1 Hiện trạng động vật I động vật biển và sông nước mặn, lợ



tải về 281.54 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích281.54 Kb.
#31851
  1   2   3   4   5   6
Chương III: Động thực vật

Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.



1. ĐỘNG VẬT

1.1. Hiện trạng động vật

I.1.1. Động vật biển và sông nước mặn, lợ


- Biển Quảng Bình có diện tích khoảng 22.000 km2 (theo FAO và Viện nghiên cứu biển), nằm trong hệ sinh thái vịnh Bắc bộ và Trung bộ, thông với biển Đông và chịu ảnh hưởng lớn của chế độ hải văn Đại dương. Trong quá trình phát sinh và phát triển biển Đông đã trải qua bao biến đổi cực kỳ lớn lao. Sinh vật tồn tại trong biển cũng qua một quá trình tiến hoá lâu dài. Dưới sự kiểm soát của chọn lọc tự nhiên, đã thích nghi với điều kiện sống muôn hình muôn vẽ. Những quần xã sinh vật cùng sống trong một vùng nhất định tạo ra những hệ sinh thái phát triển bởi khu hệ sinh vật giàu có. Biển Quảng Bình mang cái vẽ đa dạng và phong phú đó của biển Đông với chiều dài 126 km, có 5 cửa sông lớn đổ ra, hàng năm biển Quảng Bình được cung cấp một lượng khá lớn phù sa, mùn bã đã phân giải tạo thành những chất dinh dưỡng, các dạng muối khoáng. Chẵng những hình thành những bãi bồi ven sông là bãi đẻ, nơi cư trú của các loài, chúng còn cung cấp thức ăn dồi dào cho sinh vật biển, các cửa sông và sông nước mặn. Được sự bổ sung di cư thường xuyên của các loài trên biển Đông và Đại dương mà biển Quảng Bình có trên 1.000 loài, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế thuộc đủ các họ cá, giáp xác (tôm, cua, ghẹ), họ nhuyễn thể, họ rắn, rùa biển và các loài thực vật. Đó chính là ưu thế tạo nên tính đa dạng sinh học và sự hình thành năng suất sịnh học cao của biển Đông nói chung, biển và sông nước mặn Quảng Bình nói riêng.

* Động vật nổi:

Được xem là động vật “ăn cỏ” của biển. Động vật nổi không mang tính đặc trưng riêng, số loài và khả năng phân bố được nằm trong khoảng giao thoa hệ sinh thái Vịnh Bắc bộ và Trung bộ. Vịnh Bắc bộ có 236 loài, các vùng biển từ Thừa Thiên - Huế trở xuống phía Nam có trên 760 loài. Động vật nổi rất đa dạng theo các nhóm bậc phân loại, gồm nguyên sinh vật, giáp xác, ruột khoang, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, hàm tơ, động vật đầu sống và vô số những ấu trùng của động vật đáy bao gồm cả cá. Hầu hết các loài động vật nổi sống theo kiểu “lênh đênh”. Nhiều loài sống trôi nổi chỉ ở dạng ấu trùng, sau khi biến đổi để có dạng của cơ thể trưởng thành, chúng chuyển thành kiểu sống khác hoặc ở đáy hoặc bơi lội giỏi trong các tầng nước như các loài cá, tôm. Cứ đến mùa con nước, động vật nổi tập trung vào các cửa sông lớn: Nhật Lệ, Lý Hoà, sông Gianh, Roòn. Động vật nổi đã trở thành thức ăn cho các loài, vổ béo các đàn cá bố mẹ, là nguồn thức ăn nuôi dưỡng đàn cá con và những loài sinh vật biển khác như tôm, cua... Do đó mùa con nước cũng là mùa nhiều loài cá di cư đến vùng cửa biển, đầm phá để tìm bãi đẻ.

Trong biến trình của năm, động vật nổi phát triển mạnh vào mùa hạ đối với các vùng nước ngược lên phía Bắc như ở ta. Chính lẽ đó ta không ngạc nhiên vụ cá Nam là vụ đánh bắt chính bởi sự có mặt của các loài cá kinh tế như: Thu, ngừ, nục, chim, hồng di cư theo đàn qua bờ biển Quảng Bình.

Trong số động vật nổi, Sứa là loài có kích thước lớn nhất. Đến mùa tháng 7 và tháng 8 sứa theo triều vào các sông, rạch, đầm phá nước lợ. Mùa nắng nam, sứa cắt nhỏ miếng đem chấm với nước lá ổi, hoặc ướp phèn chua, đem ra kẹp rau thơm chấm nước mắm tỏi gừng là món ăn đặc trưng cho nhiều vùng quê ở Quảng Bình. Sứa xoè chỉ nổi lên mặt nước vào lông hoặc cụp dù lại lặn xuống sâu là báo hiệu sự thay đổi của thời tiết, Sứa được coi là loài báo bão.



* Động vật đáy và nguồn lợi động vật đáy

Động vật không xương sống sống ở đáy (gọi tắt là động vật đáy) có thành phần loài khá phong phú. Bao gồm nhiều đại diện thuộc các nhóm khác nhau như Thân bỡ, Ruột khoang; giun Dẹt; giun Đốt; Nhiều tơ; giáp xác; Chân bụng; thân mềm Hai mãnh võ, Dagai; động vật có Bao và bọn Đầu sống. Chúng hình thành nên nguồn thức ăn đáy cho các loài động vật đáy, đồng thời nhiều loài trong chúng là đối tượng khai thác quan trọng của con người như hầu, sò, hải sâm, bào ngư, tôm, cua, mực...

Một dạng động vật đáy đầu tiên phải nói đến đó là San hô. Nhiều người lầm tưởng đó là những rạn đá, những “loại cây” bằng đá trên biển cả nhưng không phải thế mà nó là một động vật. San hô tạo nên các rạn gần viền bờ, rạn chắn, rạn nền tại các địa hình khác nhau trên suốt bờ biển Quảng Bình.

Biển ta phổ biến có hai loại san hô trắng và san hô đỏ phân bố khá tập trung là ở biển Hòn la.

Vai trò tương tự như cây ngập mặn, san hô trở thành “vật trụ” để tạo nên sinh thái độc đáo và giàu có vào bậc nhất của biển. Hệ sinh thái san hô trong đáy nước lộng lẫy sắc màu, nguy nga như những cung điện. Những loài sinh vật quần tụ trên cơ sở mối quan hệ về thức ăn rất khăng khít. Một số là khách vãng lai tìm đến kiếm ăn, số khác gửi gắm một phần đời sống của mình trong hệ sinh thái giàu có và ổn định này. Ngoài hàng trăm loài tảo, rong sống bám, hàng trăm loài động vật không xương sống và cá thì còn có rất nhiều loài đặc sản: Tôm hùm, hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, cá mú, Cá Hồng...

Trong số động vật đáy, họ hàng có giá trị kinh tế bậc nhất thuộc bọn giáp xác bậc cao đó là tôm, cua. Mặc dầu sản lượng hàng năm không nhiều nhưng biển Quảng Bình có mặt nhiều giống đại diện cho vùng biển Đông. Riêng họ tôm He có mặt hầu hết các đại diện của 16 giống trong biển nước ta như: tôm Sú, tôm Vàng, tôm Bạc, tôm Rảo, tôm Gân, tôm Sắt, tôm Vỗ... Họ tôm Hùm gồm tôm hùm Ma, tôm hùm Đá, tôm hùm Bông là những loài quý hiếm cần phải bảo vệ được ghi trong sách Đỏ Việt Nam. Tôm Hùm phân bố chủ yếu trong các rạn San hô, các rạn ngầm Bảo Ninh, dọc bãi ngang từ Ngư Thuỷ cho đến Gia Ninh, đặc biệt vùng rạn San hô vũng La (thuộc huyện Quảng Trạch) là ngư trường tôm Hùm lý tưởng, một trong những vùng biển có sản lượng tôm Hùm lớn nhất của tỉnh. Có một vài loài như tôm hùm Bông có con nặng đến ba, bốn kilôgam và có hình dáng oai vệ như những con Rồng... việc phát triển nghề lặn bắt tôm Hùm đã làm cho sản lượng tôm Hùm tỉnh ta giảm sút một cách nghiêm trọng, cần sớm có biện pháp bảo tồn và phát triển.

Họ tôm còn phải kể đến những loài thích sống ao đầm sông ngòi nước lợ đó là tôm Đất, người ta cứ nghỉ nó từ đất sinh ra vì ở đâu có mặt nước lợ thì ở đấy có tôm Đất và nó cũng “lành” như đất. Tôm Tít giống như con Tít (con Rết) cắn đau, mặc dầu ít có ý nghĩa về kinh tế nhưng trong dân gian thường dùng làm thuốc trị hen suyễn cho trẻ con.

Trừ tôm Hùm, sống theo lối “cát cứ”, thích sống độc thân để tiện vẫy vùng thì đa số họ nhà tôm có tập tính sống thành đàn nơi đáy cát bùn, bùn cát giàu chất hữu cơ nhất là mùn bã vì chúng thích ăn tạp. Trong chu kỳ sống của mình, nhiều loài ở giai đoạn đầu bắt buộc sống trong vùng nước lợ, như các cửa sông, đầm phá. Khi thành thục lại kéo ra biển sâu, có độ muối cao, tiến hành giao vĩ và đẻ trứng. Sau khi sinh sản, tôm bố mẹ thường chết. ấu trùng - Thế hệ con trôi nổi theo dòng triều được đưa vào cửa sông, đầm phá và bắt đầu một chu trình vòng đời mới.

Tôm là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Ngoài tôm khai thác trong tự nhiên, còn có tôm nuôi. Mặc dầu nghề nuôi tôm ở trong đầm trong bể xi măng đã có từ lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ này đặc biệt ở tỉnh ta mới phát triển trong những năm 90.

Cùng nguồn gốc xa với tôm là cua Biển. Tuy có nhiều loài nhưng giá trị lớn nhất là cua biển, Ghẹ và một số loài khác như Cáy bùn, Cáy xanh, còng, Rạm, Cùm Cụp. Cua bể phân bố khắp vùng ven biển, không tập trung thành các bãi lớn, những nơi có đáy bùn giàu chất hữu cơ có những vùng bán ngập, có bờ để đào hang, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác như cửa sông, đầm phá nước lợ cua rất thích sống, ban ngày chúng thường áp xuống bùn, ban đêm đi ăn. Dân ven sông, ở đầm phá thường làm nghề bủa rập và nghề soi cua trong kỳ tối trăng. Thịt cua rất quý và ngon. Sách xưa chép “thịt cua màu trắng hòa với gạch cua rồi dồn vào mai, thêm đồ ngũ vị phủ lên lớp bột mì làm món giãi trạch rất quý và ngon dễ ưa”.

Trước mùa sinh sản cua di cư ra vùng biển ven bờ để lột xác giao vĩ. Tuần trăng mật khá ly kỳ và thú vị, Cua đực dùng “8 cẳng 2 càng” của mình ôm chặt cua cái, cứ thế “cõng” nhau 4 - 5 ngày hoặc hơn, đến khi con cái sắp lột vỏ để giao phối con đực mới rời con cái ra và ở bên cạnh. Con cái vừa lột xác xong, con đực liền ôm con cái áp sát mặt bụng vào nhau và gỡ yếm con cái ra để giao phối. Thời gian giao phối kéo dài từ 5 giờ cho đến... suốt cả ngày. sau đó con đực buông con cái ra nhưng vẫn đi bên cạnh để bảo vệ cua cái. Cua là loài hung dữ, trong thời kỳ giao vĩ con đực đánh nhau để tranh giành con cái. Khi thiếu ăn chúng tấn công lẫn nhau, chúng ăn tươi nuốt sống kẻ yếu thua mình. Cua tự vệ bằng việc giương đôi càng to khoẻ lên doạ nạt. Trong trường hợp nguy kịch cua có thể thí đi một phần cơ thể để thoát thân. Bộ phận bị mất đi được tái sinh lại sau một thời gian ngắn. cua có khả năng vượt cạn rất lớn, nhất là cua cái khi trứng đã thành thục, cua tìm mọi cách thoát ra khỏi ao đầm và vượt trên cả cây số.

Lê Quý Đôn có ghi lại trong Vân Đài loại ngữ rằng “Loài cua giỏi chiêm nghiệm nước thuỷ triều lên hay xuống. Khi nước thuỷ triều sắp lên, loài cua cất hai càng ngẩng lên mà nghịch đón, khi thuỷ triều sắp xuống, loài cua xếp sáu chân cúi xuống mà tiễn đưa... Người đánh cá thấy loài cua cúi xuống hay ngẩng lên thì biết ngay thuỷ triều xuống hay lên”.

Một loài gần gũi với cua nhưng không hung dữ mà “hiền” như tôm Đất chuyên sống trong đầm phá nước lợ đó là Rạm. con Rạm tưởng chừng như từ bùn đất sinh ra, bởi vì quanh năm suốt tháng ít ai đánh bắt được nó và rất hiếm gặp trong đầm, ao, nhưng đến mùa sinh sản mà đỉnh cao là vào ngày 14, ngày rằng rằm, 30, mồng một tháng 4, tháng 5 âm lịch (dân gian có câu: "Mần (làm) mùa tháng tám coi Rạm tháng tư). Con đực, con cái cặp đôi kết thành bè, rủ nhau ra cửa sông. ở nguồn sông nào có nhiều ao, đầm phá, đồng nước lợ thì ở cửa sông đó mật độ càng dày đặc. Tuy nhiên Rạm ngày một hiếm dần bởi các công trình ngăn mặn (như đập Mỹ Trung chặn dòng phá Hạc Hải), bởi cải tạo đầm, đồng nuôi tôm cua nhân tạo.

- Khác với Cua và Rạm, Ghẹ (hay ghè ghẹ) đầm phá, ao đồng nước lợ không bao giờ gặp mà phổ biến sống ở biển và bất đắc dĩ mới vào sông khi có lũ. Trong hình thức tự vệ của mình Ghẹ không có tấm mai hao hao hình thang giống như ở Cua mà tấm mai được ém dần lại vuốt nhọn ra hai bên, trên mai trên càng và cẳng thường được kẻ hoa văn lốm đốm sắc màu doạ nạt hay nguỵ trang kẻ thù. “Tám cẳng hai càng” dài lêu nghêu, yếu đuối. Ghẹ không có bộ lọc không khí như Cua nên lên khỏi mặt nước ghẹ chết ngay. Gần gũi với Ghẹ có Giàng. Khác với Ghẹ, Giàng chỉ sống ở biển còn Ghẹ vào mùa con nước vào sông.

Cùng với Cua phải kể đến Coòng biển (còn gọi là Dã Tràng), Coòng biển có đặc biệt khi triều lên vùi mình trong cát, triều xuống ngoi lên “xe cát” và Coòng cứ thế “nhọc nhằn” mãi với triều xuống triều lên.

- Tạm rời bọn giáp xác đến với nhóm động vật thân mềm. Có giá trị kinh tế của nhóm động vật thân mềm được khai thác gồm nhiều loài thuộc chân bụng; hai mảnh vỏ và chân đầu.

- Loài chân bụng có giá trị nhất ở biển ta là Bào ngư (hay Cửu khổng) phân bố tập trung ở Hòn La, cách đây 300 năm trong “Vân Đài loại ngữ” Ô châu cận lục của Lê Quý Đôn có ghi rằng “ốc Cửu khổng sản ở cù lao Thuỷ Cần huyện Lệ Thuỷ”, “ Con Phục ngu (Bào ngư) không có vảy, có cái vỏ một mặt bám vào đá, có những lỗ nhỏ chen lẫn, có con bảy lỗ, có con chín lỗ... có mùi vị ngon tuyệt”. “Trong thời Nam Tề mỗi con Bào ngư trị giá đến mấy ngàn tiền”.

Đại Nam nhất thống chí có nói đến sản vật ở đảo Hòn La được đem đi cống nạp đó là chim én và Cửu khổng.

Bào ngư chẳng những có giá trị về thực phẩm mà còn dùng chế biến dược liệu. Tuy nhiên do khai thác quá mức, môi trường bị xáo trộn nhiều, sản lượng Bào ngư giảm nhanh chóng và khó có khả năng phục hồi.

- Ngoài Bào ngư, biển ta còn gặp nhiều loài chân bụng có kích thước lớn, có giá trị thực phẩm cao và nằm trong danh mục xuất khẩu như ốc Tù và; ốc Hương; ốc Dừa; ốc Gai; ốc Bàn tay; ốc Nón; ốc Bù giác. Và có hàng chục loài ốc khác dọc bờ biển, nói chung hình dạng ốc giống gì người ta đặt tên cho như thế.

- Thân mềm hai mảnh vỏ trong vùng biển tỉnh ta phân bố khá rộng, từ vùng triều đến dưới triều; tại nơi có đáy bùn, đáy cát, rạn đá hay rạn san hô. Một số loài phân bố rải rác, một số khác phân bố tập trung như bãi Ngao dầu ở Gia Ninh (Quảng Ninh), Thanh Trạch (Bố Trạch), Quang Phú, Bảo Ninh, cửa Nhật Lệ (Đồng Hới). Nhiều loài cho năng suất khai thác cao, có tầm quan trọng về kinh tế đó là Vẹm xanh, Sò, Ngao, Trai, Điệp, Chép biển. Vẹm xanh là loài có giá trị thực phẩm cao phân bố tập trung ở vùng Roòn, Lý Hoà và rải rác ở các rạn ngầm dọc ven biển. Vem sống bám vào các tảng đá, vách đá của vùng triều hay dưới triều.

- Cùng họ hàng với Vẹm, phải kể đến là Sò. Sò là loài đặc sản không mấy ai là không biết đến. Thịt Sò rất ngon và bổ, ngoài lượng đạm cao, nhiều chất khoáng thì còn có nhiều loại axít amin không thay thế. Sách xưa có ghi chép rằng: “Thức ăn trong yến tiệc phải có món hàm tương (nước tương Sò)... Con Sò rất ngọt, không cần phải điều hoà bằng gia vị mà ngon ngọt tự nhiên, càng to càng mềm. Đó đều là người biết rành và thích ăn Sò. Ăn Sò với gừng xắt thành lát mỏng và cải mà uống rượu thì ngon tuyệt. Người đời Tống khi được tặng món Tao ham (rượu Sò) đã làm thơ:




tải về 281.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương