Chương V: Kinh tế


Quá trình đô thị hoá ở Quảng Bình



tải về 1.16 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.16 Mb.
#4477
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.4.4. Quá trình đô thị hoá ở Quảng Bình


Vấn đề phát triển đô thị thường gắn liền với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử. Những đô thị đầu tiên và lớn nhất thường là những kinh đô của các triều đại, từ khi có giai cấp và Nhà nước. Đó là những trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự văn hoá như Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Hà Nội, Huế... Ở các địa phương,qua trình đô thị hoá diễn ra mạnh ở các thủ phủ của tỉnh, ở các huyện lị và nmột số ít tụ điể dân cư. Đô thị lớn thường có các yếu tố: thành quách, pháo đài tượng trưng cho quyền lực thống trị đối nội và quốc phòng, cung điện, lâu đài thể hiện quyền cai trị hành chính và hệ thống chợ búa, phố phường tập trung sản xuất cua thị dân và trao đổi buôn bán ...

Ở miền Trung có đô thị lớn ảnh hưởng nhiều đến tỉnh ta là Kinh thành Phú Xuân và cố Đô Huế.

Năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Châu Thuận và Châu Hoá (tên mới của Châu Ô và Châu Lý), nhằm xây dựng Đàng Trong thành một vương quốc riêng để chống lại Chúa Trịnh ở Đằng Ngoài. Lúc đầu Nguyễn Hoàng đóng đô ở Ái Tử huyện Đông Xương (bắc thị xã Quảng Trị). Tai đây cũng đã có xây dựng cung điện và đúc vạc đồng để phô trương sức mạnh vương quyền, cát cứ riêng một vùng.Năm 1570 Nguyễn Hoàng dời bản doanh vào Trà Bát, đặt tên là Cát Dinh với ý thức lập đế rõ ràng. Từ 1613 - 1635 Sãi Vương dời đô vào Phúc Yên - Quảng Điền (Thừa Thiên). Đến năm 1635 - 1648 Công thương Vương lại rời đô đến Kim Long. Về sau Ngãi Vương lại dịch bản doanh đến làng Phú Xuân huyện Hương Trà...(A154:370)

Từ đó kinh thành Phú Xuân với cảnh sông Hương núi Ngự bắt đầu xuất hiện và ảnh hưởng lớn đến các vùng lân cận; trong đó có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng thành Đồng Hới - Quảng Bình. Mà điển hình từ xưa là Luỹ Thầy (của Đào Duy Từ ở Đồng Hới) lấy làng Động Hải làm điểm tập kết các lực lượng xây dựng thành luỹ và bố phòng(A154:354).

Từ làng Động Hải đến thành phố Đồng Hới là một quá trình phát triển của một vùng đất trung tâm được chọn làm tỉnh lỵ Quảng Bình. Qua những biến đổi lịch sử, quá trình đô thị hoá đã làm cho Đông Hới ngày càng xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá của tỉnh Quảng Bình và đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khu vực dân cư vùng địa phận tỉnh lỵ gồm các làng Động Hải (dân gian gọi là Đồng Hải), Lệ Mỹ, Trấn Ninh (dân gian gọi là Tấn Ninh hay Phú Ninh), Tiên Thiệp, Hướng Dương, Kiên Bính, Thạch Luỹ trực thuộc hai tổng. Hướng Dương, Kiên Bính, Thạch Luỹ thuộc hai tổng Võ Xá, Thuận Lý, Phủ Quảng Ninh. Thời Pháp thuộc, có thêm một chức quan võ gọi là Phòng Thành với một tiểu đội lính lệ làm nhiệm vụ trật tự, không có quyền hành chính. Quyền này nằm trong tay ban Hương Lý của mỗi làng trong địa phận tỉnh lỵ. Riêng người Pháp có một đồn lính khố xanh, đóng bên cạnh toà sứ do một sĩ quan pháp chỉ huy. Họ chiếm đóng Đồng Hới từ 1885 mà đến mãi 1939 họ mới bắt Triều đình Huế cắt 7 làng nói trên trong khu vực tỉnh lỵ, lập thành chính quyền đô thị ngang cấp huyện trong tỉnh, lấy tên là thị xã Đồng Hới. Tổ chức này có tính hỗn hợp giữa bộ máy chính quyền thực dân và chính quyền phong kiến truyền thống. Đứng đầu chính quyền thị xã gọi là quan Bang Tá với bộ máy nhân viên thừa hành như bộ máy cấp huyện. Bên cạnh đó, có một bốt cảnh sát người Việt nhưng do một viên Cẩm người Pháp chỉ huy...,làm nhiệm vụ trật tự trị an.

Đồng Hới có diện tích 100ha. Toàn bộ dân cư 7 làng trong thị xã được phân chia thành bốn phường:

1. Phường Đồng Hải gồm toàn bộ làng Đồng Hải và một xóm nhỏ: Đông Thành ở cửa Nhật Lệ.

2. Phường Đồng Đình, gồm các làng Tiền Thiệp, Thạch Luỹ, Hướng Dương, Kiên Bính.

3. Phường Đồng Phú bao gồm toàn bộ làng Phú Ninh.

4. Phường Đồng Mỹ, bao gồm họ giáo xóm Tam Toà và làng Lệ Mỹ.

Chính quyền mỗi phường giống như cấp xã, làng, trước đó chỉ thay đổi chức danh, không gọi người đứng đầu là Lý trưởng mà gọi là Phường trưởng. Sau cách mạng Tháng Tám, theo chế độ của nề dân chủ cộng hoà nên thị hay phường đều có HĐND, có UBHC, chức danh đổi lại là Chủ tịch UBHC, chủ tịch HĐND.

Các phường trước cách mạng Tháng Tám không chỉ chịu sự điều khiển của Bang Tá đứng đầu thị xã mà còn phải chịu sự chỉ huy của viên Cẩm người Pháp phụ trách cảnh sát trên toàn bộ thị xã.

Dân số lúc đầu theo thống kê của Niên giám Đông Dương (Annuaire administratif de I' Indochine) chỉ khoảng 7.000 người. Trong đó có 1 người kiều dân Pháp, một kiều dân Cămpot và một số Hoa kiều ở làng Minh Hương được hưởng chế độ "ân huệ", tức là khỏi nạp thuế thân và tạp dịch.

Như vậy từ khi Pháp đặt chế độ "bảo hộ" trên đất Quảng Bình, phải mất 50 năm sau họ mới khai sinh ra được một chính quyền đô thị như thị xã Đồng Hới. Sự ra đời muộn mằn đó không giúp gì cho thị xã này phát triển mà còn ra đời vào lúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 bắt đầu bùng nổ ở Châu Âu, do đó thị xã Đồng Hới thời Pháp vẫn là một thị xã nhỏ bé, nghèo nàn.

Mặt khác, Quảng Bình từ xưa vẫn là một tỉnh nông nghiệp nghèo nàn so với cả nước nên tuy là đô thị tỉnh lỵ nhưng nghèo nàn và đơn điệu; phố xá chỉ tập trung vào hai con lộ dồn về chợ, chật hẹp, buôn bán nhỏ, công nghiệp hầu như không có gì.

Toàn cảnh Đồng Hới lúc này có thể tóm tắt như sau:

- Phường Đồng Phú là một phường hoàn toàn làm nghề nông. Làm ruộng thì con trâu đi trước cái cày đi sau, nhiều hộ trồng rau như một dịch vụ đô thị nhưng phương thức trồng trọt thuần tuý, giản đơn.

- Phường Đồng Hải: là phường chuyên nghề cá biển với phương tiện buồm lồng lái xỏ, buông chầm cầm chèo, sống chen chúc nhau trong một xóm nghèo gọi là xóm Câu.

- Phường Đồng Đình, tuy có một số thợ thủ công, một số cơ sở dịch vụ, nhưng chẳng có nghề gì to lớn, lèo tèo một thầy một thợ hoặc một thầy vài người học việc, về dịch vụ thì vài ba quán ăn, vài quán trọ rãi rác trên đường Quốc lộ 1A, từ cửa Nam đến cầu Dài, không quá 1km

- Phường Đồng Mỹ có những cơ sở thủ công như nghề làm nước mắm, nghề thợ chạm, nghề đúc đồng, có khi bán ra ngoại tỉnh và nước ngoài, điển hình là đồ chạm ở Tam Toà đã được đem đi hội chợ tại Mác Xây (Pháp).

Ngày 23/8/1945, cách mạng thành công, chính quyền nhân dân ra đời. Uỷ ban nhân dân Cách mạng được thành lập, sau đổi lại Uỷ ban hành chánh thị xã, các phường gọi là Uỷ ban hành chính, nhập xã Bảo Ninh vào với các thị xã, các nơi khác trong toàn tỉnh, gồm các thôn, làng, ấp, nhập lại thành chính quyền cấp xã, bỏ cấp tổng thay phủ bằng huyện.

Ngày 23/9/1945 Pháp gây hấn ở Nam Bộ và dần dần tiến ra bắc, Quảng Bình và Đồng Hới đã chuẩn bị đi vào kháng chiến. Để có hậu cứ rộng hơn, tỉnh quyết định cắt 4 xã của Bắc Quảng Ninh nhập vào Đồng Hới, đó là: Bảo Ninh, Trấn Ninh, Vĩnh Ninh, Hưng Ninh...

Sau một thời gian chiến đấu, bảo vệ, để bảo toàn lực lượng, chính quyền cách mạng tổ chức cho các cơ quan, đoàn thể và tổ chức chính quyền sơ tán lên chiến khu, đến năm 1947 người Pháp lại tạm chiếm Đồng Hới cho đến 1954.

Thời gian này, cuộc khnág chiến chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt trên địa bà toàn tỉnh nên lực lượng cả hai bên đều tập trung nguồn lực đối phó với chiến tranh, thị xã Đồng Hới vẫn nghèo nàn, không có những kiến trúc gì nổi bật.

Từ sau khi hoà lập lại (1954) đến đầu năm 1965 khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, thị xã Đồng Hới được xây dựng lại đẹp đẽ và khang trang hơn. Nhưng từ tháng 2 năm 1965 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lan rộng ra miền Bắc, máy bay Mỹ ném bom huỷ diệt thị xã Đồng Hới. Đồng Hới trở thành một đống gạch vụn, nhân dân phải sơ tán lên phía Tây, xây dựng một cơ sở mới, vừa sản xuất vừa chiến đấu, gọi là phường Đồng Sơn. Phường Đồng Sơn bao gồm cả dân cư 4 phường của nội thị Đồng Hới tập trung lại, nên có thể nói Đồng Sơn là một thị xã Đồng Hới thu nhỏ suốt trong thời gian chống Mỹ cứu nước (1965 - 1975). Khi nói đến Đồng Sơn cũng có nghĩa là nói đến Đồng Hới, vì lúc đó ở nội thị Đồng Hới không còn có dân cư ở, các cơ quan lãnh đạo của tỉnh đã đi sơ tán. Do đó địa giới Đồng Hới được mở rộng về phía Tây, nơi gò đồi, giáp với nông trường Phú Quý.

Khi thành lập tỉnh Bình Trị Thiên, Đồng Hới lại tiếp nhận 6 xã của phía Bắc huyện Quảng Ninh là Đức Ninh, Nghĩa Ninh, Lộc Ninh, Lý Ninh, Lương Ninh, Vĩnh Ninh. Trong thời gian tồn tại trong cơ cấu hành chính tỉnh Bình Trị Thiên, Đồng Hới nằm ở cực bắc của tỉnh, xã trung tâm nên ít được đầu tư do đó xu thế đo thị hoá diễn ra chậm chạp.

Nhập tỉnh được 13 năm thì Bình Trị Thiên lại tách ra làm 3 tỉnh, tỉnh Quảng Bình lại trở về vị trí cũ.

Tháng 7 năm 1979, tỉnh Quảng Bình được tái lập, Đồng Hới là tỉnh lỵ của Tỉnh Quảng Bình mới tái lập, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Quảng Bình.

Huyện Lệ Ninh (được thành lập trên cơ sở sát nhập hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ, tồn tại trong thời Bình Trị Thiên) được chia thành Lệ Thuỷ và Quảng Ninh. Hai xã Lương Ninh và Vĩnh Ninh từ Đồng Hới được tách ra trở về huyện Quảng Ninh. Trong quá trình phát triển đô thị, các đơn vị hành chính của thị xã có những biến đổi. Xã Lý Ninh được chia thành hai phường gọi là Bắc Lý và Nam Lý; thành lập phường Hải Đình trên phần đất Đồng Hải và Đồng Đình cũ. Lập xã mới Thuận Đức; Chia xã Đức Ninh thành Đức Ninh và Đức Ninh đông; Xã Nghĩa Ninh thành Bắc Nghĩa và Nghĩa Ninh...Đồng Hới lúc này có diện tích lên tới trên 150.000 ha.

Ngày 16 tháng 8 năm 2004, Chính phủ đã quyết định thành lập thành phố Đồng Hới trực thuộc tỉnh Quảng Bình trên cơ sở thị xã Đồng Hới cũ với những đơn vị hành chính xã phường như sau: Hải Đình, Đồng Mỹ, Hải Thành, Đồng Phú, Phú Hải, Bắc Lý, Nam Lý, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa, Thuận Đức, Đồng Sơn, Lộc Ninh, Quang Phú, Bảo Ninh.

Ngày nay trong xu hướng mở cửa và trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thành phố Đồng Hới đang trên đà vươn mình đi lên để làm tròn sứ mệnh một thị xã ven biển của mảnh đất anh hùng và đầy những chiến công hiển hách.

Với sự tác động của sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội trên địa bàn, hình thành cảng Hòn La, sân bay Đồng Hới, khu công nghiệp tập trung, đường Quốc lộ 1A được cải tạo cùng với hệ thống trục ngang, quá trình đô thị hoá của Quảng Bình đâng diễn ra mạnh mẽ. Tỷ lệ dân đô thị hoá sẽ nâng lên từ 11,7% năm 1995 tăng lên 17% năm 2000 . Hệ thống thị xã, thị trấn được phát triển dọc theo các trục đường giao thông cùng với sự phát triển mạng lưới đô thị sẽ tạo ra sức hút cùng vùng nông thôn. Dân cư phân bố tập trung nhất ở vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp dọc đồng bằng ven biển. Khu vực nông thôn với sự tác động của đô thị hoá sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn, bao gồm công nghiệp sơ chế, cung ứng lao động cho các khu công nghiệp.v.v.. tạo điều kiện nâng cao thu nhập và mức sống dân cư nông thôn.

Chu trình đô thị hoá không chỉ ở khu vực tỉnh lỵ mà hình thành một mạng lưới tương đối rộng với nhiều thị trấn, thị tứ mới hình thành trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như:

- Thị trấn quy Đạt, thủ phủ của huyện miền núi Minh hoá có tổng diện tích 758 ha, fân số 5.711 người, có 9 ttiểu khu trực thuộc. Thị trấn Quy Đạt là một điểm tập trung dân cư phát triển theo hướng đô thị hoá.

- Thị trấn Đồng Lê với diện tích 1072 ha, dân số 5.547 người có 9 đơn vị trực thuộc, là trung tâm chính trị, kinh tế, van hoá của huyện Tuyên Hoá.

- Thị trấn Ba Đồn thủ phủ huyện Quảng Trạch với diện tích 157 ha, dân số 7769 người, có 6 tiểu khu trực thuộc. Đây là trung tâm thương mại lớn thứ hai sau Đồng Hới có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất.

- Thị trấn Hoàn Lão là thủ phủ huyện Bố Trạch có diện tích 541ha, dân số 7519 người, có 12 tiểu khu trực thuộc là tụ điểm trung tâm huyện Bố Trạch.

- Thị trấn Phú Quý là trung tâm kinh tế miền tây huyện Bố Trạch nguyên là trung tâm Nông trường Việt – Trung là tụ điểm dân cư đang có quá trình phát triển theo hướng đô thị hoá.

- Thị trấn Quán Hàu là thủ phủ huyện Quảng Ninh có diện tích 324ha, dân số 4339 người. có 7 tiểu khu trực thuộc, là điểm tập trung dân cư gần tỉnh lỵ Đồng Hới chịu tác động mạnh của xu thế đô thị hoá.

- Thị trấn nông trường Lệ Ninh là tụ điểm kinh tế miền tây huyện Lệ thuỷ vốn là trung tâm Nông trường Lệ Ninh trước đây, co diện tích 4690 ha, dân số 5146 người đang phát triển theo hướng đô thị hoá.

- Thị trấn Kiến Giang là thủ phủ huyện Lệ Thuỷ, có diện tích 270 ha, dân số 6447 người, nằm ở trung tâm khu vực dân cư nông nghiệp nhưng có tốc độ đô thị hoá tương đối nhanh.

Sự phát triển của các thị trấn, thị tứ đang trở thành những trung tâm đô thị hoá đóng vai trò vệ tinh cho thành phố Đồng Hới và tạo ra xu thế phát triển đúng hướng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta.

2.5 DU LỊCH


2.5.1. Tài nguyên du lịch

Hoạt động du lịch mang lại một nguồn lợi lớn cho nhiều nước trên thế giới. Tỉnh Quảng Bình có nhiều điều kiện để phát triển ngành kinh tế này.

Quảng Bình, dãi đất hẹp nhất trong các tỉnh duyên hải miền Trung hội đủ các yếu tố cảnh quan và di sản văn hoá để phát triển du lịch. Phía Đông Quảng Bình là dải bờ biển với hệ thống biển đảo và đường bờ dài 116,4 km, chứa đựng những sinh cảnh kỳ thú. Phía Tây Quảng Bình là dãy Trường Sơn, "bức tường thành khồng lồ kéo dài suốt từ phía Nam sông Cả đến tận các ngọn núi phía Bắc thung lũng sông Bung

Những biến động địa chất và các vận động kiến tạo đã làm cho địa bàn khu vực Bắc Trưừng Sơn “nâng lên dạng vòm, nhưng cũng chỉ làm cho dãy núi hơi chao đảo một ít phía Tây thành một nếp lồi có sườn không đối xứng, vì vậy, sườn phía Tây Trường Sơn Bắc chạy dài thoai thoải xuống Mê Công, còn sườn phía Đông thì ngắn và dốc, thành ra các sông suối chảy trên sườn này xuống biển Đông càng có điều kiện để chia cắt địa hình mạnh hơn nữa” .

Quá trình biến động địa chất và vận động kiến tạo đã tạo nên phức hệ các khối núi phía Tây với những đỉnh cao như dãy Giăng Màn, Phicôphi (2017 m), Cô Ta Run (1624 m), Cà Roòng (1540 m), Ba Rền (1137 m). Từ đây, những dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thấp dần, trước khi tiếp xúc với vùng đồng bằng duyên hải, đã tạo nên một vùng sinh cảnh nguyên thuỷ bao phủ địa hình nơi đây.

Trong tổng thể địa hình, cảnh quan của tỉnh Quảng Bình, khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng là một di sản tự nhiên kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho địa bàn này.

Phong Nha - Kẻ Bảng là một vùng núi đá vôi có diện tích chừng 10.000 km2, độ cao trung bình khoảng 600 – 700 m tạo thành một dãy dài khoảng 50 km dọc biên giới Việt-Lào với các kiểu địa hình núi đá vôi, kiểu địa hình phi kast, kiểu địa hình chuyển tiếp.

Trong khu vực đá vôi Kẻ Bàng rất khó để nhận ra sự lộ diện trọn vẹn một con sông hay dòng chảy lớn nào, hầu hết các dòng chảy đều dồn vào các sông ngầm, len lỏi trong lòng Karst. Chỉ ở những ven rìa mới thấy xuất hiện những cánh đồng Karst có dòng chảy trên mặt với một số thung lũng nhỏ bị vây bọc bởi những vách núi đá dựng đứng.

Hệ thống núi đá ở đây nối liền nhau trùng điệp, có nhiều ngọn núi đá với hình chóp nối dài liên tục, giữa chúng có khi gián đoạn bởi những thung lũng Karst. Núi đá trùng điệp, các thung lũng, các dòng chảy đứt quãng đột ngột xuất hiện, rồi lại biến mất và lại ló ra ở một nơi khác tạo nên những mạch nước ngầm (đồng bào quen gọi là rục nước), đã hình thành nên những sinh cảnh kỳ vĩ, trong đó có nhiều hang động nổi tiếng. Giá tri địa chất và sinh cảnh nơi đây đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, thu hút sự quan tâm và ngưỡng mộ của cộng đồng quốc tế. Vì thế, tháng 7 năm 2003, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.

Địa bàn Quảng Bình là cái nôi chứa đựng những dấu tích văn hoá tối cổ với hàng loạt các di chỉ khảo cổ học có niên đại "Hoà Bình sớm" và phát triển liên tục trong suốt hàng chục nghìn năm lịch sử để hình thành và xếp lớp văn hoá tiền sử và sơ sử hết sức đặc thù và sinh động. Nơi đây còn là khu vực tiềm chứa và bảo tồn cho đến ngày nay những giá trị văn hoá Việt cổ mà dấu hiệu nguyên sơ của văn hoá tiền Việt Mường vẫn còn lưu giữ trong đời sống, sinh hoạt của một bộ phận dân cư.

Nằm ở vị trí trung lộ của cả nước, địa bàn Quảng Bình vừa bị chia cắt mạnh về tự nhiên, vừa là khu vực tranh chấp quyết liệt giữa các thế lực thống trị trong lịch sử, lại là địa bàn tiếp nhận và chuyển tiếp các giá trị văn hoá của cả hai miền Bắc – Nam.

Trong quá trình đấu tranh cách mạng và trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, lãnh thổ Quảng Bình là địa bàn diễn ra cuộc đọ sức hết sức quyết liệt và là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng. Những người con anh hùng của Quảng Bình đã đi vào lịch sử dân tộc như anh hùng Lâm Uý, mẹ Suốt, … và hàng trăm những tâm gương kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu và sản xuất được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang và anh hùng lao động. Những địa danh nổi tiếng như sông Gianh, Nhật Lệ, đường Trường Sơn, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp... chứa đựng trong đó rất nhiều sự tích kỳ diệu và thiêng liêng.

Tất thảy những giá trị phong phú, đa dạng quý hiếm và độc đáo về tự nhiên và văn hoá đã hợp thành tài sản vô cùng quý giá, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương, trong đó đặc biệt là tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch Quảng Bình tương đối phong phú và đa dang, được hợp thành từ 5 thành tố:



Tài nguyên sinh cảnh, bao gồm các hệ thống danh lam thắng cảnh như hệ Karst Phong Nha – Kẻ Bàng, thắng cảnh Hoành Sơn, Vịnh Hòn La, biển Đá Nhảy, Nhật Lệ, hồ Bàu Tró, đèo Mụ Giạ, núi Thần Đinh, suối khoáng nóng Bang…

Tài nguyên văn hoá vật thể chứa đựng trong hệ thống các di sản kiến trúc như các phế tích thành quách, đền tháp tồn tại từ thời kỳ ngự trị của văn hoá Chăm, đến các đền chùa, miếu, mạo… trong di sản kiến trúc cộng đồng người Việt.

Tài nguyên văn hoá phi vật thể xếp lớp giá trị văn hoá các thời đại thể hiện trong rất nhiều loại hình sinh hoạt cộng đồng như các loại lễ hội, hát xướng, trò chơi dân gian, dân nhạc và các sinh hoạt cộng đồng khác.

Tài nguyên văn hoá tộc người với sự bảo tồn các giá trị nguyên sơ của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và Môn – Khơme.

Hệ thống hạ tầng cơ sở cho du lịch cũng là một nguồn tài nguyên đang được xây dựng theo các chuẩn tiên tiến và hiện dại, trong đó có khu nghỉ dưỡng "Sun Spa Resort", khách sạn "Sài Gòn - Quảng Bình Tourist" đạt tiêu chuẩn 5 sao, cùng với hàng loạt các khách sạn, nhà nghĩ cao cấp, các cơ sở dịch vụ phục vụ cộng đồng như bưu điện, ngân hàng, bệnh viện, bến cảng hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và các cơ sở hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực và nghĩ dưỡng khác.

2.5.2. Hoạt động du lịch

Trong những năm qua, nguồn tiềm năng và các lợi thế du lịch đã thu hút khách du lịch đến với Quảng Bình và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Trong cộng đồng khách du lịch đã thấy hiện diện du khách đến từ nhiều nước trên cả 5 châu lục, trong đó đông đảo nhất là châu á, châu Âu, nước có nhiều khách du lịch đến với Quảng Bình nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Pháp, Anh, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển. ..

Do có nhiều lợi thế về tiềm năng và đã chú trọng dịch vụ phục vụ du khách, nên hoạt động du lịch Quảng Bình có bước tiến rất nhanh. Năm 1990 chỉ có 2.820 lượt khách du lịch nội địa, các năm tiếp theo lượng khách du lịch có tăng, nhưng chậm, chủ yếu là khách nội địa. Năm 1991 có 2.970 lượt khách, so với năm 1990 tăng 5,3%, năm 1992 có 4.072 lượt khách, so với năm 1991 tăng 37,1%.

Từ năm 1993 đến 1995 và tiếp đến năm 2000 lượng khách tham quan du lịch tăng với tốc độ nhanh, đạt tới trên 250.000 khách, trong đó 1,2% là khách quốc tế.

Trong những năm gần đây, trong tổng thể nguồn tiềm năng du lịch rất phong phú và độc đáo của địa phương, ngành du lịch Quảng Bình đã chủ động đưa vào khai thác loại hình tham quan tại 2 khu du lịch chủ yếu là Vườn Quốc gia - Di sản Thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và Suối nước khoáng nóng Bang. Ngoài ra, theo xu thế tự phát, du khách đã đến với nhiều khu danh thắng và các điểm di tích lịch sử - văn hoá, các công trình kiến trúc cổ, các thành luỹ, đền đài, các khu tưởng niệm và lưu niệm các danh nhân, các địa chỉ văn hoá khác để tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học và tham gia du lịch cộng đồng. Trong thời điểm hiện tại, Quảng Bình có đủ khả năng để khai thác các loại hình du lịch sau đây:

- Tham quan và thưởng ngoạn tại các khu danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng, Đèo Ngang – Hòn La, Lý Hoà - Đá Nhảy, Nhật Lệ – Bảo Ninh, Bang – Thanh Sơn, Quán Hàu – Thần Đinh, Bàu Sen - Dốc Sỏi…

- Tham quan và nghiên cứu tại các di tích thuộc hệ thống Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, các di tích lịch sử phân bố trên hầu hết các địa phương thuộc địa bàn Quảng Bình.

- Tham quan và nghiên cứu hệ thống thành luỹ cổ, đặc biệt là hệ thống thành luỹ Đào Duy Từ, thành Vauban Đồng Hới, hệ thống thành luỹ Chiêm Thành như luỹ cổ Hoàn Vương, Lâm ấp phế luỹ, thành Khu Túc (Kẻ Hạ), thành Ninh Viễn (Nhà Ngo)…

- Du lịch sinh thái tại các khu vực Karst Kẻ Bàng, Khe Net – Giăng Màn, Đảo Yến…

- Tắm nóng và chữa bệnh tại suối Bang.

- Nghĩ dưỡng và tắm biển tại biển Nhật Lệ, biển Đá Nhảy.

- Nghỉ dưỡng, tắm biển và tham gia các trò chơi, lễ hội tại Sun Spa Resort.

- Du lịch mạo hiểm tại một số điểm trong khu vực karst Kẻ Bàng.

- Tham quan và nghiên cứu văn hoá tộc người tại các bản của tộc người Rục (Thượng Hoá) và A rem (Tân Trạch).

- Du lịch cộng đồng tại một số làng văn hoá nổi tiếng như “Bát Danh hương” Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạ, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại và một số địa chỉ khác.

- Các hoạt động dã ngoại phục vụ các cơ quan, tổ chức kinh tế – xã hội, các đoàn thể quần chúng, các trường học tham quan, học tập thực địa và vui chơi giải trí tại các thắng cảnh, khu vực đa dạng sinh học, các di tích lịch sử văn hoá địa phương.

Trên đây chỉ là một số loại hình có thể khai thác ngay trong thời gian ngắn.

Quảng Bình có nhiều lợi thế để phát triển du lịch bền vững, thu hút khách trong nước và ngoài nước vào tham gia các chương trình du lịch địa phương và có lợi thế tổ chức cho khách nội địa đi du lịch ở nước ngoài.



Trong những năm qua, nhất là sau khi Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giói, hoạt động Du lịch Quảng Bình đã có nhiều khởi sắc. Tài nguyên du lịch Quảng Bình được đánh giá là phong phú, đa dạng, có giá trị khu vực và toàn cầu, có thể tổ chức khai thác phục vụ du khách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy ngành du lịch Quảng Bình có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai.


(**)Không chỉ đóng cho mình mà còn phải đóng cho những người thân trong gia đình đã chết trong năm hoặc tha phương cầu thực.

(

(

(

(

(

(2) Theo Địa chí Thanh Trạch - tr.86.

(

(

(

(

(


tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương