cụm từ này bao gồm hai hành vi nhưng một ý lực: cầu khẩn và xin xỏ. Cầu khẩn hay nguyện cầu là cốt bày tỏ quyết tâm thực hiện điều gì. Quyết đạt được điều gì không cho riêng mình, nhưng để giúp nhiều người lạ lẫn thân quen. Trong khi đó, xin xỏ hay cầu xin chỉ là: muốn thâu nhập thêm vào cho riêng mình những gì ta cần đến. Một ân huệ. Lợi lộc vật chất. Hay ít nhất, thứ gì thỏa mãn những khao khát / dục vọng của con người.


Hôm nay, phiếm luận về chuyện cầu xin hay nguyện cầu, cũng chỉ để mạn bàn về những điều rất thông thường. Những chuyện thường gặp trong cuộc sống. Nơi thói quen của dân con đi Đạo. Nhưng, trước khi đi thẳng vào vấn đề, xin (cũng lại xin) có một câu chuyện kể rất thật , để quý vị và các bạn xem xem có đúng và có phải lẽ không, để còn tùy định liệu.
Hôm ấy, vào buổi xế chiều ngày thường, đang lê gót chân mềm ra chỗ gửi xe để về nhà, tôi nhận thấy có tấm giấy nhỏ ai cài nơi đầu mũi. Tưởng đâu giấy phạt hay tờ quảng cáo, nhưng nhìn kỹ mới thấy giòng chữ có lời nhắn nhủ, như sau:

Hãy đọc lời kinh sau đây một cách tin tưởng, bạn nhé! Chẳng cần biết bạn có cảm nghĩ thế nào khi đọc lời ấy. Nhưng, nếu bạn đọc mỗi câu mỗi ý này với sự chân tình và nhiệt tâm, chắc chắn bạn sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp về mặt tinh thần. Bạn sẽ cảm nghiệm ra Đức Giê-su và chính Ngài sẽ biến đổi đời bạn một cách trọn vẹn. Và đặc biệt. Tin tôi đi. Bạn sẽ thấy được phép lạ hiện ra với bạn, nnếu bạn quyết tâm gặp gỡ Đức Kitô ngang qua nguyện cầu.” (ký tên Peter Mary Rookey, OSM)

Một điều khá ly kỳ trong chuyện kể, là: tờ rời đến với tôi ngay vào tuần lễ thứ hai Mùa Chay năm đó. Như thế, có phải tác giả của tờ rời muốn nhắc những người vẫn cho mình bận rộn với đủ mọi thứ công chuyện, hãy để tâm “nguyện cầu”, một chút trong mùa này.
Vâng. Thắc mắc như trên quả cũng có lý. Ngay từ đầu, các thánh sử đã chẳng trích dẫn Lời Chúa nhắn nhủ trong Tin Mừng: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mc 14: 38), là gì? Với thánh sử Mar-cô, việc nguyện cầu còn được nhắc đi nhắc lại, nhiều hơn:
*“Từ biệt dân chúng rồi, Ngài lên núi cầu nguyện”
(Mc 6: 46)
*“Các ngươi hãy cầu xin để đừng xảy ra vào mùa đông.”(Mc 13: 18)
* “Các ngươi hãy ngồi lại đang khi Ta cầu nguyện.”
(Mc 14: 32)

Riêng thánh Mat-thêu, thì thế này:

* “Hãy yêu mến kẻ thù địch và khẩn cầu cho những người bắt bớ các ngươi. (Mt 5: 44)
* “Khi các ngươi cầu nguyện, thì chớ làm như bọn giả hình, chúng ưa đứng cầu nguyện trong hội đường và các ngả đàng…
Còn ngươi, khi cầu nguyện hãy vào buồng, khóa cửa lại
mà cầu nguyện với Cha ngươi, có mặt cả nơi kín ẩn”
(Mt 6: 5-6)
* “Cầu nguyện, thì các ngươi chớ lải nhải như người ngoại. Chúng tưởng hễ nói nhiều thì sẽ được nhậm.
Chớ bắt chước chúng, vì Cha các ngươi biết rõ các ngươi cần gì, trước khi các ngươi xin Người.” (Mt 6: 7-8)

Còn, Luca thánh sử? Thánh Luca cũng dùng cụm từ “cầu nguyện” và “khẩn cầu” (theo bản dịch của lm Nguyễn Thế Thuấn, CssR) như dưới đây:


(Lc 5: 33): môn đồ của Gio-an ăn chay và cầu nguyện
(Lc 6: 12): Ngài ra núi cầu nguyện.
(Lc 6: 28): Khẩn cầu cho kẻ ngược đãi.
(Lc 9: 28): Ngài lên núi cầu nguyện.
(Lc Lc 11: 1): Dạy môn đồ hãy nói câu “Lạy Cha”
(Lc 22: 46): Hãy cầu nguyện kẻo sa cơn thử thách.

Riêng thánh Gio-an, môn đệ yêu dấu của Đức Giêsu, đề cập đến lời nguyện tế hiến của Chúa, thánh nhân dùng cụm từ “cầu xin”:


* “Con cầu xin cho chúng, Con không cầu xin cho thế gian” (Yn 17: 9)

hoặc:
* “Con không chỉ cầu xin cho chúng mà thôi..”(Yn17: 20)

Các bạn thấy đấy. Về từ ngữ, khi dịch các chữ Orare (Latinh),Prier, Prières (Pháp ngữ), hoặc Pray, Prayer (Anh ngữ)…, cha giáo kinh thánh Nguyễn Thế Thuấn rất uyển chuyển. Nếu không muốn nói là “huê dạng”. Cụ không cứng ngắc với điệp từ “nguyện”. Tức là, khi đã “cầu” thì vẫn có thể là “xin”, là “khẩn” hay là “nguyện” . Hoặc như ai đó, muốn thêm thắt cho đa huê đa dạng một chút, như: “cầu mong”, “cầu chúc” , hoặc “cầu cùng” ,vv.. đều được cả. Miễn là, ngôn từ ấy diễn bày được ý hướng hoặc lòng thành của người đề xuất ngôn ngữ, ý tưởng ấy, là được.
Nói tóm lại, khi đặt mình trong tư thế nguyện cầu, bạn hay tôi dù mang trong đầu “ước nguyện”, hay “ý định” có tính xin xỏ một chút thì cũng tốt thôi. Không sao. Chúa biết lòng mình. Tuy nhiên, vấn đề cần nêu thêm, là: thời buổi văn minh hiện đại, mọi thứ đều có đủ, thì nội việc “nguyện” với “ước” có thực sự cần thiết không? Nói khác đi, khi mọi sự trên đời, kể cả chuyện biến đá biến sỏi thành cơm, mà người ta còn nghĩ là mình làm được, thì việc khẩn nguyện hay van xin … đâu là chuyện “cần phải làm ngay”. Phải thế không, thưa các bạn?
Nếu quả như thế, thì ngay lời dạy của Đức Kitô bảo ta “xin được hằng ngày dùng đủ” (chứ không phải dư thêm một chút) cũng chỉ là chuyện bằng thừa. Có đúng thế không, thưa bạn? Đưa ra câu hỏi trên, bỉ nhân không dám bảo là đã có sẵn đâu đó, câu trả lời thoả đáng, đâu. Nhớ lại một chuyện xảy ra cách nay không lâu, vào bữa trưa nhân ngày Quốc Tế Thực Phẩm, một đồng nghiệp say sưa kể về quan niệm của bạn khác, cho rằng: trong cuộc sống thường nhật, nếu ai không cầu nguyện hằng ngày, ắt thể nào cũng bị Đức Chúa trừng phạt… Nghe đến đây, mọi người đều cười ồ. Và, chọc quê anh bạn giờ này mà vẫn còn quan niệm ngây ngô, kỳ khú ấy.
Bữa ấy, tôi không dám ra mặt bênh vực anh bạn bị nhạo báng, nhưng chỉ lẩm nhẩm câu thơ của thi sĩ nọ: “thế thái nhân tình, gớm ghiếc thay…”, thiên hạ người ta muốn cầu nguyện mà cũng không yên được với chòm xóm, đồng nghiệp. Đành rằng, ở chốn văn minh tiến bộ này, ai muốn đi nhà thờ, cầu nguyện hoặc gẫm đàng thánh giá, xưng tội, phạt xác,vv.. đều có tự do con cái Chúa. Miễn đừng rung chuông, gõ mõ bằng loa đặt trên gác chuông hay cột cao vời vợi, gây mệt nhĩ “những người đang cần được yên giấc”, là được.
Thật thế. Quanh ta, hiện rất nhiều người đang cần được an giấc. Nhưng rốt cuộc, họ vẫn chẳng “an” được “giấc” nào hết. Có lẽ, một phần, vì họ cứ bỏ ngoài tai lời nhắc nhở của Đức Chúa, vào dạo trước:

“Ôi thế hệ cứng tin và tà vạy!” (Mt 17: 17),

Và:

“Giống này không thể tống khứ được


nếu không bằng cầu nguyện và ăn chay” (Mt 17: 21)

Vâng. Quả là thế. Ăn chay - nguyện cầu, không phải để có thêm điều này, thứ nọ. Nhưng, chính là tình huống quan yếu của con dân nhà Đạo. Theo thiển ý, nguyện cầu, ngoài ý nghĩa “xin xỏ” hay “van xin” ra, còn là trạng huống tự đặt mình thuận theo đòi hỏi của Thiên Chúa. Tức, đòi hỏi “luôn tỉnh thức”, và “hiệp thông” với Cha trên trời. Ngõ hầu, thánh Danh Ngài được vinh hiển. Ý Ngài được tỏ lộ và, người người đều tuân thủ.


Đó là ý hướng mà Đức Kitô khuyên dạy tất cả mọi người chúng ta từ lúc ban sơ. Khi Ngài quyết định hiệp thông với thế giới nhân trần qua động tác mà người ngoại cuộc cho là “rồ dại”. Động tác có một không hai nơi trần thế. Tức, chấp nhận cho mình xác phàm trơ trẽn; để rồi, cùng làm người với con người.
Ở thời buổi văn minh vật chất thiếu vắng hiệp thông lẫn cảm nghiệm, thì “cầu” và “nguyện” vẫn là chuyện phải làm. Và nên làm.
Theo sự hiểu biết nông cạn của bản thân, “cầu” và nguyện” là động tác, là trạng huống của những “hiệp” và “thông”, rất thường tình. Không có cái này , cũng chẳng có được cái kia. Mà, “hiệp” và “thông”, lại là cứu cánh của cuộc sống xã hội. Nói khác đi, sống mà không biết “thông” và “hiệp” với người khác, nhóm khác, ai khác… thì, không phải là sống mà chỉ là kéo dài động tác hít thở, cựa quậy của xác phàm gồm những xương và thịt vô tri, vô tính khí.
Nhân vị, khi ấy chỉ là con ong, cái kiến có được bộ óc nhũn nhẽo, không hồn. Và, cũng chẳng là người nữa. Chỉ là thứ người máy giống tựa hình người. Hoặc, một người hình như là “máy”, giống người máy, thế thôi. Không hơn không kém. Bản chất “hiệp” và “thông” là tính “ắt và đủ” của cái gọi là HOMO SAPIENS mang tên rất “người”.
Lại nhớ về câu chuyện do nhà nhân chủng học tên tuổi, bà Margaret Mead kể lại phong tục của bộ tộc nọ xứ Amazone. Theo bà, hình phạt nặng nề nhất đối với sắc dân bộ tộc này, là: bị trục xuất khỏi xã hội nhỏ mình đang sống. Tức, không còn được phép “hiệp” và “thông” với mọi người trong bộ tộc ấy nữa. Bị như thế, đương nhiên mất đi tính chất “hiệp thông” của con người.
Xem thế, “hiệp” và “thông’ chẳng phải là đặc tính xã hội. Mà, là cứu cánh của sự sống. Và, đã là cứu cánh, thì ở thời nào, nơi nào con nguời cũng phải trân trọng. Tóm lại, ở mọi nơi mọi thời, lời dặn của Đức Kitô luôn bức thiết, tồn tại: “Hãy tỉnh thức và nguyện cầu!”.
Đến đây, còn một câu hỏi cuối nữa, là: sống gần bên những người không nghĩ rằng nguyện cầu là việc cần thiết, hoặc những người cứ bêu rêu tư thế cầu nguyện của người khác, thì làm thế nào để chính mình và người khác được thức tỉnh? Làm sao để khuyến khích tất cả nên nguyện cầu? Để trả lời cách ngắn gọn, xin ghi lại đây ý kiến của anh thanh niên có tên là Raymond Halter thuộc tu hội The Marist khi viết đề tựa cho cuốn “Cầu nguyện như một hoàng tử của Đức Vua” của tác giả Jean Pliya, như sau:

“Cuối cùng thì, mọi lời cầu nguyện đều dẫn đến câu:



tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương