Chuyện Phiếm Đạo Đời II



tải về 1.23 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.23 Mb.
#25317
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

“Abba, lạy Cha yêu dấu!” Bởi lẽ, tuyệt đỉnh của việc nguyện cầu chính là gặp gỡ Tình yêu Thiên Chúa Ba ngôi.”

Thành thử, nếu đã nhất quyết nguyện cầu, thì nói gì, làm gì cũng đều là chuyện tốt. Miễn là, biết đặt mình trong hiệp thông với Tình yêu Thiên Chúa. Đó mới là chuyện chính. Viết đến đây, tôi tự bảo: các bạn hẳn cũng ưu tư nhiều với vấn đề cốt thiết này. Hẳn cũng đã kinh nghiệm nhiều về vấn đề nêu ở trên.


Để kết thúc, xin được phép nhái lại câu văn của thánh Âu Cơ Tinh, rằng: “Hãy cầu nguyện đi, sau đó muốn làm gì thì làm.” Bởi, khi nguyện cầu tức là ta đã hiệp thông với Chúa. Và, đã hiệp thông với Ngài rồi, thử hỏi ai dám làm trái ý Ngài không? Hoặc, nếu bạn còn ái ngại cho câu nói trại ở trên, thì xin nói lại: “Ama, et fac quod vis!” Tức,” Hãy cứ yêu đi, sau đó muốn làm gì thì làm!”

Trần Ngọc Mười Hai


thử đề nghị mình, đề nghị bạn.

“Hạnh phúc tôi, từ ngày con nước về”

Hạnh phúc, có là tên gọi của ai đâu, mà sao nghệ sĩ họ Từ mải réo gọi. Gọi mãi, mà không thấy có trả lời. Có lẽ, nghệ sĩ nhà mình những tưởng hạnh phúc đời thường vẫn là bông hoa biết nói. Là, người con gái đẹp, rất như tranh. Là, bức hoạ trinh trong của cuộc đời, đó chăng ?
Hạnh phúc, có đích thật là như thế, không ?
Câu trả lời, hẳn là không. Không là bởi vì, với mọi người, hạnh phúc là cái gì khác hẳn. Người, cho đó một hành trình. Kẻ lại bảo, đấy là một gặp gỡ. Nói chung, mọi người đều hiểu: Hạnh Phúc là những gì ta có. Những gì ta thưởng ngoạn, rất mê say.
Nhưng kỳ thực, hạnh phúc là những gì ? Để trả lời, tưởng cũng nên đi một vòng kiểm chứng. Kiểm và chứng bằng câu truyện. Những truyện kể về một kinh nghiệm, về định nghĩa. Kinh nghiệm và định nghĩa đơn giản như câu chuyện sau đây:
“Cụ già tên Hứa nay cũng đã tròm trèm 90. Dáng người mảnh dẻ. Thân hình tương đối cao. Cụ ăn mặc rất gọn gàng. Mặt tươi sáng, luôn vui vẻ. Ở tuổi cửu tuần với ngày tháng cuối cuộc đời, mà sắc mặt cụ vẫn săn sái, hóm hỉnh. Mới đây, người vợ ít tuổi hơn cụ đến 20 năm, đã lặng lẽ đi trước. Từ khi bà ra đi, cụ được yêu cầu dời vào chỗ người già. Vì không ai chăm sóc cho cụ nữa. Thế mà cụ chẳng lấy đó làm buồn lòng

Vào nơi mới, cụ theo nhân viên gia cư đến ngồi ở phòng đợi chờ làm thủ tục, rất lâu. Khá mệt. Nhưng, vẫn thấy nơi cụ phảng phất một nụ cười nhẹ, tuy không còn tươi như trước nhưng vẫn sắc nét. Khi được nhân viên dẫn đến phòng, cụ nhìn quanh quất, thấy không được khang trang cho lắm, nhưng vẫn vui vẻ chỉ vào tấm trải dùng làm màn gió che cửa, rồi nói: tôi thích cái kiểu chế biến màn che đầy sáng tạo như thế này.

Người dẫn cụ thấy vậy bèn nói: “Cụ chưa biết phòng mình tốt xấu thế nào, mà sao cụ vẫn nói mình thích nó?” Và cụ già trả lời:

“Chuyện tốt xấu nơi ở của mình đâu có thành vấn đề. Này cậu, sở dĩ tôi nói mình thích nó, là bởi vì với tôi, Hạnh Phúc là thứ gì mình đã chọn trước khi có nó, ở trong tay. Lão tôi có thích cái phòng nhỏ này hay không đâu có tuỳ thuộc vào tấm màn che cửa xấu tốt. Mọi chuyện thích hay không, đều do mình chọn lựa cả thôi, cậu ạ. Nói thật với cậu chứ: ngay trước khi bước vào đây để ở, lão tôi nhất định đã nói trong đầu là mình sẽ thích cái đó. Và, nếu mình quyết định là thích, thì tất nhiên nó sẽ tốt và sẽ thích. Đây cũng là thói quen cố hữu của lão vào mỗi sáng. Cứ sáng sáng là lão tôi đều làm thế, ngay khi thức dậy.

Để lão tôi kể cậu nghe cho vui. Mỗi sáng, lão tôi có thể quyết định cứ nằm nướng như thế trên giường lo lắng đủ mọi thứ khó khăn xảy đến trong ngày, từ chuyện đau mình đau mẩy cho chí mấy chuyện ăn uống sao cho đầy bụng, vv. Hoặc, quyết định vụt dậy, đạp tung chăn gối vội ngồi dậy và nguyện thầm những lời cảm tạ trời đất đã cho mình còn đủ sức để sắp xếp mọi chuyện cho có lớp lang, đàng hoàng. Thế là tốt rồi.

Nói để cậu nghe đừng cười lão nhé ! Lão đây, ngày nào cũng tâm niệm là mỗi ngày 24 tiếng trời cho, đó là món quà quý mình đừng nên phung phí. Thay vì ngồi đó nhăn nhó, rên la thì lão đây chọn: hãy cứ bằng lòng với hiện tại mình đang có ! Rồi sau đó, tập trung xem mình sẽ làm gì cho đỡ buồn chán, vào những ngày còn lại. Thế là bao nhiêu kỷ niệm đẹp của những ngày vui sống với vợ con, cứ thế từ từ trở về trong ký ức, là thấy vui.

Nói của đáng tội, tuổi già nó giống như cái tài khoản trong ngân hàng, vậy. Ta có thể rút từ từ mỗi ngày một chút, xài lai rai trong suốt những tháng ngày còn lại mà mình vẫn chắt chiu và vẫn tiếp tục bỏ vào.

Bởi thế cho nên, bữa nay lão tôi đề nghị cậu hãy bắt chước lão mà rút ra từ từ mọi thứ mà cậu nghĩ đó là hạnh phúc. Rồi sau đó, hãy bỏ nó vào cái tài khoản đầy ắp những kỷ niệm. Và, cậu lôi nó ra mà nhớ mà hưởng lai rai ba sợi, như thế là hạnh phúc, chứ còn gì nữa, phải không ? Để lão nói thêm, hãy bắt chước lão mỗi ngày ráng làm sao đừng để cho những chuyện bất ưng hoặc khó chịu nó xâm nhập, nằm mãi trong bụng của mình. Cứ sống đơn giản, như lão đây từng sống. Cứ xài tiền nhà nước cấp, rồi đem cho bọn nít những gì chúng ưa. Và, đừng trông mong sẽ có người đem đến cho mình quà cáp này nọ. Được như thế, tự khắc thấy mình hạnh phúc nhất trên đời, cho mà xem.

Thế đó, là định nghĩa và quan niệm của cụ già 90, về hạnh phúc. Thế còn, nhà Đạo mình thì sao ? Tản bộ vào vườn hoa Kinh thánh, ta bắt gặp những quan niệm, như:
Ở Cựu ước, ta thấy:
“Hạnh phúc thay, kẻ được Ngài giáo huấn”

(Thánh vịnh 94 )

“Người đặt niềm tin vào Đức Chúa, hạnh phúc dường bao!” ( Châm ngôn chương 16 )

“Còn người gian ác, hạnh phúc làm sao được...”


(sách Giảng viên chương 8 )
Với Tân ước, thì:
“Hỡi đầy tớ trung thành, hãy vào mà hưởng hạnh phúc với chủ mình. (Mt 25, 21)

“Hãy tôn kính cha mẹ, để người được hạnh phúc trên mặt đất này” ( Ep 6, 2)


“Quả thật, Thiên Chúa đã trù liệu cho chúng ta một phần hạnh phúc tốt hơn…” (Hp 11, 40)

“Thiên thần bảo tôi: Hãy viết: Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới Con Chiên.” (Kh 19, 9)


Tiệc cưới bày sẵn, nay mời con dân nhà Đạo đến dự. Đến, mà hưởng hạnh phúc tràn đầy, đã dọn sẵn. Thế nhưng, hạnh phúc của tiệc nhân gian, chỉ dành để cho những người đã nghe và nhận thức được điều Ngài chúc phúc, trong Hiến Chương Nước Trời. Nước Trời là “đệ nhất khung trời của hạnh phúc.
Nhưng, hiến chương “Hạnh Phúc” của Nước Trời không nằm ở những gì cao sang, lộng lẫy, rất hấp dẫn. Trái lại, chỉ ở vào những điều mà mọi con dân thấy rất đời thường, ở huyện. Những nào: nghèo khó, sầu khổ, bị bách hại… được rao truyền như sau:

"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,

vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai hiền lành,


vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương… (Mt 5, 3 – 7)
Trên đây mới chỉ là phân nửa của Hiến chương 8 điều về Hạnh phúc đích thật. Nhất nhất, mỗi điều đều đề nghị những thứ mà mọi người từng ngán ngẫm. Thế nhưng, những gì mà con người chán ngán không muốn ôm vào mình, lại chính là nguyên tắc làm nền cho mọi thứ hạnh phúc.
Cố Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, DCCT, trong sách chú giải Tin Mừng về hạnh phúc đích thật Chúa rao truyền, đã hơn một lần xác định rằng:
“Tin Mừng đã đáp ứng với nhu cầu hạnh phúc của con người. Nhưng, hạnh phúc mà Chúa Yê-su đem lại không phải là (cái) hạnh phúc rẻ tiền. Đây là thứ hạnh phúc phải tranh thủ và chỉ có những người không sợ nỗ lực, và nhiệt thành chết thôi, mới hưởng được… Hạnh phúc này nâng cao con người lên và lên án mọi thứ hạnh phúc ươn hèn, biến đổi (cái) lòng mong muốn hạnh phúc mà con người chỉ muốn hưởng, chứ không muốn có nỗ lực nào hết.”(Lm. Yuse Nguyễn Thế Thuấn, Hiến Chương Nước Trời, giáo án nội bộ, tr. 49)

Nhưng cố giáo sư Kinh Thánh chú giải còn đi xa hơn, qua nhận định:

“Chúa Yêsu muốn sự cao trọng của người ta chứ không muốn lấy bất cứ thứ hạnh phúc nào để làm chiêu bài cho Tin Mừng Ngài đem đến.

Vậy, sự cao trọng mà Ngài muốn ban, lớn lao đến đỗi trí lòai người không thể nghĩ ra được; và ý chí của người ta cũng vô phương đạt thấu. Vì ở đây, chúng ta thấy (cái) hạnh phúc ấy cuối cùng là (cái) hạnh phúc như chính mình Ngài sống trong ý định của Cha Ngài là một người “anaw”, nghèo khó thật trước mặt Thiên Chúa. (Lm. Yuse Nguyễn Thế Thuấn, sđd, tr. 49)

Xem như thế, quan niệm về hạnh phúc giữa người đời và nhà Đạo, thật rõ khác. Người đời có thể là nghệ sĩ lẫn thi nhân. Nhà Đạo, có thể là thánh sử, người công chính hoặc chính Đức Ki-tô-đã-có-kinh-nghiệm-làm-người, tức những những vị có kinh nghiệm về cuộc sống.
Trong cuộc sống, còn có rất nhiều nhận định khác nhau về niềm an vui hạnh phúc mà mọi người kinh qua. Và, hầu hết những ai đã kinh qua cuộc sống có hay không có hạnh phúc, chắc hẳn cũng đồng ý với những nhận xét rất ư là chí lý về kinh nghiệm hạnh phúc, như bên dưới:
“Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc hết.
Hạnh phúc chính LÀ con đường chúng ta đang đi.
Vì thế, bạn hãy trân quý và vui hưởng mọi phút giây cuộc đời mình.
Không nên chờ đợi gì nữa. Bởi, hạnh phúc là một hành trình chứ không phải là điểm đến.
Không giờ phút nào đáng quý trọng bằng chính hiện tại mình đang sống.
Vậy, xin đề nghị với bạn: hãy sống và tận hưởng mọi giây phút hiện tại.
Đừng chờ đợi nó đến vào ngay mai.” (Vô danh)
Để minh họa và cũng là phụ họa cho nhận định ở bên trên, xin ghi lại truyện cổ dân gian thần thoại về cái-gọi-là-hạnh-phúc, như sau:
“Vào buổi đầu của thế giới, Đức Chúa dựng nên loài chó. Và Ngài nói với chó: “Ngươi hãy ngồi trước nhà mình và cứ sủa liên hồi mỗi khi có người qua lại hay vào nhà. Để làm việc này cho tốt lành hạnh phúc, ta cho ngươi cuộc sống kéo dài đến 20 năm.”

Chó ta nghe xong bèn thưa cùng Chúa: “Sao con lại phải sống và sủa mãi những 20 năm, lâu quá. Hay, con dám xin Ngài chỉ muốn sống có phân nửa, phần còn lại xin trả Ngài để cho ai khác”. Đức Chúa nghe thấy có lý, bèn chịu ngay.

Ngày thứ hai, Đức Chúa lại dựng nên lòai khỉ và bảo: “Ngươi hãy giúp vui cho mọi người. Hãy làm “trò khỉ” để thiên hạ cười. Được như thế, Ta cho ngươi sống 20 năm”.

Cũng thế, loài khỉ thấy kinh hãi, bèn xin: “Làm trò khỉ những 20 năm ? Thôi, xin Ngài chỉ cho con sống giống loài chó, phân nửa thôi”. Và, Đức Chúa cũng lại đồng ý.

Ngày thứ ba, Thiên Chúa dựng nên loài bò và nói: “Ngươi ra đồng mà làm lụng suốt ngày quần quật với nhà nông, có ánh nắng mặt trời soi rọi. Hãy sinh sản cho đông, tạo nguồn sữa ấm cho gia đình nông dân nuôi ngươi làm lụng. Để làm việc này, Ta cho ngươi tuổi thọ, sống 60 năm”.

Loài bò nghe kịp, vội vàng thưa: “Ôi chao, 60 năm cuộc đời dài vất vả lao động, con chẳng muốn. Dám xin Ngài, chỉ 20 thôi còn lại 40 năm xin dành để loài nào khác”. Thiên Chúa nghe được, lại cũng đồng ý.

Đến ngày thứ tư, Thiên Chúa bèn dựng nên loài người và phán: “Hãy ăn uống, ngủ nghỉ, rong chơi, lấy vợ gả chồng cho thoả thích, hạnh phúc. Được như thế, Ta thuận cho con sống đủ 20 năm ròng, sung sướng”.

Nghe thấy thế, loài người lại năn nỉ: “Con dám hỏi Chúa, sao lại ngắn thế ? Có thể nào, dám xin Ngài cho 20 năm phần riêng của con. Cộng 40 năm loài bò trả lại. Thêm vào đó 10 năm của loài khỉ buông xuôi và cộng nốt phần 10 năm của loài chó bỏ xó. Tổng cộng là 80 niên, Ngài đồng ý chứ, con dám xin ?”

Thiên Chúa nghe xong, thấy được và phán: “Đó chính là điều con mong muốn, chứ không phải do Ta”.

Cứ theo quan niệm tưởng-chừng-như-hạnh-phúc mình mong muốn, loài người có 20 năm đầu toàn những ăn uống ngủ nghỉ và rong chơi, vui hưởng hạnh phúc của cuộc đời. 40 năm tiếp, làm thân nô lệ lao lực dưới ánh nắng chang của mặt trời để nuôi dưỡng gia đình. 10 năm kế tiếp chỉ chuyên làm trò khỉ giúp mọi người vui hưởng cuộc chơi. Và, 10 năm còn lại ngồi đó, trước cổng nhà và sủa mãi với bà con.


Nếu nhìn lại những gì mà được gọi là Hạnh và Phúc mà chúng ta thường trông đợi ở đời thường, đều là sung sướng, giàu sang, danh vọng, quyền lực, tình, tiền tài…những là của cải vật chất
Nhưng, câu hỏi vẫn còn đó, nỗi buồn. Hỏi rằng: thế đó, có phải là hạnh phúc, chăng? Thế đó, có là cuộc đời ? của con người? Có là đời người của người đời? Hay còn là cuộc sống của nhà Đạo? Hỏi, tức đã phần nào trả lời. Trả một lời. Cho một người.

Trần Ngọc Mười Hai,


vẫn cứ luôn hỏi
nhưng chưa dám
trả lời...

Cho Không – Không Cho


Hai cụm từ quanh một chữ “CHO”
(Mt 5: 41)

Ở Việt nam, từ thập niên năm mươi, sáu mươi trở về trước, giới trẻ yêu nhạc thường nghe Elvis Phương suốt ngày hát lanh lảnh, những câu:


“Tình cho không, biếu không,
chớ nên mua bán tình yêu !..”

Xét về lời ca được phỏng dịch từ bài “L’amour, c’est pour rien” do Enrico Macias ca sĩ người Pháp hát, thì cụm từ “tình cho không” chuẩn hơn là “pour rien” của Enrico. Tuy nhiên, trên căn bản Việt ngữ thì: cụm từ “cho” không nghe còn được, chứ động từ biếu đương nhiên phải là biếu không rồi, làm sao có thể “biếu có” hoặc biếu xong rồi lại muốn “có” trở lại, được! Và, cứ như thế, hưng phấn theo giòng nhạc trẻ, Elvis Phương kết thúc bài hát với lời dặn dò: “Chớ nên mua bán tình yêu”.


Đúng thế, tình yêu thật ra không thể mua bán, mà chỉ có thể “cho không” hoặc “biếu không”, thôi. Thế còn “tiền tiêu” thì sao? Có nên “Cho không” hoặc “Không cho” tiền tiêu chăng? Giả như, có người đề nghị đổi lại lời lẽ của bài hát trên đây một chút (một chút thôi cho vui chứ chẳng là chuyện to tát gì mà sợ vi phạm tác quyền với tác thành). Này nhé: thay vì chữ “tình”nếu đổi thành “tiền”, ắt câu hát nói trên sẽ thành như thế này:

“Tiền cho không, biếu không


Chớ nên mua bán tiền tiêu..

Hát thử câu này, hẳn nhiều vị sẽ thấy rằng: đổi như thế xem ra không ổn. Ấy là xét về nhiều mặt, cả về luận lý học lẫn thực tế của cuộc đời. Nhưng, xét theo quan điểm nào đó, cụm từ trên tuy hơi chói tai, nghịch nhĩ một chút, nhưng không thể bảo là không “chuẩn” được. Bởi vì, ngược giòng thời gian để trở về với thuở ban sơ khi con người vừa xuất hiện trên trái đất, đã thấy có những từ, những ngữ mang ý nghĩa “cho” và “biếu” rồi. Bằng chứng? Trong sách Khởi Nguyên chẳng hạn, ai cũng đọc thấy động từ ’cho” bàng bạc trong các Mạc khải của Yavê Thiên Chúa như sau:

“Và Thiên Chúa chúc lành cho chúng”
(Kn 1:28)

“Này ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ lả sinh hạt giống...


chúng sẽ làm của ăn cho các ngươi”
(Kn 1:29),

“Và đến bữa chính, Người cho chúng ăn”


(Tv 145:15)

Cụm từ cho & biếu , như thế đã có từ lâu rồi, đồng ý ! Thế còn hành động cho và biếu thì sao?


Để trả lời, cứ mở Kinh thánh ra đọc là thấy ngay. Này nhé, trong các chương đầu sách Khởi Nguyên đã thấy:

“Melkisêđê, vua Salem đem bánh rượu đến ...


chúc lành cho Abraham và nói:
Chúc lành hãy đổ xuống cho Abram
do Thiên Chúa Tối cao Đấng sinh thành trời đất.” (Kn 14:19)

Và, đến sách Dân số:

“Yavê nói với Aharôn: ..cho con cái Lêvi,
này Ta ban làm cơ nghiệp thật về mọi sự trong Israel, đền thay dịch vụ chúng thi hành.”
(DS 18:20).

Và rồi, rải rác trong sách Cựu ước, cụm từ “thập phân” thường theo sau động từ “cho”. Như thế, có nghĩa: ngay từ thưở ban đầu, bàn dân thiên hạ người Do Thái đã có thói quen “cho” và cho đến thập phân, tức phần mười trăm (10%), cơ nghiệp, của cải, lợi tức ... của họ rồi. Và, khi cho như thế, họ chẳng cần kèm thêm chữ “không” hay chữ “có” làm gì cho bận tâm, bức xúc. Bởi, đã từ lâu,“cho” đương nhiên là cho nhưng không. Và “cho” ở đây còn mang ý nghĩa “không lấy lại” như kiểu “cho” của thổ dân người da đỏ (Indian giver)hồi nào, mà là kiểu “cho” của dân Anamite nhà ta: “cho tho lo mất đòi”.

Xem như thế, “cho không” là chuyện đương nhiên và phải lẽ; nhưng chưa hẳn là chuyện thường tình. Vì, thường thì bàn dân thiên hạ hay có thói quen “không cho” chứ chưa nói là “cho có điều kiện”, hoặc “cho” xong rồi đòi lại. Như lời của bài hát trên cho thấy: “tình cho không biếu không” , chứ ai hát là “tiền cho không biếu không”!

Cũng chẳng nên lấy làm lạ, vì mấy ai nhớ ra như thế. Và, “cho” là một trong những đòi hỏi rất tối hậu của Đấng đã “cho” quá nhiều. “Cho” cả tình lẫn tiền và gì gì nữa, Ngài cũng cho, cho tất cả. Có thể nói, Ngài chính là Đấng “Cho Không” mọi sự. Ngài “cho”cả bản chất rất “người” của Ngài nữa.

Tuy nhiên, vấn đề gợi ra hôm nay, là: khi “cho” mọi sự và trọn vẹn như thế, Đức Kitô –Đấng cho ban sự sống- đã làm gương và khuyến khích tòan thể nhân lọai hãy cứ “cho” đi. Cho thêm. Cho nhiều hơn nữa. Cho, chứ đừng nhận. Bạn không tin phải không? Xin mở Tân Ước ra, sẽ thấy dẫy đầy những cụm từ như thế. Chẳng hạn:
*thư thánh Phaolô:
”Kẻ phân phát, hãy cho nhưng không”
(Rm 12:8),

“Anh em ở dưới luật,


song là dưới ân sủng”
(Rm 6:14),

“Mỗi người hãy cho tùy ý định của lòng mình,


không cau có, không miễn cưỡng,
vì có hớn hở mà cho,
Thiên Chúa mới chuộng.”
(2Cr 9:8),

*Tin Mừng thánh Mat-thêu:

“Các ngươi đã không công mà được,
thì cũng hãy cho không”
(Mt 10:8),

“Ai xin ngươi hãy cho”


(Mt 5: 41)

*Tin Mừng thánh Luca:


“Hãy cho đi,
và các ngươi sẽ được cho lại”
(Lc 6: 38)

Và, thánh Phaolô bao giờ cũng bắt đầu thư chung của mình bằng những câu như:


“Ân sủng và bình an cho anh em do tự Thiên Chúa,


Cha chúng ta và Chúa Yêsu Kitô”
(Rm 1:7)

Nói khác đi, “cho”: không những là đòi hỏi và ước vọng của “Đấng Cho Không”, đối với các kẻ bỏ mọi sự để theo Ngài, mà còn là: Lẽ Sống của mỗi tín đồ Kitô Giáo, không phân biệt Tin Lành, Chính Thống , Công giáo hay Menonite. Mà, đã là lẽ sống thì tốt nhất nên thực hiện theo mức độ của mỗi người.

Nhớ lại quan niệm của ai đó, khi dịch chữ tắt XHCN cho người ngoại quốc học tiếng Việt là: “Xếp Hàng Cả Ngày”, bần đệ không thể không liên tưởng đến cái cảnh xếp hàng cả ngày vào những năm sau 1975. Xếp hàng rồi vẫn tự nhủ lòng mình: nếu người mình thay vì xếp hàng cả ngày để “nhận” (tiền, quà, thực phẩm…), thử đổi lại thành: “Xếp Hàng Cả Ngày” để “cho” thì chắc sẽ khá hơn trước, từ lâu. Có thể là, khi xếp hàng để … mua hoặc nhận như thế, bà con quên mất lời mời gọi được trích dẫn ở trên.
Nhân dịp mừng “Tình Cha”, Đấng đã cho Người Con độc nhất của Ngài cho nhân lọai, nhắc lại cũng chỉ để gợi ý mà thôi. Thành ra, lời cuối của bần đệ, là: Có nên “cho” hay không?

Trần Ngọc Mười Hai


nhớ lại để tự nhắc nhở

“Đau thương xé môi gầy, mà long vẫn mơ say…”


Trong sống thực cuộc đời đi Đạo, người người thường có cảm nhận về những thứ mà nhà nghệ sĩ khi xưa đã diễn tả bằng các cụm từ rất thân thương: “Đau thương xé môi gầy, mà lòng vẫn mơ say”…


Đau đến xé môi xé miệng, quả là những đau và thương rất lớn. Môi đã gầy gò ốm yếu, mà bị xé nát đến thương đau, thì hẳn là bạn và tôi, có lúc cũng bị nghiến thấu tâm can. Lòng trí cũng chẳng còn những mơ say, nữa. Xé nát, đến đau thương và hết mơ say, vẫn là tình tự xảy đến khi có quá nhiều cãi tranh. Quá nhiều mũ chụp ô dù đặt lên đầu con dân trong ngoài nhà Đạo.
Con dân “xé môi gầy” trong ngoài nhà Đạo, như bạn và tôi lâu nay thường thấy xảy đến ít nhiều tình huống có sâu và có xé. Có cãi tranh, có mũ chụp về nhiều chuyện. Chuyện uy danh quyền lực. Chuyện sống Đạo. Chuyện nào cũng to cũng tát. Cũng lấn át hết mọi chuyện.
Nếu để ý, bạn và tôi sẽ thấy ở nơi chính trường hay chốn thương nghiệp, chỗ nào cũng có cãi vã, có tranh giành. Cãi và tranh đến thương đau, xé nát. Cãi và tranh, đến nổ đom đóm. Mất cả lương tâm. Mất hết tình người.
Vừa qua, một bạn trẻ khác ở Sydney cũng lại có thắc mắc và hỏi han, rất nhiều. Thắc mắc bạn ấy đưa ra hôm nay, không bức xúc đến độ gây tranh và cãi như các chính trị gia chuyên làm luật. Nhưng, cũng rất “xé môi gầy”, ngay chốn nhà Đạo. Về chuyện Đạo. Về chuyện mà người đời, nay hay dùng từ hoa-mỹ để gọi: là tả phái, hữu khuynh, là cấp tiến, cổ hủ…rất rối mù.
Thành thử hôm nay, bạn và tôi ta hãy để tâm quan sát những hỏi và đáp giữa cặp thầy – trò ở bên dưới. Quan sát, để xem người nhà Đạo mình có sinh hoạt gì mà sao cứ tranh luận và cãi vã hoài như thế. Quan sát, để ý đến những thắc mắc như thế này:

“Tôi có vài thắc mắc, xin Linh Mục vui lòng giải thích cho biết: hiện có chăng cái-gọi-là khuynh hướng tả phái – hữu khuynh, nơi nhà Đạo như ở chính trường ? Nói khác đi, có chăng nơi nhà Đạo, phe cấp tiến hoặc bảo thủ, như ngoài đời ? Và nếu có, ta giải quyết làm sao ? ( Người hỏi tên ký tắt là: K.G.)

Lần này, người trả lời lại là đấng bậc đã một thời vị vọng nổi tiếng trên truyền thông báo chí rất “Đạo”: đó là, Lm. Brian Lucas thuộc tuần báo Công Giáo ở Sydney, như sau:
“Khi gọi đích danh người nào thuộc phái “hữu khuynh”, bình thường ta vẫn hay lẫn lộn chuyện Đạo và đời, để rồi chụp mũ cho nhiều đấng bậc vị vọng có uy tín trong Giáo Hội, cũng như họ đã từng làm đối với chính trị gia.

Cụm từ “Hữu khuynh” hay “Tả Phái”, có nguồn gốc từ lĩnh vực chính trị. Nhất là, khi các người anh em làm phận sự phân tích chính kiến/lập trường của mỗi vị tại hiện trường nơi ấy. Mũ chụp, ô dù mang danh “tả”, “hữu”, chỉ có nghĩa mỗi khi ta viết tốc ký mà thôi. Viết tốc ký để thẩm định một cá nhân nào hầu liệt kê họ vào hàng những người chọn chính sách xã hội, khá phức tạp.

Ở môi trường chính trị, việc sử dụng tên lóng – mà thời nay người ta hay gọi là ô dù, mũ chụp – cũng phù hợp với sinh hoạt làm luật để định danh tánh một chính trị gia nào đó có quan điểm, lập trường phù hợp với điều mà nhiều người lâu nay có qui ước gán ghép cho nhân vật mình đề cập. Trong đảng Lao động ở Úc chẳng hạn, lâu nay hễ ai có chân trong phe hay phái đã rạn nứt của đảng này, đều biết chắc mình thuộc cánh nào, phe nào, trong cùng đảng. Và, những ai được xác định danh tánh và phe phái, đều mãn nguyện tự hào với bất cứ ô dù/mũ chụp nào gán cho mình.
Ở môi trường nhà Đạo đất Úc, cũng như trên toàn thế giới, nhất là vào thời hậu Công Đồng Vatican II, các mũ chụp,ô dù nói ở trên, lâu nay lại gán cho các vị có quan điểm/lập trường về thần học, tín lý và lòng Đạo. Họ còn gán cả vào lề lối quản trị cũng như kế hoạch mục vụ, vẫn có trong Giáo Hội.

Đó cũng là loại mũ chụp, ô dù mà nhiều vị sử dụng để gán cho các bài tham luận tu đức nổi tiếng ngõ hầu nhận dạng các nhóm hoặc phong trào nào đó. Lấy ví dụ cụ thể, ta thử rút từ sách tu đức của Linh Mục Paul Collins, MSC mang tựa đề “Chúc lành trộn xà bần” chẳng hạn, mới đọc đã thấy có 15 mục nhập khác nhau có mang mũ chụp “Công Giáo hữu khuynh”, rồi.

Xem như thế, mũ chụp này là có ý gì? Lm Paul Collins cũng như các nhà phê bình cứ cố ý như để chứng minh cụm từ “hữu khuynh” là có ý gì ? Điều này cho thấy, chiếc mũ “hữu khuynh” được nhiều người sử dụng là để ám chỉ toàn bộ tổ chức này nọ, có mặt trong Hội Thánh. Vì thế, khi đọc sách của Linh Mục Paul Collins, ta thấy tác giả có nói đến tên của nhóm Opus Dei, với nhận xét, như:

“Không còn ngờ vực gì nữa, phong trào này là tổ chức hữu khuynh, thấy rõ” (tr 103)

Cùng một lập trường tương tự, tác giả còn cho rằng: đa số người viết cho truyền thông báo giới Công Giáo đều là những người thuộc phe “hữu khuynh” tr. 181). Đổi lại, tôi vẫn nghĩ: những người lâu nay bị cho là có chiều hướng “hữu khuynh” chắc chắn sẽ coi Lm Paul Collins, thuộc “tả phái”.

Cho đến nay, ta có nhiều tài liệu, sách vở nổi tiếng; nhưng ít có học giả kinh điển nào, lại dám chụp mũ cho ý kiến/hành động; hoặc người nào, tổ chức nào đó là người hoặc nhóm “hữu khuynh”, hay “tả phái”, hết.

Trên căn bản, “hữu khuynh” là hình dung từ chỉ mang tính tương đối. Tức là, chỉ có ý nghĩa đối với những người tự cho mình thuộc “tả phái” hoặc “trung lập”, mà thôi. Nếu có ai coi như mình thuộc cánh “cực hữu”, thì mọi người khác, cả những người “hữu khuynh” cũng sẽ trở thành “tả phái”, đối với người cực hữu này. Tựu trung thì, tất cả còn tuỳ vị thế của người phê bình theo lập trường nào để phân loại người khác, nhóm khác. Tức là, bạn có tả phái mới phê bình người khác “hữu” khuynh, thôi.

Không như các chính trị gia, vẫn thường vui lòng để người khác bảo mình thuộc “tả phái”, “trung-tả” hoặc “hữu khuynh”, các nhà thần học lại vẫn tự coi mình thuộc phe “chính thống” hoặc chính đáng dù cho rằng người khác nghĩ mình như thế là sai.


Nhiều tác giả, lâu nay bị một số người khác cho là thuộc giới “hữu khuynh”, lại dùng chính mũ chụp này để chụp lên cho mình để chứng tỏ sự chính đáng, chính thống này. Chẳng hạn như Michael Gilchrist, trong cuốn sách do ông viết mang tựa đề “La Mã hoặc quê miền đồng nội”, đã qui về điều mà ta gọi là “não trạng mới của Hội Thánh” ( tr 26 ). Trong 285 trang sách, tác giả nêu rõ rằng chúng ta đều sai khi dùng cụm từ “hiện đại”, “thông thoáng”,” cấp tiến” để đánh giá vị thế lập trường của vị nào đó trong Giáo Hội, mà theo ông họ thuộc thành phần cánh “tả”. Bởi, nếu đem so lập trường của ông đối với những người tự cho mình ở phía rất cực và rất “hữu”, thì đúng là như thế.

Đánh giá lập trường của bất cứ một ai trong giới Công Giáo là hữu hay tả, cấp tiến hay bảo thủ, chỉ dẫn đến tranh chấp và nứt rạn, mà thôi. Bởi, làm như thế, tình bác ái sẽ bị sứt mẻ. Và, thiện chí của mọi người sẽ giảm sút. Như trong trận túc cầu chẳng hạn, tham gia thi đấu không phải là để đá vào chân hay vào người của đối phương, mà là đụng vào quả da, cho nó tới điểm đích mình muốn nó đến.



tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương