Chuyện Phiếm Đạo Đời II



tải về 1.23 Mb.
trang16/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.23 Mb.
#25317
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
Truớc nhất là đầu đề: Tại sao gọi là chuyện phiếm?
Tại sao tác giả tác thiệt không dùng tên thật hoặc bút hiệu nào nổ lốp bốp một chút, đằng này…
Và, quá trình cũng như vài chuyện bên lề khi viết chuyện phiếm Đạo - đời.
Nếu có ai hỏi: Tại sao anh gọi đó là “Chuyện Phiếm”? Và, anh có ý định phiếm từ hồi nào?
-Xin trả lời: Vào cuối thập niên ’60, lúc mà bọn tôi còn ngồi ở ghế nhà trường trung học, tôi đã lẳng lặng truy tìm nhật báo “Tự Do” trong đó có mục “Chuyện phiếm hàng tuần” của một nhà văn lấy tên là Hiếu Chân. Về sau được biết ông là thầy giáo, biết rất nhiều thứ, dạy rất nhiều điều. Nhưng chỉ thích viết những gì có liên quan đến sự thật. Mà lại thích viết những điều rất lan man, rất tản mạn. Không chuyên về một điều gì. Nhưng mỗi điều ông viết đều tìm cái chân thiện và mỹ của nó. Cũng từ đó, tôi mê kiểu viết của ông và có ước nguyện sau này sẽ tập tành bắt chước ông, tản mạn được chừng nào hay chừng đó. (Xin mở ngoặc ở đây: lúc ấy tôi mê bài viết của Hiếu Chân chứ không phải là mê cái chân của ông Hiếu đâu). Tôi cũng không biết tên thật của ông là gì nữa.
*Hỏi: Tôi có ý định viết và bắt đầu viết phiếm từ hồi nào?
-Thật sự mà nói, tôi bắt đầu viết báo tường và báo lớp từ năm học đệ nhị đệ nhất (tức lớp 11, 12), những từ ngày qua Úc, với nhu cầu thành lập và duy trì nội san liên lạc của anh em cựu tu sinh DCCT là tờ Duc in Altum (Ra Khơi) bắt đầu từ năm 1992, như anh Nhuận vừa nói đến. Lúc ấy viết phiếm là để ghi nhớ những mẩu vụn tâm tư xảy đến trong quá trình sống Đạo ở đời, thôi.
*Và nếu hỏi, tại sao không dùng các đầu đề như: Suy tư về Đạo? Suy niệm Lời Chúa? v.v.
-Thì xin thưa ngay rằng: đầu óc thằng bé cò kém cỏi, lắm. Chẳng dám múa rìu qua mắt bậc đàn anh linh mục, hoặc các thày vừa dạy vừa chạy đâu.
*Còn, hỏi tại sao lại đặt tên là: Đạo-đời. Nghe hơi giống Đạo vào Đời, thế?
- Xin thưa là: vào cuối năm 1968, hoặc đầu 1969 ở học viện Dòng Chúa Cứu Thế Đà Lạt, anh em chúng tôi lúc ấy đang “rộn” lên với bầu khí “Vào đời”, nào là “Ca vào đời” “Đạo vào đời”, tu sinh vào đời, vv các anh Nguyễn Thành Tâm, Trần Sĩ Tín, Nguyễn Đức Mầu, Cao Đăng Minh, Nguyễn Tiến Lộc, Vũ Đức Nhuận, Lương Thế Vinh, Nguyễn Quốc Tuấn và nhiều anh em khác trong đó có tiểu đệ họ Trần này thực hiện một ban đàn hát mang tên Ban Hallêluyah, gồm những ông thầy trẻ áo chùng thâm cổ trắng, mang đàn mang kèn trống lên đường đến với những người trẻ ở giáo phận Đà lạt, hát cho nhau nghe những bài ca “Vào đời”, “Trên đường Emmau”, để nói rằng: “Chúa yêu trần thế”, có “Người gieo giống ra đi reo lúa trên ruộng mình” vân vân… Cũng từ đó, bọn chúng tôi cảm thấy có nhu cầu đem Đạo vào đời bằng những phương tiện thích hợp với người trẻ hơn. Và hôm nay, 40 năm nhìn lại, bản thân tôi thấy mình không còn sức để đàn và hát nữa, bèn nghĩ ra cách khác cũng đem Đạo vào đời cho những người đọc còn trẻ, chỉ thích chuyện vui. Dù là vui đời đi Đạo. Và, sống Đạo giữa đời.
*Câu hỏi cuối: tại sao đã tính ra sách rồi lại còn ra CD, MP3 hoặc Website, Youtube để làm gì?
-Thì xin thưa với quý vị, là: lúc đầu bản thân tôi chỉ muốn viết và lách thôi, nhưng giới trẻ và giới đã bớt trẻ bây giờ thấy có nhu cầu là giáo hội phải theo kịp thời đại trong rao truyền lời Chúa bằng phương tiện truyền thông hiện đại như các CDs mà quý vị thấy có mặt cùng lúc với ấn phẩm, đây. Thú thật, về mấy thứ này, tôi cũng mù tịt như một số các bạn già ở các nơi, bèn uỷ thác việc này cho các anh em trẻ người hoặc trẻ về tinh thần, thôi.
Hy vọng là mấy lời tâm huyết ở đây cũng đủ nói lên khát vọng và công việc mà một số anh em trong gia đình An Phong ở Sydney đang và sẽ thực hiện. Muốn thành công trong chuyện này, phải có sự tiếp tay của tất cả quý vị, người nghe cũng như người đọc, để Đạo của ta cứ phom phom đi vào cuộc đời, của mọi người.
Đó là tâm tình rất bé nhỏ của bần đạo và bần đệ các anh các chị đây.
Xin Ơn Trên phụ giúp cho công việc của mọi người chúng ta được tiếp tục và thực hiện có kết quả.
À quên, còn một câu hỏi nhỏ của một bạn vừa mới quen, hỏi rằng: tại sao tác giả “chuyện phiếm” không lấy tên thật mà lại dùng bút hiệu dài dòng quá như thế?
- Xin thưa: thoạt khi sinh ra, tôi đã là người thứ muời hai trong gia đình, các cụ tìm không ra tên nào hay hơn nữa, bèn đặt tạm tên Trần Ngọc Tá rồi sẽ hỏi cha Trịnh Như Khuê (hẹn rằng sẽ hội ý cha Trịnh Như Khuê, lúc ấy cha xứ nhà thờ Hàm Long Hà Nội), rồi sửa đổi sau. Nhưng vị, cha xứ sau đó làm Tổng Giám Mục rồi Hồng Y, các cụ không dám quấy rầy cha cố nữa bèn quên bẵng đi mất. Để rồi thằng cháu, khi di cư vào Nha Trang, quan chức gọi tên, thì thay vì Trần ngọc Tá, cứ đọc là Trần Ngọc “Té”, nghe như thằng bé bị té giếng không nghe gọi, mãi chẳng xuất hiện… Thôi thì, xin chọn tên này làm … quê hương, dẫu cho khó thương. Và, đó là những tâm tình hơi khó thương, nhưng có thật, đấy ạ.
Và, bây giờ xin cho em về lại dưới giếng … tình thương có những chuyện phiếm rất Đạo, nhưng không đời, được chứ ạ?

Trần Ngọc Mười Hai

CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI – TẬP II

5. Nếu vắng anh, ai dìu em đi trong chiều lộng gió


14. Anh đi về đâu mà bụi đường vương trên mái tóc
21. Đấng trung gian cầu bầu đã nên duyên
26. Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm
33. Và niềm tin đã dâng về người,
tôi hy vọng được ơn cứu rỗi
41. An ninh, an bình và bất an
49. Dìu nhau đi chung một niềm thương
61. Thiên Đàng hỏa ngục hai bên
69. Tha rồi hãy quên
75. Có một lần tôi đưa em về trên đỉnh yên bình hiền hòa
82. Xin cho thương em thật lòng,
còn có khi lòng thôi giá băng
88. Thương khó- Khó thương,
vẫn cứ thương mà không khó
93. Bàn tây đưa anh ra khỏi long đời
101. Tình yêu- sự chết – hai điểm nóng của cuộc đời
105. Tôi thấy em trong tiền kiếp trong cọng buồn cỏ cây
114. Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng
122. Em đứng lên gọi mưa vào hạ
130. Nhẹ nhàng như gió thì thầm
136. Đã là sự thật sao vẫn còn ngờ
146. Bảo đảm, bảo trợ lẫn bảo kê
152. Cầu xin: nguyện cầu hay xin xỏ?
159. Hạnh phúc tôi những ngày con nước về
167. Cho Không- Không Cho
-Hai cụm từ quanh một chữ “Cho”
172. Đau thương xé nát môi gầy, mà long vẫn mơ say
180. Một Thời Để Phiếm, Những Đạo Và Đời
185. Em ngồi đây với anh trong cuộc đời này
191. Biết làm sao định nghĩa được tình yêu
198. Ước vọng- Dục vọng – Hy vọng
204. Em có nghe chăng một dặn dò
211. Anh đi về dấu giáo đường,
cho cuộc tình bay cao
219. Nghịch lý- Nghịch thường
227. Nụ cười quên tắt trên môi
232. Những chuyên kể năm hai ngàn lẻ
240. Thảm cỏ tình yêu dứơi chân mình
247. Thôi nhé nghe em mình xa nhau từ đây
256. Giờ mình có nhau rồi, đời đẹp vì Tiếng Anh Cười

tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương