Chương XXI: VĂn hoá VẬt chất và VĂn hoá tinh thần di sản tự nhiên và văn hoá



tải về 0.74 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.74 Mb.
#12309
  1   2   3   4   5   6   7   8
Chương XXI: VĂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ VĂN HOÁ TINH THẦN

1. Di sản tự nhiên và văn hoá

1.1. Danh thắng

Do vị thế địa lý có tính đặc thù, địa bàn Quảng Bình là cái nôi chứa đựng nhiều cảnh quan kỳvĩ tạo thành mộ quần thể danh thắng nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trong khu vực và thế giới. Các nhà địa lý học thường ví von vùng Trường Sơn Bắc như “Bức tường thành khồng lồ kéo dài suốt từ phía nam sông Cả (sông Lam) đến tận các ngọn núi phía Bắc thung lung sông Bung”(A123:152) , nơi ngăn cách vùng Bình-Trị –Thiên với Quảng Nam- Đà Nẵng.

Hệ núi đá vôi ở vùng này nhận được lượng mưa hàng năm đến 2500mm, có khi đến 3000mm, nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Lượng mưa thừa thải đó chảy ngầm vào trong khối núi theo những đường nứt nẻ trong đá, hoà tan đá vôi và làm đục rỗng khối đá bên trong tạo ra nhiều hang động ngầm nổi tiếng. Trên thực tế, Trường Sơn Bắc có thể xem như là một phức hệ núi gồm nhiều dãy núi chạy song song theo hướng tây Bắc-Đông Nam nằm so le với nhau. Riêng ở phí Tây Quảng Bình, các dãy núi cao như Giăng Màn còn gọi là dãy Pou-ác với đỉnh Phicôphi (2017m), cả hệ núi này nằm ở phần tây bắc các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá và Bố Trạch. ở đây, ngoài những đỉnh núi như Cô Ta Run (1624m). Cà Roòng (1540m), Ba Rền (1137m) phần lớn là những núi đồi đá phiến hay cấu kết có độ cao sàn sàn 500m-600m trước khi choái chân thấp dần về phía Đông.

Với những đặc điểm về mặt cấu tạo địa hình như đã nêu, Có thể hình dung lát cắt trắc diện của vùng bắc miền Trung và Quảng Bình nói riêng là một phức tạp núi nhấp nhô, cao ở cực tây và thấp dần về phía đông trước khi tiếp xúc với vùng cát nội đồng ven biển. Trừ một vài nơi núi ăn ra tận biển theo dạng Hoành Sơn, còn phần lớn vùng được gọi là đồng bằng chỉ là sự tiếp xúc phần chìa ra của chân núi trước biển.

Hết thảy những yếu tố cảnh quan tự nhiên đã làm cho địa bàn tỉnh Quảng Bình thành một bức tranh thuỷ mặc vô cùng singh động và hấp dẫn. Đó chính là quần thể danh thắng Quảng Bình.



1.1.1. Hệ thống hang động Phong Nha

Là di tích lịch sử và danh thắng, đã được xếp hạng Quốc gia - thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, ngày 5 tháng 7 năm 2003 đã được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới. Địa điểm: xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch.

1.1.2 -Vịnh Hòn La

Là di tích lịch sử - danh thắng được UBND huyện Quảng Trạch quản lý. Địa điểm: xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.

1.1.3-Khu danh thắng Lý Hoà

Là di tích danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng là di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

1.1.4 -Thắng cảnh cửa biển Nhật Lệ

Là di tích danh thắng đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: phường Hải Thành, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

1.1.5 –Khu danh thắng núi Chùa Non

Là di tích danh thắng đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

1.1.6 Khu vực suối khoáng nóng Bang.

Là khu vực có suối nước khoáng - nóng có nhiệt độ sôi tại lỗ phun là 1050c. Suối nước khoáng - nóng Bang nằm trong khu vực Bang - Thanh Sơn được những người làm nghề sơn tràng và nhân dân trong vùng gọi là "khe Lò Vôi".

1.2. DI SẢN KHẢO CỔ HỌC



1.2.1. Di chỉ Bàu Tró

Là di tích khảo cổ học do người Pháp phát hiện và nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ XX, đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: phường Hải Thành, thị xã Đồng Hới, cách bãi biển Nhật Lệ chừng 300 - 400m.



1.2.2. Di chỉ Thóc Lóc

Là.di tích khảo cổ được phát hiện năm 1978 và đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: ở gần Bàu Động Đờn, thôn Cù Lạc, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch .



1.2.3- Di chỉ Hang Trăn

Là di tích khảo cổ phát hiện tháng 6 năm 1995, được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh. Địa điểm: xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá, nằm ở sườn đông của dãy núi đá vôi bên bờ bắc sông Nan, cách thôn Cổ Liêm 4km về phía Tây Bắc.



1.2.4-Di chỉ Tiến Hoá- Hợp Hoá

Là di tích khảo cổ do nhân dân địa phương tình cờ phát hiện tháng 1 năm 1961, được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh.Địa điểm: xã Tiến Hoá, xã Hợp Hoá, huyện Tuyên Hoá.



1.2.5-Di chỉ Hang Minh Cầm

Là di tích khảo cổ do E.Patte phát hiện và tiến hành khai quật vào năm 1922, đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích toàn tỉnh. Địa điểm: xã Phong Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình.



1.2.6-Di chỉ Ba Đồn I, II

Là di tích Khảo cổ, đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích trong toàn tỉnh..Địa điểm: Thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.2.7. Di chỉ Bàu Khê

Là di tích khảo cổ được đăng ký vào danh mục kiểm kê di tích toàn tỉnh. Địa điểm: làng Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch.



12.8- Di chỉ Khu lò gốm, sành Mỹ Cương

Là di tích khảo cổ, do Bảo tàng tỉnh Quảng Bình phát hiện năm 1996, được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh. Địa điểm: làng Mỹ Cương, xã Nghĩa Ninh, thị xã Đồng Hới.



1.2.9- Di chỉ khảo cổ học Cồn Nền

Là di tích khảo cổ học do ôngTạ Đình Hà phát hiện tháng 4-1981, được UBND huyện quản lý.Địa điểm: thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch.

1.3. DI SẢN KIẾN TRÚC (THÀNH LŨY, ĐỀN, MIẾU, ĐÌNH, CHÙA...)



1.3.1- Thành Đồng Hới

Là di tích kiến trúc thành luỹ quân sự, được công nhận xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: Phường Hải Đình, thị xã Đồng Hới.



1.3.2-Thành Nhà Ngo

Là di tích kiến trúc thành luỹ, đã được đăng ký vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: thôn Uẩn Áo, xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.



1.3.3 -Thành Kẻ Hạ

Là di tích kiến trúc thành luỹ đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh, địa điểm: xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch.



1.3.4 -Luỹ Hoàn Vương

Là di tích kiến trúc thành luỹ, đã được đăng ký vào danh mục kiểm kê di tích tỉnh Quảng Bình.Địa điểm: các xã Quảng Phương-Quảng Lưu-Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch.



1.3.5 - Hoành Sơn Quan

Là di tích lịch sử - kiến trúc thành luỹ, đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ.Địa điểm: thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.



1.3.6 -Đền Liễu Hạnh công chúa

Là di tích văn hoá, đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.



1.3.7. Luỹ Thầy (luỹ Đào Duy Từ)

Là di tích đã được xếp hạng là di tích Quốc gia. Địa điểm: Phường Hải Thành-xã Bảo Ninh (Đồng Hới), xã Lương Ninh-Hiền Ninh (Quảng Ninh).



1.3.8 -Đình Hoà Ninh

Là di tích đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch.



1.3.9. Đình Minh Lệ

Là di tích đã được xếp hạng di tích Quốc gia.Địa điểm: xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch.



1.3.10. Đình Đồng Dương

Là di tích đã được xếp hạng di tích Quốc gia.Địa điểm: xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch.



1.3.11. Chùa An Xá

Là di tích đã được xếp hạng là di tích Quốc gia.Địa điểm: xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.



1.3.12 - Điện Thành hoàng Vĩnh Lộc

Là di tích đã được xếp hạng là di tích Quốc gia.Địa điểm: xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch.



1.3.13 -Đình Lý Hoà

Là di tích đã được xếp hạng là di tích Quốc gia.Địa điểm: xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch.



1.3.14 - Quảng Bình Quan

Là di tích đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: phường Hải Đình, thị xã Đồng Hới.



1.3.15 -Dấu tích Đình Lũ Phong

Là di tích đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch.



1.3.17 -Đình làng Thọ Linh

Là di tích đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh.Địa điểm: xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch.



1.3.18 -Đình La Hà

Là di tích đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Quảng Văn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.3.19 -Đình Lộc Điền

Là di tích đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.3.20 -Chùa Quan âm Tự

Là di tích đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ.Địa điểm: xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.3.21 -Đền Truy viễn đường

Là di tích đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.3.22 -Đình Tượng Sơn và lăng mộ danh tướng Nguyễn Dụng

Là di tích đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: xã Quảng Long, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.3.23 - Đình Thuận Bài

Là di tích đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

1.4. DI SẢN LƯU NIỆM DANH NHÂN

14.1- Lăng mộ và miếu thờ Hoàng Hối Khanh

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, đã được xếp hạng là di tích Quốc gia. Địa điểm: Lăng mộ ở thôn Đại Giang, xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ; Miếu thờ ở thôn Hà Thanh, xã Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.



1.4.2 -Lăng mộ Lễ thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.



1.43. Lăng mộ Hồ Cưỡng (Hồ Hồng):

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, đã được xếp hạng là di tích Quốc gia.Địa điểm: xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch.



1.4.4. Nhà thờ và mộ Đề đốc Lê Trực

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân đã được xếp hạng là di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá.



1.4.5. Lăng mộ và nhà bia tưởng niệm danh tướng Cần Vương Mại Lượng

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch.



1.4.6- Lăng mộ Hoàng Kế Viêm

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh.



1.4.7. Song trung Miếu bia

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Phù Hoá, huyện Quảng Trạch.



1.4.8. Lăng mộ Nguyễn Hàm Ninh

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch.



1.4.9. Lăng mộ danh tướng Lê Sỹ

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: làng Võ Xá, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh.



1.4.10. Lăng mộ và bia Võ Xuân Cẩn

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, đã được đăng ký vào danh mục tổng kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Tân Thuỷ-xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.



1.4.11. Đền thờ và lăng mộ Lê Mô Khởi

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh. Địa điểm: xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch.



1.4.12. Nhà thờ Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Là di tích lịch sử lưu niệm danh nhân, được UBND huyện quản lý.Địa điểm: xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh.

1.5.DI TÍCH LỊCH SỬ

1.5.1. Các điểm di tích Bác Hồ về thăm Quảng Bình

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng là di tích Quốc gia.Địa điểm: Thị xã Đồng Hới.



1.5.2. Di tích làng chiến đấu Cảnh Dương

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng là di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch.



1.5.3 -Di tích Chiến khu Trung Thuần

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích Quốc gia.Địa điểm: xã Quảng Lưu và Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch.



1.5.4 -Di tích chiến thắng Xuân Bồ

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng là di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Xuân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.



1.5.5 -Di tích Bến đò Mẹ Suốt

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: Thị xã Đồng Hới.



1.5.6. Di tích Trận địa pháo đại đội nữ dân quân Ngư Thuỷ

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Hải Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.



1.5.7 -Di tích làng chiến đấu Cự Nẫm

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch.



1.5.8 -Di tích Chi bộ Đảng Mỹ Thổ - Trung Lực

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Tân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.



1.5.9 -Di tích Bến phà Gianh

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Quảng Thuận, Quảng Phúc (huyện Quảng Trạch), xã Thanh Trạch, Hạ Trạch, ( huyện Bố Trạch ).



1.5.10 -Di tích Căn cứ Việt Minh - Nhà nhóm Thôn Trung:

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng là di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh.



1.5.11 -Di tích Bến phà Long Đại

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích Quốc gia.Địa điểm: xã Xuân Ninh-xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh.



1.5.12 -Di tích Ga Kẻ Rấy

Là di tích lịch sử cách mạng. Đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch.



1.5.13 -Di tích khu Giao tế Quảng Bình

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Địa điểm: xã Đức Ninh, thị xã Đồng Hới.



1.5.14 -Di tích trận địa pháo lão quân Đức Ninh

Là di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Đức Ninh, thị xã Đồng Hới.



1.5.15 -Di tích nhà lao Quảng Bình tại thị xã Đồng Hới

Là di tích lịch sử đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: phường Hải Đình, thị xã Đồng Hới.



1.5.16 -Di tích Trụ sở tỉnh uỷ Quảng Bình

Là di tích lịch sử đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: phường Đồng Sơn, thị xã Đồng Hới.



1.5.17 -Di tích xưởng chế tạo vũ khí Quy hậu

Là di tích lịch sử đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.



1.5.18 -Di tích ngôi nhà của ông Lê Bá Tiệp

Là di tích lịch sử đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: Phường Hải Đình, thị xã Đồng Hới.



1.5.19 -Di tích Bãi Đức

Là di tích lịch sử cách mạng đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá.



1.5.20 -Di tích địa điểm chiến thắng giếng Hoóc

Là di tích lịch sử đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh. Địa điểm: xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.5.21- Di tích địa điểm Đại hội Đảng bộ Đồng Hới - Lầu Thuận Long

Là di tích lịch sử đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh.

Địa điểm: phường Hải Đình, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

1.5.22 -Di tích Địa điểm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần II, -Đình kim bảng và hang lèn cây quýt

Là di tích lịch sử được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: xã Minh Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.



1.5.23 -Di tích Địa điểm nổ "Tiếng bom cây đa Lộc Long"

Là di tích lịch sử đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ.Địa điểm: xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.



1.5.24. Cụm Di tích trung tâm xã Chiến đấu Hưng Đạo

Là di tích lịch sử đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ.Địa điểm: xã Sen Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.



1.5.25 -Di tích làng chiến đấu Quảng Xá

Là tích lịch sử đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích toàn tỉnh. Địa điểm: xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Quảng Xá là một xã có phong trào rào làng chiến đấu phát triển mạnh ở Quảng Ninh, lập được nhiều chiến công xuất sắc. Trong 8 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Quảng Xá đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của giặc Pháp, tiêu diệt 2 tên lính Pháp, hàng chục lính nguỵ, bắt sống và làm bị thương nhiều tên khác, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.

1.5.26 -Di tích Ga Thuận Lý (Nay là ga Đồng Hới)

Là di tích lịch sử đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: Phường Nam Lý, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.



1.5.27 -Di tích Sở chỉ huy bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình thời kỳ 1965-1973

Là di tích lịch sử đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ.Địa điểm: xã Nghĩa Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.



1.5.28 -Di tích hang Lèn Đại Hoà

Là di tích lịch sử đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: xã Đồng Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình.



1.5.29 -Di tích làng chiến đấu Hiển Lộc

Là di tích lịch sử đã được đưa vào danh mục tổng kiểm kê di tích toàn tỉnh. Địa điểm: xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.



1.5.30 -Di tích địa điểm thành lập Trung đoàn 18

Ngày 18 tháng 4 năm 1949, Bộ tư lệnh Liên khu IV ra Quyết định thành lập Trung đoàn 18. Lễ thành lập Trung đoàn 18 tổ chức long trọng tại Cời, xã Đồng Hoá



1.5.31 -Di tích Chi bộ Ngoạ Cương – Thanh Thuỷ - chùa Ngoạ Cương

Là di tích lịch sử đã được đưa vào danh mục kiểm kê toàn tỉnh. Địa điểm: xã Cảnh Hoá, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.5.32 -Di tích Trận chiến thắng Phù Trịch - La Hà

Là di tích lịch sử đã được đưa vào danh mục kiểm kê toàn tỉnh. Địa điểm: xã Quảng Lộc-Quảng Văn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.5.33 - Di tích Trận địa pháo Quang Phú

Là di tích lịch sử đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: xã Quang Phú, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.



1.5.34 -Di tích nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Là di tích lịch sử đang được UBND huyện Lệ Thuỷ quản lý.Địa điểm: làng An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.



1.5.35 -Di tích Địa Đạo Văn La

Là di tích lịch sử đã được Ban Quản lý Di tích - Danh thắng kiểm kê.Địa điểm: thôn Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.



1.5.36 -Di tích Chiến khu Thuận Đức

Là di tích lịch sử. đang được trình UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ.Địa điểm: xã Nghĩa Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.



1.5.37. Di tích lịch sử đường trường sơn

Gồm nhiều di tích hợp thành:

-Di tích A72: Là di tích lịch sử đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Ngân Sơn, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

-Di tích các hang động ở Hoá Thanh - Hoá Tiến: Là di tích lịch sử đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) đã được xếp hạng Quốc gia. Địa điểm: xã Hoá Thanh - xã Hoá Tiến, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.

-Di tích sở chỉ huy cơ bản của bộ tư lệnh 559 tại Hiền Ninh: Là di tích lịch sử đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) đã được xếp hạng quốc gia.Địa điểm: xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

1.5.38 - Di tích các trọng điểm trên đường 12A

Là di tích lịch sử đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh), đã được xếp hạng là di tích Quốc gia. Địa điểm: Tuyên Hoá, Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.



La Trọng: Từ km số 6 - km 8 bao gồm có ngầm, đèo . Chiến công tiêu biểu là chiến dịch mùa khô năm 1965-1966 ta huy động hơn 1000 bộ đội, thanh niên xung phong cõng xăng bằng ba lô, ống bương vượt qua trọng điểm La Trọng ứng cứu thành công cho lực lượng xe bị tắc đường. Có trên 60 cán bộ, chiến sĩ, bộ đội và thanh niên xung phong hy sinh trong chiến dịch này.

Bãi Dinh: Từ km 28 đến km 29, thuộc địa phận xã Dân Hoá. Đồng bào các dân tộc ở đây đã phối hợp cùng bộ đội, thanh niên xung phong bám trụ đánh địch, phục vụ giao thông thông suốt. Đội phẫu thuật của bộ đội điều trị 14 anh hùng đã cấp cứu hàng trăm ca bị trọng thương. Nhiều bộ đội và thanh niên xung phong và nhân dân đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Khe Tang: Nằm ở ngã ba các đường 15 và 12 . Ở đây cầu Khe Tang bị đánh sập, trung đoàn 58 công binh đã bắc cầu treo qua sông nhưng vẫn bị đánh n nên tổ chức vượt hai điểm ngầm. Có lúc cao điểm mỗi tháng địch dùng 600 chiếc máy bay oanh tạc, nhưng ta vẫn đảm bảo giao thông, bảo vệ khu vực kho xe, hàng hoá và chiến đấu bắn rơi tại chỗ nhiều máy nay địch

Khu vực Đồi 37, Cha Lo, Cổng Trời, Hang Dơi, Hang Tiên: Từ km 36- km 37,5 , có các kho xăng dầu, các công sự ngầm đúc bằng bê tông kiên cố. Đồn Cha Lo và tiểu đoàn 929 bộ đội biên phòng, tiểu đoàn 14 quân khu IV đã từng chốt giữ bảo vệ biên giới và an ninh khu vực, bảo vệ đường ống và bắn rơi nhiều máy bay địch.

1.5.39 -Các trọng điểm trên đường "20 Quyết thắng"

Là di tích lịch sử đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh), đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.5.40 - Khu Di tích Xuân Sơn - Phong Nha

Là di tích lịch sử đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) đã được xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.5.41 -Di tích Ngã tư Thạch Bàn

Là di tích lịch sử (đường Trường Sơn) đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Phú Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.



1.5.42 -Khu di tích Bang – Ho

Là di tích lịch sử (đường Trường Sơn) đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Phú Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.



1.5.43 -Di tích bến phà Quán Hàu

Là di tích lịch sử (đường Hồ Chí Minh) đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: xã Lương Ninh-Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.



1.5.44 -Di tích km0 đường 10

Là di tích lịch sử (đường Trường Sơn) đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.



1.5.45 -Di tích Cảng cá Thanh Khê

Là di tích lịch sử (đường Trường Sơn) được UBND huyện quản lý. Địa điểm: xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.



1.5.46 -Di tích sân bay khe Gát

Là di tích lịch sử đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) được huyện Bố Trạch quản lý.Địa điểm: xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.



-Di tích Đồn Hoà Luật Nam: Là di tích lịch sử (chứng tích tội ác) đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích trong toàn tỉnh. Địa điểm: xã Thanh Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

-Di tích tháp chuông nhà thờ Tam Toà, tháp nước, cây đa chùa Ông:

Là di tích chứng tích tội ác chiến tranh (di tích lịch sử) đã được UBND tỉnh ra Quyết định đăng ký bảo vệ. Địa điểm: phường Hải Đình-phường Đồng Mỹ, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

2. LỄ HỘI CỔ TRUYỀN

Lễ hội cổ truyền Quảng Bình là hình thức phản ánh khát vọng của con người muốn vươn tới cuộc sống vui tươi, ấm no, hạnh phúc; đồng thời phản ánh tình cảm thiêng liêng chân thành của các tầng lớp cư dân trong làng xã đối với những người có công với làng nước, với những lực lượng thần linh vô hình luôn phù hộ cho họ trong nghề nghiệp. Cuộc sống thôn dã của làng quê luôn là đề tài cho lễ hội với ý nghĩa tái hiện lại một phần các hoạt động nghề nghiệp, vui chơi, tín ngưỡng của cộng đồng làng xã. Lễ hội cổ truyền Quảng Bình cũng khá phong phú, tuy nhiên, do vị trí địa lý, lịch sử và con người nơi đây đã ít nhiều tác động đến quy mô, tính tích cực của các loại hình lễ hội, làm cho nó ít có cấu trúc hoành tráng, mà thường trong phạm vi nhỏ, thời gian lễ hội ngắn. Mặt khác, cũng do các yếu tố nói trên mà trên thực tế, nhiều loại hình lễ hội đã dần bị lãng quên trong đời sống văn hoá cộng đồng.

Mặc dù vậy, với những lễ hội cổ truyền còn lại, thông qua những âm thanh, màu sắc, tiết tấu của nó nơi sân đình, bến bãi được ghi chép lại, vẫn đủ để cho chúng ta thấy một phần diện mạo đời sống tinh thần phong phú của cha ông ta xưa, rất đáng tự hào.

Căn cứ vào mục đích và nội dung thể hiện, có thể phân chia lễ hội cổ truyền ở Quảng Bình thành các loại hình: Lễ hội tưởng nhớ những người có công đối với cộng đồng làng xã, Lễ hội liên quan đến nghề nghiệp và Lễ hội văn hoá.

Dưới đây giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu:

2.1. MỘT SỐ LỄ HỘI TƯỞNG NIỆM NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ



2.1.1. Lễ cúng thần Thành hoàng ở huyện Bố Trạch

Có ở hầu hết các xã Phúc Trạch, Đồng Trạch, Nhân Trạch, Hoan Trạch, Hạ Trạch, Hải Trạch.... Người ta làm lễ cúng thành hoàng đề tưởng nhớ công lao của các vị thần khai khẩn, lập làng, đồng thời cẩu nguyện trời đất phù 'lộ cho dân làng được an cư lạc nghiệp. Thời gian tổ chức lễ tuỳ thuộc vào từng xã, mặc dù vậy, về mặt tế lễ thần hầu như các xã đều tổ chức gần như giống nhau.

Đầu tiên người ta đọc bài chúc văn để để cập đến công lao của các vị khai canh, khai khấn của làng. Dân làng tổ chức lễ rước các vị thẩn về nơi thờ cúng. Đám rước có cờ đại, cờ xéo, loa để truyền lệnh, đội trống dẫn đường và đội nhạc. Lễ vật cũng gồm có xôi. thịt. hoa, chuối . . . Sau khi cúng xong, phẩm vật được chia đều cho dân và các vị chứ sắc. Đây là một lễ hội lớn trong làng xã. Đến nay ở Hải Trạch vẫn còn truyền lại câu ca:

Ba năm một lễ thành hoàng,

Đi mô đi nấy, về làng mà ăn

2.1.2. Lễ hội cầu yên ở chùa quan âm tự xã Đức Trạch huyện Bố Trạch

Thuở trước, có một ngươi dân tên Hồ Lương Đường ra biển đánh cá kéo lưới lên thì có một pho tượng phật, hai chiếc cối và hai chiếc chày bằng đá. Nhân dân trong làng cho dó là điều may mắn, nên lập chùa để thờ.

Tại đây, hàng năm dân làng tổ chức lễ cầu yên vào rằm tháng giêng nhằm cầu nguyện thần phật che chở, phù hộ cho dân làng làm ăn thịnh đạt, thoát khói bệnh tật, xóm làng an vui. Buồi lễ diễn ra hai ngày một đêm. Đúng 5 giờ chiều ngày 14 tháng 4 làm lễ tịnh độ, tiếp đến là lễ khai canh và sau đó là lễ canh kế (mục đích của lễ canh kể là cẩu an, cầu siêu, sám hối,...) với nghi lễ trang nghiêm, trang phục chỉnh tề. Lễ vật cúng gồm có: muối, cháo, gạo, nổ, bánh, kẹo, bông chuồi, thuốc rượu. . .Tối ngày 14 tháng 1 làm lễ nghinh văn rước thành hoàng làng, yết mời tố tiên, thần linh về hưởng. Ở trong làng đến cúng cùng với tiếng chiêng, tiếng trống quyện với tiếng nhã nhạc vang dội. Ba giờ sáng ngày 15 tháng 1 tiến hành làm lễ đại hồng chung, lễ lớn nhất tại chùa. Lễ này chỉ cúng chay với hoa quả, hương đèn. Sau đó , mọi người về Lăng Nghiêm Hối đế làm lễ "Thượng cúng" vào lúc 12 giờ trưa. Lễ vật gồm có xôi, thịt, lợn, gà.

2.1.3. Lễ hội rằm tháng ba

Lễ hội rằm tháng ba (âm lịch) được tổ chức hàng năm vào 3 ngày 14,15,16, tại chợ Sạt (huyện Minh Hoá), thu hút hàng vạn người trong vùng tham gia. Mở đầu là lễ rước Bụt (lư hương) từ thác Bụt, một địa chỉ linh thiêng về chùa Quy Đạt. Đi đầu đám rước là 4 chàng trai mặc quần quấn xà cạp, áo trắng viền đỏ, theo sau là 12 chàng trai khác cầm 12 lá cờ phật, kế tiếp là kiệu của ông từ, chủ lễ, sau đó là các chức sắc và cuối cùng là dân làng. Đám rước kéo dài khoảng 30 phút, đi vòng quanh chùa một vòng trước khi vào chùa tế lễ cầu nguyện cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đoàn kết và mùa màng bội thu. Lễ vật cúng tế gồm: hoa trái, xôi chè, bánh, hương đèn ,trầu rượu. Tế lễ xong, dân làng quây quần hò hát bày tỏ lòng tôn kính thần linh. Phần hội rất sôi động với các trò chơi dân gian, hát giao duyên, hát sắc bùa và đặc biệt là dân làng khắp nơi trong vùng đổ về chợ Sạt để mua sắm, trao đổi, với những sản phẩm giản dị của bàn tay lao động làm ra, hoặc hái lượm trong rừng. Quan trọng hơn đây là nơi giao lưu, gặp gỡ, kết bạn, tỏ tỉnh rất hấp dẫn của dân làng trong những ngày lễ hội. Chính vì vậy, người Quy Đạt từng có câu ca: Thà rằng đau ốm mà nằm - Ai thà mà bỏ chợ rằm không đi





2.1.4. Lễ hội cúng Thành hoàng làng Trung Nghĩa

Ngày 5 tháng 5 âm lịch dân làng tổ chức lễ hội Đại Điển thờ cúng Thành hoàng khai sáng, dựng lập ra làng và những người có công trạng đối với làng nước. Lễ hội diễn ra hai ngày một đêm. Mở đầu là lễ tế thần với chủ lễ mặc áo dài hoa rồng màu vàng, đội mũ ngang, bồi tế đầu chít khăn mặc áo thụng xanh, hai bên có hai bộ quan văn, võ đứng chầu cùng với kiệu, cờ, tàn tán, quạt, lọng và bộ cổ nhạc ( chiêng, trống, kèn nhị, xập xoã...). Vật tế thần là huyết một con bò mộng do dân cúng nạp. Năm nào lấy huyết bò không thông thì năm đó sẽ khó khăn, mất mùa, bệnh tật, do vậy đòi hỏi người chọc huyết bò phải rất kinh nghiệm, nếu không sẽ bị làng bắt vạ. Sau phần tế lễ là cuộc vui bất tận của dân làng trong các trò vui văn nghệ và thi đấu thể thao. Già trẻ, gái trai đua chen kéo đến sân đình dự hội



+2.1.5. Lễ hội xuân thủ kỳ yên làng Đồng Hải

Nhiều làng quê ở Quảng Bình đều có Lễ hội xuân thủ kỳ yên, tuy nhiên lễ hội này ở làng Đồng Hải ( thị xã Đồng Hới) có quy mô lớn và nội dung phong phú hơn cả. Lễ hội tổ chức từ ngày 8 đến 12 tháng giêng âm lịch với các lễ diễn ra theo trình tự : lễ nghinh xuân, lễ tế xôi hôm, lễ bốc thăm, lễ xướng sổ hương ẩm, lễ tế xôi mai, lễ đổ phù hương



Lễ nghinh xuân: Là lễ rước thần được cử hành rất trọng thể. Đám rước dài khoảng 200m, đi đầu là 5 lá cờ ngũ sắc, đội trống, kèn, xập xoã. Kế tiếp là chiếc ngai thờ thần đặt trên kiệu sơn son thếp vàng có các chàng trai ăn mặc như lính thú, tay cầm đoản côn, trường kiếm đi hầu. Theo sau kiệu là các vị tế lễ, chức sắc, bô lão và dân làng. Đám rước như con rồng uốn lượn trong khói hương nghi ngút. Về đến sân đình, người ta rước các bát hương vào bàn thờ, một hồi chuông trống kéo dài, kết thúc Lễ nghinh xuân.

Lễ tế xôi hôm: Tổ chức buổi tối, lễ vật là những cỗ mâm xôi đồ sộ. Cảnh tượng buổi lễ trang nghiêm, xúc động, ai cũng cảm thấy như được các vị thần cũng như các vị tiên liệt truyền đến cho dân làng sự may mắn đầu năm.

Lễ bốc thăm: Là lễ của những ngư phủ. 45 chủ thuyền lần lượt đến trước bàn thờ vái lạy rồi bốc một tờ phiếu màu đỏ, lòng đầy hy vọng được đấng thần linh ban cho một vùng hải phận đánh bắt có nguồn lợi hải sản dồi dào. Thực chất đây là sự phân chia ngư trường công bằng hàng năm, ngụ dưới hình thức thần linh, buộc các chủ thuyền phải tự giác tuân thủ để giữ gìn đoàn kết trong nội bộ ngư dân, là một nét văn minh trong việc phân chia quyền lợi rất đáng trân trọng.

Lễ xướng sổ hương ẩm: Xướng tên những người có chức tước, có học vị trong làng theo thứ tự từ cao đến thấp. Lễ xướng tổ chức giữa đình trung. Những người được xướng tên cảm thấy vinh dự tự hào, dân làng ngồi nghe im phăng phắc, đầy ngưỡng mộ. Lễ này kéo dài đến 10 giờ đêm mới kết thúc.

Lễ tế xôi mai: Tiến hành lúc 4 giờ sáng. Lễ vật là các cỗ xôi đồ sộ và một con bò thui cạo sạch bôi một lớp mật ong bóng láng. Sau bài văn tế, tất cả đều xá lạy thần linh.

Lễ đổ phù hương: Một người cầm cờ hiệu đi trước, những vị đại bái thỉnh các bát hương trên bàn thờ theo sau tiến ra bờ sông Nhật lệ giữa những người cầm nến đứng chầu hai bên trong tiếng chiêng trống và âm nhạc vang lên rộn rã. Các vị bưng các bát hương xuống thuyền, trên bến dân làng đứng đông nghịt, thành kính. Thuyền ra giữa dòng,các vị bưng bát hương quay ra hướng bắc khấn vái rồi đổ xuống sông, biểu thị lòng tưởng nhớ cội nguồn nơi đất Bắc và tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công khai phá nên mảnh đất này.

2.1.6. Lễ hội làng Võ Xá

Tổ chức ngày 21 tháng 8 dương lịch hàng năm với mục đích thờ và tưởng nhớ năm vị thần của làng: Thần Sông, thần Núi, thần Biển, thần Nông và Hữu Tướng (có thể là Chúa Nguyễn Hoàng, Tướng Nguyễn Hữu Tiến, hoặc tướng quân Lê sỹ), người có công khai canh lập làng. Lễ hội kéo dài hai ngày, tổ chức tại nhà nhóm thôn Trung. Sau lễ tế thần trang trọng, thành kính với các vật phẩm xôi gà, rượu thịt, hoa quả, hương đèn, dân làng đổ ra khoảng sân rông vui chơi lễ hội với các trò chơi dân gian quen thuộc: Bài chòi, kéo co, đấu vật, đánh đu...



2.1.7. Lễ tế thành hoàng vùng Ròn

Lễ tế thành hoàng và các bậc khai canh khai cư là một lễ hội mang tính phổ biến ở vùng Ròn, thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Đầu tiên là lễ tế thần tại đền thờ. Vật phẩm tế thần là hương, đèn, hoa quả, xôi thịt và một con bò thui. Vị chủ tế đọc bài chúc văn có nội dung ca ngợi công tích của vị Thành Hoàng, các vị tiên hiền khai khẩn.

Sau lễ tế là lễ rước Thành hoàng với sự tham gia của toàn bộ dân làng. Hương án sơn son thếp vàng được rước đi quanh làng giữa những cờ xí gươm giáo, lọng, tàn và âm nhạc náo nhiệt. Các bô lão và các chức sắc trang phục giống hệt các quan đại thần , kính cẩn tôn nghiêm. Lễ tế kết thúc, lễ vật được chia cho dân làng và các vị chức sắc theo phẩm trật. Sau đó, dân làng tham gia các hội hè truyền thống rất vui vẻ.

2.1.8. Lễ hội rằm tháng Sáu ở Pháp Kệ

Đây là lễ hội thờ Thành hoàng. Lễ hội kéo dài 3ngày 3 đêm bắt đầu từ ngay 15 tháng 6 âm lịch. Mở đầu là lễ rước Thành hoàng từ miếu thờ về đình làng với sự tham gia của toàn bộ dân làng. Trung tâm đám rước là kiệu có bài vị và bát hương thờ Thành hoàng. Tả hữu, tiền hậu là các loại gưom đao, cờ xí, trống chiêng. Kiệu được rước rất ngẫu hứng: khi quay ngang, quay dọc, khi giật lùi, tiến tới, khi đi, khi chạy, khi lên bờ, khi xuống ruộng làm cho đám rước trở nên náo nhiệt. Người ta cho rằng đó là hiện tượng “ngự hương án”, người rước kiệu bị thần linh cho rơi vào tình trạng mê muội. Đám rước về đến đình làng thì được tổ chức lễ tế thần. Sau lễ này là các hoạt động hội hè vui chơi giải trí, đình đám tưng bừng với không khí sôi động hiếm thấy trong năm.



2.1.9. Lễ hội tưởng niệm thần Thành hoàng làng và các bậc khai canh, khai cư ở Lệ Thuỷ

Ở Lệ Thuỷ không phải làng nào cũng có Thành hoàng, nhưng cũng có làng thờ đến 5-7 vị Thành hoàng. Các vị Thành hoàng được thờ thường là “phúc thần”-vị thần giáng phúc cho dân. Họ có thể là nhiên thần hoặc nhân thần. Trong các nhân thần, nhiều làng lập ngay người có công lập ra làng xã làm Thành hoàng. Nói đến lễ hội thờ cúng Thành hoàng ở Lệ Thuỷ phải kể đến lễ hội thờ cúng Thành hoàng thôn Thượng Phong (xã Phong Thuỷ) – danh tướng Hoàng Hối Khanh.

Lễ hội được tổ chức vào các dịp : Tết Nguyên Đán, lễ Hạ nguyên (15 /10 âm lịch) và ngày giỗ của Ngài (6/6 âm lịch). Mỗi dịp lễ hội kéo dài trong hai ngày và nhìn chung diễn ra rất rầm rộ, nhộn nhip với các cuộc tế lễ, rước thần và sau đó là hội hè vui chơi ( bơi trãi, cờ người, chọi gà, biểu diễn võ dân tộc, hò khoan...)

2.2. MỘT SỐ LỄ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN NGHỀ NGHIỆP



2.2.1. Lễ hội bơi trải ở Quảng Bình

Tài liệu cổ nhất ghi chép về tục bơi trải ở Quảng Bình là tác phẩm Ô Châu Cận Lục ( viết năm1555) của Dương Văn An. Lễ hội bơi trải có nguồn gốc cầu mưa (cầu đảo, cầu ngư, cầu mùa) mong muốn một vụ mùa thắng lợi, sự yên bình trong cuộc sống của cư dân chủ yếu sống về nông nghiệp. Theo đó các nghi lễ được tổ chức linh thiêng, nghiêm túc, thiết chế hành lễ được chăm chút tô điểm đẹp đẽ (thuyền vẽ hình sặc sở đầu rồng, đuôi phượng, áo quần các trai bơi đồng phục...), các cuộc tranh tài quyết liệt, hấp dẫn, thể hiện tài năng, sự khéo léo cùng kinh nghiệm của những con người thạo nghề sông biển trên mọi miền quê Quảng Bình từ xưa cho đến ngày nay.



Ở vùng Tổng Kim Linh (nay là các xã Tân Hoá, Minh Hoá, Trung Hoá, Thượng Hoá, Hoá Sơn - huyện miền núi Minh Hoá ), tại lễ hội rằm tháng Ba âm lịch có tổ chức bơi trải, thường có 5 đội đua. Do mỗi làng có nhiều đò, nhiều người tham gia, quãng đua ngắn, nên cuộc đua diễn ra nhiều vòng, nhiều đợt, đến chiều tối mới kết thúc. Ngày nay, lễ hội này thỉnh thoảng được tổ chức trong những ngày lễ lớn (19/5, 26/3, 2/9).

Ở Tiến Hoá (thuộc huyện miền núi Tuyên Hoá) mỗi cuộc đua thường có 6 thuyền, chia ba cặp, tuy vậy, khi đua, mỗi thuyền thi đấu độc lập, không có

giải đồng đội. Phần thưởng cho những người chiến thắng là tiền hoặc vật chất rất hậu. Tuy nhiên giá trị tinh thần của chiến thắng vẫn quan trọng hơn. Hội bơi trải thu hút hầu như tất cả dân làng ở khu vực đến xem và cổ động. Ngày nay lễ hội này ở đây vẫn tổ chức hàng năm, thường vào ngày lễ Quốc khánh 2 -9 và quy mô không giới hạn (trước quy định 6 trải nay không quy định nữa)



Ở huyện Quảng Trạch, bơi trải có mặt ở nhiều nơi: Cảnh Dương, Quảng Phú, Quảng Tùng, Quảng Châu, Quảng Đông, Quảng Kim, La Hà, Hoà Ninh, Minh Lệ, Thọ Linh, Vĩnh Lộc..., với nghi thức lễ tục mỗi địa phương khác nhau. ở xã Cảnh Dương, tổ chức đua trải hàng năm vào tháng 6 âm lịch. Đường đua dài khoảng 1km. Số thuyền bơi được giới hạn trong số 4 thuyền. Mỗi lần bơi 1 vòng và cuộc đua kết thúc sau 3 -4 lần bơi như vậy.

Lễ hội bơi trải ở đây, có nơi tổ chức liền trong 3 ngày. Ngày kết thúc các ngư phủ làm lễ buông phao tưởng niệm những người tử nạn trên sông nước. Ngày nay nhiều địa phương vẫn tổ chức hội bơi trải hàng năm vào dịp Quốc khánh 2-9, tuy nhiên quy mô và lễ thức không còn như trước.



Ở huyện Bố Trạch, lễ hội bơi trải tổ chức phổ biến ở nhiều vùng quê, đặc biệt là ở các làng xã ven sông, ven biển: Hải Trạch, Đức Trạch, Nhân Trạch, Thanh Trạch, Phú Trạch, Hưng Trạch... Chẳng hạn ở làng Lý Hoà - Hải Trạch, lễ hội này tổ chức hàng năm, trước đây vào dịp tết nguyên đán, nay vào 15/6 âm lịch , mỗi chòm có 1-2 thuyền tham gia.. Còn ở làng Thanh Hà, cũng tổ chức vào dịp rằm tháng 6 hoặc tháng 7 Âm lịch hàng năm, kèm lễ tế thần cá voi gọi chung là lễ tế "Đại Trường Câu". Sau này lễ này tổ chức 3 năm một lần. Một số vùng quê ở Bố Trạch ngoài ra còn tổ chức đua thuyền dành cho nữ.

Ở vùng thị Xã Đồng Hới, trước đây lễ hội được tổ chức 6 năm một lần, gọi là "lục niên cạnh độ" và mỗi lần kéo dài 3 ngày với sự tham gia của các làng khu vực quanh Đồng Hới: Động Hải, Hà Thôn, Phú Mỹ, Hướng Dương, Phú Địa ( nay là Quang Phú), Cừa Thôn (nay thuộc huyện Quảng Ninh). Lễ hội đua trải Đồng Hới trải qua những lễ tục sau: Ngày đầu gọi là đi tìm trình mũi. Ngày thứ hai, thứ ba đi vào đua 6 trải. Kết thúc hội trải là lễ buông phao (còn gọi là quăng phao) với mục đích là tưởng nhớ những ngươì chết tai nạn trên sông nước: 6 chiếc trải dàn hàng ngang thả trôi trên Sông Nhật Lệ về hướng cửa biển rồi vòng ngược lại đình làng Động Hải. Sau một chiếc trải buộc một dây phao dài có thẻ ghi họ tên người đã khuất trên sông nước. Các trai bơi nhẹ khoát tay chầm, cất giọng tiếng buồn, đều đều một giai điệu, lặp đi lặp lại suốt nhiều giờ liền:

Ôm...phao, phao mà về...

Ôm...phê phê mà vào..( nói lái)

Lễ tiến hành không kinh kệ, lễ bái trống kèn, không lễ vật, thật đơn sơ, dân dã, nhưng lại rất cảm động, trang nghiêm.



Ở huyện Quảng Ninh, bơi trải được nhiều vùng tham gia: Văn La, Phú Cát, Gia Ninh, Hiển Vinh, Trung Quán, Hiển Lộc, Tả Phan, Phú Vinh, Phú Ninh, Quảng Xá, Cổ Hiền... ở vùng Nam Cẩm Ly, hàng năm vào dịp rằm tháng 7 Âm lịch tổ chức bơi trải cả nam lẫn nữ để cầu đảo. Sau cách mạng tháng tám, tục này vẫn đang còn, và được chuyển sang ngày 2/9 dương lịch, ngày Quốc khánh của dân tộc. Một điều khá độc đáo là tại thôn Trung Quán - (một trong 6 thôn của xã Duy Ninh) hai năm trở lại đây có tổ chức đua thuyền thúng.

2.2.2. Lễ cơm mới ở Lũ Phong

Nguồn gốc của lễ cơm mới gắn liền với tín ngưỡng thần nông của người dân Việt. Lễ diễn ra khi mùa màng dã thu hoạch xong. Tuy nhiên, thời gian cụ thể, nội dung lễ hội và địa điểm ở mỗi nơi có khác nhau: có thể là đình làng, miếu thần nông hoặc một gò đất gần nơi sản xuất.

Ở Lũ phong (Quảng Phong, Quảng Trạch) lễ cơm mới rất được coi trọng và gắn với tín ngưỡng thành hoàng, đức ông Phạm Xuân Quế, người được dân làng xem như một thần nông. Lễ cơm mới ở Lũ Phong diễn ra vào ngày 15/10 âm lịch tại đình làng. Lễ có phần rước linh vị thành hoàng từ miếu về đình dể tỏ lòng biết ơn ngài dã ban cho dân làng một năm bội thu. Cách tế lễ cơ bản giống như lễ xuân đầu năm, nhưng có thêm các đội rước bài vị thành hoàng. Khi tế lễ, một người có uy tín trong làng dược cử đọc văn sớ cúng thần. Vào những năm dược mùa, làng tổ chức linh dình, các vật phẩm quả, xôi, thịt ... sau khi cúng thần đem ra thết đãi dân làng. Kèm theo đó là các hoạt động hội hè nhộn nhịp. Các trò chơi dân gian như đấu võ, ném còn, cứơp cù, hát nhà trò...tạo ra một khung cảnh trong lễ ngoài hội bao trùm khắp khu vực đình làng. Ở những nơi khác (xã Thuận Bài), lễ cơm mới thường được kết hợp với lễ hạ điền. Sau lễ chính, chủ lễ thực hiện ngh thức xin keo. Nếu được, các vị chức sắc trong làng xuống ruộng cấy tượng trưng, sau đó phát trống hiệu cả làng xuống cấy, không khí ồn ào náo nhiệt không kém một lễ hội khác.

2.2.3. Lễ hội " Lục niên đáo lễ đại trường câu " ở xã Tiến Hoá

Tương truyền, lễ hội Đại trường câu hình thành năm Khải Định thứ sáu ( l921), khi nhà vua cho xây dựng đình Hai Thôn ở xã Đại Thanh Thuỷ ( nay là các xã : C'hâu Hoá, Văn Hoá, Tiến Hoá và Mai Hoá) . Lễ hội được tổ chức 6 năm một lần vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 6 âm lịch hàng năm để suy tôn thần thánh, thành hoàng làng , cầu mong thần linh phù hộ công việc làm ăn, gia đình hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà. Đây cũng chính là dịp dể dân làng vui chơi giải trí bằng vốn văn hoá dân gian sau những tháng ngày lao động vất vả, là cơ hội cho trai gái gặp nhau tỏ tình. Trong lễ hội Đại trường câu có hát nhà trò, một hình thức hát chúc phúc phổ biến ở đây. Trình tự lễ hội gồm: ngày 14, dân làng rước sắc an, sắc thần về đình và tổ chức tế lễ với các nghi thức cổ truyền trang trọng và thành kính. Kết thúc phần lễ là phần hội với những trò chơi, những cuộc thi đấu thể thao sôi động, những đám hát sắc bùa tưng bừng thanh sắc kéo dài suốt những ngày còn lại của lễ hội.

Lễ hội tan, để lại trong lòng dân làng sự phấn khích để bước vào một chu kỳ lao động sản xuất mới và cả sự mong ngóng lễ hội 6 năm trời.

2.2.4. Lễ hội tạ mùa Minh Hoá

Lễ hội không diễn ra một ngày cố định nào trong năm, tuỳ ngày tốt mà tổ chức và diễn ra tại đình làng. Sau khi tổ chức tế lễ xong, mọi người tụ tập chuyện trò, uống rượu, ăn lễ và tham gia các sinh hoạt văn hoá, vui chơi. Nhìn chung, lễ hội tạ mùa chủ yếu thực hiện nghi lễ đối với thần thánh cầu mong mùa màng bội thu, con người sức khoẻ, còn các sinh hoạt văn hoá chỉ có quy mô nhỏ, ít sôi động.



2.2.5. Lễ hội cầu đảo ở Tổng Kim Linh (Minh Hoá)

Lễ hội diễn ra vào dịp rằm tháng 3 âm lịch, kéo dài trong một ngày một đêm với mục đích cầu mong mưa thuận gió hoà, ổn định đời sống. Lễ hội thu hút dân chúng các làng Cổ Liêm, Kim Bảng, Tân Lý, Lạc Thiện, Yên Thọ... thuộc tổng Kim Linh về dự. Phần lễ diễn ra buổi sáng với các nghi lễ cúng bái, cầu nguyện đơn giản, nhưng trang nghiêm. Phần hội kéo dài từ khi kết thúc lễ cho đến thâu đêm. Thực chất đây là cuộc đua thuyền và bơi lội giữa trai tráng các làng với nhau trên quãng đường gần 4000 m từ bến nước làng Cổ Liêm ngược lên hang Rục. Phần thưởng cho người chiến thắng là tiền, tuy nhiên cao hơn vẫn là thanh danh làng xã và niềm tin được an ủi sau lẽ hội.



2.2.6. Lễ hội cầu mùa làng Cổ Liêm và Kim Bảng (huyện Minh Hoá)

Lễ hội tổ chức hàng năm ( 3 năm tổ chức lớn một lần) kéo dài ba ngày ba đêm trong khoảng từ tháng Giêng đến tháng ba âm lịch. Hội đồng làng chuẩn bị mọi mặt cho lễ hội, trong đó việc chọn người làm “Ngai” là rất quan trọng. Ngai là một người cao tuổi, có tuổi “tốt”, có sức khoẻ đặc biệt, có uy tín trong làng. Mở đầu lễ hội là thủ tục cáo lễ mời thần thánh về dự và rước Ngai vào đình trong tiếng chiêng trống và âm nhạc rộn rã. Khi được thần nhập, Ngai có thể đi được trên các lưỡi dao nhọn, nhai nát chén rượu và ban những lời thần thánh dạy về công việc của dân làng trong năm và khuyến cáo cho năm tới trong không khí huyền bí, trước các khả năng phi thường của Ngai. Dân làng thành kính lắng nghe, và sau đó, tổ chức tế lễ tạ ơn thần thánh, cầu nguyện được mùa, cầu nguyện sức khoẻ để vượt qua thiên tai, bệnh tật...

Sau phần lễ nặng tâm linh thành kính là phần hội náo nhiệt và đầy màu sắc với các điệu hát chầu văn (thường của làng khác đến giúp vui), hát bội, hát giao duyên (ví, đúm); các trò chơi đánh đu, nhảy dây, ném còn..., thu hút toàn bộ dân làng đến tham gia. Vào các buổi trưa của thời gian lễ hội, dân làng có thể ăn uống ở đình theo thứ bậc với các đồ lễ truyền thống: bồi , cơm, xôi, thịt... Lễ hội cầu mùa là lễ hội quan trọng và rộng lớn của cư dân ở đây, không chỉ ở làng Cổ Liêm, Kim Bảng mà cả 12 xứ sở Cổ Liêm và các làng ở tổng Cơ Sa.
2.2.7. Lễ cầu mùa (cầu ngư) vùng Đồng Hới

Nguồn sống chủ yếu của cư dân ven biển vùng Đồng Hới (xã Quang Phú, xã Lộc Ninh, phường Hải Thành, Xã Bảo Ninh...) là ngư nghiệp. Hàng năm, để cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người dân ở đây thường tổ chức Lễ hội cầu mùa, còn gọi là Lễ hội cầu ngư vào những ngày trung tuần tháng tư Âm lịch,

Lễ tế cá voi (cầu mùa) được tổ chức như tế Thành hoàng, nhưng chức tại miều thờ cá voi, nên không có lễ rước thần. Lễ này huyền bí hơn vì có sự nhập đồng và qua các đồng cô, đồng cậu để phán xét, răn dạy cư dân, đồng thời chỉ bào phương hướng làm ăn trong năm tới. Hiện nay ở Quang Phú người dân còn truyền khẩu bài văn tế bà ngư rất dài, trong đó có những câu như sau:

Sóng lặng bể kình.

Đêm thanh trăng tỏ .

Ngó vô hương án

Tàn che phượng múa

Đoái hoài sơn cớ xổ rồng bay

Ngẩng anh linh công đức cao dày

Mong ân đức đông tây thấm thía...

Sau tế lễ, hội cầu mùa chuyển sang chèo cạn - múa bông, một sinh hoạt văn hóa chính trong lễ hội. Chèo cạn là các động tác chèo thuyền được cách điệu, sân khấu hoá kết hợp với múa và diễn xướng (hò khoan), dùng để biểu diễn chèo trước sân đình, hoặc miếu thờ cá voi. Người tham gia chèo cạn là những cô gái trẻ, mặc áo dài đồng màu theo từng đội, đầu chít khăn, tay cầm mái chèo, vừa làm động tác chèo thuyền nhẹ nhàng, uyển chuyển, vừa hò điệu hò khoan theo sự chỉ huy của hai người cai hò ( một nam và một nữ) có nội dung cầu mùa rõ rệt:



Lạy Ngài trăm lạy ngài ơi :

Xin cho vô lộng ra khơi đặng (được) mùa'

Lạy Bà ngự giá ngai vàng

Luôn phò quý xã mùa màng sinh năng

Còn múa bông được tổ chức ngay sau chèo cạn. Đây là hình thức múa không lời, các động tác múa theo nhịp trống, do một cai múa điều khiển.. Tham gia múa bông là những nam thanh niên chưa vợ, có thể hình cân đối, khỏe mạnh, mặc quần trắng bó chân, áo màu, đai lưng khác màu áo, đầu vấn khăn màu đỏ, tay cầm đèn lồng bằng giấy có thắp nến. Còn cai múa thì ăn mặc như một võ sĩ, tay cầm đèn để làm hiệu. Chèo cạn- múa bông trong lễ hội cầu mùa được truyền tụng đến ngày nay



2.2.8. Lễ hội xuống đồng (hạ điền) Đức Ninh

tổ chức vào tháng 11 âm lịch tại miếu Đại Càn, làng Đức Ninh (Đồng Hới) nơi tương truyền thần nông đi thăm ruộng để lại dấu chân lớn trên tảng đá. Một lão nông am hiểu nghề nghiệp, gia đình hoà thuận, không gặp tang ma được dân làng lựa chọn gọi là Chúa đồng để thực hiện nghi thức cấy lúa tượng trưng. Người ta tin rằng phẩm chất tôt đẹp của chúa đồng sẽ truyền sức sinh sôi nẩy nở cho cây lúa. Thửa ruộng làm lễ là thửa ruộng công màu mỡ được chuẩn bị kỹ, ở giữa cắm một cây nêu, trên đó buộc một bó lúa nhiều bông mẩy hạt. Sau lễ tế thành hoàng và thần nông, vị chúa đồng xuống ruộng cấy mạ vòng quanh cây nêu. Dân làng hò reo, đánh trống, té nước, té bùn vào vị chúa đồng, tượng trưng cho gió mưa, sấm sét, thiên tai và nếu vị chúa đồng vẫn đứng vững và cấy đẹp thì dân làng cùng ùa xuống cấy và cho rằng mong ước dân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt nhất định thành hiện thực.



2.2.9. Lễ xuống đồng phường Lộc Ninh

Trước đây, ngoài đồng, người dân Lộc Ninh xây dựng một đám đất cao, vuông vức gọi là đền xã để hàng năm tổ chức cúng thần nông và làm lễ xuống đồng. Ngày xuống đồng rất quan trọng đối với mùa màng nên thường được chọn ngày tốt,giờ tốt để làm lễ xuống đồng, để dân làng cùng xuống đồng một cách nhịp nhàng, cho lúa phát triển tốt, mùa màng bội thu.

Người chủ lễ phải là người xin được keo tại đền ông Cống của làng mới được chỉ định. Người ta chọn một đám ruộng tốt, trên đó cắm cây nêu bằng cây tre cao gọi là ruộng xuống đồng. Chủ lễ sẽ được sở hữu đám ruộng này. Đúng ngày lễ, dân làng tập trung tại đám ruộng xuống đồng tổ chức một lễ nhỏ đơn giản. Lễ vật gồm 5 miếng trầu, 5 miếng cau, một ít hoa quả và một cút rượu. Trên cây nêu có treo giấy vàng bạc. Chủ lễ thay mặt dân làng thắp hương tế thần nông, cầu mưa thuận gió hòa. Sau khi tế lễ xong, ông lội xuống cắm cây nêu giữa đám ruộng và cấy mạ xuống quanh cây nêu. Ngay sau đó, dân làng bước vào vụ cày cấy với niềm tin sẽ được mùa

2.2.10. Lễ cầu mưa Đồng Phú

Hàng năm nhân dân Đồng Phú (Đồng Hới) thường tổ chức lễ cầu mưa (cầu đảo) mong mưa thuận gió hoà, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Lễ chỉ tiến hành trong một buổi hoặc một ngày tại miếu thờ Long Vương ở Bàu Tró, nơi có thờ một vỏ trấu khổng lồ, tượng trưng cho thần nông nghiệp. Lễ vật gồm bánh trái, trầu cau, rượu, nước, một số cỗ bàn do các gia đình trong làng mang đến và một đầu rồng to, đẹp được chuẩn bị khá công phu.

Sau bài tế Long Vương cầu mưa do chủ lễ tế, dân làng dìm đầu rồng xuống hồ Bàu Tró (nên còn gọi là Lễ dận (dìm) đầu rồng). Tương truyền đầu rồng khi bị nhận xuống hồ Bàu Tró thì hôm sau nổi lên tại Bàu Sen (huyện Lệ Thuỷ), cách 40km về phía nam.

2.2.11. Hội đổ đồng Quang Phú

Hội này chỉ có ở xã Quang Phú (Đồng Hới), được thực hiện nhằm quyên góp công quỹ để tu bổ, xây đựng các công trình phúc lợi trong xã. Vì vậy tất cả mọi người trong xã đều hăng hái tham gia.. Sau ngày lễ Xuân thủ kỳ yên, ngư dân ra khơi đánh cá, không hề biết hôm sau là Hội đổ đồng. Khi trở về, ngư dân nhìn thấy tín hiệu Hội đổ đồng truyền thống (bằng cờ cắm ở bến theo quy ước) thì vui vẻ đến thẳng nơi quy định nộp toàn bộ hải sản đánh bắt được cho hội làng. Hội đồng làng tổ chức bán số hải sản này nộp tiền vào công quỹ dùng để xây dựng các công trình công cộng. Điều đặc biệt là mọi ngư dân không kể giàu, nghèo, số lượng cá nhiều hay ít đều phấn khởi đóng góp toàn bộ, và coi đó như quyền lợi của mình. Hội đổ đồng chỉ diễn ra trong một buổi và một năm có tới hai lần hội như vậy



2.2.12. Lễ hội đóng cửa truông (rừng) xã Lộc Ninh

Trong hàng chục nghề nghiệp của cư dân xã Lộc Ninh có nghề rừng. Họ lên rừng tìm mây, đốt than, khai thác lâm sản để phục vụ cuộc sống. Hàng năm, người dân Lộc ninh tổ chức lễ đóng cửa truông (rừng) vào ngày 25 tháng 12 (âm lịch) thực chất là để bảo vệ, di dưỡng tài nguyên rừng phục vụ khai thác lâu dài. Lễ được liến hành một cách đơn giản nhưng trang nghiêm tại bìa rừng (cửa rừng), thường có một bàn cỗ cùng một số công cụ của nghề rừng . Sau lễ đóng của truông, mọi người dân không được lên rừng một thời gian. Cùng với lễ đóng cửa truông, sang năm sau người dân ở đây lại tiến hành lễ mở cửa truông với cách thức giống như lễ đóng cửa truông.



2.213. Hội nơm cá ở Bàu Rồng làng Văn La (Lương Ninh)

Bàu Rồng ở thôn Văn La là một hồ nước ngọt tự nhiên có nhiều cá. 'l'ừ xưa, cứ đến trưa ngày mồng 4 tháng 5 âm lịch, làng Văn La lại mở hội nơm cá ở đây với sự tham gia náo nhiệt của dân làng các xã trong vùng: Trúc Ly, Võ Ninh, Thuận Lý, Lệ Kỳ, Đức Phổ... Trong năm, Bàu rồng được thôn quản lý chặt chẽ, cử người trông coi có trả công, cấm đánh bắt cá và tổ chức thả chuôm cho cá sinh sôi nảy nở, phục vụ ngày hội. Đúng giờ ngọ ngày 4 tháng 5 âm lịch, Khi tiếng chiêng trống vang lên dồn dập, những người tham gia hội nơm cá (không hạn chế) với các dụng cụ nơm, vó, vợt, thậm chí tay không, ào xuống bàu trổ tài bát cá trong sự cổ vũ náo nhiệt của hàng ngàn người xem đứng chật quanh hồ.Đây là cuộc thi tài không phân thắng bại, hội thi rất thán phục những người bắt được nhiều cá. Hội nơm cá kết thúc vào cuối buổi chiều cùng ngày. Mọi người vui vẻ ra về với số cá bắt được và hẹn gặp lại ở đây vào ngày này năm sau.



2.2.14. Lễ hội tát vung Đại Phong

Lễ hội này độc nhất chỉ có ở làng Đại Phúc (nay là thôn Đại Phong, huyện Lệ Thuỷ). Lễ hội không tổ chức hàng năm, mà chỉ tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch khi năm nào lúa bị hạn chẹn đòng. Lễ hội với mục đích làm náo động thiên cung để cầu mưa. Lẽ hội kéo dài hai ngày, chia hai phần. Ngày đầu tế lễ cầu “chẹn” tại đình làng. Vật cúng tế ngoài nhang, đèn, trầu, rượu còn có một nổi đồng (gọi là vung) có đường kính miệng 60cm. Sau phần lễ là hội thi tát nước của hai “thành” trong làng (làng lựa chọn trai tráng chia hai phe theo thôn, mỗi phe là một “thành”, gồm 8 người). Địa điểm thi là một đoạn hói nhà Mạc khoảng 200m, được ngăn bởi hai con đê hai đầu. Ở giữa hói đặt nổi một chiếc vung được cố định bởi hai sợi chỉ, trong chứa 20 quan tiền đồng làm giải thưởng. Trai thi ở trần, mặc quần đùi, buộc thắt lưng và đầu chít khăn cùng màu, tay cầm gàu sòng. Bên nào tát nước nhanh, kéo theo dòng nước chảy mạnh khiến chiếc vung bị đứt chỉ trôi về phía mình thì thắng cuộc được nhận phần thưởng trong vung và được dân làng khao. Hội thi diễn ra trong không khí tưng bừng những cờ quạt, chiêng trống.

2.3. MỘT SỐLỄ HỘI VĂN HOÁ

2.3.1. Lễ Xuân làng Lũ Phong

Lễ xuân tổ chức vào ngày 18 tháng Giêng hàng năm. Bên cạnh nội dung cầu yên ( tuy nhiên không có rước bài vị thần linh), đây còn là lễ công nhận sự trưởng thành và lên lão của một số thành viên làng xã đầy tính văn hoá, rất độc đáo. Sau buổi tế lễ chung được tổ chức ở đình làng, trong khi dân làng tham gia hội rước nước từ đình ra chùa thì các thanh niên, phụ lão trong độ tuổi quy định tập trung đến đình làng xin trưởng thành , hoặc lên lão.

Những thanh niên khi đủ 18 tuổi, cần cù, siêng năng, chăm chỉ, không vi phạm lệ làng, phép nước, đến dịp lễ xuân, sửa một lễ nhỏ gồm: 1 cơi trầu, 1cút rượu, 1 thẻ hương, lên đình làm lễ và nếu được Ban tế lễ, hội làng công nhận sẽ được coi là đã trưởng thành, có quyền lợi và nghĩa vụ gánh vác công việc làng xã, quốc gia như một trai đinh. Những người đàn ông độ tuổi 55 chăm chỉ, đức độ, không vi phạm lệ làng phép nước, sửa một mâm lễ như thanh niên và thêm 6 đồng bạc sẽ được công nhận lên lão. Lễ hội này rất được coi trọng và tổ chức rầm rộ nhất ở làng Lũ Phong.Trong suốt những ngày lễ cả làng tập trung vui chơi náo nhiệt, những người được công nhận trưởng thành, lên lão được trọng vọng và rất tự hào.

2.2.2. Lễ hội rước tổ hát bội ở Tuyên Hoá

Tổ chức trong dịp lễ hội Kỳ an vào đầu tháng Giêng âm lịch, kéo dài ba ngày ba đêm ở xã Tiến Hoá. Đến ngày lễ, các gánh hát bội trong địa phương, mặc trang phục nghệ sỹ tập trung trước cổng đình làng theo sau ba ông đại diện hội hương đình trong tay có khay lễ vật gồm trầu, rượu, nhang , đèn và tiền lễ (1-2 đồng) để rước Ngài tổ hát bội vào đình. Khi ban nhạc cử nhạc lễ, nghệ nhân đánh một bài trống hùng hồn báo hiệu giờ rước tổ, ba ông đại diện Hội hương đình trao các khay lễ vật cho ba đại diện gánh hát thì toàn bộ đám rước cùng rước Ngài tổ hát bội vào đình. Đó là ba bức tượng được tạc bằng gỗ vông, mặc trang phục màu đỏ, hoặc vàng cùng ngồi trên một cái ngai cũng làm bằng gỗ vông. Khi Ngài an vị, các gánh hát mới mang toàn bộ trang phục, đạo cụ vào đình, trang hoàng khu vực sân khấu sẵn sàng biểu diễn phục vụ lễ hội, phục vụ dân làng.



2.2.3. Lễ hội rước sắc phong

Lễ hội có phổ biến ở Ba Đồn và các xã vùng nam huyện Quảng Trạch. Hàng năm, trong các dịp lễ cúng Thành hoàng, kỳ an, kỳ Phúc, dân làng ở đây thường tổ chức lễ rước sắc phong mà vua ban cho làng, cho các vị Thành hoàng, các vị có công với dân với nước, các vị khoa bảng...Với các sắc phong đó, dân làng rất tự hào, vì nó đã tôn vinh vị thế của làng mình lên và do đó, lễ hội rước sắc là lễ hội quan trọng nhất trong năm.

Sắc phong được cất trong hòm tại nhà một vị cao tuổi song toàn tài đức của làng. Dến ngày lễ hội rước sắc phong, các vị chức sắc và dân chúng làm lễ khai sắc và rước sắc đi quanh làng về đình làng với quãng đường dài hàng cây số. Lễ rước diễn ra trong không khí hết sức rầm rộ, nhưng cũng rất linh thiêng với những áo mão, khăn đóng nhiều màu sắc, kiệu, hương án, bát bửu hùng tráng, trống chiêng, múa hát vang lừng... Về đến đình làng làm lễ tế, đọc chúc văn . Sau phần tế lễ là cả làng mở hội ngay tại sân đình với các loại ca xướng và các trò chơi dân gian thể hiện niềm tự hào của dân làng đối với công lao của những tiền liệt.

2.2.4. Lễ hội hoa đăng

Được tổ chức ba năm một lần vào dịp rằm tháng bảy âm lịch tại các vùng quanh thị xã Đồng Hới trong lễ đám chay cầu siêu cho những linh hồn cơ nhỡ theo nghi lễ của đạo phật. Lễ được tổ chức tại chùa mỗi làng, nhưng lớn nhất là ở chùa Đồng Hải. Đêm cuối cùng của lễ này (15-7) là lễ hội nổi bật nhất: Lễ hội hoa đăng trên dòng sông Nhật Lệ thu hút hàng ngàn người dân của nhiều làng trong vùng đổ vể tham dự. Dưới ánh trăng rằm lấp lánh là hàng ngàn chiếc đèn đủ các màu sắc, kích cỡ được kết trên những bè chuối trôi nhấp nhô trên sóng nước, rất linh thiêng, nhưng cũng rất đẹp mắt. Đó là sự tưởng niệm hoành tráng của người dân địa phương đối với những người đã khuất trên sông nước. Sau mọi nghi lễ chính thức là một cuộc phá cỗ rất vui nhộn và náo nhiệt.



2.2.5. Hội làng ở vạn chài Xuân Hồi

Đây là một thứ hội làng của riêng người dân chài du cư trên thuyền gốc làng Xuân Hồi, ít nơi có.

Cứ vào dịp rằm tháng Giêng hàng năm , vạn chài Xuân Hồi ở hạ lưu nam sông Gianh (huyện Bố Trạch) tập hợp tất cả thuyền bè lại ở một địa điểm báo trước tổ chức hội làng trên sông. Người ta kết nhiều thuyền lại, lót ván làm mặt bằng để đặt hương án, ban thờ cúng tế, hội hè với đủ văn tế, trống, chuông, cờ, lọng, và vui chơi... Sau đó có buổi làm chay, rước tượng phật tụng niệm suốt đêm. Lễ hội có mục đích cầu mùa, cầu an, nhưng lại có một nét văn hoá đẹp là thiết lập tại Hói Rào một điểm thu tiền do những người địa phương đi làm ăn xa tự nguyện gửi về quyên góp lập quỹ xá tội vong nhân để tưởng nhớ những người đã khuất không nơi nương tựa, không ai hương khói.

2.2.6. Lễ hội hát sắc bùa: Có ở nhiều vùng trong tỉnh, là hình thức lễ hội văn hoá mang tính vui chơi, chúc tụng, cầu may trong các dịp lễ lạc, cúng bái. Ở các vùng quanh Đồng Hới thường tổ chức 2 lần trong năm : rằm tháng hai và rằm tháng tám âm lịch, nên thường gọi là xuân thu nhị kỳ.

Hát sắc bùa được tổ chức từng nhà thành đoàn. Đoàn tập trung tại nhà Lý trưởng, điểm danh, chọn người đứng đầu. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng của người đứng đầu là linh hoạt, có khả năng ứng tác đặt lời bài hát phù hợp với hoàn cảnh. Khi điểm danh xong, đoàn bắt đầu đi đến từng nhà một, múa hát các bài bản do hội chức đặt ra và do người đứng đầu ứng tác. Các thành viên hai tay cầm hai đèn lồng vừa hát vừa đi vòng theo hình tròn. Nội dung bài hát thường hướng đến những điều tốt lành, chúc tụng, cầu may gia chủ và do đó được gia chủ rất hưởng ứng.



2.2.7. Lễ hội động mõ Cảnh Dương: Đầu năm âm lịch, người dân làng Cảnh Dương tổ chức lễ hội động mõ tại sân đình. Mõ là hình thức thông tin quan trọng ở làng quê, vì vậy người ta quan niệm nó có quan hệ rất lớn đối với dân làng, việc lành dữ trong năm do tiếng khai mõ đầu năm quyết định. Lệ làng phạt nặng những ai gây tiếng động ở mõ làng đầu năm nếu không có trách nhiệm. Vào lễ hội, người ta treo trước đình làng một chiếc mõ bằng gỗ hình trụ cao chừng 1,5m. Dân làng tập trung đến đình rất đông đủ. Sau các lễ cúng Thành hoàng, cúng thổ thần, người ta dùng hai đồng xu xin keo ba lần. Khi thần linh chấp nhận buổi lễ, một vị chức sắc trang phục chỉnh tề như quan đại thần, quỳ xuống chiếc chiếu trải trước mõ, cầm chiếc dùi mõ quấn khăn điều chậm rãi đánh đủ ba hồi chín tiếng kéo dài trong thời gian vài chục phút, người ở xa chục cây số vẫn nghe thấy. Sau khi lễ động mõ kết thúc, dân làng mới được gây tiếng động như : giã gạo, bổ củi, chặt cây...và sau đó là các trò vui dân dã.

2.2.8. Lễ hội phát mộc làng Quảng Cư

Quảng Cư (tên cổ là Cư Triền, tên nôm là làng Chền); lành có nhiều nghề thủ công cổ truyền như nghề mộc, nghề chạm khắc, nghề cưa xẻ, nghề sơn tràng, nghề đan lát, nghề dệt may, nghề nấu rượu, làm bánh... nhưng nghề mộc là nghề chiếm tỷ trọng cao hơn cả. Nghề mộc Quảng Cư thiên về làm nhà, sản xuất các đồ chứa đựng lương thực (rương, thùng...) , một ít đồ gia dụng như thùng gánh nước, gường, tủ, bàn ghế...). Hàng năm, thường và dịp tết nguyên tiêu hoặc vào thời điểm khởi công công trình đầu năm, các phường mộc trong làng (mỗi phường (thường gọi là "Ty thợ" có khoảng 15-20 thợ), trong đó có ít nhất 2 thợ cả, 4 đến 8 thợ chúng, còn lại là thợ học việc và nhân công phụ thợ. Vào ngày lể phát mộc , gia đình thợ cả chọn lợn tốt mổ lấy thủ lợn cùng với mâm cổ gồm nếp ngon (thường là nếp chăm), bánh chưng, cơm tẻ, cá đồng, các loại hương vị quê hương khác làm mâm cơm tế thần. Sau khi thợ cả thực hiện các nghi thức cúng tế, mâm cổ được hạ xuống đẻ chia lộc cho thợ chúng và thợ học việc theo thứ bậc. đồng thời dọn hết các thức ăn, đồ uống đã nấu sẵn cho tất cả các gia đình có người tham gia trong Ty thợ cùng dự tiệc. Xong phần lễ, các thợ cùng con cháu tổ chức các trò chơi dân gian để vui chơi cầu mong nghề nghiệp trong năm phát đạt.




tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương