Chương V: Kinh tế



tải về 1.16 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.16 Mb.
#4477
1   2   3   4   5   6   7   8   9

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình - (QB 90 - 2000 - tr.165)
Để không ngừng đưa nền nông nghiệp Quảng Bình phát triển thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế tỉnh, công tác điều tra cơ bản, khảo nghiệm khả năng thích ứng của các giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn và tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sống. Trên cơ sở nghiên cứu khảo nghiệm các chỉ tiêu về điều kiện khí hậu, chế độ đầu tư phân tích thành phần đất trồng, nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các giống, khả năng chống chịu sâu bệnh, khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất lợi các cơ sở sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn đã tiếp thu và đưa vào sản xuất nhiều giống mới, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng một số cây tròng trên địa bàn. Phần lớn diện tích lúa và ngô được gieo trồng bằng các tập đoàn giống mới, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu hạn tốt, năng suất cao.

Tỉ lệ diện tích gieo trồng các loại giống lúa mới tăng dần; chủ yếu là các loại giống vụ Đông Xuân VN20, VN10, X20, X21, X23, IR353, IR38, CR203; vụ 8 có CR203, CN2, QT1, OMO CS94... Một số công nghệ nhân giống mới như nuôi cây mô tế bào đã được ứng dụng trong một số cơ sở sản xuất.

Tỉ lệ diện tích gieo trồng giống lúa mới và năng suất:


Năm


Tỉ lệ gieo cấy giống lúa mới (%)

Năng suất bình quân (tạ/ha)



Cả năm

Vụ Đông Xuân

Cả năm

Vụ Đông Xuân

Vụ 8

1990

68,5

73,9

19,06

24,76

16,60

1991

70,8

75,9

21,40

24,62

22,99

1992

71,9

77,9

25,00

30,10

26,00

1993

73,4

79,9

20,40

30,10

10,30

1994

72,7

79,4

24,40

26,00

29,20

1995

75,8

81,5

27,20

35,20

23,30

1996

79,8

87,0

33,50

40,30

32,06

1997

81,2

87,6

32,60

38,70

31,10

1998

84,6

92,5

27,31

37,47

15,98

1999

85,8

95,0

36,38

41,15

34,34

2000

86,0

96,0

36,62

45,40

35,50

Hầu hết các loại giống lúa trên đều được thường xuyên đổi mới, duy trì các loại giống nguyên chủng, giống cấp 1, do đó năng suất lúa ngày càng tăng. Tính bình quân năng suất lúa cả năm 1995 so với 1990 tăng 8,14tạ/ha; bình quân mỗi năm tăng 7,37%. Năm 2000 so với năm 1996 tăng 10,6 tạ/ha, bình quân mỗi năm tăng 6,8%, từ năm 1990 đến 2000, mỗi năm tăng 6,97% so với trước đây...

Năng suất lúa tăng liên tục và tăng với tốc độ cao trong suốt thời gian dài là yếu tố chủ yếu để tăng sản lượng, vì trong thời gian dài đó, diện tích gieo trồng cơ bản không tăng có năm giảm sút, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng, có năm tăng với tốc độ nhanh như năm 1997, 1999 và 2000. Điều đó chứng tỏ nhờ tăng năng suất gieo trồng đã làm tăng sản lượng.

Cụ thể về tác động của các yếu tố năng suất, diện tích đến tăng giảm tổng sản lượng thóc qua từng năm như sau:



Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng thóc (tấn)

1995

45.595

27,2

123.827

1996

47.358

33,54

158.869

1997

46.369

32,61

151.228

1998

44.482

27,311

121.502

1999

46.862

36,38

170.483

2000

46.900

36,62

171.747

Trong điều kiện diện tích gieo trồng lúa không tăng, có khi giảm, vẫn có khả năng tăng sản lượng do được đầu tư thâm canh tăng năng suất lúa.

Quảng Bình hiện tại đã hội tụ được đủ các điều kiện phục vụ thâm canh như hệ thống thủy nông, mạng lưới bảo vệ thực vật, đặc biệt là có được các cơ sở nhân giống, chế biến giống hiện đại, đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Từ năm 1986 trở đi, do tác động của khoa học kĩ thuật như giống, đầu tư thâm canh, điều hòa tưới tiêu, phòng trừ dịch bệnh, do đó năng suất lúa được tăng cao, sản lượng lương thực tiếp tục tăng một cách ổn định hơn.

Sản lượng lương thực năm 1990: 112.347 tấn lên 148.566 tấn vào năm 1995, tốc độ tăng bình quân mỗi năm 5,75%, lương thực đầu người từ 166 kg năm 1990 lên 199 kg năm 1995.

Sau giai đoạn từ 1996 trở đi, sản lượng lương thực tăng mạnh hơn: năm 1996 đạt 188.160 tấn, vượt kế hoạch 17,5%, tăng 26,65% so với năm 1995, năm 1997 vẫn duy trì sản lượng lương thực ở mức 182.020 tấn, vượt kế hoạch 4%. Hai năm cuối của kế hoạch 5 năm 1996 - 2000, sản lượng lương thực tiếp tục đạt kết quả cao, năm 1999 sản lượng lương thực đạt 203.309 tấn, vượt kế hoạch 9,7% tăng 41,28% so với năm 1998. Năm 2000 dự kiến 204.500 tấn, đạt mức kế hoạch phấn đấu. Lương thực bình quân đầu người đạt 253 kg, cao hơn năm 1995 là 54 kg.

Bình quân năm 1996 đến 2000, tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực 6,6%, của thời kì 1990 đến 2000 là 6,18%.

Do sản lượng lương thực tăng nhanh nên mặc dù gia tăng dân số vẫn ở mức cao, nhưng lương thực bình quân đầu người tiếp tục tăng từ 166 kg năm 1990 lên 199 kg năm 1995 và 253 kg năm 2000.

Sản lượng lương thực tăng nhanh đã mở ra khả năng tự cân đối lương thực cho khu vực nông thôn, khắc phục tình trạng thiếu ăn của nông dân. Theo kết quả tính toán trước năm 1990 lương thực sản xuất chỉ đảm bảo 80% nhu cầu về ăn. Từ năm 1990 đến nay (trừ hai năm 1993, 1998 bị thiên tai gây thiệt hại nặng) sản lượng lương thực sản xuất đã cân đối cho nhu cầu ăn, có phần dư thừa.

Sản xuất lương thực phát triển đã khắc phục tình trạng thiếu ăn trong dân cư, khắc phục nạn đói giáp hạt, ổn định đời sống xã hội.

Sản lượng lương thực qua các năm

Năm

Sản lượng (tấn)

Tốc độ tăng (%)

Lương thực bình quân (kg/người)

1990

112.347

100,9

166

1991

133.347

118,6

193

1992

147.866

110,8

210

1993

119.118

80,5

165

1994

148.058

124,3

201

1995

148.566

100,3

199

1996

188.160

126,9

248

1997

182.020

96,7

236

1998

143.900

79,1

184

1999

203.309

141,28

255

2000

204.500

100,58

253

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình “QB 1990-2000”.

- Về chăn nuôi.

Vật nuôi chủ yếu trong kinh tế gia đình của cộng đồng cư dân trên vùng đất Quảng Bình là các gia súc như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, chim bồ câu...

Trâu: là con vật dùng chủ yếu để cày, kéo. Một số làng dùng để tuốt lúa. So với bò thì trâu ăn cỏ ngang hơn, có khả năng cày ruộng tốt hơn. Song trâu lại ăn nhiều nên thường người ta nuôi trâu ở vùng miền núi. Chỉ giữ trâu lại ở làng vào các tháng cày, cấy; thời gian còn lại cho trâu vào ăn tự do trong rừng.

Những vùng nuôi nhiều trâu như: Qui Đạt, Troóc, Sen Bàng, Đức Phổ, Qui Hậu...

Bò chủ yếu nuôi bò đực để dùng làm sức kéo là chính. Bò được nuôi ở khắp nơi trong tỉnh.

Thông thường mỗi người nông dân nuôi một hai con để cày mảnh ruộng của mình. Cũng như trâu, bò được chăn dắt trên các đường đê, bờ ruộng hoặc trong các vùng đồi...

Dưới thời phong kiến, do điều kiện kinh tế, đời sống, cư dân Quảng Bình rất ít nuôi trâu bò lấy thịt. Thông thường bò lấy thịt chỉ bò đã già, những con nào không thể cày cấy được nữa. Chỉ ở Đồng Hới và Ba Đồn là địa điểm có kinh doanh bò thịt nhưng số lượng không đáng kể và nguồn thịt bò chủ yếu vẫn là bò thải loại, không có khả năng kéo cày được nữa.

Những vùng nuôi bò nhiều là: Kiêm Long, Khương Hà, Thuận Lí, Thủy Liên.

* Lợn: Là con vật chủ yếu nuôi trong gia đình để cung cấp cho thị trường và cung cấp cho nhu cầu cúng tế lễ hội. Ngày nào người ta cũng mổ lợn, mỗi chợ ít ra một ngày cũng có một hàng thịt. Thường thường mỗi gia đình đều có nuôi ít nhất là một con lợn. Lợn nuôi theo kiểu tự cung tự cấp: vừa để tận dụng thức ăn thừa và phế liệu của nông nghiệp, lại có nguồn phân để bón ruộng.

*Gia cầm: Gia cầm phổ biến ở tất cả các gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là gà. Kĩ thuật nuôi rất đơn giản: chỉ thả rong. Tuy gà dễ nuôi nhưng do gà hay bị dịch, sự phòng ngừa bệnh cho gà còn rất hạn chế nên nhìn chung đàn gà gia đình ở Quảng Bình có giá trị kinh tế rất thấp.

Vịt được nuôi nhiều ở Lệ Thủy, Quảng Ninh. Nhiều người nuôi vịt làm lò ấp trứng nhân tạo, họ thuê những ruộng gặt hái rồi để thả các đàn vịt của họ. Ngoài ra nhiều vùng còn nuôi ngan đẻ lấy thịt và trứng. Trứng ngan được chở vào Huế, ở đây có một nhà máy làm lòng trắng trứng.

Tuy nguồn lợi về chăn nuôi trên địa bàn Quảng Bình đã được người nông dân khai thác nhưng hầu như trong suốt hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến và dưới thời Pháp thuộc, chăn nuôi chưa bao giờ được coi là một ngành kinh tế quan trọng. Sau ngày Quảng Bình được giải phóng, lĩnh vực chăn nuôi bắt đầu được chú ý. Từ năm 1960, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã bắt đầu xây dựng một số trạm trại quốc doanh chăn nuôi trâu bò, lợn giống phục vụ việc cung cấp giống vật nuôi cho các đơn vị sản xuất trong tỉnh. Các trạm chăn nuôi trâu, bò giống và trâu bò cày Đồng Lê, Ba Canh, trại lợn Thuận Đức đã đi vào sản xuất ổn định. Sau khi hoàn thành về cơ bản việc xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp, lĩnh vực chăn nuôi đã được các đơn vị sản xuất trên địa bàn đưa vào cơ cấu kinh tế và bắt đầu có đầu tư. Ngày 11 tháng 3 năm 1963, Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình ban hành Nghị quyết về phương hướng và biện pháp về đẩy mạnh chăn nuôi. Nghị quyết đã nhấn mạnh: "Trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện mà tích cực đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc và tiểu gia súc, gia cầm, không những nông thôn, hợp tác xã nông nghiệp, gia đình xã viên mà cả các khu vực phi sản xuất nông nghiệp như vùng thủ công nghiệp, miền biển, thị trấn, thị xã, các cơ quan xí nghiệp, quân đội, trường học nhằm đáp ứng các yêu cầu cung cấp sức kéo cho nông nghiệp, giải quyết phân bón và đảm bảo cung cấp thịt cho nhu cầu tiêu thụ của nhân dân"('A183:125).

Nhờ có sự quan tâm đầu tư phát triển chăn nuôi nên đến khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lĩnh vực chăn nuôi đã tăng đáng kể, đàn trâu tăng từ 11.270 con năm 1954 tăng lên 22.616 con vào năm 1965 (trên 200%), đàn bò tăng từ 34.849 con lên 51.284 con, đàn lợn tăng từ 38.400 con lên 116.728 con (tăng trên 300%)… đến khi kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2, các chỉ số này là: đàn trâu: 20.807 con tăng 180% so với năm 1954), đàn bò: 37.607 (tăng 101%), đàn lợn: 116.688 con (tăng 301%)(B58:328-330).

Sau ngày thống nhất đất nước, tuy có gặp một số khó khăn do cơ chế quan liêu, bao cấp nhưng các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn Quảng Bình vẫn cố gắng tìm cách tồn tại và phát triển. Ngành nông nhgiệp đã phục hồi một số trại giống lợn quốc doanh, trại giống cấp II ở huyện, xây dựng 7 điểm giống lợn hợp tác xã, 1 trại thụ tinh lợn và 1 trạm thú y. Các cơ sở này tuy chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn Quảng Bình nhưng cũng góp phần quan trọng duy trì các hoạt động cung cấp giống mới và một phần dịch vụ chăn nuôi cho người sản xuất. Vì thế khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1980 - 1985), tỷ lệ đàn trâu đã tăng 8%, đàn bò tăng 1% và đàn lợn tăng 10,4%(A183:55).

Sau khi có đường lối Đổi mới và nhất là từ khi có Nghị quyết 10 NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế khoán trong nông nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Phong trào phát triển chăn nuôi trâu, bò đàn, xây dựng trại nuôi lợn bán công nghiệp, chăn nuôi vịt đàn và các hình thức chăn nuôi gia đình đều phát triển mạnh. Tuy chăn nuôi trên địa bàn Quảng Bình chưa đạt mục tiêu trở thành ngành chính và chưa làm thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế nông nghiệp nhưng đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, nhất là nhân dân ở các vùng đặc biệt khó khăn. Tỉ trọng giá trị chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1990 chiếm 33,3%, năm 1995 chiếm 36% và năm 2000 chiếm 34,2%.
Qui mô đàn gia súc qua các năm như sau:

(Đơn vị : con)





1990

1995

2000

Đàn trâu

23.100

28.363

29.640

Đàn bò

96.060

126.250

131.550

Đàn lợn

193.307

262.115

275.790

Chăn nuôi gia súc trong thời kì 1990 - 2000 phát triển tương đối toàn diện, cả về tổng đàn và tăng về chất lượng đàn gia súc.

Chăn nuôi trâu bò ngoài việc cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt đã dần dần phát triển thành chăn nuôi hàng hóa.

Tỉ lệ trâu bò cày kéo ổn định từ 61-62% tổng đàn. Số còn lại chăn nuôi phục vụ kinh doanh, một số vùng có điều kiện về đồng cỏ, đất trồng như: Minh Hóa, Tuyên Hóa, miền Tây Lệ Thủy, Bố Trạch đã phát triển chăn nuôi trâu bò đàn, phổ biến là qui mô 30 - 40 con/hộ.

Đàn lợn tuy nuôi phân tán theo hộ gia đình, song lại tập trung ở khu vực nông thôn nên cũng mang tính tập trung theo vùng và cũng xuất hiện một số hộ chăn nuôi qui mô tập trung từ 5 - 10 con, có nhiều hộ qui mô cao hơn.

Trong các năm gần đây nhờ sự trợ giúp của các chương trình về lai tạo giống, cả đàn bò và đàn lợn được nâng cao chất lượng, năng suất tăng. Tỉ lệ đàn bò lai chiếm 7,7%, đàn lợn chiếm 75%. Trọng lượng lợn xuất chuồng bình quân năm 2000 là 69 kg/con, so với thời kì 1990 đến thời kì 1995 tăng 6,2%.

Chăn nuôi gia cầm: trước đây ở Quảng Bình có xí nghiệp nuôi gà công nghiệp, nhưng do làm ăn thua lỗ nên đã giải tán. Hiện nay nuôi gia cầm chủ yếu là do hộ gia đình. Nuôi theo lối kinh nghiệm truyền thống là chính, kĩ thuật chưa được phát triển.

* Chăn nuôi gà: hàng năm toàn tỉnh nuôi khoảng 730.000 con, năm nuôi nhiều (1989): 899.000 con.

Huyện nuôi nhiều nhất là Bố Trạch (246.500 con), Lệ Thủy (155.446 con), huyện nuôi ít nhất là Minh Hóa (53.365 con).

* Chăn nuôi vịt phát triển mạnh ở tỉnh ta: Huyện nuôi nhiều nhất là Lệ Thủy, Quảng Trạch, huyện nuôi ít nhất là Minh Hóa.


TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRONG GIAI ĐOẠN 1990-2000

(Đơn vị: con)

Năm

Đàn trâu

Đàn bò

Đàn lợn

Đàn gia cầm

Tổng số

Cày kéo

Tổng số

Cày kéo

Tổng số

LLợn nái

Tổng số

Mái đẻ

1990

23.100

15.850

96.060

57.759

193.307

22.408

883.667

398.219

1991

24.069

16.587

100.169

62.695

206.210

23.460

901.343

461.163

1992

25.527

16.930

109.297

67.102

218.230

28.942

1.004856

467.771

1993

27.242

19.348

115.297

62.117

240.998

33.886

1.468.902

487.795

1994

27.252

19.292

120.100

75.163

242.517

32.171

1.222.216

393.779

1995

28.363

20.207

126.250

75.701

262.115

42.412

1.305.000

420.451

1996

28.869

20.729

126.130

75.234

264.182

35.521

1.373.573

442.639

1997

29.407

21.380

127.968

74.921

270.130

34.983

1.468.467

475.821

1998

29.355

21.341

128.214

74.503

267.259

34.598

1.501.562

472.184

1999

29.501

21.458

130.20

73.469

273.611

34.924

1.573.474

487.138

2000

29.640

21.565

131.550

73.830

275.790

34.950

1.589.210

494.440

( Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình QB1990 - 2000 - tr.162.)
Ngoài những nghề chăn nuôi truyền thống, gần đây do sự phát triển của khoa học kĩ thuật, và nhờ sự trợ giúp của Nhà nước cũng như các chương trình viện trợ quốc tế, ngành chăn nuôi đã phát triển thêm nhiều lĩnh vực mới như: nuôi ngan cao sản, nuôi tôm sú, tôm hùm, nuôi cua, nuôi cá, nuôi ong... phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh. Làm cho sản phẩm chăn nuôi càng phong phú thêm, góp phần cho ngành xuất khẩu thủy sản tỉnh nhà thêm phong phú, đưa tỉ trọng chăn nuôi lên cao trong nền nông nghiệp.

Từ 1990 trở đi, chăn nuôi khá phát triển đã đem lại hiệu quả kinh tế khá thiết thực, ngoài việc phục vụ sức kéo cho sản xuất trồng trọt, cung cấp thực phẩm cho đời sống, chăn nuôi còn tạo nguồn thu nhập cho hộ gia đình dân cư. Bình quân hàng năm thu nhập từ chăn nuôi chiếm 31,8% tổng thu nhập của hộ dân cư.

Tuy chăn nuôi chưa trở thành ngành chính như kế hoạch đã đề ra nhưng tỉ trọng chăn nuôi tăng, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển một cách toàn diện hơn, mở rộng, nâng cao về qui mô làm đa dạng sản phẩm nông nghiệp.

2.1.3.Lâm nghiệp.

Quảng Bình có diện tích rừng khá lớn, rừng Quảng Bình thuộc loại rừng nhiệt đới ẩm. Quảng Bình là tỉnh nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ động, thực vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quí hiếm. Đặc trưng cho tính đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

Theo số liệu điều tra của Viện Điều tra Qui hoạch rừng (1999) Quảng Bình có 486.688,7 ha trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha (bao gồm cả rừng ngập mặn 26,7ha), rừng trồng 38.851ha; tổng trữ lượng gỗ 31,6 triệu m3. Độ che phủ rừng 61,17% (kể cả 4.914 ha diện tích cây lâu năm).

Rừng Quảng Bình đa dạng về giống loài, có 138 họ, 401 chi và 640 loại thú khác nhau, đặc biệt có nhiều loại quí hiếm, đặc hữu hẹp: gỗ mun, trầm, huỳnh, nghiến; dưới tán rừng có nhiều loại có giá trị kinh tế như mây, song, các loại cây dược liệu.

Về động vật hết sức đa dạng, có 493 loài, trong đó thú: 67 loài, bò sát 48, chim 297, cá 61, ếch nhái 20 loài, có 109 họ và 38 bộ. Quần thể thực vật và động vật rừng Quảng Bình rất phong phú về chủng loại. Do Quảng Bình nằm trên vị trí chuyển tiếp của điều kiện tự nhiên 2 miền Bắc – Nam nên rừng Quảng Bình là nơi hội tụ một số chủng loại động, thực vật đặc trưng của cả hai miền. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quí hiếm như mun, dạ hương, lim, táu, sến, gõ, hoàng đàn, huyệng, cà ổi...; có nhiều cây dược liệu như trầm hương, hà thủ ô, sâm bố chính, sa nhân, hoài sơn...; có nhiều loại nấm quí như nấm tràm, nấm mối, mộc nhĩ...; có nhiều loại thú quí như voi, hổ, báo, gấu, khỉ, bò tót...; có nhiều loại chim cảnh đẹp như công, trĩ, phướn, nhồng, hoàng anh, sáo, vẹt, bồ câu núi...; có nhiều loại bò sát quí hiếm như rùa nắp, rùa vàng, trút, tắc kè, kì nhông, trăn... Đặc biệt, rừng Quảng Bình có nhiều nguồn gen quí hiếm như: voọc Hà Tĩnh, gấu, hổ, sao la, mang lớn, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam màu đen và trĩ...

Rừng Quảng Bình là một tài sản quốc gia quý giá, là một trong những tiềm năng mạnh và là một nguồn tài nguyên hết có vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Dưới chế độ phong kiến và dưới thời thuộc Pháp, rừng là nguồn sống của một bộ phận dân cư sống dọc ven triền núi phía Đông Trường Sơn. Các thế lực phong kiến và bộ máy thống trị của thực dân Pháp đã coi rừng là một nguồn tài nguyên quan trọng nên chúng ra sức khai thác, tận thu nguồn lợi rừng để phục vụ cho việc xây dựng các công trình hạ tầng của Nhà nước, bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu để tăng ngân sách cho bộ máy và làm giàu cho tập đoàn thống trị. Trong khi đó, cộng đồng dân cư Quảng Bình nói chung và nhân dân vùng ven rừng nói riêng cũng sống dựa vào tài nguyên rừng nên nguồn lợi rừng bị lạm dụng khai thác khiến cho tài nguyên bị cạn kiệt dần.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo vệ, làm giàu tài nguyên rừng, đồng thời khuyến khích phát triển kinh doanh, khai thác rừng một cách có kế hoạch nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhà nước cũng đã thành lập các tổ chức Kiểm lâm và ngành Lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, khai thác nguồn lợi rừng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh ác liệt, ngành lâm nghiệp không những không có điều kiện phát triển mà tài nguyên rừng còn bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng.

Trong thời kỳ chiếm đóng của thực dân Pháp, thực hiện chính sách “đốt sạch, giết sạch, phá sạch” nhằm phá hoại các cơ sở và căn cứ kháng chiến của nhân dân ta, thực dân Pháp đã huy động máy bay ném bom napan đốt cháy hàng nghìn ha rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong giai đoạn này, mục tiêu cao cả nhất của nhân dân cả nước là tiến hành cuộc kháng chiến kiên cường và anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược. Vì vậy, hoạt động lâm nghiệp chỉ hạn chế trong việc khai thác một số tài nguyên phục vụ cho kháng chiến, các hoạt động khác như quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đều rất hạn chế, khối lượng không đáng kể.

Sau ngày hoà bình lập lại trên miền Bắc, thực hiện chủ trương khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất bước đầu cho chủ nghĩa xã hội, các tổ chức kinh tế và nhân dân trên đia bàn Quảng Bình đã bắt đầu triển khai một số hoạt động khai thác, chế biến và phát triển vốn rừng. Tuy vậy, do những khó khăn của thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau nhiều năm chiến tranh, khả năng đầu tư vào lâm nghiệp còn rất hạn chế. Đến năm 1960, sau khi hoàn thành công cuộc cải tạo và khôi phục kinh tế, tỷ trọng thu nhập quốc dân trong lâm nghiệp chỉ chiếm 3% so với nông nghiệp và chiếm 2,5% so với tổng thu nhập toàn tỉnh. Đến năm 1965, sau khi hoàn thành kế hôạch 5 năm lần thứ nhất, thu nhập lâm nghiệp chiếm 2,8% so với nông nghiệp và chiếm 2% so với tổng thu nhập trên địa bàn(B58:168).

Trong thời kỳ thực hiện cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ đã huy động các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất trong thời điểm bấy giờ như các loại máy bay chiến thuật, máy bay chiến lược và tàu chiến từ hạm đội 7 bắn phá và ném hàng triệu tấn bom và rải các loại chất độc diệt cỏ nhằm phát quang địa bàn rừng núi để tiêu diệt tiềm lực của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vì thế rừng Quảng Bình bị tàn phá nghiêm trọng, tài nguyên rừng Quảng Bình trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã bị cạn kiệt.

Mặc dù vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn tìm mọi cách bảo vệ tối đa độ che phủ rừng nhằm duy trì tài nguyên rừng đồng thời bảo vệ hành lang che chở cho các cuộc hành quân và vận tải chi viện chiến trường. Đồng thời, để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân và và các lực lượng tham gia chiến đấu trên địa bàn, tỉnh Quảng Bình cũng tổ chức cho nhân dân và các lực lượng vũ trang khai thác hàng chục vạn mét khối gỗ để xây dựng cầu, xây dựng các cơ sở đóng quân cho bộ đội và thanh nhiên xung phong, xây dựng hệ thống các cơ quan, công sở và hầm ngầm để hạn chế tổn thất cho nhân dân và lực lượng chiến đấu trong điều kiện đánh phá khốc liệt của đế quốc Mỹ. Hầu hết việc hoạt động khai thác lâm nghiệp đều diễn ra theo nhu cầu bức bách của chiến tranh, không hiển thị đầy đủ trên các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các hoạt động lâm nghiệp thực hiện trong chỉ tiêu, kế hoạch tại thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1968) vẫn giữ ở tỷ trọng 3% so với thu nhập nông nghiệp và 2,5% so với tổng thu nhập trên địa bàn(B58:167).

Trong giai đoạn 1969 – 1971, tranh thủ điều kiện đế quốc Mỹ buộc phải tạm ngừng ném bom, chính quyền tỉnh đã chỉ đạo nhân dân kết hợp chặt chẽ và cân đối 3 mặt là khai thác, bảo vệ và tái sinh rừng. Năm 1971 các địa phương trong tỉnh đã khai thác 6 vạn m3, trong đó 700 m3 gỗ thuyền phục vụ giao thông và thuỷ sản. Một số nguồn lợi rừng cũng được khai thác như mây song (4.000.000 mét), mây sợi (200 tấn), lá nón, dược liệu để bổ sung nguồn thu cho ngân sách (A 183:290) . Trong giai đoạn này, tranh thủ điều kiện ngừng bắn, các tổ chức Nhà nước và nhân dân không chỉ có khai thác mà đã bắt đầu có những hoạt động trồng và chăm sóc, tu bổ rừng. Sau khi kết thúc cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, chỉ riêng hoạt động trồng rừng trên địa bàn Quảng Bình đã chiếm tỷ trọng 4,7% so với nông nghiệp, trong đó Nhà nước trồng chiếm 34%, nhân dân trồng chiếm 66%, chăm sóc, tu bổ chiếm 2,6% trong tổng số thu nhập mang lại từ hoạt động trồng và chăm sóc rừng(B58:170).

Sau ngày giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nhà nước đã kịp thời ban hành những cơ chế, chính sách và quy định về quản lý, bảo vệ, khôi phục, làm giàu vốn rừng, đồng thời quy hoạch phát triển lâm nghiệp để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước theo đường lối Đổi mới. Là một địa phương có diện tích rừng rộng lớn và tài nguyên rừng đa dạng, phong phú, ngành Lâm nghiệp Quảng Bình đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh.

Sau những nổ lực để vượt qua những khó khăn, thử thách, khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại, ngành sản xuất lâm nghiệp đã thay đổi dần cơ cấu từ khai thác là chủ yếu chuyển sang bảo vệ, xây dựng vốn rừng, nhằm duy trì, bảo tồn tài nguyên rừng. Tính từ năm 1990 đến 2000 giá trị sản xuất ngành khai thác giảm 17,6%, bình quân mỗi năm giảm 0,96%. Giá trị sản xuất ngành lâm sinh tăng 87,3%, mỗi năm tăng 6,48%, riêng từ năm 1996 - 2000 tăng 65,3%, mỗi năm tăng 10,5%.

Do chuyển cơ cấu, giá trị sản xuất khai thác chiếm tỉ trọng từ 85,4% giá trị sản xuất toàn ngành năm 1990 xuống 80,5% năm 1995 và 71,4% năm 2000. Giá trị sản xuất lâm sinh tăng tỉ trọng 12% năm 1990 lên 13,1% năm 1995 và 22,8% năm 2000. Như vậy trong 10 năm tỉ trọng giá trị khai thác giảm 6%, bình quân mỗi năm giảm 0,6%, tỉ trọng giá trị lâm sinh tăng 10,8%, bình quân mỗi năm tăng 1,08%.

Quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất lâm nghiệp bước đầu đã thu được kết quả: chuyển hoạt động lâm nghiệp sang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vốn rừng tự nhiên, trồng, phục hồi lại vốn rừng. Sản xuất khai thác chỉ duy trì ở mức bảo đảm tái tạo, thay thế tài nguyên rừng theo qui luật phát triển tự nhiên.

+ Về khai thác:

Chỉ tính riêng khai thác gỗ, sản lượng qua các năm như sau :

Năm

Sản lượng khai thác (m3)

% so với năm trước

1990

46.289

90,3

1991

45.998

99,4

1992

45.690

99,3

1993

51.249

42,1

1994

48.144

93,9

1995

42.699

88,6

1996

38.428

89,9

1997

32.832

85,4

1998

28.292

86,1

1999

17.626

62,3

2000

25.000

141,8

Giá trị sản xuất lâm nghiệp

(Theo giá cố định năm 1994)

Đơn vị tính: Triệu đồng.



Năm

Tổng số

Chia ra

Lâm sinh

khai thác

LN khác

1990

106.443,0

12.814,0

90.965,0

2.664,0

1991

105.777,0

9.283,1

92.218,8

4.275,1

1992

106.862,1

9.182,1

91.144,5

6.535,5

1993

111.479,2

9.986,2

97.659,9

3.836,1

1994

115.723,1

10.640,1

100.603,0

4.480,0

1995

110.672,0

14.511,0

89.097,0

7.064,0

1996

107.500,5

16.603,9

84.448,4

6.448,2

1997

98.405,0

16.869,0

77.025,8

4.510,2

1998

93.176,4

16.947,0

69.360,8

6.868,6

1999

89.440,7

17.998,4

64.203,1

7.239,2

2000

105.000,0

24.000,0

75.000,0

6.000,0

(1) Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình – QB 1990-2000
Trong 10 năm (từ 1990 - 2000) sản lượng khai thác giảm 54,1%, tương đương 21.289 m3. Bình quân thời kì 1990 - 1995, sản lượng gỗ khai thác mỗi năm 46.678m3; thời kì 1996 - 2000 mỗi năm khai thác 28.435m3, giảm 39,1% so với thời kì 1990 - 1995.

Mức khai thác gỗ bình quân trong năm 1996 - 2000 là phù hợp với yêu cầu phát triển tự nhiên về năng suất rừng và đủ đáp ứng yêu cầu của địa phương, góp phần bảo tồn một khối lượng lớn diện tích rừng tự nhiên.

+ Bảo vệ xây dựng vốn rừng:

Để khôi phục lại vốn rừng bị suy giảm, từ năm 1990 - 2000, bằng nhiều nguồn vốn viện trợ quốc tế, vốn ngân sách cấp thông qua chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng, vốn tích lũy từ nguồn thu thuế tài nguyên rừng, đã đầu tư 90.347 triệu đồng, chiếm 6,04% tổng mức đầu tư khu vực Nhà nước phục vụ cho trồng, bảo vệ rừng.

Kết quả đầu tư đã trồng mới được 39.109 ha rừng, cụ thể từng năm như sau:



Năm

Tổng diện tích trồng mới tập trung

Đã đưa vào khai thác

1990

2.759

2.870

1991

1.020

4.030

1992

1.980

1.450

1993

2.103

1.390

1994

2.346

455

1995

1.284

580

1996

4.940

721

1997

4.194

793

1998

4.288

3.519

1999

5.098

4.610

2000

5.100

5.508

Cộng

39.109

25.932

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình – QB 1990 - 2000
Diện tích rừng trồng mới bình quân mỗi năm 4.000 ha, với tốc độ trồng mới này, đủ bù đắp lại diện tích rừng giảm sút, khôi phục và nâng cao độ che phủ.

Trong tổng diện tích rừng trồng có 17.397 ha thông nhựa, chiếm 44,78% diện tích rừng trồng. Rừng thông nhựa hiện nay đã phát triển tốt, khép tán thành rừng, vừa có giá trị bảo vệ môi trường sinh thái, vừa có giá trị kinh tế cao. Hiện tại đã đưa vào khai thác trên 4.108 ha, sản lượng nhựa thông thu hoạch trên 1.000 tấn, cung cấp nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

+ Về công tác quản lí:

Do đặc điểm tài nguyên rừng vừa có giá trị kinh tế vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, là loại tài nguyên tái sinh do đó hoạt động sản xuất được gắn liền giữa khai thác, tái tạo và bảo vệ. Vì vậy đòi hỏi phải có biện pháp quản lí phù hợp trong điều kiện diện tích rừng rộng lớn, gắn liền với điều kiện sống của dân cư.

Xuất phát từ đặc điểm đó, công tác quản lí rừng được thực hiện theo nguyên tắc: Xác lập chủ thể quản lí. Hiện tại Quảng Bình phân theo các chủ thể quản lí như sau:



Tổng số (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích rừng

486.688

100,0

1. Doanh nghiệp Nhà nước

284.322

58,4

2. Ban quản lí rừng đặc dụng

40.397

8,3

3. Hộ gia đình, tập thể

7.272

1,5

4. Lực lượng vũ trang

947

0,2

5. Kiểm lâm

142.302

29,2

6. Chủ thể khác

12.395

2,4

Riêng đối với đất trống, giao cho các chủ thể quản lí như sau:






Tổng số (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích không có rừng

146.386

100,0

1. Doanh nghiệp Nhà nước

82.169

56,1

2. Ban quản lí rừng đặc dụng

245

0,2

3. Hộ gia đình, tập thể

14.203

9,7

4. Lực lượng vũ trang

1.628

1,6

5. Kiểm lâm

40.133

27,4

6. Chủ thể khác

8.008

5,0

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình – QB1990 - 2000
Việc xác định chủ thể đối với rừng và đất trống không rừng thực chất là thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng cho các đối tượng quản lí, là một bước đổi mới trong công tác quản lí rừng và đất rừng. Tuy nhiên tiến độ thực hiện còn rất chậm, đến năm 1999 có 95,9% diện tích rừng và 83,7% diện tích đất trồng vẫn do các cơ quan Nhà nước quản lí, trong lúc lực lượng rất mỏng, không đủ để quản lí.

Về việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình quản lí, tuy đã triển khai thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng đến năm 1999 mới giao được 7.272 ha rừng, chiếm 1,5% tổng diện tích rừng và 9,7% tổng diện tích đất trồng với 4.203ha.

Trong điều kiện dân cư đời sống còn khó khăn, phần lớn thu nhập nhờ vào khai thác tài nguyên rừng và các nhu cầu khác đang tăng lên, tiến bộ giao đất, giao rừng chậm sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ rừng. Vì vậy cần đẩy nhanh việc giao đất, giao rừng theo chủ trương của Nhà nước, nhằm huy động mọi lực lượng của dân cư ở vùng rừng núi vào tham gia bảo vệ rừng và xây dựng vốn rừng.

2.1.4. Ngư nghiệp.

Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,04 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ, chiều rộng khoảng 119 km. Với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2 với 5 cửa lạch: Ròn, Gianh, Lí Hòa, Nhật Lệ, sông Dinh và nhiều bãi ngang khác. Ngoài khơi có 5 đảo nhỏ. Ven biển Quảng Bình có khả năng thiết lập một tổng thể kinh tế biển. Trong đó đáng chú ý nhất là nguồn lợi hải sản.

- Ngư nghiệp cổ truyền:

Trong tác phẩm "Ô châu cận lục", Dương Văn An đã mô tả : "...cá và muối thì xã Diêm - Tràng huyện Tú - Vinh ngon nhất, thứ nhì đến cửa Di - Luân; cá Phong thì các đập An Hưu, Thanh Lam có nhiều, thứ hai đến đập Tam - Chế. Còn hào sản ở cửa Hải - Vân với cửa Tứ - Khách, mà xứ Vĩnh - Tuy huyện Khánh - Lộc cũng nhiều, còn dưu thì ở các bến cát bờ bể, mà hạt Tân - Châu, huyện Tú - Vinh cũng sẵn. Loại ngao, loại cua thì từ cửa Di - Luân đến cửa Tú - Khách chỗ nào cũng có.

Đỉnh núi Lổi - Lôi, châu Bố Chính thì sản tổ yến, cửa bể Di - Luân thì sẵn tôm hùm. Đồi mồi, cá lợn thì ở cửa Tú - Vinh với chằm cỏ Minh - Linh. Ốc cưu khổng thì sản ở cù lao Thủy Cần, huyện Lệ Thủy, cá sấu thì sản ở các vụng Hưng - Bình, Hòa - Lâm, huyện Tú - Vinh.

Hải vật nhiều thế nhưng chưa bằng cá có vị ngon hơn cả.

Cá lư sản ở đập Lệ Thủy, cá cũng sẵn ở cửa bể Tú - Vinh. Sông Cái Châu Bố - Chính thì sản cá thoa, cửa bể Tú - Vinh thì sẵn cá mòi. Cá cháy thì sản ở các đập Lệ Thủy, Tú Vinh; cá suy-sa và cá Tống công đều sản ở bể cả ... ".(A46:26)

Nghề đánh cá biển đã có ở Quảng Bình từ lâu đời và phát triển khá mạnh. Ngư dân vùng thuyền có mái chèo hoặc thuyền buồm ra biển. Phương tiện đánh bắt trước đây còn rất thô sơ. Người dân chài chủ yếu đánh lộng, việc đi khơi còn rất hạn chế. Trong thời Pháp thuộc đời sống của ngư dân rất vất vả. Cảnh sưu cao, thuế nặng, cảnh "lái bạn" rất nặng nề...

Những sản phẩm ngư dân làm ra rất giá trị. Có nhiều loại cá ngon như: cá ngừ, cá thu, cá trích, cá dở, mực, cá mòi,... Những thứ cá này chủ yếu ướp muối và làm nước mắm. Có hai loại nước mắm, đó là loại mắm cá, một loại chiết suất thành nước hoàn toàn đó là nước mắm. Mắm cá ngon nhất là mắm bôi hương chủ yếu sản xuất tại Cảnh Dương. Theo tục lệ, ngày xưa hàng năm làng này phải tiến loại mắm cho triều đình phong kiến.

Ngoài ra nước mắm còn sản xuất tại: Mĩ Hòa, Lí Hòa, Lí Nhân, Tam Toà, Bảo Ninh...và hầu hết các làng đánh cá ven biển.

Ngoài đánh cá ra, người ta còn câu các loại tôm như tôm càng, tôm hùm, tôm he. Các loại nhuyễn thể như mực, sò, trôi và các thứ ốc.

Nghề đánh cá nước ngọt gồm đánh cá ở các sông, đánh cá ở đồng ruộng, ao hồ. Những người đánh cá sông thường hay ở thuyền và đó là những cư dân đánh cá chuyên nghiệp. Thuyền vừa là phương tiện để hành nghề thuỷ sản nước ngọt, vừa là nơi cư ngụ chính của người dân (gọi là dân vạn chài). Công cụ đánh cá của ngư dân trên sông thường là các loại lưới gắn với thuyền (địa phương gọi là "rớ bà"), ngoài ra dân đánh cá trên sông còn sử dụng nhiều poại ngư cụ khác như lưới vây, lưới re, lưới bén, các loại câu, đắp đìa, thả chôm, bò…

Phần đông dân cư ở ven sông hoặc ở đảo cũng là những ngư dân thiện nghệ. Họ tổ chức thành từng nhóm cùng đánh cá với nhau với lưới bủa và lưới hình dây, lưới kéo đáy sông. Nơi có nhiều người đánh cá nước ngọt như ở Cồn Ngựa (Quảng Trạch), Thạch Bàn (Quảng Ninh), Xuân Hồi (Lệ Thủy)...

Đánh cá trên ruộng: sau mùa gặt, trong mùa nước lũ và những lúc trời mưa dài ngày, mưa đột xuất vào mùa cá lên ruộng đẻ trứng, lúc đó hầu hết nông dân đều trở thành "ngư dân". Hầu hết các gia đình đều có các phương tiện đánh bắt cá nhân như vó, nơm, nhủi, lưới bén… Người nông dân thường tận dụng diện tích mặt nước các ao hồ rải rác trên cánh đồng để thả "chuôm " để nuôi cá, hoặc thu hút cá rồi tổ chức đánh bắt bằng cách tát cạn hay dùng lưới quét. Việc nuôi cá và các loài thuỷ sản nước ngọt trước đây rất đơn giản, không được đầu tư cơ sở vật chất, chỉ trông chờ vào nguồn cá tự nhiên là chủ yếu. Tuy giá trị kinh tế của nghề cá nước ngọt ở Quảng Bình trong thời xa xưa không đáng kể nhưng đây cũng là nguồn lợi khá quan trọng, không chỉ giúp cải thiện chất lượng bữa ăn cho người nông dân mà còn góp phần đáng kể trong thu nhập của họ.



Ngư nghiệp ngày nay:

Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Biển năm 1987 thì biển Quảng Bình có một tài nguyên hải sản tương đối lớn và rất phong phú về loài. Có trữ lượng lớn (trên dưới 20 vạn tấn hải sản) và có hầu hết các loài hải sản có mặt ở Việt Nam (1.650 loài). Có những loài thủy sản mà các địa phương khác trong nước không có hoặc có nhưng trữ lượng không lớn bằng như: tôm hùm, tôm sú, san hô, mực ống, mực nang... Trong đó mực ống, mực nang chiếm trữ lượng khá lớn và có chất lượng cao.

Phía bắc biển Quảng Bình có bải san hô trắng với diện tích hàng chục ha, tạo ra hệ sinh thái của san hô, chứa đựng nguồn lợi thuỷ sản phong phú và quý hiếm.

Theo số liệu tổng hợp của Sở Thủy sản Quảng Bình năm 2000 thì trữ lượng một số loài hải sản có giá trị (số liệu được đánh giá từ 100m nước trở vào bờ) như sau:

+ Tôm biển: (gồm tôm sú, tôm bạc, tôm thẻ, tôm bột, tôm chì...): 1.600 - 2.000 tấn. Tôm hùm: 200 - 300 tấn. Mực nang: 1.600 - 2.000 tấn. Mực ống: 3.000 - 4.000 tấn. Ruốc 5.000 - 7.000 tấn. Cá các loại 60.000 - 70.000 tấn.

Sản lượng hải sản có thể khai thác khoảng 35.700 - 42.650 tấn/năm.

Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng, dân cư có truyền thống và có kinh nghiệm trong nghề khai thác đánh bắt nên ngành thủy sản được xác định là một ngành kinh tế quan trọng của địa phương và thực tế đang dần dần trở thành một ngành có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên do trình độ khai thác còn thấp, chủ yếu tàu nhỏ, khai thác trong lộng và gần bờ nên sản lượng khai thác được hnàg năm chưa tương xứng với nguồn tài nguyên biển Quảng Bình.

Trước năm 1990, ngành thủy sản chỉ thuần túy về khai thác, từ năm 1991 đến nay phát triển cả khai thác, nuôi trồng, gắn với chế biến đã mở ra triển vọng mới, phát triển toàn diện ngành thủy sản, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tiềm năng về biển, sông và mặt nước nội đồng, cửa sông và phát triển kinh tế.



Về khai thác, thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lí của Đảng, Nhà nước từ năm 1990 mô hình sản xuất thủy sản được tổ chức lại theo qui mô hộ gia đình chủ yếu.

Trong các năm gần đây, thực hiện Luật Hợp tác xã và chủ trương khai thác hải sản xa bờ, mô hình hộ gia đình không có khả năng thực hiện, do đó ở một số địa phương đã thành lập lại hợp tác xã. Đến cuối năm 2000, toàn tỉnh đã có 19 hợp tác xã, vốn đầu tư 49, 67 tỉ đồng. Phương tiện phục vụ đánh bắt được đầu tư trang bị ngày càng tăng cả về số lượng và qui mô công suất.

Năm 1995 toàn tỉnh có 2.809 tàu thuyền các loại, trong đó tàu cơ giới 2.594 chiếc. Các năm từ 1996 - 2000 được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn, các địa phương, hộ gia đình đã đầu tư trang bị thêm phương tiện phục vụ khai thác đánh bắt. Do đó số lượng phương tiện tiếp tục tăng:


Năm

Số lượng phương tiện đánh bắt

Phương tiện cơ giới

1996

3.702

2.724

1997

3.830

2.770

1998

3.977

2.852

1999

4.281

2.883

2000

4.168

2.886

Riêng tàu công suất lớn được đầu tư trong chương trình đánh bắt xa bờ đến năm 2000 có 86 chiếc, tổng công suất 6667CV. Các phương tiện trang bị trên tàu được đầy đủ: có máy thông tin, máy định vị, máy tầm ngư, ngư lưới cụ thích hợp, do đó có điều kiện ra khơi xa, bám biển dài ngày.



Về nuôi trồng: Nuôi trồng thủy sản là một nghề mới phát triển, bắt đầu từ năm 1990, 1991 trở đi tỉnh ta có phong trào nuôi trồng phát triển mạnh; đến nay đây là một ngành khá quan trọng.

Diện tích mặt nước khoanh nuôi năm 1990 có 170 ha, chủ yếu tận dụng ao hồ nội đồng, đến năm 1995 tăng lên 600 ha do khai thác diện tích vùng ven sông, ven cửa biển để khoanh nuôi, trong đó có 307 ha nước lợ nuôi tôm cua, 293 ha nuôi cá nước ngọt. Đến năm 2000 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản có 1.320 ha, nước ngọt 540 ha, nước lợ 780 ha.

Quá trình phát triển một cách toàn diện sản xuất thủy sản cả về khai thác biển khơi, cả khai thác lộng, cả nuôi trồng đã đưa ngành thủy sản thành một ngành kinh tế quan trọng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Giá trị GDP của ngành thủy sản tăng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong toàn bộ nền kinh tế, năm 1990 chỉ chiếm 3,75%, năm 1995 tăng lên 5,1% và năm 2000 chiếm 9%.

Giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994) giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định, có tính liên tục. Tính bình quân từ 1990 đến 1995 tăng 58,7%, bình quân mỗi năm tăng 9,75%; từ 1996 đến 2000 tăng 51,5%, bình quân mỗi năm tăng 8,6%; từ 1990 đến 2000 mỗi năm tăng 9,12%.

Điểm nổi bật của sản xuất thủy sản trong thời gian 1990 - 2000 là: giá trị nuôi trồng tăng cả qui mô giá trị và tăng cả tỉ trọng, năm 1990 tỉ trọng giá trị nuôi trồng chiếm 0,16%, năm 1995 tăng lên 10,84% và năm 2000 tăng lên 13,33%. Kết quả phát triển sản xuất thủy sản như sau:


Năm

Tổng sản lượng khai thác (tấn)

Trong đó

Tốc độ phát triển của tổng số (%)

Hải sản biển

Nuôi nước lợ

1990

8.647


7.647

-

-

1991

9.608


8.498

-

111,1

1992

9.258


8.052

24

96,3

1993

11.244


9.793

45

121,4

1994

13.310


11.614

91

118,3

1995

13.076


11.037

225

98,2

1996

14.593


12.084

228

111,6

1997

14.768


12.288

288

101,2

1998

14.490


12.035

325

98,1

1999

16.620


13.886

220

114,7

2000

17.104


14.250

270

102,9

Song song với việc đẩy mạnh khai thác, khâu chế biến cũng được quan tâm, hiện tại có hai cơ sở chế biến có qui mô lớn được trang bị hoàn chỉnh (Xí nghiệp đông lạnh công suất 700 tấn/năm và Xí nghiệp súc sản công suất 2 tấn/ca) và các cơ sở chế biến như: Xí nghiệp Hương Biển, Công ty thủy sản Sông Gianh, Công ty dịch vụ tổng hợp.

Hàng năm, các cơ sở chế biến đã thu mua khối lượng lớn nguyên liệu thủy sản, giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân, tạo hàng hóa xuất khẩu với chất lượng ngày càng tăng.



Kết quả xuất khẩu thủy sản qua các năm từ 1990 – 2000

Năm


Sản phẩm xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu

Tổng số (tấn)

Tốc độ(%)

Tổng giá trị

(1.000 USD)



Tốc độ (%)

1990

258

-

1.655

-

1991

283

101,8

2.049

123,8

1992

283

83,1

1.252

61,1

1993

205

85,1

1.538

122,8

1994

323

157,1

2.082

135,4

1995

334

103,7

1.924

92,4

1996

112

35,0

959

49,8

1997

898

773,5

3.360

350,0

1998

1.088

122,9

6.059

180,3

1999

1.510

138,8

10.322

170,3

2000

1.820

120,5

8.995

115,5

Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng trưởng với tốc độ nhanh, từ 1,655 triệu USD năm 1990 lên 1,924 triệu USD năm 1995, lên 10,322 triệu USD năm 1999 và 8,995 triệu USD năm 2000, bình quân từ năm 1990 - 2000, mỗi năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 18,45%.

Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu ngày càng nhanh đã đưa vị trí của ngành thủy sản lên chiếm vị trí hàng đầu trong giá trị xuất khẩu. Năm 1990 tỉ trọng xuất khẩu thủy sản chiếm 16,4%, năm 1995 chiếm 17,9%, đến năm 1999 chiếm 66,6% và năm 2000 chiếm 64,25%.

Như vậy, thủy sản là ngành kinh tế có vị trí quan trọng của nền kinh tế địa phương, trước hết là cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống cho đời sống dân cư hàng ngày, đồng thời cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản của địa phương.

Dựa trên cơ sở tiềm năng phong phú và đa dạng về các nguồn lợi thuỷ sản, Quảng Bình tập trung phát triển các ngành nghề khai thác và bảo vệ tốt nguồn lợi biển, tăng cường đầu tư phương tiện, tăng năng lực đánh bắt vùng khơi, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, xây dựng ngành thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.




tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương