Chương V: Kinh tế



tải về 1.16 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.16 Mb.
#4477
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Có một công trình lợi dụng tổng hợp: ngăn mặn, tiêu úng, chống lũ, giữ ngọt (đập Mỹ Trung).

Có trên 150 km đê kè sông, biển và hàng chục công trình tiêu thoát lũ, úng qua đê.

Các công trình thủy lợi đã tưới cho 24.500 ha lúa Đông Xuân và 14.000 ha lúa Hè Thu, tiêu úng vụ Đông Xuân cho 8.600 ha, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trồng trọt vào tỉnh ta và thâm canh cây trồng. Nhờ vậy sản xuất nông nghiệp đã phát triển khá vững chắc, năng suất sản lượng cây trồng ngày càng được nâng cao. Sản lượng lương thực tăng đáng kể, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.

Đạt được những thành tựu trên là nhờ có đường lối chủ trương đúng đắn về phát triển nông nghiệp, trong đó coi trọng thủy lợi là biện pháp hàng đầu. Các chính sách xây dựng thủy lợi hợp với lòng dân; tạo nên phong trào làm thủy lợi sôi nổi và mạnh mẽ.

Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các công trình thuỷ lợi hiện có trên địa bàn chưa đủ đáp ứng nhiệm vụ mở rộng sản xuất trên địa bàn, nhiều vùng có diện tích trồng lúa lớn chưa có nguồn nước bảo đảm, các loại cây hoa màu lương thực chưa được tưới. Mặt khác có một số công trình thủy lợi hiện có bị hư hỏng, xuống cấp không phát huy hết năng lực thiết kế đang đòi hỏi được đầu tư hoàn chỉnh cũng tạo nên một sức ép không phải là nhỏ.

Gần đây được sự đầu tư của Nhà nước, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như FAM, IFAD, ICCO, APS... và nhiều tổ chức khác, Quảng Bình đã xây dựng được hai hồ chứa lớn là: An Mã, Phú Vinh; xây dựng mới và nâng cấp 22 hồ đập vừa và nhỏ, 6 trạm bơm điện, nâng cấp xong 90 km đê biển của dự án 4617 và nhiều công trình khác.

Các công trình thuỷ lợi được xây dựng không những đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mà còn tạo ra những cảnh quan đẹp, tô điểm cho quê hương và đang dần dần thu hút khách du lịch, bổ sung thêm nguồn lợi cho nền kinh tế.
Năng lực tưới thực tế của một số công trình từ 1990 đến 2000

Các hồ chứa vừa và lớn ở Quảng Bình


Tờn hồ

Diện tích lưu vực (km2)

Diện tích tưới thiết kế (ha)

Dung tích ứng với MN DBT

(106 m3)



Dung tích ứng với MNC

( 106 m3)



Diện tích mặt thoáng ứng với MNBT

(km2)



CẨM LY

29

3.400

44,45

4,25

6,0

Thanh Sơn

9,25

400/250

6,4

0,4

1,43

Đồng Sơn

6,0

290/180

2,4

0,15

0,48




Vĩnh Trung

12,0

150

1,61

0,2

0,32




Vực Nồi

13,6

150

11,2

0,1

0,2




Đồng Ran

7,0

220/120

5,25

0,4

0,6




Vực Sanh

4,5

250

3,12

0,64

0,33




Cửa Nghè

1,2

70/50

0,84

0,075

0,161




Mù U

4,0

180

2,75

0,1

0,56




Vực Tròn

110

3.885

52,8

11,623

8,0




Tiên Lang

36,7

1.250

16,57

0,5

1,62




Bẹ

12

500

7,0

0,5







Trung Thuần

9

250

1,6

0,5







Khe Ngang

4,6

100

1,714

0,14







Phú Vinh

38

1.570

22,364

3,20







An Mã

49

5.247/5.460

67,846

4,0

8,856




Khe Sụ

2,0

55

0,8324

0,044

0,158




Phú Hòa

12,5

505

8,639

0,71

0,158




Đầu Ngọn

9,5

130

1,1557

0,21

0,68




Trôốc Vực

6,5

70

0,6747

0,06







Bắc Long Đại

1,0

60

0,915

0,114







Rào Trù

2,2

50/39

0,5293

0,0345

0,20




Đá Mài




1.600/600













Nguồn: Sở NN&PTNT: Qui hoạch Nông nghiệp, phát triển nông thôn

2.2. TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP.



2.2.1.Các nghề thủ công nghiệp

Quảng Bình vốn là một tỉnh có nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống. Từ xa xưa, người dân Quảng Bình bằng lao động thủ công đã tạo ra những sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng và đưa đi trao đổi với những nơi khác. Những nghề truyền thống này nằm rải rác trong nhân dân (có nơi chỉ hành nghề khi nông nhàn). Cũng có làng, có người chuyên làm nghề thủ công, tỉ lệ cao so với dân trong xã như: Quảng Hòa, Quảng Thuận ở Quảng Trạch, làng Tuy Lộc, Cổ Liêm, An Xá Lệ Thủy và các vùng ở thị trấn, thị xã ...

Quảng Bình nổi tiếng từ xưa với các làng nghề sau:

- Nghề dệt vải: Từ xưa đã có nghề dệt vải bông tại Lũ Phong và Mai Xá. Làng Mai Xá sản xuất một loại vải chắc gọi là vải mòi, theo biệt hiệu vải của nó. Gần Ba Đồn, những người thợ dệt của Thuận Bài sản xuất một thứ lụa gọi là Tơ Bài. Ở Quảng Ninh, làng Võ Xá cũng dệt lụa. Nhưng nghề dệt lụa quan trọng hơn cả là ở Bố Trạch. Vải thao Khương Hà rất nổi tiếng trong tỉnh.

Bên cạnh các nghề làm ruộng, đi biển, nhân dân Bố Trạch sớm biết làm những nghề thủ công, trong đó nghề dệt rất quan trọng. Trong các làng như Cù Lạc, Cổ Giang, Khương Hà, Thanh Lăng, Gia Hưng, Cao Lao Thượng, Cao Lao Hạ, Ba Đề, Đồng Kiêu, Hoàn Lão, người nông dân còn biết trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt vải, dệt thao, đũi. Đến nay trong nhân dân còn lưu truyền câu ca: "Đũi Đồng Cao, vải Cao Lao, thao Khương Hà".

Theo Lê Quý Đôn, ở huyện Khang Lộc hầu như khắp nơi đều có nghề dệt (chỉ trừ hai xã). Có hai xã nổi tiếng dệt lụa là Bình Xá và Võ Xá.

- Nghề dệt chiếu: ở Thanh Sơn (Quảng Trạch), ở Đại Phong và An Xá (Lệ Thủy). Chiếu hoa ở Lệ Thủy từ xưa đã nổi tiếng. Dương Văn An (Sách Ô châu cận lục) viết : "...Chiếu hoa (sản ở xã Đại - Phúc - Lộc, huyện Lệ Thủy) thì làm bằng mây lật có hai màu đỏ nhạt và đen bóng. Thứ to sợi mặt đơn, thứ nhỏ sợi mặt kép, dùng để trải võng, là thứ mà các nhà quyền quí vẫn ưa chuộng xưa nay... Còn như chiếu cói Tú Vinh tiện dụng trong mùa đông; chiếu mây Kim Trà được việc trong mùa hạ ...".

- Nghề mộc và đồ tre: Thợ mộc và thợ làm nhà giỏi nhất thời xưa là ở Hòa Ninh, Trúc Li, Mai Xá ( ) và Quảng Cư... Phần lớn các làng này còn có thợ tiện và thợ điêu khắc. Đồ vật và đồ dùng bằng tre thì ở đâu cũng làm. Về phương diện này, tất cả mọi người nông dân đồng thời là người thợ giỏi cả. Tuy thế, cũng có những làng chuyên môn hẳn trong việc sản xuất những đồ vật này hoặc đồ vật khác. Thí dụ: như làng Thọ Đơn (Quảng Trạch) đan thúng mũng nong nia, làng Trung Thuần làm quạt, làng Pháp Kệ làm gối mây và Diên Trường đan rổ đựng bát đĩa và rế để nồi niêu.

- Nghề chạm trổ trên gỗ: Đồ mộc và những đồ vật chạm trổ trên gỗ của Quảng Bình rất nổi tiếng. Tam Toà - Đồng Hới là một địa danh nổi tiếng về nghề chạm khắc trên gỗ. Những thợ điêu khắc tài nghệ nhất là ở Tam Toà, trong số này nhiều người đã được thưởng phẩm hàm và chức tước. Họ đóng các loại tủ chè, khay và các loại rương, tráp bằng gỗ, bằng dạ hương hoặc bằng gỗ huê mọc. Năm 1939, Chính phủ đã lập tại Đồng Hới một trường dạy điêu khắc nhằm mục đích nâng trình độ chuyên môn cho thợ. Nghề điêu khắc đã có từ lâu đời nhưng để thoả mãn khách hàng hiện đại, dần dần người thợ đã biết thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu.

Thợ lành nghề chạm khảm ở Tam Toà thường dùng 3 thứ gỗ: gõ (gụ), dạ hương và huệ mộc. Khách hàng sành sõi thường chọn gỗ gõ hơn dạ hương và huê mộc, bởi vì sau một thời gian lâu thứ gổ này sẽ lên nước đen và bóng đều, điều mà gỗ huê mộc và dạ hương không thể có được. Các mô típ trang trí và chạm khắc thường lấy từ các điển tích cổ phổ biến trong dân gian. Các sản phẩm chạm khảm của Tam Toà đã được đưa bán sang, đưa sang Thái Lan, Pháp, Nhật và ở cả Canađa...



- Nghề rèn, đúc: Quảng Bình đã có nghề nấu sắt và đúc đồng từ lâu đời. Theo sách "Ô châu cận lục" Dương Văn An viết: " ... Hai xã Trung Kiễn, Hoàng Đàn đã có lò nấu sắt, mỏ thì các núi Tú Vinh... Bố Chính sản nhiều quặng sắt, các xã Phú - Tôn, Cao Lao đã có lò rèn ... .

Sắt từ xưa ở Quảng Bình đã trở thành sản phẩm quí để cống nộp cho triều đình, giống như một sản vật nộp thuế.

Lê Quí Đôn chép: "... Qua xã Cao - Lao, vượt núi Lê Đệ, mười mấy dặm, độ một canh rưỡi thì đến Trang Điền Phúc, gọi là xứ Mục Dưỡng. Trang này, trước nộp thuế sắt. Hỏi lấy sắt ở đâu thì nói lấy sắt ở núi Lê Đệ, một trang 50 lò, mỗi năm một lò phải nộp 2 thỏi, cộng là 100 thỏi, nộp ở dinh Ngói ".

Do nấu sắt phát triển, nên nghề rèn rất phổ biến. Thường cứ ba hoặc bốn làng có một người thợ rèn, nhưng thợ rèn đặc biệt nhiều nhất ở Hoàng Giang, và Phan Xá. Hai làng này chuyên môn hóa về nghề này. Ở Quảng Trạch, làng Hòa Ninh cũng có những lò rèn quan trọng. Thợ đúc thì ở các làng Tam Toà và Quán Dâu. Họ hầu như chỉ sản xuất nồi. Các sản vật làm ra thường bán cho người buôn sĩ. Những người này lại bán tại chợ Ba Đồn hoặc khắp các làng trong tỉnh. Một số sản phẩm được bán sang Lào.



- Nghề sản xuất nước mắm, làm muối: Nước mắm đều sản xuất ở các làng có ngư dân, như: Cảnh Dương, Mỹ Hòa, Lí Hòa, Lí Nhân, Tam Toà, Đồng Hới, Bảo Ninh... Nhưng thứ nước mắm ngon nhất là nước mắm Cảnh Dương. Theo tục lệ ngày xưa, hàng năm làng này phải tiến loại nước mắm ngon (làm từ cá bôi hương) cho triều đình nhà Lê.

Nghề làm muối thì có ở nhiều nơi như ở Ròn (Quảng Trạch), Đồng Cao (Bố Trạch); Đồng Hới như Bảo Ninh... Nghề làm muối đã có từ xa xưa. Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết: "... xã Cừ Hà, huyện Khang Lộc, trường ruộng muối có ba phường, mỗi năm chịu thuế 84 sọt 13 cân, trường Binh Phúc mỗi năm 77 sọt 20 cân".

Như vậy ở thế kỉ 18, vùng cửa Nhật Lệ đã biết làm muối mà không những chỉ biết khẩn trì (ruộng cát đất mặn) mà còn biết "mở lò nấu muối".

- Nghề sản xuất hàng thực phẩm khác: Ở đâu người ta cũng làm miến, bánh các loại bằng bột gạo. Thứ miến ngon nhất là miến chợ Điền (Quảng Trạch), miến chợ Đón (Bố Trạch), và miến chợ Tréo (Lệ Thủy).

Tại nhiều địa phương trong tỉnh, hầu hết người dân đều biết sản xuất tinh bột sắn (nhân dân gọi là bột lọc), nhiều nhất là ở Bố Trạch. Một số làng của Quảng Ninh như Tả Thiếp, Hữu Thiếp, chợ Chè của Lệ Thủy sản xuất rất nhiều bột hoàng tinh.

Tại Bố Trạch, Tô Xá và Trung Thuần (Quảng Trạch) có nhiều cơ sở sản xuất đường đen và mật mía.

Tại Đồng Hới và một số làng lân cận có nhiều gia đình làm tương.

Tại Bố Trạch, Đồng Hới có nghề làm rượu dâu... Tương và rượu dâu là những tiến phẩm hàng năm cho vua.

- Nghề làm nón: Có ở nhiều nơi như Ba Đồn, Quảng Thuận, Quảng Tân (Quảng Trạch); Qui Hậu (Lệ Thủy)... Trong đó nổi tiếng nhất là làng nón Thổ Ngoạ. Ngày nay làng nón này vẫn phát huy được uy tín trên thị trường.

- Nghề gốm: Có ở nhiều nơi, nhưng nhiều nhất là ở Quảng Trạch (Canh Hóa).

- Nghề đóng thuyền: Do đặc điểm bờ biển Quảng Bình dài, diện tích sông nước rộng, do đó nghề đánh cá sông, cá biển đã phát triển từ lâu đời. Kéo theo ngành đóng thuyền đã phát triển từ lâu. Có nhiều nơi đóng thuyền, song phát triển nhất là ở Thanh Khê và Đồng Hới.

Ở Thanh Khê nghề đóng thuyền đã có từ lâu đời, ngày nay con cháu họ vẫn phát huy được truyền thống của ông cha từ bao đời nay. Trước Cách mạng tháng Tám cụ Nguyễn Kì đã đóng được thuyền trọng tải 120 tấn. Với kĩ thuật thô sơ, chạy buồm mà nơi này giám đống đến 120 tấn thì không phải dễ. Nhờ có ghe thuyền lớn này mà nghề vận tải biển vào Nam ra Bắc ngày càng thịnh vượng. Năm 1944 - 1945 những chiếc ghe chở gạo này từ Sài Gòn về cũng góp phần hạn chế nhất định sự đói kém ở địa phương.

Các nghề thủ công truyền thống của Quảng Bình nói chung đều sử dụng nguyên liệu địa phương là nón, tre, lồ ô, cói, mây... Nghề có trình độ tinh xảo thấp, mang tính phổ thông, không đòi hỏi tay nghề cao, không có những bí quyết gì lớn về sản xuất. Giá trị sản phẩm thấp, vì vậy thu nhập của người lao động rất hạn chế, chủ yếu lấy công làm lãi, đời sống khó khăn và không ổn định.

Nhìn chung, các làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Quảng Bình không lớn, qua từng giai đoạn lịch sử, có nghề được phát huy rất mạnh, nhưng cũng có những nghề mai một dần.

+ Thủ công nghiệp và công nghiệp dưới thời Pháp thuộc

Bắt đầu từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp thi hành chính sách mở mang những ngành thủ công nghiệp và công nghiệp nào có lợi cho chúng mà không phương hại đến sự phát triển của công nghiệp chính quốc. Đó là ngành khai thác khoáng sản, ngành ít phải đầu tư, nhanh chóng thu nhiều lợi nhuận mà lại phục vụ đắc lực cho công nghiệp chính quốc.

Trong lúc đó các nghề thủ công truyền thống lâu đời của nước ta bị chế độ thuế khóa nặng nề và chế độ quản lí khắc nghiệt, không cạnh tranh nổi với hàng ngoại của chúng nhập vào, và trở thành điêu đứng.

Tuy bị chính sách thống trị của thực dân - phong kiến kìm hãm nhưng trong thờ kỳ Pháp thuộc, nhân dân Quảng Bình cũng tìm mọi cách duy trì một số nghề thủ công truyền thống và tiếp tục học hỏi để nâng cao kĩ năng nghề nghiệp nhằm đảm bảo cho mặt hàng tồn tại được trong hoàn cảnh mới. Đó là các nghề như nghề rượu dâu, chạm trổ, nghề mộc cao cấp ở Đồng Hới, nghề tơ tằm Kinh Châu, nghề nón Thuận Bài, Thổ Ngoạ, nghề gốm Ngoạ Cương, nghề vải Quảng Xá, nghề chạm Trúc Ly, nghề tiện mỹ nghệ Quán Hàu, nghề nấu dầu tràm và các loại khuynh diệp ở Viễn Đệ, nghề chế biến hải sản (đặc biệt là nước mắm, ruốc biển, mắm cà, mắm kiệu) của các làng Cảnh dương, Lí Hoà, Động Hải. (A186:24-25).

Nhìn chung, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp không có điều kiện phát triển. Hầu hết các làng nghề truyền thống bị thực dân Pháp chèn ép nên không những không phát triển sản xuất được mà việc duy trì nghề nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Một số cơ sở thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ được xây dựng trong điều kiện của chiến tranh ác liệt nên cũng chỉ đáp ứng một số yêu cầu bức bách của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, không có khả năng mở rộng ra toàn xã hội.

Sau ngày Quảng Bình được giải phóng, các ngành nghề thủ công nghiệp được phục hội và một số lĩnh vực công nghiệp địa phương bắt đầu được xây dựng, trước tiên đây là những nghề đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu trong hàng ngày sinh hoạt của nhân dân.

Từ khi miền Bắc thực hiện công cuộc cải tạo các thành phần kinh tế, bước đầu xây dựng quan hệ sản xuất mới, việc duy trì các làng nghề gặp rất nhiều khó khăn. Thay vào đó là sự đời của một số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp với nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống trong nền kinh tế kế hoạch hoá. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất đến khi kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972), do tác động của nhu cầu thị trường và ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên số lượng các tổ chức kinh tế tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm. Sau khi hoàn thành về cơ bản công cuộc cải tạo các thành phần kinh tế, toàn tỉnh Quảng Bình có trên 80 tổ chức kinh tế sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp; số đơn vị này tăng lên 116 vào thời điểm kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960). Trong trong điều kiện chiến tranh bao vây, ngăn chặn của đế quốc Mỹ (1965 – 19720), tỉnh Quảng Bình vẫn có gắng duy trì các đơn vị sản xuất tiểu thủ cong nghiệp để cung ứng cho nhu cầu bức thiết của nhân dân và lực lượng vũ trang. Vì vậy dù chiến tranh diễn ra ác liệt nhưng Quảng Bình vẫn duy trì trên 80 đơn vị sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Nhưng khi chiến tranh kết túc, việc lưu thông hàng hoá thuận lợi hơn, trong khi chất lượng hàng hoá của các tổ chức tiểu thủ công nghiệp Quảng Bình rất thấp nên các đơn vị này không tồn tại được trong tình hình mới, nhiều đơn vị đã phải giải thể hoặc chuyển mục đích sản xuất, kinh doanh. Vì thế đến thời điểm năm 1972 chỉ còn trên dưới 30 đơn vị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tồn trại trên địa bàn, trong đó gồm các hợp tác xã Mai Hồng, Đồng Sơn, Rạng Đông (cơ khí), 2 hợp tác xã nông cụ Quảng Ninh và Quảng Trạch, các hợp tác xã Tương Lai, Thanh Quảng, Lệ Bình, Phú Hoà, Phù Ninh, La Hà, 19-5, Thuỷ Sơn (sản xuất vôi), Đức Thuận, Bình Minh (đóng thuyền), Trần Phú, Hồng Hải, Nhân Hoà (mộc), Đòng Lực (da), Ba Đồn (nhuộm), Hải Định (thảm cói), Thống Nhất, Ngoạ Cương, Trị Thiên, Nhân Hoá, Bắc Nam, Ba Đồn, Đất Đỏ, Tân An (gạch, ngói), Hải Sơn (bánh kẹo), Dầu tràm Trạng…(B58:394).

Sau ngày thống nhất đất nước, tỉnh Bình Trị Thiên đã quan tâm khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh những hợp tác xã thủ công nghiệp đã có từ trước ngày thành lập tỉnh Bình Trị Thiên, các địa phương trên địa bàn Quảng Bình đã phát triển một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho việc tái thiết quê hương, đưa số lượng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp lên gần 100 đơn vị, thu hút trên 20.000 lao động thủ công vào làm việc trong các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Ngoài các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng, các địa phương trên địa bàn Quảng Bình cũng tìm cách tận dụng các nguồn tài nguyên địa phương để phát triển các ngành nghề truyền thống và mở mang thêm ngành nghề thủ công nghiệp mới như nghề làm muối, mặt mây, chổi đót, cao su ở Đồng Hới, sản xuất thảm cỏ nhồi ở Quảng Trạch, mộc dân dụng và đan lát ở Lệ Thuỷ, nông cụ cầm tay, ván sàn…ở Bố Trạch. Tuy nhiên những khó khăn của thời kỳ chuyển đỏi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá sang hoạch toán kinh doanh nên hầu hết các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quảng Bình đều gặp những khó khăn hết sức gay gắt. Nhiều mặt hàng sản xuất không đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, không tiêu thụ được trên thị trường. Một số đơn vị sản xuất hàng hoá tiểu thủ công nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.

Trong bối cảnh đó, đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra đã mở hướng chuyển đổi phương thức xây dựng và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quảng Bình. Bên cạnh đó, việc chia tách tỉnh Bình Trị Thiên để thành lập lại 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế theo địa giới cũ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Các nghề thủ công đã tận dụng được các điều kiện tài nguyên sẵn có của tỉnh và giải quyết được một cách cơ bản nguồn nhân lực dư thừa ở nông thôn. Các sản phẩm của các nghề thủ công được tổ chức thu mua, trao đổi tốt có thể đóng góp một phần rất quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh.



tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương