Chuyện Phiếm Đạo Đời II



tải về 1.23 Mb.
trang2/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.23 Mb.
#25317
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Mặc dù trong đám học trò nhỏ, có nhiều điểm bất đồng trong chọn lựa, dưới đây là đôi ba danh sách do các trò nhỏ đưa ra, ngày hôm ấy. Danh sách “Bẩy kỳ quan thế giới”:
1. Kim Tự Tháp ở Ai Cập
2. Đền Taj Mahal ở Ấn Độ
3. Cảnh hùng vĩ Grand Canyon ở Mỹ
4. Kênh đào Panama
5. Tòa nhà Empire State ỏ Hoa Kỳ
6. Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô ở Rô-ma
7. Vạn Lý Trường Thành bên Trung Quốc

Trong lúc thu thập đề nghị của các em học sinh, cô giáo thấy có một em nắn nót chữ viết mãi chưa xong, cô bèn hỏi xem em có vấn đề gì không, mà sao lâu thế.


Em liền đáp:
-Cô chờ em thêm một phút nữa thôi, em đang liệt kê đây. Thật sự, có quá nhiều thứ em không đủ giấy để kể ra hết ở đây. Thôi em tóm tắt như thế này để cô xem nhé!
Cô giáo nói tiếp:
-Cứ nói cho cô biết em đếm được bao nhiêu rồi. Có thể cô và các bạn sẽ giúp em, ngay thôi.
Người học trò nhỏ ngập ngừng trong khỏanh khắc, rồi nói:
-Em nghĩ, Bẩy kỳ quan trên thế giới gồm có tất cả là:
1. Biết nhìn
2. Biết nghe
3. Biết sờ
4. Biết nếm
5. Biết ngã
6. Biết cười
7. Và biết yêu thương.
Lúc ấy, bầu khí trong lớp học trở nên im ắng cách lạ lùng. Im đến độ, tiếng kim cúc rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy được nữa.
Truyện kể tiếp như sau:
Những gì mà chúng ta thường ngày chỉ nhìn lướt qua, không để ý vì nó đơn giản và bình thường và nhận lấy như quà tặng trời cho, thì thật sự là kỳ quan, đáng ta chiêm ngưỡng. Bởi, thật ra những gì cao và quý nhất trong đời người và đời mình, thì chẳng thể nào xây dựng bằng tay hoặc mua được bằng tiền của.
Rất đúng! Và, kỳ quan chuyện phiếm hôm nay, chính là: biết được là mình đang sống, đang được ân sủng từ Thiên Chúa hưởng 7 kỳ quan trên. Và giàu hay nghèo sẽ chẳng thành vấn đề, vì ta vẫn cứ được sống. Vẫn cứ trân trọng cuộc sống với các người anh, người chị đang cùng sống với mình. Dù trên “núi đồi mù mịt” đầy những xú uế, rác rưởi ấy hay ở chốn đền đài danh vọng chất chồng, những hôm nay.
Ta cứ sống. Sống hùng. Sống mạnh. Sống vững chãi với người anh em đời thường, ở huyện. Huyện dân gian. Chốn thế trần.

Trần Ngọc Mười Hai


và những kỳ quan rất sống
trong cuộc đời
có những bụi đường vương trên mái tóc

Đấng Trung Gian Cầu Bàu


đã nên duyên.
(1Tm 2: 5 )

Đã có một thời, hồi thập niên ’60, ’70 ở quê nhà, các báo đài rộn lên với mục “Giải đáp thắc mắc”; thậm chí, có vị còn dùng tựa đề “Gỡ rối tơ lòng” để gỡ giùm bà con người đọc những mớ bong bong, tâm sự. Nói vụng trộm một chút, chứ tơ lòng người đời mà có rối, thì đố ai mà gỡ được. Thế nhưng, nổi bật một dạo, người viết mang tên “Bà Tùng Long” đã nổi tiếng một thời trên tờ Phụ Nữ Diễn Đàn (?) hồi đó. Và cũng từ lúc ấy, hễ ai ra báo là đều có thêm mục, những gỡ và đáp giải cả những thắc mắc, lẫn mối tơ lòng.

Ngày nay, trên báo Đạo như tờ The Catholic Weekly, các đấng vị vọng cũng lập ra hai cột báo ở trang trong để giải đáp những mớ bòng bong, không phải tơ lòng nhà Đạo, mà là ‘lòng những tơ vương vấn mấy hỏi han’. Vừa qua, cũng trên tờ báo này, ở mục Giải đáp thắc mắc, Lm John Flader đã tiếp nhận những hỏi han, theo kiểu rất “rối tơ lòng” và “thắc mắc”, như sau:

“Con đã nghe biết về chuyện Đức Mẹ được coi là Đấng Trung Gian Cầu Bàu mọi ân huệ, Chúa ban. Xin cha giải thích thêm về chuyện này. Và, cũng xin cho biết tước hiệu và vấn đề này có là tín điều của Hội thánh, bắt buộc phải tin như kinhTin Kính không?”

Và, dưới đây là lời đáp giải đáp:

Trước khi trả lời câu hỏi, tưởng cũng nên minh định về cụm từ “Đấng Trung Gian Cầu Bàu”. Cụm từ này được dịch từ tiếng Anh là “Mediatrix”, vốn có nguồn gốc rất xa xưa, từ tiếng La tinh giống như từ “Mediator” (chỉ người môi giới là nam nhân). Nhưng ở đây, từ “Mediatrix” chỉ bậc nữ lưu có vai trò trung gian hòa giải rất hiệu lực.

Đấng Trung Gian Cầu Bàu là người mang trọng trách của vị môi giới, tức: làm công việc can thiệp hòa giải giữa hai phe, hai phía, nhằm đem cả hai bên về lại với nhau, sống hài hòa. Ở đây, là chuyện hài hòa giữa Thiên Chúa và con người. Đức Giê-su, bằng vào cái chết khổ hình trên thập giá, đã giải hòa nhân lọai với Thiên Chúa là Cha Ngài, sau lần đổ vỡ nứt rạn do các lỗi phạm có từ tổ tiên, cha ông của con người.

Dựa vào vai trò hòa giải của mình, thánh Phaolô đã viết cho đệ tử và là đồng nghiệp của thánh nhân như sau:

“Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và loài người là Đức Giê-su Kitô. Ngài đã thí ban chính mình Ngài như giá cứu chuộc mọi người”
(1Tim 2: 5).

Nhìn dưới góc cạnh này, thử hỏi là nếu ta cũng gọi Đức Mẹ là Đấng Trung Gian hoặc Đức Nữ Đồng Trinh Trung Gian, như thế có chỉnh không? Và, nếu có, thì danh xưng ấy hoàn chỉnh như thế nào?

Trả lời cho vấn nạn này, ta cũng nên qui chiếu Hiến Chế “Ánh Sáng Muôn Dân” trong đó Công Đồng Vatican II đã bàn đến những điều Hội thánh Chúa cần tin, đã dạy con dân mình rằng: gọi Mẹ là Đấng Trung Gian Cầu Bàu như thế rất đúng. Đúng theo cả hai nghĩa. Trước nhất, bởi vì Mẹ đã hợp cùng với Đức Giê-su cầu bàu ân sủng của Chúa đổ tràn xuống trên chúng ta; và, Mẹ vẫn tiếp tục làm môi giới cho ta trong công trình cứu độ rất chính đáng, theo nghĩa khách quan. Tiếp đến, Mẹ còn là công cụ của Chúa để phân phát ân huệ Chúa ban cho ta. Đây là ơn cứu độ hiểu theo nghĩa chủ quan.

Công Đồng Vatican còn nhấn mạnh thêm :”Mẹ san sẻ nỗi thống khổ cùng Con của Mẹ khi Ngài chết trên thập giá. Bằng cách này, Mẹ đã hợp tác với Chúa bằng thái độ “xin vâng”, tin tưởng và hy vọng. Ngoài ra, Mẹ còn đốt nóng tình thương mến trong công cuộc Cứu Độ của Chúa khi Ngài tái tạo đời sống siêu nhiên nơi các linh hồn. Chính vì lý do này, Mẹ đã là mẹ thật của chúng ta.

Tình Mẫu tử được thể hiện ngang qua ân sủng vẫn có nơi Mẹ và không ngừng diễn tiến. Mẹ duy trì sự đồng thuận xin vâng không lúc nào ngơi, cả vào giây phút Mẹ ở dưới chân thập giá. Mẹ đã hoàn tất sứ vụ đồng thuận xin vâng ấy mãi mãi không dứt. Cả khi được cất nhắc về trời, Mẹ cũng không quên lãng sứ vụ cầu bàu cho chúng ta. Và Mẹ tiếp tục đem đến cho ta ơn cứu rỗi vĩnh hằng.

Với lòng yêu thương của người mẹ hiền, Mẹ vẫn ân cần chăm sóc cho đàn con yêu dấu, là an hem của Đức Giê-su, là những người còn lưu lạc dưới thế trần này. Những người con của Mẹ đang gặp khó khăn trắc trở đủ điềucho đến khi được Mẹ dẫn dắt về căn nhà êm ấm của họ. Chính vì thế, Đức Nữ Đồn Trinh rất Thánh vẫn được Giáo hội khẩn cầu qua nhiều tước hiệu như Đấng Bào Chữa, Mẹ Hằng Cứu Giúp, Ân Nhân, và Đấng Trung Gian Cầu Bàu.”


(Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân 61-62).

Công Đồng cứ thế tiếp tục làm sáng tỏ và nói rằng: vai trò trung gian của Đức Mẹ không làm mất đi thiên chức trung gian độc nhất của Đức Kitô. Đúng hơn, công việc của Mẹ là hỗ trợ cho vai trò của Chúa và cùng tham gia vào việc ấy (x đoạn 62). Cũng vậy, trong chừng mực nào đó, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đồng san sẻ công tác cầu cùng Chúa cho bà con bè bạn của mình đưuợc tọai nguyện.

Xem như thế, Đức Mẹ thật sự là Đấng Trung Gian Cầu Bàu, chắc chắn là thế rồi. Nhưng có nên tiếp tục gọi Mẹ là Đấng Trung Gian Cầu Bàu cho mọi ân sủng, chăng?

Như đã thấy, Công Đồng Vatican II đã không đín kèm cụm từ “cho mọi ân sủng của Chúa” vào với tước hiệu trên của Mẹ. Tuy nhiên, trong thong điệp của một số các Đức Giáo Hoàng lúc trước có nói rất rõ vai trò của Mẹ là ban phát ân sủng mà Mẹ tạo được từ Chúa; tức: nối kết rất lớp lang và hợp lý vai trò tiếp nhận ơn lành Chúa ban.,

Chẳng hạn như: Đức Giáo Hoàng Lêo XIII trong thong điệp Superiore Anno (1884) có nói là lời cầu dâng lên Chúa đều “ngang qua Mẹ”. Vì Mẹ là Đấng được Chúq chọnđể ban phát mọi ân huệ từ trời ban xuống. Năm 1891, cũng trong thong điệp Octobri Mense, Đưa Giáo Hoàng Lêô bày tỏ một cách rõ ràng hơn tín lý này, khi ngài viết:

“Với chân lý ngang bằng, ta có thể quả quyết rằng: thánh ý Chúa cho biết không có gì được ban cho từ kho tàng ân huệ quý báu mà Chúa tích tụ để ban cho chúng ta mà lại không ngang qua Mẹ của Ngài.”

Cả đến Công Đồng Vatican II cũng đã trích dẫn nhiều lần các đọan quả quyết giống như trên từ thong điệp của các Đức Giáo Hoàng như Đức Lêô Xiii, Đức Piô X, XI, và XII. Nói tóm, rõ rang là Đức Maria chính là Đấng Trung Gian Cầu Bàu cho mọi ơn lành Chúa ban, dù tước hiệu của Mẹ không được minh định như tín điều buộc con dân Hội thánh ta tin.

*

Trong không khí rất tĩnh và cũng rất năng động của Tháng Hoa, tháng ngày đầy những nguyện cầu và cầu bàu, bạn và tôi hãy nhớ đến Mẹ Hiền của Giáo hội, là Đấng trung Gian Rất Cầu Bàu cho mọi ơn lành, đặc sủng. Nhớ, để một lần nữa, cùng khẳng định với các Đức Giáo Hòang xưa cũng như nay, rằng: Không có Mẹ làm Trung Gian Cầu và Bào chữa cho, thì lời cầu của ta chắc chẳng bao giờ đạt.


Trần Ngọc Mười Hai


nhiều lần vẫn cứ quên
điều hệ trọng ấy

“Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm”


(Yn 3: 8)

Một lần nọ, khi viết về đề tài “nghe cũng là quà tặng”, bần đạo có trích dẫn câu nói của vị thiền sư nổi tiếng mang tên Thích Nhất Hạnh, để mở đầu cho chủ đề mình muốn viết. Ít lâu sau, bần đạo nhận được ý kiến phản hồi từ chị bạn rất thân trong cộng đoàn, chị tỏ ý bảo rằng: sao anh lại đăng ý kiến lập trường của nhân vật gây nhiều tranh cãi về thái độ ông ta giao kết với giới bạo tàn, ở trong nước, vậy?

Hôm nay, bần đạo gợi lại tên tuổi của một hiền nhân khác có nhắc đến ý kiến “không hề gây tranh cãi” của thiền sư Nhất Hạnh, như sau:

Có lần Thích Nhất Hạnh viết: “Đạt tới được Thiên Chúa ngang qua Đức Thánh Thần của Ngài, bao giờ cũng an toàn hơn đi vào thần học.”

Tôi thấy, tác giả “Living Buddha, Living Christ” dù ông cũng là nhà thần học theo nghĩa thâm sâu, nhưng ở đây ông nói đến Thiên Chúa bằng chính kinh nghiệm sống của mình. Ông nói bằng diệu cảm. Bằng tiếng nói thần thiêng của Thánh Thần Chúa đang chiếu sáng tâm can của mỗi người. Thành thử, nếu ta lắng tai nghe tiếng của Thánh Thần Ngài một cách cẩn trọng, ta sẽ nghe được chân lý ngàn đời. Chân lý vẫn diễn tả ra ngoài bằng đường hướng mới. Đường hướng gây sửng sốt lòng người, không ít.

Môt lần khác, Thích Nhất Hạnh cũng đã viết:

“Bàn cãi nhiều về Thiên Chúa không là cách thức hay nhất để ta sử dụng năng lượng theo phương pháp tốt đẹp. Nếu ta sờ chạm được Thánh Thần Ngài, ta cũng sờ chạm được Thiên Chúa không như một ý niệm trừu tượng, mà là Thực Thể rất sống động.” Thiền sư Nhất Hạnh nói thế có nghĩa: ông đã dịu dàng chìa đôi tay nhẹ nhưng vững dẫn ta ra khỏi nền thần học trừu tượng, đến với thực tại sống động. Ông cũng trân quý ý niệm trừu trượng vẫn có đó, nhưng ông coi đó như phương tiện, chứ không phải cứu cánh.

Từ lâu, tôi được vinh hạnh gặp mặt nhiều anh chị từng gần gũi Đức Phật sống, Đức Kitô sinh động, các anh chị ấy có nổi tiếng hay không, chẳng là chuyện cần thiết. Nhưng, chỉ với sự hiện diện của các anh chị thôi, cũng đã làm cho chúng ta “tỉnh giấc chiêm bao”. Và, cũng thách thức tính tự mãn của ta, rất nhiều.” (Brother David Steindl-Rast, OSB viết lời tựa cuốn Living Buddha Living Christ, Thích Nhất Hạnh, 1995, tr. 13-18)

Lời lẽ trên đây của một sư huynh nhà Đạo nói về một thiền sư ngoài Đạo, về sờ chạm Đấng Thần Linh Thánh Ái của Chúa, hẳn là trường hợp hi hữu, ít thấy. Và, sự việc trên xảy ra hồi thập niên ’90. Tính đúng, cũng đã hơn chục năm. Cứ sự thường, mỗi lần thành viên các tôn giáo lớn gặp nhau, hay có những đụng chạm cãi vã, và tranh luận.

Nhưng ở đây, chừng như họ đã cảm phục nhau, sau lần nhìn nhau, thấy tận mặt. Cảm phục và thân thương, vì đã sờ chạm Thần Linh Chúa. Xem thế, chính Thần Linh Ngài đã tạo nên cuộc gỡ trong tương quan rất chân tình. Cũng bằng tình thân, Thánh Thần Chúa đã soi sáng kết hợp các người anh em từng là “người dưng khác họ, chẳng lọ thời kia..”


Từ đó, ta dám nói: Thần Linh Chúa là đầu giây liên kết cho mọi tình tự thân thương, tình đại kết. Dù chỉ là bước đầu, nói cho cùng, đây cũng không là đoạn cuối của cuộc tình đại kết. Nhưng, đây chính là tình thân thương mang tính miên trường. Tình người đại kết. Hết mọi tôn giáo.

Có để tâm theo dấu vết sự việc đã xảy ra vào độ trước hoặc những lúc gần đây, bạn và tôi sẽ nhận ra nhiều điều đáng ta quan tâm. Nhiều điều rất khích lệ. Cụ thể, phải nói Thần Linh Chúa vẫn thao tác hoạt động nơi mỗi mgười. Và mọi người. Xưa cũng như nay. Xưa như ngày Lễ Ngũ Tuần, thời trước. Thời kéo dài xuyên suốt qua chiều dài lịch sử cứu độ rất Hiển Linh. Rất quang vinh. Thời nào cũng thế, Thánh Linh Chúa vẫn cứ “Hiển” và cứ “Linh”, với cộng đồng dân con Đức Chúa, nơi trần thế. Trong ngoài Đạo.

Dẫn chứng cho tính Hiển và Linh này, vào buổi giao ban Thánh Giá và Ảnh Đức Mẹ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Rô-ma tháng 7/2007, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI có nói với người trẻ hiện diện ở đó, như sau:

“Các bạn trẻ thân mến của cha,


Ai cũng biết yêu người và được người yêu là một tiến trình kéo dài. Cũng thế, yêu người không phải lúc nào cũng dễ. Có khi ta gặp nhiều khó khăn, lầm lỡ và thất bại. Nên có người sinh ra nghi ngờ cả khả năng yêu nữa. Tuy nhiên, nếu ta cứ lẩn tránh yêu người thì chắc chắn là ta sẽ nghĩ rằng tình yêu là một chuyện không tưởng và như giấc mơ không bao giờ đạt được vậy. Không. Tình yêu bao giờ cũng là chuyện có thể thực hiện được. Và, mục đích của thông điệp cha gửi đến hôm nay là các bạn hãy tự đánh thức mình và tin rằng: niềm tin nơi tình yêu là chuyện có thật, đáng tin và vững chãi. Tình yêu tạo an bình và hứng khởi. Tình yêu liên kết hết mọi người, cho phép họ tôn kính lẫn nhau trong tự do.

Các bạn trẻ thân mến,

Hãy nuôi dưỡng tài năng của mình không chỉ để có chỗ đứng trong xã hội mà thôi, nhưng còn để giúp người khác “tăng trưởng”. Hãy mở mang kỹ năng của các bạn không chỉ giúp mình có thêm hiệu năng, cạnh tranh nhau hơn, nhưng để trở thành nhân chứng cho tình bác ái. Hãy cố gắng tự tạo cho mình kiến thức về lòng Đạo để giúp mình thực hiện sứ vụ được ủy thác theo phương cách có trách nhiệm.Cha kêu mời các bạn hãy dày công nghiên cứu học thuyết xã hội của Giáo Hội để rồi các nguyên tắc của học thuyết này sẽ gợi hứng chỉ dẫn mọi họat động mà bạn đang thực hiện với thế giới hôm nay.

Xin Thánh Thần Chúa soi sáng cho các bạn trở nên sáng tạo trong yêu thương, bền vững trong cương quyết và dũng cảm trong các sáng kiến của mình. Có thế, các bạn mới có khả năng đề xuất những đóng góp cho việc dựng xây “nền văn hóa yêu thương”. Chân trời của tình yêu quả thật không có biên giới: chân trời ấy chính là trọn vẹn thế giới này.”

Xuyên qua các tư tưởng và ý kiến của các bậc hiền nhân ở trên, hẳn ta đều thấy rõ một điều: Thần Linh Chúa là Đấng ta có thể sờ chạm được. Vì, chính Ngài là nguồn hứng khởi, của tình yêu. Nguồn hy vọng cho mọi tương lai đang sáng ngời, của cả thế giới. Của toàn thể nhân loại. Tức những con người bằng xương bằng thịt đang hiện diện một cách đầy sinh động. Hiện diện quanh ta và với ta.

Thế giới đây là chính ta. Những người không còn trẻ hay vẫn trẻ. Bởi lẽ, trẻ hay không vẫn là người. Là thế giới. Và, thế giới hôm nay, cần dựng xây nền “văn hóa của yêu đương”. Văn hóa của Thần Linh Chúa, đích thị là


Nguồn Hy Vọng cho mọi người. Mọi việc. Và Thần Linh Chúa gửi, không giới ranh:

“Với những người được Chúa sai đi,


đều nói Lời của Chúa,
vì Ngài gửi Thánh Thần đến,
không hạn chế, không giới ranh.”
(Yn 3: 34)

Ở một đoạn khác, thánh sử Gio-an cũng nói thêm:

“Đức Chúa là Thần Linh
người phụng thờ Ngài
phải phụng thờ trong thần khí và sự thật.”
(Yn 4: 24)

Để phụng thờ Chúa trong sự thật, có lẽ cũng nên nhận diện Thần Khí Nguồn Hy Vọng, qua sự vật ta sờ chạm bằng những sự vật thân thương chân tình, trong cuộc sống, như truyện kể dưới đây:

Trong phòng tối có 4 ngọn nến đang cháy sáng. Vạn vật xung quanh trở nên im ắng cách lạ thường. Im đến độ ta có thể nghe tiếng thì thầm của mọi vật. Bất chợt, ngọn nến thứ nhất lên tiếng nói: Tôi đây hiện thân của HÒA BÌNH. Không có tôi, mọi sự sẽ ra như thế nào? Tôi quả là quan trọng hơn hết mọi người. Mọi sự.

Ngọn nến thứ hai cũng mạnh dạn góp giọng: Tôi đây, hiện thân của TRUNG TÍN. Mọi người mọi thời, lúc nào cũng cần đến tôi. Hơn tất cả mọi thứ.

Đến phiên mình, ngọn nến thứ ba cũng phân bua:Tôi đây, hiện thân của TÌNH YÊU. Tôi mới thật sự quan trọng. Quan trọng hơn tất cả. Giả sử không có tôi - TÌNH YÊU, hẳn là chẳng ai làm nên tích sự gì được! Và, cuộc đời con người sẽ ra sao?

Bất chợt, cửa phòng mở tung ra. Một cậu bé chạy vội vào phòng, kéo theo sau cậu, là cơn gió mạnh lùa vào làm tắt ngúm tất cả ba ngọn nến vừa lên tiếng. Thấy vậy, cậu bé sửng sốt òa lên khóc, và nói: Tại sao cả ba cây nến lại tắt cả vậy?.

Lúc ấy, ngọn nến thứ tư mới kịp lên tiếng, bảo: Này cậu bé, đừng quá lo lắng như thế. Khi tôi đây còn cháy sáng, thì cậu vẫn có thể thắp lại ba ngọn nến kia. Bởi, tôi chính là NIỀM HY VỌNG. Hãy dùng tôi mà thắp sáng cho họ đi. Hãy lau khô những giọt nước mắt của cậu đi. Hãy giữ nguyên hy vọng. Giữ lại mà vui sống.

Nghe xong, cậu bé gạt nước mắt, rồi thắp sáng lên những các ngọn nến vừa chợt tắt.

Vậy hỡi các bạn,

Hãy luôn gìn giữ và thắp sáng ngọn lửa HY VỌNG của mình và của những người sống chung quanh mình, bạn nhé. Vì một khi có được lửa HY VỌNG, tất cả chúng ta đều có thể thắp sáng mọi lửa HÒA BÌNH, TRUNG TÍN và TÌNH YÊU.

Đừng bao giờ để lửa HY VỌNG tắt nhé. Và, thành công sẽ đến với các bạn.

Đúng thế. Dù Hòa bình, Trung tín và Tình yêu đều đã ra đi tắt lịm, thì bạn và tôi vẫn còn có Nguồn HY VỌNG CHÚA THẦN LINH để trông chờ. Để kiên trì hành động hầu đạt được thành công, theo ước nguyện. Thành thử, hãy thắp sáng lên, lửa HY VỌNG của chính bạn, và của tôi nữa. Thắp lên niềm Hy Vọng, vẫn còn đó. Thắp lên, để rồi ánh sáng của ngọn nến ở cuối đường hầm đời mình, sẽ lại lóe sáng trong đêm thâu. Đêm kéo dài cả một đời người.

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn tự nhủ thầm như thế
quanh năm
suốt tháng.

“Và niềm tin đã dâng về người, tôi hy vọng được ơn cứu rỗi ”


Thường ngày, bần đạo rất vui và rất thích mở báo điện tử Viet Tide ra để đọc các bài của tác giả Bùi Bảo Trúc có đề tựa “Thư Gửi Bạn Ta”, hoặc “Chữ Nghĩa chúng ta”, v.v… Nói vui và thích, là vì tác giả họ Bùi là một nhà văn và nhà báo rất thông thạo chữ nghĩa, lại thích trích dẫn thơ văn của người xưa.
Thông thường, thì các tác giả, khi viết bài, đều kết luận bài viết của mình bằng đường lối mà người xưa gọi là “happy ending” (tức: kết có hậu). Riêng tác giả họ Bùi, thì bần đệ có nhận thấy: thi thoảng, ông lại kết bằng những cụm từ nghe rất chán, như: “Rõ thật chán!”, “Chán đến thế là cùng!”, “Chán không thể chịu được !”… mặc dù bài ông viết và kể vẫn rất vui và khá lý thú.
Ngẫm lại cuộc đời, ta phải công nhận rằng: 60 năm cuộc đời này có là bao, mà sao người đời thường dễ thấy chán. Chán nhiều hơn thích. Chán sống. Chán đời, hay chán ngán. Nói đi thì bảo rằng thích, nói lại thì kêu là chán, có phải tất cả đều là những tình tự xuất phát từ con người chăng ?
Nhập-mục đề tài chuyện phiếm hôm nay, bần đệ kính mời bạn bè người thân, cùng nhau ta loanh quanh bàn chuyện lòng Đạo và lòng người. Mạn phiếm và mạn bàn, để xem lòng Đạo người nhà mình có “như lá úa trong cơn mưa chiều”, rất đáng chán không. Có nên “kết hậu” chuyện anh em mình bàn không? Hay, ta chỉ nên kết bằng cụm từ “đáng chán” như tác giả họ Bùi thường làm ? Nhất là, mấy ngày qua, người nhà Đạo mình vừa trải qua giai đoạn “chán chết” rất sầu buồn, vì Đức Chúa cứ chịu cảnh “lòng người như lá úa”, lúc sinh thì.
Còn chuyện gì rất-đáng-nhưng-không-chán, như chuyện Thầy Chí Thánh hỏi ta qua chị Mác-ta: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không ?” ( Ga 11, 25 )
Nói đến chuyện buồn và chán, thì chán nhất là chuyện chết. Ấy thế mà, Thầy Chí Thánh vẫn mặc lấy cho Ngài cả sự sống, lẫn sự chết. Thầy còn chết một cách tưởng-như-là thảm hại. Chết nhục nhã. Chết, theo cách nói của tác giả họ Bùi, “thật rõ chán”! Chán chết ! Hoặc, chán đến chết. Thế nhưng, Thầy vẫn cứ chịu nỗi “chán chết”, và những sự “chán đến chết”, chỉ vì con người. Cam chịu nỗi chết và cảnh buồn chán như thế, vì “Thầy là sự sống lại và là sự sống”. Tin vào Thầy, ta sẽ không còn thấy sự chết, hoặc những sự “chán chết đi được”, nữa. Vì, Thầy vẫn bảo: “Ai tin vào Thầy thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.” Sống như Thầy nói là sống vui. Sống không còn biết chán.
Nói các khác, người người thường hay nói “chán”, là chưa hoàn toàn tin cho đủ. Bởi, chưa tin nên mới thấy chán. Mới chán sống. Chán đời. Chán cả chuyện tin lẫn tưởng. Và, nhất là, chưa gặp niềm vui đi Đạo. Trong Đạo. Chính vì thế, Chúa thường giảng giải: “Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, thì giả như tôi nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được ?" (Ga 3, 12)
Ở đoạn khác, trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an, Chúa còn nhất mực quả quyết: “Vì nếu các ông tin ông Mô-sê, thì hẳn các ông cũng tin tôi, bởi lẽ ông ấy đã viết về tôi. Nhưng nếu điều ông ấy viết mà các ông không tin, thì làm sao tin được lời tôi nói ?" (Ga 5, 46)
Xem như thế, có tin mới hết chán. Và, tin là tin ai. Tin vào lời của ai đó. Và, tin vì đã thấy và nghe được những quả quyết của Đức Chúa. Thế nhưng, có những điều người người đã thấy và biết, vẫn không tin. Vẫn cứ bảo “rõ thật chán chuyện !”, “Chán đến độ hết muốn tin !” Hết muốn tin, hoặc đã hết tin, như ở đoạn khác, trong Tin Mừng: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ! Nhưng tôi đã bảo các ông: các ông đã thấy tôi mà không tin.”

(Ga 6, 35b – 36 )


Quả như Chúa nói, sở dĩ người Do Thái xưa – và những người rất thông thái hôm nay – vẫn thấy đói và khát, là vì họ không tin vào Đấng-Là-Bánh-Hằng-Sống. Vẫn cứ đói và khát sự vui mừng. Những người như thế, bạn và tôi xưa nay vẫn từng nghe biết. Vẫn từng gặp, rất nhiều. Truyện dưới đây, là trường hợp cụ thể minh hoạ cho điều ta vừa đề cập ở trên. Rất đặc trưng như sau:
“Có một giáo sư đại học nọ thuộc giới vô thần, không tin có Trời-Phật gì hết. Nhưng, ông lại thích nói chuyện thần thông, sáng láng. Buổi dạy hôm ấy, vị giáo sư vừa vào lớp dạy đã kể cho sinh viên nghe một câu chuyện khoa học, rất thường thức. Kể chuyện khoa học là để học tập, chứ không phải để thực nghiệm hay xét nghiệm gì hết. Các truyện mà vị Giáo sư này kể, thường là chuyện khoa học cũng thường thức như ta vẫn có với Đức Chúa, Đấng Thần Thông Sáng Láng. Giáo sư mào đầu câu chuyện xong, bèn chỉ vào người sinh viên đi Đạo mới vừa nhập trường, và hỏi:

Giáo sư: Có phải là em theo Đạo Chúa, không?


Sinh viên: Dạ, đúng.
Giáo sư: Như thế, là em tin có Chúa, phải không?
Sinh viên: Dạ, đúng.
Giáo sư: Thế, Chúa có tốt lành không em?
Sinh viên: Dạ, thưa thầy dĩ nhiên là Chúa tốt rồi.
Giáo sư: Chúa quyền năng ghê gớm lắm phải không, em?
Sinh viên: Dạ, đúng thế.
Giáo sư: Vậy, thế tại sao thầy đây có người anh vừa chết vì bệnh ung thư. Ông cầu nguyện với Chúa của ỗng dữ lắm, mà cũng chẳng ăn thua gì. Em biết ! Phần đông chúng ta đều giúp đỡ nhau khi thấy ai đau yếu, bệnh tật. Còn Chúa thì không. Như thế, Chúa có tốt lành gì đâu ! (Cả lớp học bỗng im lặng. Không ai nói điều gì).
Giáo sư: Em không trả lời được, phải không? Để thầy hỏi lại nhé. Chúa có thật sự là tốt không?
Sinh viên: Có đấy, thầy.
Giáo sư: Thế, Xa-tan cũng tốt chứ?
Sinh viên: Không.
Giáo sư: Xa-tan từ đâu mà ra?
Sinh viên: Dạ, từ… Chúa!
Giáo sư: Đúng. Vậy, hãy nói cho thầy biết, ở thế giới này ác độc sự dữ có hiện hữu không?
Sinh viên: Dạ, thưa có.
Giáo sư: Như vậy là, độc ác dữ tợn có ở khắp mọi nơi phải không ? Và, Chúa làm nên mọi sự. Có đúng không?
Sinh viên: Dạ, đúng thế.
Giáo sư: Vậy, ai dựng nên độc ác dữ tợn? (Đám sinh viên không thấy nói gì thêm)
Giáo sư: Trên đời, thực sự có ốm đau, bệnh tật, phải không? Thế, có những chuyện gọi là vô luân, không? Có ghét ghen, chuyện xấu đủ mọi cỡ phải không? Tất cả những điều ghê khiếp ấy đều thấy có trên thế giới này, phải thế không?
Sinh viên: Dạ thưa, đúng thế.
Giáo sư: Nếu thế, ai là người dựng nên những thứ ấy? (Không thấy có ai trả lời câu hỏi này)
Giáo sư: Đây này, khoa học cho biết ta có tất cả là 5 giác quan có thể mang ra sử dụng để định hình và quan sát thế giới quanh ta. Vậy, em hãy nói cho thầy biết…em có thấy Chúa bao giờ chưa?


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương