Chương V: Kinh tế



tải về 1.16 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.16 Mb.
#4477
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.1. Nông, lâm, ngư nghiệp.

2.1.1. Các nguồn lợi kinh tế:


Do đặc những yếu tố đặc thù của điều kiện tự nhiên, nền kinh tế nông thôn cổ truyền của Quảng Bình chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp.

Nông nghiệp là lĩnh vực có lịch sử phát triển lâu đời và gần như là lĩnh vực kinh tế nông thôn chủ yếu của cộng đồng cư dân Quảng Bình.

Ngoài kinh tế nông nghiệp, người dân Quảng Bình còn có các nghề thủ công cổ truyền và một số trung tâm giao thương, buôn bán nhưng tính chuyên môn hoá không cao và chưa trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong nông thôn. Trong khi đó, do diện tích đất đồng bằng hẹp, lại nằm giữa chân vùng đồi phía tây và động cát ven biển phía đông nên tuy nông nghiệp là ngành kinh tế chính yếu song ngành nông nghiệp thường xuyên chịu đựng những thử thách khắc nghiệt cả về môi trường thiên nhiên lẫn nguồn lực xã hội.

Do đặc điển địa hình và điều kiện khí hậu khắc nghiệt, diện tích trồng lúa đã ít lại bị thu hẹp dần do sự tồn tại của các cồn cát di động ven biển, có độ cao trung bình 20-30m, tối đa 50-60m; chạy thành những dãy cồn cát lưỡi liềm nối tiếp nhau theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, tức thẳng góc với hướng gió Đông Bắc. Các cồn cát này hàng năm vẫn di chuyển vào đất liền với tốc độ trung bình 15-30m; có nơi đến 100m một năm, xâm lấn vào nhà cửa, vườn tược và ruộng lúa. Hầu hết diện tích sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lúa nước, tập trung chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới và một phần huyện Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch.

Là địa bàn thường xuyên xẩy ra các cuộc tranh chấp của các thế lực phong kiến, chiến tranh đã làm cho nhân tài vật lực cạn kiệt, vì thế kinh tế nông thôn của Quảng Bình thường xuyên trong tình trạng đình đốn.

Trong gần suốt thiên niên kỷ thứ nhất, vùng đất Quảng Bình là địa bàn tranh chấp giữa các tiểu vương quốc Chăm với các thế lực phong kiến phương Bắc và dân bản địa. Vì thế kinh tế nông thôn Quảng Bình chủ yếu dựa vào việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là tài nguyên rừng và một ít nguồn lợi thuỷ sản. Người Chăm mang đến cho cư dân bản địa không chỉ kinh nghiệm khai thác tài nguyên thiên nhiên như trầm hương, dược liệu và gỗ quý mà còn một số loại hình kinh tế sản xuất nông nghiệp và nghề thủ công như nghề mộc, nề, gốm sành, nghề đan lát, dệt… nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là nông nghiệp lúa nước với giống lúa "Chăm" nổi tiếng. Sự hiện diện của người Chăm đã mang lại cho vùng đất này một số kinh nghiệm trong ngành nghề sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản góp phần cải thiện và kích thích sự phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, sự tranh chấp quyền lực và phạm vi ảnh hưởng giữa người Chăm với các thế lực phong kiến phương Bắc kéo dài hàng chục thế kỷ đã hạn chế nhịp độ phát triển cũng như khả năng trao truyền và mở rộng các loại hình kinh tế nông nghiệp mà người Chăm đã tích luỹ được.

Đến cuối thế kỷ thứ X, đầu thế kỷ thứ XI, khi các tập đoàn phong kiến Việt nam giành lại được nền độc lập dân tộc, nhất là khi quốc gia phong kiến Đại Việt được thiết lập và nhà Lý vừa củng có chủ quyền, vừa mở rộng phạm vi thống trị trên lãnh thổ phía Bắc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đem quân tiến đánh Chămpa, mở rộng biên giới phía Nam, vùng đất Quảng Bình trở lại với quốc gia Đại Việt thì kinh tế nông thôn Quảng Bình có những chuyển biến căn bản.

Trước hết đó là sự di dân một cách có kế hoạch của hàng loạt cư dân từ các địa bàn phía Bắc vào Nam Hoành Sơn và cùng với nó là sự thiết lập các điền trang, thái ấp và chiêu mộ lao động của quan lại và những người giàu có đã làm cho diện mạo kinh tế nông thôn trên địa bàn Quảng Bình thay đổi cơ bản. Quá trình di dân, lập ấp tạo lập cơ sở kinh tế mới của cộng đồng dân cư miền Bắc vào miền Trung diễn ra nhiều đợt, kéo dài suốt từ thế kỷ thứ XI cho đến thế kỷ XV đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập diện mạo nông thôn mà hệ quả trực tiếp của nó là thiết chế làng xã ra đời và định hình cho đến ngày nay.

Nhờ vậy, từ đầu thiên niên kỷ thứ hai, kinh tế nông thôn Quảng Bình tồn tại trên nền tảng kinh tế làng xã. Từ đầu thế kỷ thứ XI trở đi, làng xã Quảng Bình đã là tế bào xã hội cơ bản, là không gian tồn tại có ý nghĩa quyết định cả về chính trị, kinh tế và văn hoá của cộng đồng cư dân Quảng Bình. Kinh tế nông thôn Quảng Bình đã có nền móng để từ đó phát triển. Trải qua hơn năm thế kỷ tồn tại trong thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam, trên địa bàn Quảng Bình đã hình thành một nền kinh tế nông thôn đã dần dần đi vào thế ổn định. Khi triều đại phong kiến nhà Lê suy vọng, các chúa Nguyễn cát cứ và tạo lập vị thế đối trọng Đàng Trong đã thi hành nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Những công trình khẩn hoang đã làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế. "Từ một vùng đất hoang vắng, lạc hậu… đã nhanh chóng trở thành một khu vực kinh tế phát triển. Với những công cuộc khẩn hoang rộng lớn của nhân dân, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong đã phát triển một bước rõ rệt. Đất hoang phải thu hẹp dần trước sức lao động bền bỉ của con người để biến thành ruộng đồng và xóm làng"(195:294-295).

Do đặc điểm tự nhiên và vị thế địa lý, huyện Lệ Thuỷ luôn là địa bàn có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình. Lê Quý Đôn viết trong "Phủ biên tạp lục": huyện Lệ Thuỷ, Khang Lộc "xóm làng liền nhau, đều là đất bùn, ruộng cát, dưới thì gần đầm, một dải rộng rãi, ruộng thì lầy bùn, một năm hai vụ lúa, vụ hạ cấy lúa tẻ có thứ gọi là lúa chiên thông, thóc gạo đều trắng, hợp với ruộng cát"(199:183)…; "Ruộng đất châu Bắc Bố Chính tốt màu, một mẫu bằng bốn mẫu xứ khác… cho nên mỗi mẫu gặt được trên 120 gánh, hạng kém cũng được 100 gánh hay 90 gánh…(199:131).

Sản phẩm nông nghiệp trên đất Quảng Bình đa dạng, nhiều giống có thể được coi như là đặc sản. "Có thứ tên là lúa nước mặn thóc trắng, gạo đỏ, hột, hợ với ruộng sâu…Gióng lúa nếp thì có thứ tên là nếp măng thóc đỏ, gạo trắng; có thứ tên là nếp ngựa, nhưng cũng có râu, cơm hơi mặn, hợp với ruộng hơi sâu… có thứ nếp hạt cau, thóc đỏ, gạo trắng mà tròn… giống lúa tể có thứ tên là chăm hót, lại có tên là bát nguyệt, thóc đỏ, gạo trắng, hột nhỏ, ruộng bùn cát đều cấy được, cơm dẻo… Giống nếp thì có nếp trứng, thíc gạo đều trắng, hột tròn, cơm cứng…; có thứ gọi là nếp bầu hương, hoa trắng vỏ thóc có lông, gạo trắng mà tròn, lớn hột, cơm dẻo, vị lạt, hợp với đất cát và nơi gần người ở có đất, phân… có thứ tên nếp chăm, hoa trắng, thóc đỏ có râu, gạo trắng mà tròn, lớn cơm, thơm dẻo…"(199:183).

Bên cạnh nghề nông, cộng đồng cư dân trên địa bàn Quảng Bình cũng phát triển các ngành nghề khai thác lâm thổ sản, thuỷ sản và nghề thủ công cổ truyền. Nhiều làng nghề hình thành và tồn tại như một nghề chính và nhiều nghề được công đồng cư dân tổ chức sản xuất xen lẫn trong thời kỳ nông nhàn. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn, địa bàn Quảng Bình là nơi có nguồn tài nguyên phong phú và quý hiếm nên người dân ở đây coi việc khai thác nguồn lợi thiên nhiên như là một nghề chính. "Châu Bắc Bố Chính có 75 xã, thôn, phường sản xuất nhân sâm, yến sào, mật ong, sừng tê, ngà voi, sừng bò tót, diêm tiêu, giáng hương, trầm hương, mây, gỗ mun, gỗ lim, gỗ hoa hèo, gỗ kiền kiền. Đầu nguồn châu Bắc Bố Chính có gỗ ngật, cũng gọi là gỗ dầu, sắc trắng mà chất mềm mịn, để lâu thì vàng dần, uốn cong không gãy, có thể làm cánh nỏ được… Nhân sâm sản xuất ở các xã Phù Lưu, Tiên Lệ châu Bắc Bố Chính, hoa màu tía, trồng trong chậu cát cũng sống, chưng, phơi đúng phép thì hình trạng chẵng khác gì sâm Bắc, mùi thanh ngọt, uống vào tăng thêm khí lực, người ta dùng nhiều… Rừng núi hai chổ nguồn Trạm và nguồn Côộc thuộc huyện Khang Lộc có nhiều gỗ tốt, có gỗ táu đen bền như sắt, dân địa phương dùng làm cột nhà, gỗ gụ có hoa vân mà chất bền, dùng làm giàn giá, gỗ bời lời to mà sắc trắng… gỗ chò chiết to mà sắc đỏ, gỗ dạ to mà sắc vàng… gỗ hoa mộc đỏ mà cáo vân… Mỗi năm đến tháng Tám khách buôn đóng bè chở xuống chợ Côộc bán gỗ cây, gỗ súc kể có đến hàng trăm, hàng nghìn cây, lớn nhỏ tuỳ dùng… Gỗ kiền kiền thớ gỗ nhỏ mịn, cứng, bền, lâu hỏng, chôn sâu dưới đất mấy trăm thước, trăm năm không hư. Khách buôn Quảng Đông nói gỗ nà Kinh Thư gọi là gỗ Nam, có mùi thơm gọi là hương Nam, sắc vàng thì gọi là hoàng Nam, sắc trắng thì gọi là bạch Nam"(370:179-181).

Một số sản vật từ nguồn lợi rừng được cộng đồng cư dân Quảng Bình khai thác như bạch thuỷ trầm, mật ong, ô dược, quả trám, diêm tiêu lấy từ phân dơi, mây trắng (bạch đằng), mây nước (thuỷ đằng), mai, trúc Lệ Sơn, xương bồ, "vải đỏ nậm ngọc cùng giống Thượng Lâm, sen xanh trỏ ngó một loài Thái Hoa, lá trầu sinh hương, buồng cau kết ngọc. Mai vị chua chát có thể nấu canh. Táo to hơn lật, mận nhỏ hơn đào. Lúa nếp hương mọc ở trên nương, thơm ngon tinh khiết; củ mài sản sinh trên núi, mùi vị nhẹ nhàng... củ súng sừng nhọn, sâm cầm má đỏ… Măng mọc thành bụi như đàn con cháu sum vầy, quýt từng quả, từng chùm tựa lũ nô tỳ đông đúc. Cam vàng xếp mâm thờ, dâu tím chất đầy giỏ. Nào vừng, nào đậu cùng thứ hạt thơm. Khoai sọ, khoai lang chẵng bằng tử quyết. Phàm những vật phẩm có ích, ngoài những thứ kể trên còn nhiều…”(46:)

Cùng với nghề khai thác nguồn lợi rừng, địa bàn Quảng Bình cũng là nơi có nguồn lợi thuỷ sản quý và có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của cộng đồng .

Trong "Ô châu cận lục" của Dương Văn An và "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn cũng đã kể đến các nguồn lợi thuỷ sản như cá chày, cá vược, ở cửa sông và phá, thuộc huyện Lệ Thuỷ… cá nhám, cá tống công, cá thoi (thoa ngư) bắt ở sông lớn châu Bố Chính… cá chó sản sinh ở cửa sông huyện Khang Lộc, yến sào lấy trên núi Lõi Lôi, tôm hùm bắt dưới cửa biển Di Luân châu Bố Chính, sò Cửu Khổng thu tại hải đảo Thuỷ Cần …(46:)

Sách "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng ghi nhận trên vùng đất Quảng Bình có nhiều thuỷ, hải sản quý được coi là đặc sản như "cửu khổng quyết minh Vũng Chùa, thuộc huyện Bình Chính có tên là bào ngư, rùa, ba ba, cua đồng, cua bể, tôm sông, biển các huyện đều có. Cua đá sinh sản ở khe Động Hồi, huyện Phong Lộc. Tôm hùm sản ở huyện Bình Chính to hơn những nơi khác, người ta lấy vỏ treo vách để chơi… con hàu sản ở Vũng Chùa, huyện Bình Chính, muối ở hai huyện Bình Chính và Phong Lộc, cá voi "…(370:283,284).

Bên cạnh nông, lâm, ngư nghiệp là nghề chính theo từng địa phương, địa bàn, cư dân Quảng Bình còn chú trọng khai thác các nguồn sản vật địa phương để sản xuất ra các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống. Trải qua hàng trăm năm hành nghề và phát triển nghề, trên địa bàn Quảng Bình đã hình thành một số nghề và làng nghề truyền thống như nghề mộc, đóng thuyền, rèn đúc, nghề mây tre, sành gốm, nón lá, dệt vải, chiếu cói… Các tài liệu tàng thư từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ thứ XVIII đã ghi nhận trên địa bàn Quảng Bình có những nghề phát triển rất mạnh, thu hút không chỉ một làng nghề mà cả một vùng. "Cả huyện Khang Lộc đều dệt vải, không dệt chỉ có vài xã thôi. Các xã Bình Xá, Võ Xá huyện Lệ Thuỷ đều dệt lụa làm nghề…"(370:182). Có những nghề tạo được uy tín, được Nhà nước trưng tập phục vụ công việc của triều đình như nghề rèn của hai làng Phan Xá và Hoàng Giang, nghề đúc Hoà Ninh, hoặc sản phẩm được đem cống tiến lên vua như nước mắm Hàm Hương…

2.1.2. Nông nghiệp.

Dưới chế độ thực dân phong kiến người dân Quảng Bình bị bóc lột hết sức nặng nề, quanh năm quần quật lao động mà vẫn ăn đói, mặc rách, màn trời, chiếu đất lại thêm thuế khóa nặng nề, phu phen tạp dịch nên cuộc sống lại càng thêm vất vả. Hàng năm người dân lại phải đóng nhiều loại thuế, trong đó tàn nhẫn nhất là thuế thân đánh vào đinh tráng từ 18 tuổi đến 60 tuổi. Mỗi suất thuế hàng năm qui định là 3,6 đồng cộng với các khoản phụ thu nữa là 4 đồng.(**)

Ngoài thuế thân người dân còn phải gánh chịu hàng trăm thứ thuế khác như thuế điền thổ, thuế chợ, thuế đò ... và phải phục dịch công ích cho làng, tổng, các gia đình giàu có nhất là những khi có lễ tết. Nông dân ngoài các loại sưu thuế và phục dịch trên còn phải nộp địa tô, lãi suất tiền vay khi túng thiếu (182:31-32).

Triều Tây Sơn bãi bỏ một số sắc thuế của họ Trịnh đặt từ sông Gianh trở vào. Nhưng triều Tây Sơn lại quá ngắn ngủi nên những chính sách kích thích phát triển kinh tế của Quang Trung chưa kịp tạo ra những chuyển biến mới cho khu vực miền Trung nói chung và Quảng Bình nói riêng. Gia Long sau khi lên ngôi đã thủ tiêu tất cả chế độ có phần tiến bộ của triều Tây Sơn, đặt lại những ngạch thuế khóa nặng nề hơn trước. Lê Quý Đôn phải kêu lên rằng: " ... Thuế khóa xứ Thuận Hóa, pháp lệnh rất phiền, nhân viên thu thuế rất nhiều, nên dân cùng, nhà nghèo thường khổ về nộp thuế bội mà trong thi ty lại, ngoài thì quan bán đường bớt xén không thể kiểm xét được ..."(155:142)

Chúa Nguyễn đặt ra những thứ thuế đánh vào đầu người, bất luận có thu lợi tức hay không và nhiều thứ thuế rất lạ như thuế các ngày lễ, ngày tết, ngày kị giỗ của nhà Chúa. Các quan phải nộp bạc từ 1 đồng cân trở lên. Nhân dân thì phải nạp tiền trầu từ 15 đồng tiền trở lên.

Riêng đối với ruộng đất, đã đánh tô thuế trên diện tích sào mẫu lại còn thu gạo trên tổng số thóc chịu thuế, lại phải nộp tiền thuế cót tre, mỗi tấm dài 8 thước, rộng 7 thước 5 tấc bổ vào người có ruộng. Mỗi xứ cứ 1.000 thúng thóc thì phải nộp 5 tấm, nếu nộp bằng tiền thì mỗi tấm 2 tiền.(155:142)

Từ Quảng Bình trở vào thuế lệ chia làm hai hạng: tại làng không có công điền, mỗi tráng hạng nộp 2 tiền, tại các làng có công điền mỗi suất nộp 4 tiền. Ngoài ra nhân dân còn phải nộp các món phụ như tiền đầu lụt, tiền sưu (điệu tiền) và gạo cước (cước mễ). Dân công nghệ thì nộp thuế sản vật...

Về thuế ruộng thì từ Quảng Bình trở vào, công tư điền đều đánh thuế như nhau, chia làm 3 hạng, mỗi mẫu nộp từ 20 đến 40 thăng (Theo qui định thời Gia Long). Số đinh, theo thống kê của Bộ Hộ năm 1847 đời Thiệu Trị, Quảng Bình có 22.438 người.(199:210)

Riêng đối với ngư dân, thuế thời các chúa Nguyễn, thuế đánh căn cứ theo mỗi loại lưới. Ví dụ: nghề phá xanh (nghề vại chài) nộp 2 quan 5 tiền, nghề câu trung nộp 2 quan 6 tiền, nghề lưới dầm (tức lưới ve) 2 quan 5 tiền, nghề câu nhỏ 3 tiền 30 đồng, nghề lưới vó (đơm đáy, đơm rớ) 3 tiền, nghề thả chài 3 tiền 30 đồng. (155:143).

Thuế khóa thời Pháp còn khắc nghiệt hơn thời chúa Nguyễn. Pháp thu cả những thứ thuế phi lý để tận vét sức lao động của nhân dân như thuế chó, thuế hố xí… và cả thứ thuế chữ ký của chính quyền ký cho nhân dân.

Dưới đây là một vài ví dụ điển hình cho chính sách thuế khoá nặng nề mà người dân Quảng Bình phải gánh chịu dưới thời Pháp thuộc:

+ Thuế thân :

Ngày 14-8-1898, nhà Nguyễn ban hành chế độ thuế thân ở Trung Kì, qui định tất cả dân đinh từ 18 tuổi đến 60 tuổi đều phải đóng thuế thân, mức thuế phải đóng là 2,50 đồng, trong đó có 2 đồng là tiền chuộc 20 ngày lao dịch với mức 0,10 đồng/ngày.

Ngày 6-1-1903 toàn quyền Đông Dương Pôn-Bô (Paul Beau) ra nghị định qui định thuế thân của của dân nội dinh là 3 đồng tăng hơn qui định của triều đình nhà Nguyễn ngày 14-4-1898 đến 5 hào. Đồng thời, thực dân Pháp áp dụng nghị định ngày 30-6-1889, tiến hành thu thuế thân kết hợp thuế ruộng đất hàng năm và dần dần bắt chuộc 5 ngày công làm việc làng với giá 0,12 đồng/ngày, ngoài tiền thuế thân 3 đồng/năm.

+ Thuế đất :

Theo dụ của vua Thành Thái năm 1898 qui định mức thuế ruộng đất Trung Kì thì đất loại thứ sáu (lục hàng thổ) (như đất Bảo Ninh), mỗi năm một mẫu phải chịu thuế 0,1 đồng.

Người dân nghèo ở đây không phải chỉ nộp thuế đất gia cư của ngôi nhà mình mà còn phải nộp thuế "khống" cho diện tích "lục hàng thổ" tính cho những diện tích đất bỏ hoang do không đủ sức khai thác trong quê hương mình nữa.

Do không gánh nổi thuế thân và thuế đất kiểu đó, nhiều người dân Quảng Bình phải rời bỏ quê hương tìm việc làm ở những đông điền của thực dân Pháp hoặc tha phương cầu thực ở bất cứ nơi nào có thể.(280:57)

Bên cạnh những chính sách bóc lột hà khắc, các thế lực phong kiến cũng có những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chú trọng việc khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác, xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông để phát triển kinh tế – xã hội, tạo dựng cơ sở xã hội cho sự tồn tại của chế độ phong kiến.

Chính sách khai hoang, mở rộng diện tích canh tác ở Quảng Bình đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, gắn liền với lịch sử của vùng đất này.

Quảng Bình là một vùng đất được hình thành từ lâu đời. Tuy nhiên, do những biến thiên của lịch sử nên mãi đến thời vua Lý Thánh Tông, Quảng Bình sát nhập vào với Đại Việt. Từ đấy, cương vực và hệ thống hành chính - kinh tế mới bắt đầu ổn định, việc di dân, lập ấp, tổ chức khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác mới được các thế lực phong kiến quan tâm tổ chức thực hiện.

Sau khi đánh bại quân Chiêm Thành, giành lại phần đất thuộc quân Chiêm Thành chiếm giữ, Lý Thường Kiệt áp dụng đúng chính sách của vua Lý Nhân Tông là vừa dùng lực lượng quân sự đẩy lùi quân Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi vừa dùng lực người để chinh phục lâu bền, vừa mở rộng địa bàn dân cư để có thể chế ngự và ổn định biên giới một cách hiệu quả hơn. Do đó trong lần chinh phạt Chiêm Thành này, Lý Thường Kiệt đã vẽ bản đồ ba châu, sửa đổi địa danh Bố Chinh làm Bố Chính, Địa Lí làm Lâm Bình và Ma Linh làm Minh Linh, áp dụng tích cực chiêu mộ di dân của vua Lý đem dân đến ở, tổ chức việc cai trị.

Đây là cuộc chiêu dân lập ấp đầu tiên về mặt Nhà nước trong lịch sử Việt Nam và cũng từ đó, nền văn minh Đại Việt bắt đầu phát triển xuống phương Nam.

Lý Thường Kiệt đã ra công xây dựng hệ thống hành chính - kinh tế ba châu, thôn, ấp, làng xã, để lại một lực lượng quân đội theo binh pháp thời cổ "ngụ binh ư dân" (lính ở làm dân) với nhiệm vụ: "tịnh vi nông, động ư binh" (yên thì làm ruộng, động thì làm lính), vừa giữ an ninh cho nhân dân định cư lập ấp, vừa làm nòng cốt trong việc khai khẩn ruộng đất, vừa chốt giữ những điểm trọng yếu về chiến lược.

Đó là những cụm dân cư (chủ yếu là cư dân nông nghiệp) rải rác khắp vùng đất ba châu mà tập trung lớn hơn cả là ở châu Lâm Bình.

Những người đứng đầu của mỗi cụm dân cư như thế, phần đông là các cấp chỉ huy quân đội phải thực thi nhiệm vụ "ngụ binh ư nông", và đương nhiên họ trở thành các tộc trưởng, các vị tiền khai canh hoặc khai khẩn của nơi đó, sau dần dần hóa ra làng, xã !(284:139)

Ở Quảng Ninh, Lệ Thủy ngày nay (là đất Lâm Bình ngày ấy) hiện còn rất nhiều làng xã lấy tên họ của người chỉ huy quân đội như thế, hoặc những vị có chức tước nhất định làm tên làng, nhưng thời xưa phong tục ta thường kiêng gọi tên mà chỉ gọi họ để tỏ lòng cung kính. Ví dụ: họ Mai Xá là làng ông họ Mai Phan Xá là làng ông họ Phan…

Từ năm 1361 - 1365 quân Chiêm Thành lại tấn công đánh chiếm Đại Việt (vùng Châu Bố Chính), đến năm 1389 Hồ Quí Li mới thu hồi được vùng đất của Lâm Bình, Bố Chính, Minh Linh và đổi tên thành Phủ Tân Bình. Đây là đợt di dân lần thứ hai thời Hồ Quí Li, năm 1403, di dân xuống Thăng Hoa Tư Nghĩa. Lần hai chế độ di dân cụ thể hơn, Nhà nước cấp trâu bò, nông cụ, quan tước cho hệ thống thực hiện nhiệm vụ di dân lập ấp. Đợt di dân lần này chủ yếu tập trung vào địa bàn Bố Chính.

Nếu ở Lâm Bình (Quảng Ninh, Lệ Thủy ngày nay) đã lập ấp theo kiểu cách "ngụ binh ư nông" là chủ yếu, để lại những thôn xóm mang tên họ người chủ thể, thì ở Bố Chính lại lập ấp theo cách lấy nghề nghiệp làm giai tầng là chủ yếu, cho nên tên làng, tên xóm còn nhiều nơi mang kí hiệu: kẻ và người hành nghề giỏi được mệnh danh là "phó: phó mộc, phó rèn, phó nề... "Kẻ" thì ở Bố Trạch có: Kẻ lái (Nhân Trạch, Lí Hòa), Kẻ Hạ (Cao Lao Hạ), Kẻ Đờ: Đăng Đề, Kẻ Sen, Kẻ Bàng ...

Trong các cuộc di dân lập ấp thời Lê Thánh Tông vào Bố Chính, ngoài bộ phận nhân dân được điều đình vận động, khuyến khích và trợ giúp, còn có những bộ phận bị cưỡng chế phải đến, đó là những tội đồ bị pháp luật kết án "phát lưu" (đi đày). Luật Hồng Đức (Lê Thánh Tông) ghi rõ 3 hình phạt "phát lưu" như sau:

1. Lưu cận châu: Bị đày vào Nghệ An, Hà Tĩnh.

2. Lưu ngoại châu: Bị đày vào Bố Chính.

3. Lưu viễn châu: Bị đày vào Tân Bình .(284:173-174)

Sau Lê Thánh Tông (1460 - 1497) và Lê Hiến Tông (1497 - 1504), triều Lê dần dần suy yếu, cả nước gặp nhiều loạn li, nhưng xứ Tân Bình Thuận Hóa vẫn ổn định, cuộc sống nhân dân có một số mặt phồn thịnh. Sách Ô châu cận lục của Dương Văn An viết: “( ... ) Đồng bằng thì nông trang vốn sẵn nghiệp nhà, bờ biển thì mắm cá là kho vô tận ( ... ) sơn hào hải vị của nhiều, chan chứa ( ... ) gái lịch trai thanh, nơi ca chốn múa ( ... ). Nhân dân làm giàu bằng thóc, nhà nông đạp lúa bằng trâu ( ... ). Xã Mạc Châu trồng nhiều hoa hồng, xã Lang Châu sản nhiều lụa trắng ( ... ) đàn bà mặc áo Chiêm, con trai cầm quạt Tàu ... ".(A.46: Năm 1627 cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn chính thức bùng nổ, cộng đồng dân cư trên địa bàn Quảng Bình chịu một sự tàn sát rất đau thương của chiến tranh, kinh tế - xã hội Quảng Bình vào thời kì này hết sức sa sút. So với các địa phương khác thì đây là nơi bị phá hoại nghiêm trọng nhất. Những năm đánh nhau là những năm mất mùa, đói kém. Ruộng đồng hầu như bỏ hoang, nông dân phải rời làng đi phiêu bạt. Vì thế sản xuất nông nghiệp không phát triển. Những năm tạm ngừng chiến tranh thì thời tiết không thuận lợi, lại thiếu nhân lực, diện tích canh tác không đáng kể nên thu hoạch chẳng đáng là bao.

Chiến tranh liên miên làm cho tình hình xã hội mất ổn định. Nạn binh đao xô đẩy con người vào cảnh chia li chém giết lẫn nhau, nhất là nông dân, cuộc sống vô cùng bi đát. Hạn hán, lũ lụt, mất mùa, đói kém, dịch tể như những bóng ma kéo dài năm này sang năm khác, lại thêm phải đi lính, đi phu, phải nộp một khoản tô, thuế, lao dịch nặng nề cho cuộc chiến tranh.

Sau khi quét sạch 30 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, Quang Trung bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Công việc đầu tiên là ông ban bố chính sách khôi phục nền kinh tế mà ưu tiên hàng đầu là nông nghiệp. Chiếu Khuyến nông của Quang Trung năm 1789 nói: "Ít lâu nay trong nước bị binh lửa, đinh tán điền hoang, số đinh điền trước kia 10 phần kém 4,5. Nay trong nước đã bình định, cần phải phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, làm cho dân du thủ, du thực trở về với ruộng đất... để rồi trong nước không có dân lười biếng, ngoài đồng không có ruộng bỏ hoang. "(199:191) Quảng Bình là nơi hưởng ứng "Chiếu Khuyến nông" một cách tích cực nhất. Người nông dân sau nhiều năm phiêu bạt, tha phương cầu thực, nay đã trở về quê hương nhận ruộng cày cấy. Cuộc sống yên ổn và niềm vui trong lao động trên mảnh đất chôn rau cắt rốn đã thúc đẩy họ hăng hái sản xuất. Nhờ đó, chỉ trong vòng ba bốn năm, ruộng đất bỏ hoang được thanh toán. Sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. Cánh đồng hai huyện Khang Lộc, Lệ Thủy đã trở lại phong đăng.

Từ sau khi Gia Long lên ngôi, địa bàn Quảng Bình có được thời kì ổn định khá dài trong suốt mấy triều đại từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Tuy nhiên, về thực chất, nền kinh tế phong kiến đã bước vào giai đoạn lạc hậu so với xu thế phát triển của lịch sử nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu triều Nguyễn tuy không có biến động lớn nhưng cơ bản vẫn trong tình trạng thấp kém và trì trệ.

Khi thực dân Pháp hoàn thành việc bình định và bắt đầu chính sách khai thác thuộc địa, mặc dù có sự hiện diện của các yếu tố tư bản dưới hình thái thực dân nhưng do mục tiêu khai thác, vơ vét là chủ yếu nên cơ cấu kinh tế trên địa bàn vẫn không có gì thay đổi. Nông nghiệp vẫn là hình thái kinh tế chủ yếu của đại đa số dân cư Quảng Bình.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, vùng đồng bằng Quảng Bình chủ yếu có hai loại cây trồng là lúa và ngô. Lúa chiếm đại bộ phận diện tích trồng trọt (43.507 ha trong số 51.684 ha đất đã sử dụng trong nông nghiệp). Trên diện tích vùng đòng bằng và vùng bán sơn địa có hai thứ lúa chính là lúa vãi (lúa cạn) và lúa cấy (lúa nước), các vùng núi còn trồng lúa rẫy. Tại đồng bằng hai huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh, một mẫu (3.600 thước vuông) sản xuất được từ 80 đến 120 thúng lúa trong một vụ, tức là từ 900 đến 1.300 kilôgam trên một mẫu. Tại các đồng bằng khác, một mẫu sản xuất được từ 30 đến 60 thúng. Trung bình mỗi hécta ruộng sản xuất được từ 10 đến 14 tạ tây trong một vụ.

Sản lượng lúa hàng năm trong thời điểm những năm đầu thế kỷ XX khoảng chừng 900.000 tạ, chưa đủ để nuôi sống cho những người sản xuất trực tiếp.

Cây lúa nếp: Do đặc trưng của lúa nếp khó trồng, năng suất không cao nên dân ít trồng. Theo phong tục tín ngưỡng dân gian, những khi giỗ cúng rất cần đĩa xôi, miến bánh, nên hạt nếp được coi là sản vật quí của người dân. Song do thói quen không ăn nếp thay gạo, nên từ xưa nếp được trồng rất ít, cốt để giữ giống và đủ lượng nếp dùng khi đơm cúng, làm các thứ bánh kẹo hoặc đón Tết.

Lúa tẻ là nguồn lương thực chính yếu của người dân Quảng Bình. Trên những cánh đồng lúa nước, người Quảng Bình đã gieo trồng nhiều giống lúa có khả năng chống chịu hạn, úng, sâu bệnh, tuy năng suất không cao nhưng đầu thư chăm sóc giản đơn và chất lượng gạo thơm ngon. Lê Quý Đôn có ghi các giống lúa của vùng đất này: "Nào là lúa chiêm hạt thô sắc đỏ, tháng 10 cấy, tháng 3 sau thì gặt; lúa hiến ở ruộng cao, có hai giống đỏ và trắng, cấy muộn hơn lúa chiêm một tháng và cũng gặt sau một tháng. (Tháng 11 cấy, tháng 4 năm sau thì gặt); lúa tám ưa ruộng cao, hạt nhỏ, sắc trắng xanh, cơm có vị ngọt và rất thơm; lúa ven cũng gọi là lúa nước mặn, ưa ruộng sâu, hạt lúa lớn" (283:86).

Hạt gạo, hạt nếp chủ yếu là lương thực dùng tại chỗ, nhưng trong nhiều trường hợp, nó cũng dùng làm hàng hóa trao đổi, giao lưu kinh tế. Từ xưa, nếp Quảng Binh "thơm ngon" đã trở thành một đặc sản có tiếng, được nhiều vùng quê của tỉnh bạn biết đến.

Bên cạnh cây lúa là cây lương thực chính, nguồn lương thực trợ lực thứ nhất đối với hầu hết người dân Quảng Bình là cây hoa màu, trong đó chủ yếu là ngô, khoai, sắn và các cây họ đậu. Có lẽ không nơi nào thấm thía giá trị của cây màu như ở nông thôn Quảng Bình. Từ xưa đã có lời lẽ đề cao vai trò của cây màu, trở thành thành ngữ, ngạn ngữ, câu hát dân gian như "một ngọn khoai bằng mười hai ngọn lúa", "được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi thất bát lấy ai bạn cùng ..." . Và cũng không ở đâu thành ngữ "ra môn ra khoai" lại được nói nhiều, dùng nhiều (với nghĩa "ra lẽ", "nên việc" như ở con người Quảng Bình.

Cây ngô: (người địa phương gọi là bắp), có các loại: bắp đỏ, bắp trắng, bắp lòn, bắp nếp. Bắp đỏ hạt có màu vàng chát hay vàng lửa, bắp trắng hạt có màu ngà, có hương thơm; bắp lòn có hạt xen kẽ nhiều màu (như vàng, tím, trắng...) là thứ bắp lai hạt. Ven sông suối hoặc vùng đất đá vôi... Ngô được trồng chủ yếu ở các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch ... và nhiều nơi khác.

Dưới thời Pháp thuộc, diện tích trồng ngô của tỉnh khoảng 1.500 ha. Mỗi mẫu sản xuất trung bình khoảng 60 thúng tức là khoảng 9 tạ (khoảng 25 tạ một ha (mẫu tây).

Cây sắn: Cây sắn đến với người Quảng Bình từ rất lâu, bao đời nay. Họ có thể kể tên, nói rõ tính chất của từng loại sắn: sắn lạ, sắn trắng, sắn xanh, sắn tím, sắn mì... Tất cả đều giống nhau ở cấu tạo cây; thân có mắt, vỏ ngoài có màu xanh hoặc tím hồng, lá có hình khuyết, từ cọng sắn cho phần thân đều có phần xốp.

Hầu hết các xã có vùng đồi trong các huyện đều trồng sắn. Nhiều nhất là các vùng đồi của huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Tuyên Hóa.

Trong những thời gian kinh tế gặp khó khăn, sắn đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề giải quyết lương thực cho nhân dân, bình thường, sắn dùng chính cho vấn đề chăn nuôi và chế biến các loại bánh... Ngày nay sắn vẫn tiếp tục được trồng, song diện tích trồng sắn ngày càng bị giảm dần, do vấn đề lương thực đã khá dồi dào...

Cây khoai lang: Đây là một loại hoa màu rất dễ trồng. Thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, sử dụng được cả củ và lá. Khoai lang được trồng khắp nơi ở Quảng Bình trồng nhiều ở các chân ruộng cao, hoặc nơi đất pha cát; đặc biệt các vùng ven biển nơi tiếp giáp vùng lúa. Địa bàn trồng nhiều khoai nhất là: Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh... (Trước năm 1990 bình quân sản lượng Bố Trạch: 11.000 tấn, Quảng Trạch: 10.00 tấn, Minh Hóa: 1.600 tấn). Có nhiều loại giống khoai: khoai muống, khoai tím, khoai chiêm dâu, khoai Đà Nẵng, khoai Đà Lạt...

Trước đây, khi lương thực đang khan hiếm, khoai lang góp phần rất quan trọng trong việc giải quyết một phần khó khăn về lương thực cho nhân dân, và đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy chăn nuôi phát triển (đặc biệt là nuôi lợn).

Ngoài các loại chính trên nông dân Quảng Bình còn trồng một số cây hoa màu khác như: kê (kiên), khoai tía trắng, khoai tía tím, khoai tía mun, và các loại môn... trồng xen các loại cây họ đậu, vừng, lạc, thuốc lá, bông, chè….

Nghề làm vườn ở Quảng Bình đã có từ lâu đời, theo tập tục "vườn rau ao cá" thì vườn là một nguồn lợi lớn của người nông dân. Trong các thời đại trước, khi nền nông nghiệp chưa được phát triển, tính sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp chưa cao, vườn của nông dân Quảng Bình mang tính chất tự cung tự cấp là chính, tính chuyên môn hóa thấp (không giống miệt vườn ở Nam Bộ). Những làng có vườn đẹp nhất là các làng ở miền giữa thung lũng sông Gianh: Thiết Sơn, Đạm Thủy, Xuân Mai, Lệ Sơn... ở ngoại vi Đồng Hới các làng Đức Phổ, Thanh Xá cũng có rất nhiều cau, có nơi cho trầu leo lên cau. Ngoài cau, trầu trong vườn có nhiều rau, chuối, mít, cam, bưởi, chè và các loại có quả khác.

Cây công nghiệp: Quảng Bình có nhiều cây công nghiệp đã được trồng từ lâu đời, song diện tích không lớn, sản lượng không cao, mang tính chất tự cung tự cấp trong vùng là chính. Điển hình có các cây như:

* Thuốc lá: trồng ở các vùng núi. Loại thuốc ngon nhất là thuốc Qui Đạt, thuốc Sen - Bàng.

* Cây dâu tằm: cây dâu tằm được trồng ở Việt Nam từ lâu đời cùng với nghề trồng dâu - nuôi tằm - dệt tơ là một nghề truyền thống đã có từ lâu ở Việt Nam. Đặc biệt năm 1836 vua Minh Mạng đề cao chính sách "trọng nông", nhấn mạnh "dĩ nông vi bản", Minh Mạng cho mua tằm trắng ở Trung Quốc về phổ biến cho dân chúng để mở rộng nghề trồng dâu - nuôi tằm - dệt lụa trong cả nước.

Cùng với trào lưu trên, ngành trồng dâu nuôi tằm ở Quảng Bình cũng phát triển khắp nơi. Dâu trồng chủ yếu trên đất phù sa của sông Gianh và sông Son.

Ngày nay nhiều địa phương có trồng như Khương Hà (Bố Trạch), Lệ Thủy... song diện tích không đáng kể.

* Cây mía: mía được trồng nhiều ở Bố Trạch (cả tỉnh diện tích 265 ha). Tại Bố Trạch người ta canh đường đen và mật mía. Mật mía người ta cũng sản xuất tại Tô Xá và Trung Thuần (Quảng Trạch).

* Cây vải: Ngày xưa có lệ cống nộp sản vật quí cho vua. Vải Quảng Bình nộp: "cống vải" cho vua. Người ta nói rằng giống vải Lệ Sơn là giống vải ở Huệ Châu đất Hoa Nam Trung Quốc do ông quan làng Lệ Sơn đi nước Tàu đem về làm giống.

*Các loại đồn điền.

Hai triều vua đời Hậu Lê có công lớn nhất trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam là: Lê Thánh Tông (1460 - 1497) và Lê Hiến Tông (1498 - 1504), trên 44 năm trị vì nối tiếp nhau hai vị vua này đã đạt được hai thành tựu lớn: một là khai hoang lập đồn điền, hai là phát triển thủy lợi, đề cao nông trang mở rộng ruộng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa.

Chỉ riêng đời Lê Thánh Tông đến năm 1481, cả nước đã có thêm 43 đồn điền qui mô lớn. Lực lượng lao động chủ yếu trong các đồn điền này là tù binh, tội nhân và một số quân lính đồn trú ở địa phương(A.154:77).

Cùng trong trào lưu chung của cả nước, năm 1467, Tham nghị Hóa Châu là Đặng Chiêm dâng sớ mở đồn điền khai hoang từ miền Bắc Bố Chính trở vào.

Sau khi thực dân Pháp bình định được đất nước Việt Nam chúng trắng trợn cướp đoạt ruộng đất của nông dân lập đồn điền và bắt họ phải làm phu đồn điền cho chúng. Năm 1888, toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định cho phép bọn địa chủ thực dân được quyền lập các đồn điền ở những vùng mà chúng gọi là "đất vô chủ". Ngày 1 - 5 -1900, chúng lại ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất trong luật pháp phong kiến của nước ta.

Trong thời gian này thực dân Pháp bắt nhân dân Quảng Bình mở thêm một số đồn điền ở Đồng Lê (Tuyên Hóa), ở Ba Kênh (Lệ Thủy), ở Ba Trại, Thụ Lộc, Phú Định (thuộc Bố Trạch). Một số tên địa chủ ở địa phương cũng lập đồn điền như: Bùi Huy Tín ở Thạch Xá - Gia Ninh, Hồ Sĩ Quế ở Kim Lũ (Tuyên Hóa), Ngô Trúc ở Đại Phúc .

Trong các đồn điền trồng cây công nghiệp, các chủ đồn điền đã bắt đầu dùng một số máy móc và phân bón hóa học để thu lợi nhuận cao hơn...

Nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, kinh tế nông nghiệp là loại hình chủ yếu của cộng đồng cư dân sinh sống trên địa bàn Quảng Bình. Mặc dù nguồn lợi kinh tế nông lâm ngư nghiệp Quảng Bình tương đối đa dạng nhưng do khả năng đầu tư sản xuất, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và chính sách thống trị hà khắc của các thế lực phong kiến – thực dân nên kinh tế Quảng Bình vẫn luôn ở trong tình trạng trì trệ. Các loại hình kinh tế phi nông nghiệp như thương mại, ngành nghề thủ công cổ truyền và giao thương chậm phát triển. Sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp, sản phẩm thủ công và các loại hình kinh tế phi nông nghiệp khác không đủ cung ứng cho cộng đồng cư dân trên địa bàn, do vậy ít có dấu ấn trong giao thương kinh tế.

Vừa mới ra đời sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời và Đảng Bộ Quảng Bình đã thực hiện hàng loạt những biện pháp tích cực để khắc phục những khó khăn về kinh tế - xã hội.

Công việc đầu tiên là giải quyết nạn đói và nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh. Sau khi vận động giảm tô 2,5% và tuyên bố bỏ các thứ thuế vô lí trước đây, chính quyền mới hiện hành chia lại công điền tịch thu được ruộng đất từ tay thực dân Pháp và bọn Việt gian chia cho dân cày. Cùng với những chính sách ấy, chính quyền còn phát động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Với khẩu hiệu "Không một tấc đất bỏ hoang", "Tấc đất tấc vàng, nỗ lực khai hoang, tăng thêm diện tích". Người nông dân sau hàng nghìn năm mất ruộng đất, nay đã phấn khởi hăng hái tham gia sản xuất. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, với tinh thần nhường cơm sẽ áo, nhân dân trong tỉnh không những đùm bọc lấy mình mà còn tích cực ủng hộ đồng bào các tỉnh khác bị nạn.

Trong lúc đó, thực dân Pháp lại thi hành chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", tổ chức lực lượng tiến hành vơ vét tài nguyên và của cải nhân dân đồng để bổ sung tài lực cho bộ máy của thực dân Pháp, đồng thời càn quét, đốt phá các nguồn lợi kinh tế nhằm phá huỷ tiềm lực, phá hoại nền kinh tế kháng chiến. Trước tình hình đó, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh chủ trương "dựa vào điều kiện địa lý và dân cư, tổ chức căn cứ địa kháng chiến không những ở rừng núi mà cả ở đồng bằng"(A182:169). Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế kháng chiến các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đã triển khai xây dựng các căn cứ địa trên địa bàn để làm "chổ đứng chân" cho lực lượng vũ trang kháng chiến đồng thời cũng là cơ sở phát triển sản xuất, xây dựng tiềm lực kinh tế phục vụ kháng chiến. Trên địa bàn huyện Tuyên Hoá đã xây dựng các căn cứ Thanh Thuỷ, Cổ Liêm; địa bàn Quảng Trạch có các căn cứ Ao Cá, Kim Mỹ, Trung Thuần; huyện Bố Trạch có căn cứ Bồng Lại, Troóc; địa bàn Đồng Hới có căn cứ Thuận Đức; huyện Quảng Ninh xây dưng căn cứ tại Trường Sơn và địa bàn Lệ Thuỷ xây dựng căn cứ tại Bang - Rợn. Tại những căn cứ này, Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp đã đưa một bộ phận dân cư trong các vùng chiến tranh ác liệt lên lập các trại sản xuất tự cấp, tự túc, làm nòng cốt cho việc thực hiện đường lối kháng chiến kiến quốc. Đồng thời với việc xây dựng các căn cứ kháng chiến ở các chiến khu, Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp cũng chú trọng tổ chức cho nhân dân vùng tự do và vùng tranh chấp khai hoang trồng trọt và chăn nuôi, từng bước ổn định đời sống và tăng thêm thực lực để phục vụ kháng chiến. Tại nhiều địa hương trong tỉnh, Ty Khuyến nông và Ty Chăn nuôi đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các kiến thức và kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh…Ty Công chánh đã tổ chức hướng dẫn nhân dân một số địa phương làm các công trình thuỷ lợi nhỏ để đảm bảo tưới tiêu cho một số diện tích cây lương thực ở các địa bàn thuộc vùng tự do và chiến khu. Các đơn vị bộ đội chủ lực đóng trên địa bàn, bộ đội địa phương và dân quân du kích đều có trại tăng gia sản xuất. Các đơn vị thường trực chiến đấu đều có một bộ phận thay phiên nhau sản xuất.

Trong điều kiện khốc liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nền kinh tế kháng chiến chỉ đủ để duy trì đời sống nhân dân, cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm cho lực lượng kháng chiến. Thành tựu kinh tế (chủ yếu là kinh tế nông nghiệp) không lớn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến - kiến quốc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Sau 9 năm trường kì kháng chiến, với thủ đoạn của địch "Đốt sạch, phá sạch, giết sạch" thực dân Pháp đã để lại trên đất Quảng Bình những hậu quả hết sức nặng nề. Hệ thống lô cốt, đồn bốt, dây thép gai, hầm hào và những bãi bom mình, cùng phế liệu chiến tranh còn ngổn ngang. Nhiều làng mạc trù phú bị thực dân Pháp biến thành vành đai trắng. Trên 30.000 nóc nhà bị thiêu huỷ, gần 11 héc ta ruộng đất bị bỏ hoang hoá, hơn 23.000 người bị giết và 20.000 trâu bò bị chúng cướp và bắn chết.

Trước thực trạng đó, thực hiện chỉ thị của Trung ương và Liên khu IV, từ cuối năm 1955 Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình đã tiến hành cùng một lúc hai nhiệm vụ: khôi phục kinh tế và cải cách ruộng đất.

Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình phát động nhân dân thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế và hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện chủ trương khuyến khích sản xuất của Quốc hội (5/1955) về việc "chống bỏ ruộng hoang, khuyến khích khai hoang, cày cấy ruộng hoang được miễn thuế 3 năm, đất khai hoang được miễn thuế 5 năm", phong trào khai hoang phục hoá sau hoà bình lập lại ở Quảng Bình diễn ra rất sôi nổi, rầm rộ. Tính đến cuối năm 1957 đã khôi phục được 7000 ha ruộng đất, giải quyết trên 60% ruộng đất hoang do chiến tranh để lại và đã cày cấy hết 1 vạn ha diện tích của đồng bào thiên chúa giáo bị cưỡng ép di cư vào Nam để lại. Việc khắc phục thiên tai, chống hạn, chống nóng, chống mặn, chống bão, chống đói kém đã thu được rất nhiều kết quả đáng khích lệ, đã đẩy mạnh được sản xuất nông nghiệp, tăng mức thu hoạch về lương thực đã vượt xa năm 1936 (năm được mùa trước chiến tranh), xoá bỏ được nạn đói giáp hạt thường xuyên xẩy ra trong những năm chiến tranh.

Tuy có một số sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhưng Chính phủ đã sớm phát hiện và nghiêm khắc tự phê bình và kiên quyết sửa sai. Đến cuối năm 1957 sau khi sữa sai xong, tuy nhiều ảnh hưởng không tốt nhưng về cơ bản đã hoàn thành thắng lợi "Cương lĩnh ruộng đất" của Đảng. Giai cấp địa chủ bị đánh đỗ, chế độ chiếm hữu ruộng đất của phong kiến bị xóa bỏ vĩnh viễn, người cày có ruộng. Cả nước đã có 2.104.000 hộ nông dân lao động đã nhận được 810.000 ha ruộng đất(154:106). Người nông dân Quảng Bình sau hàng nghìn năm mơ ước nay đã có ruộng đất, trâu bò nông cụ để cày cấy. Cuộc cải cách ruộng đất không những đem lại quyền lợi cho người nông dân mà còn xoá bỏ vĩnh viễn quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến.

Giữa lúc công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và cải tạo các thành phần kinh tế đang thu được những kết quả quan trọng thì ngày 16 - 6 - 1957 nhân dân Quảng Bình vinh dự đón Bác Hồ vào thăm. Thị xã Đồng Hới tràn ngập cờ hoa, hơn 3 vạn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ Quảng Bình và đại biểu khu vực Vĩnh Linh vui mừng đón Người và nghe Người nói chuyện. Vinh dự đó, càng thôi thúc cán bộ, nhân dân Quảng Bình càng hăng say sản xuất và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từ năm 1958, cùng với các địa phương khác trên miền Bắc, Quảng Bình bước vào thời kì cải tạo và phát triển kinh tế - văn hóa mà nhiệm vụ trung tâm là hợp tác hóa nông nghiệp. Với tinh thần đó, tháng 7 - 1958 Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra nghị quyết thành lập hợp tác xã thí điểm về nông nghiệp và ngư nghiệp ở xã Lộc Ninh (Quảng Ninh), nơi có phong trào đổi công và tập đoàn sản xuất khá mạnh.

Đến năm 1959, cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp đã trở thành một cao trào ở nông thôn. Từ năm 1958 - 1960, Quảng Bình có 58.775 hộ tự nguyện vào hợp tác xã, chiếm 95% hộ nông dân của tỉnh, trong đó có 48% hộ lên hợp tác xã bậc cao.

Như vậy, lúc này về tư liệu sản xuất trong nông nghiệp Quảng Bình chỉ có hai hình thức chính: sở hữu tập thể hợp tác xã (HTX) và sở hữu toàn dân (nông trường...). Còn rải rác một ít ruộng do một số cá nhân sử dụng.

Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Dưới ánh sáng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng và Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 4, nhân dân Quảng Bình phấn khởi bắt tay vào thực hiện chỉ tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Bằng phong trào thi đua sôi nổi, nhân dân Quảng Bình đã đạt được nhiều thành tích to lớn. Trên lĩnh vực nông nghiệp, phong trào hợp tác xã được đẩy mạnh.

Chỉ trong hai năm (1961 -1962) có 96% hộ dân đã tham gia vào hợp tác xã. Có nhiều hợp tác xã bậc cao đã xuất hiện như các hợp tác xã Trần Phú (Lộc Ninh ), HTX Võ Ninh, đặc biệt là hợp tác xã Đại Phong. Với cung cách làm ăn mới, biết áp dụng kĩ thuật canh tác, mạnh dạn cải tiến công cụ lao động và điều hành quản lí sản xuất, Đại Phong đã nhanh chóng trở thành ngọn cờ đầu của phong trào hợp tác hóa toàn miền Bắc.

Ngày 15 -4 - 1961 với bút danh T.L, Hồ Chủ Tịch đã viết bài cho báo Nhân Dân khen ngợi "Phong trào Đại Phong". Người khẳng định: "Đó là một phong trào tốt và mạnh mẽ. Nó chứng tỏ tinh thần hăng hái, lực lượng to lớn và khả năng dồi dào của nông dân ta". Sau khi được công nhận lá cờ đầu trong nông nghiệp, "Gió Đại Phong" đã lan toả khắp mọi nơi trên miền Bắc. Nhiều hợp tác xã đã học tập và noi gương Đại Phong.

Vào trung tuần tháng 2 - 1961, được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ nhất trí, Ban Nông nghiệp Trung ương và Bộ Nông nghiệp đã triệu tập hội nghị toàn miền Bắc tại hợp tác xã Đại Phong. Hội nghị lần này nhằm đánh giá phong trào hợp tác hóa của Đại Phong và đưa phong trào thi đua lên thành cao trào trên toàn miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Số lượng đại biểu về dự trên 1.000 người. Bao gồm đại biểu của Bộ Nông nghiệp, Ban Nông nghiệp Trung ương, đại biểu Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính các tỉnh và các huyện trọng điểm về nông nghiệp, cán bộ khoa học nông nghiệp trên miền Bắc. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trực tiếp chỉ đạo hội nghị và tổng kết hội nghị, phát động phong trào thi đua cả miền Bắc học tập Đại Phong.

Phong trào thi đua học tập Đại Phong được lan rộng khắp miền Bắc. Riêng ở Quảng Bình cuối năm 1962 có 150/780 hợp tác xã đạt danh hiệu Đại Phong. Tiêu biểu là hợp tác xã: Tiên Lãng (Quảng Trạch), Thiết Sơn (Tuyên Hóa), Tứ Mỹ (Bố Trạch), Đức Phổ (Quảng Ninh), Thanh Tân (Lệ Thủy), ở các tỉnh khác cũng có hơn 1000 hợp tác xã nhận thi đua với hợp tác xã Đại Phong.(A.272:62)

Trong lĩnh vực ngư nghiệp, phong trào xây dựng hợp tác xã nghề cá ở Quảng Bình cũng phát triển rất mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 1960 phong trào hợp tác xã nghề cá ở miền Bắc đã căn bản hoàn thành, tính đến nay đã có 84,34% số hộ ngư dân vào hợp tác xã nghề cá biển. Nếu tính cả hợp tác xã cá sông thì đạt 74,67% số hộ ngư dân vào hợp tác xã nghề cá. Đó là một thắng lợi to lớn trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền biển và miền sông, làm thay đổi hẳn quan hệ sản xuất cũ và mở đường cho sức sản xuất mới của nghề cá ở nông thôn miền biển và ven sông.

Nhiều hợp tác xã nghề cá có phong trào thi đua sôi nổi. Hợp tác xã Quang Phú Quảng Bình là một trong số hợp tác xã có nhiều thành tích đã được Tổng cục Thủy sản nêu làm điển hình cho các địa phương học tập, tạo nên phong trào thi đua với Quang Phú, học tập Quang Phú(272:62).

Tính đến năm 1965, toàn tỉnh đã có 490 hợp tác xã, trong đó có 50 hợp tác xã bậc thấp, 440 hợp tác xã bậc cao. Nhờ chính sách khai hoang, phục hóa và những thnàh quả đạt được trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, diện tích đất canh tác đạt 51.194 ha, chiếm 63% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn địa bàn. Đất trồng cây lâu năm là 2056 ha chưa phải là lớn nhưng đó là một hướng mở cho việc đa dạng hoá nông nghiệp sau này.

Trước ngày Quảng Bình được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, nông nghiệp trên địa bàn Quảng Bình là lao động giản đơn với công cụ cầm tay là chủ yếu. Chỉ từ sau khi có chính quyền Cách mạng, nhất là sau khi hoàn thành về cơ bản việc cải tạo đối với các thành phần kinh tế và thực hiện chủ trương hợp tác hoá, trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện các máy móc hỗ trợ sản xuất. Đến trước chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam, trên địa bàn Quảng Bình đã xây dựng được 1 trạm máy kéo tập trung, phục vụ cho các kế họach khai hoang, phục hoá, đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng các công trình hạ tầng và 5 trạm máy kéo bố trí trên các địa bàn trọng điểm kinh tế để phục vụ sản xuất chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Từ chổ nông dân lao động bằng tay là chủ yếu, đến năm 1965 trên các cánh đồng của hợp tác xã đã có các thiết bị công nghiệp hỗ trợ như các máy cày, máy bừa công nông, máy gieo hạt, trục lăn máy vun luống… Mức độ cơ giới hoá đã đạt tới 12,8% trong các công việc chính yếu trên đồng ruộng(B.58:137-138).

Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, trong đó chú trọng việc xây dựng các công trình thuỷ lợi đảm bảo cung ứng đủ nước cho toàn bộ diện tích gieo trồng các cây lương thực chính.

Trong giai đoạn này, trên địa bàn Quảng Bình đã bắt đầu phát triển các loại hình cung ứng dịch vụ nông nghiệp. Để phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, tỉnh đã thành lập 1 Trại thí nghiệm kỹ thuật trồng trọt, 1 trại kỹ thuật nông nghiệp tổng hợp, 2 trại chăn nuôi bò giống, 1 xưởng thú y, 5 trại thụ tinh lợn, 2 trạm dự báo sâu bệnh. Để đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp, làm nồng cốt cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp, tỉnh đã mở Trường trung học nông nghiệp, tuyển sinh và đào tạo 4 lớp kỹ thuật trung cấp nông nghiệp với trên 200 kỹ thuật viên có trình độ trung cấp và 6 lớp sơ cấp với trên 300 nhân viên kỹ thuật cung cấp cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.

Từ chổ nền nông nghiệp giản đơn, độc canh, sau ngày Quảng Bình được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, nhất là sau khi thực hiện chính sách hợp tác hoá nông nghiệp, chỉ số phát triển diện tích các loại cây trồng và diện tích cây lương thực đã dần dần ổn định và bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng. So với năm 1960 là năm hoàn thành về cơ bản việc cải tạo các thành phần kinh tế, bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thì đến khi hoàn thành kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất tổng số diện tích gieo trồng đạt 123,2%, diện tích trồng cây lương thực đạt 120,5%, trong đó diện tích lúa 111,4% và diện tích màu đat 143,9%(B58:189). Tổng sản lượng lương thực quy thóc so với năm 1960 đạt 143,1%, trong đó sản lượng lúa đạt 147,5%, sản lượng cây hoa màu đạt 131,6% (B58:191).

Những thành tựu về nông nghiệp trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1954 - 1964) đã góp phần quan trọng cùng với cả nước ổn định tình hình kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và chuẩn bị đầy đủ thực lực tiến hành cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nói chung và Quảng Bình nói riêng.

Từ sau năm 1965, trong điều kiện đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc, Quảng Bình tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện để đảm bảo đời sống nhân dân trong điều kiện chiến tranh và đóng góp quan trọng vào việc chi viện cho chiến trường miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên kết nghĩa.

Ngay từ những ngày đầu chiến tranh, đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá dã man vào các cơ sở kinh tế và các khu vực tập trung dân cư của tỉnh Quảng Bình. Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề nhất. Trong 8 năm chiến tranh phá hoại (1965 - 1972), hầu như tất cả các cơ sở hạ tầng của nông nghiệp, nông thôn Quảng Bình bị phá huỷ. Hầu hết diện tích sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích sản xuất cây lương thực bị bom đạn cày xới. Một bộ phận quan trọng nhân lực trong nông nghiệp đã phải rời bỏ ruộng đồng để bổ sung cho lực lượng chiến đấu và chi viện chiến trường, Bộ phận còn lại ở địa phương (chủ yếu là lao động nữ, người già, trẻ em) vừa sản xuất, vừa tổ chức sơ tán, phòng tránh bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân. Trong khi đó, do âm mưu chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ, nông nghiệp Quảng Bình hầu như bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài trong điều kiện thiếu thốn nguồn vật tư, nhân lực và điều kiện sản xuất khó khăn nhưng với tinh thần tự lực, tự cường, nhân dân Quảng Bình vẫn duy trì nhịp độ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo ổn định đời ssống nhân dân và phục vụ đắc lực cho cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

So với năm 1965 là năm đầu đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, trong điều kiện khốc liệt của chiến tranh, diện tích sản xuất nông nghiệp của Quảng Bình giảm không đáng kể. Năm 1968 là năm chiến tranh leo thang ác liệt nhất nhưng diện tích gieo trồng vẫn đạt 84%, trong đó diện tích cây lương thực đạt 83,8%. Đặc biệt trong điều liện vừa sơ tán, phòng tránh chiến tranh huỷ diệt của đế quốc Mỹ, nhân dân Quảng Bình vừa xây dựng hệ thống hầm hào, tổ chức phòng tránh và đánh trả địch, vừa củng cố và phát triển các cơ sở kinh tế nhằm ổn định đời sống cho nhân dân trong mọi tình huống và đảm bảo hậu cần tại chổ cho chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ nhất, Quảng Bình là địa phương được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi "chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi, từ đây dấy lên phong trào "thi đua 2 giỏi" . Phong trào "thi đua "2 giỏi" trở thành từ Quảng Bình lan rộng ra cả nước và trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, người nông dân hưởng ứng phong trào thi đua "2 giỏi" bằng tinh thần bám làng sản xuất và chiến đấu. Nông dân Quảng Bình đào hầm trên ruộng, lấp hố bom để sản xuất.

Sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, trong 2 năm tạm ngừng bắn theo thoả thuận đạt được tại Hội nghị Paris (1970 - 1971) nông nghiệp và kinh tế nông thôn Quảng Bình có điều kiện để củng cố và từng bước phát triển. Nông dân Quảng Bình tranh thủ mọi điều kiện đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, tạo ra khả năng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để giữ vững cả 3 yếu tố: diện tích, năng suất và sản lượng, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống chiến tranh có thể xẩy ra. Nhờ vậy, diện tích gieo trồng trong 2 năm 1970 - 1971 đạt 46.714 ha, (90,5% kế hoạch). Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật và dịch vụ nông nghiệp khác nhưng năng suất lúa vẫn đạt 17,34 tạ/ha. Một số hợp tác xã nông nghiệp như Cự Nẫm, Đại Phong đạt 26-30 tạ/ha. Đây là năng suất lý tưởng về cây lương thực trong điều kiện bấy giờ. Đặc biệt, trong điều kiện chiến tranh bao vây, ngăn chặn nhưng Quảng Bình vẫn có gắng thúc đẩy ứng dụng tiến bộ hao học, đưa một số giống mới vào sản xuất trên một số diện tích đại trà, nhất là các giống lúa ngắn ngày và giống chống chịu sâu bệnh.

Nhờ có chủ trương đúng nên năm 1972, đế quốc Mỹ leo tháng chiến tranh phá hại miền Bắc lần thứ 2, Quảng Bình bị đánh phá vô cùng ác liệt nhưng kinh tế nông nghiệp và nông thôn Quảng Bình vẫn giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Tổng diện tích cây lương thực đạt 90.000 ha. Sản ượng lương thực đạt tới 66.000 tấn. Có 22 hợp tác xã nông nghiệp đạt 5 tấn/ha (đạt mục tiêu phấn đấu chung của cả nước)( A183:326).

Sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1972), kinh tế nông nghiệ Quảng Bình lai có cơ hội khôi phục. Hội nghị Tỉnh uỷ Quảng Bình tháng 3 năm 1973 xác định nhiệm vụ hàng đầu để khôi phục và phát triển nông nghiệp Quảng Bình là "cố gắng khôi phục hết diện tích hoang hoá vùng đồng bằng, từng bước mở mang diện tích vùng gò đồi, tăng nhanh diện tích lúa và nâng cao tỷ trọng màu trong cây lương thực"(A183:346). Đây là một chủ trương đúng đắn, có tác dụng thúc đẩy tiến độ khôi phục và phát triển nông nghiệp sau chiến tranh. Đi đôi với phát triển lực lượng sản xuất, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã chú trọng xây dựng quan hệ sản xuất mới. Trong điều kiện phải tập trung huy động mọi nguồn lực cho chiến tranh chống Mỹ thì việc xây dựng quan hệ sản xuất dưới hình thức hợp tác là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh đã chỉ thị cho ngành nông nghiệp và các cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng hợp tác xã và thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển. Toàn tỉnh đã có 236 hợp tác xã nong nghiệp bậc cao được xây dựng, thu hút gần 1 vạn nông dân tham gia (bằng 78% số xã viên hợp tác xã nông nghiệp trong toàn tỉnh). Trên cơ sở nồng cốt của các hợp tác xã nông nghiệp, phong trào lấp hố bom, khai hoang mở rộng diện tích, tiếp nhận giống mới, hoàn chỉnh công trình thuỷ nông, kiến thiết đồng ruộng được đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia. Đến năm 1975, diện tích gieo trồng được khôi phục ở đồng bằng và diện tích khai hoang ở vùng kinh tế mới lên tới 2.700 ha. Chiến dịch thuỷ lợi "Đại thắng" thu hút 3 vạn người tham gia. Hệ thống các trạm, trại dịch vụ và kỹ thuật nông nghiệp được hình thành từ tỉnh đến tận cơ sở sản xuất. Kết quả đó không những củng có quan hệ sản xuất hợp tác trong nông nghiệp mà còn góp phần giữ vững khối đoàn kết trong nông thôn. Đây là tiền đề quan trong để tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn sau ngày hoàn thành sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Sau ngày Đất nước thống nhất, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Khu vực Vĩnh Linh được Quốc hội nước Việt Nam thống nhất cho sát nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên. Từ đó kinh tế nông nghiệp và nông thôn Quảng Bình bước vào một giai đoạn phát triển mới với rất nhiều biến động.

Sau chiến tranh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Khu vực Vĩnh Linh có những điểm khác biệt về đặc điểm kinh tế - xã hội. Trong khi địa bàn Quảng Bình và Vĩnh Linh đã trải qua một chặng đường phát triển kinh tế theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội thì địa bàn Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế lại chứa đựng cả 2 yếu tố knh tế: một của vùng trước đây là căn cứ kháng ciến do Chính phủ Cách mạng lâm thời kiểm soát và phần còn lại là địa bàn do đế quốc Mỹ và tay sai kiểm soát. Vì vậy, tỉnh Bình Trị Thiên gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế cho cả 3 vùng. Trong điều kiện đó, cùng với những ấu trĩ, lúng túng trong kế hoạch phát triển kinh tế sau chiến tranh, nông nghiệp và kinh tế nông thôn Quảng Bình đã thiếu sự đầu tư tương xứng.

Để khắc phục hậu quả chiiến tranh, vượt qua những khó khăn của những ngày đầu sát nhập tỉnh, tỉnh Bình Trị Thiên đã đề ra nhiệm vụ kế hoạc 5 năm, trong đó nhiệm vụ trong tâm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được xác định là "tập trung lực lượng đẩy mạnh sản xuất toàn diện, phát triển cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, quyết tâm phấn đấu trong vài năm đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho người, cho chăn nuôi và có dự trữ"(A184:63). Tuy gặp rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng trong giai đoạn1976 - 1980, nông nghiệp Quảng Bình cũng đã có nhiều cố gắng bứt phá để hạn chế khó khăn, nâng cao khả năng tự túc trong điều kiện cả nước đang gặp những lúng túng về vấn đề lương thực. Trong các năm từ 1976 đến 1980 diện tích gieo trồng đều tăng dần theo từng năm, tổng sản lượng lương thực trung bình hàng năm đạt 8.400 tấn, năm cao nhất (1978) đạt 10.000 tấn.

Tuy có những tiến bộ đáng kể trong việc duy trì diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất cây trồng, vật nuôi nhưng có thể nói những năm đầu mới sát nhập tỉnh Bình Trị Thiên là những năm tình hình kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Quảng Bình nói riêng gặp phải những khó khăn hết sức gay gắt.

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ IX, ngày 1 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100 CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng công tác khoán đến nhóm lao động và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là "Chỉ thị 100" hoặc ""Khoán 100"), tình hình kinh tế nông nghiệp đã có những thông thoáng hơn trước.

Trên địa bàn Quảng Bình, “Chỉ thị 100” đã khắc phục được tình trạng "khoán trắng", "khoán chui", tạo điều kiện cho người nông dân chủ động trong việc huy động nguồn lực gia đình thực hiện nhiệm vụ nhận khoán từ hợp tác xã. Từ khi thực hiện “khoán 100”, khí thế lao động của nông dân trên đồng ruộng sôi nỏi hơn, đặc biệt là tự giác hơn, hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại như những năm trước đó, sản lượng, năng suất ở các địa phương đều tăng so với các năm trước. Sản lượng vụ đông - xuân năm 1980 - 1981 tăng 64% so với 5 năm trước. Nộp nghĩa vụ ngân sách Nhà nước tăng 91%, mức hưởng thụ cả xã viên tăng 70%. Năng suất bình quân toàn tỉnh tăng từ 14,64 lên 22 tạ/ha. Sản lượng lương thực năm 1981 đạt 42 vạn tấn, năm 1982 là 46 vạn tấn, vượt 3,5 vạn tấn so với kế hoạch Trung ương giao.Việc thực hiện Chỉ thị 100 đã tạo tiền đề quan trọng để kinh tế nông nghiệp Quảng Bình vượt qua khó khăn hoàn thành những chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 1981 - 1985. Đại hội đại biểu Đảng bộ Bình Trị Thiên lần thứ III tiếp tục xác định nông nghiệp là mặt trận hàn đầu. Tỉnh Bình Trị Thiên đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm giải quyết lương thực cho xã hội, tăng nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Trên địa bàn Quảng Bình, các địa phương tiếp tục chỉ đạo nông dân mở rộng diện tích gieo trồng đi đôi với thâm canh tăng năng suất, bố trí lại mùa vụ, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào nông nghiệp với khẩu hiệu "tất cả cho thâm canh, tất cả cho đồng ruộng" nhằm giải quyết vấn đề thiếu lương thực thực phẩm đang ngày một cấp bách. Trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn Quảng Bình đã luôn kết hợp chặt chẽ việc thực hiện “khoán 100” với nâng cao năng lực quản lý hợp tác xã. Chủ trương thực hiện khoán theo Chỉ thị 100 đã tạo ra những chuyển biến quan trọng trong nông nghiệp, nông thôn, những khó khăn về lương thực đã bắt đầu được tháo gỡ dần, đời sống nông dân được cải thiện một phần. Có thể nói chính sách khoán mới trong nông nghiệp theo Chỉ thị 100 CT/TW và một hướng gợi mở quan trọng cho những đổi mới về đường lói, cơ chế, chính sách nông nghiệp sau này.

Trong bối cảnh ấy, ngày 15 tháng 12 năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập. Đại hội VI đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng, mở ra thời kỳ đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội, đưa đất nước vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Đại hội đề ra 3 chương trình kinh tế lớn là chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm, chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình sản xuất hàng xuất khẩu. Đặc biệt, Đại hội toàn quốc lần thứ VI đã đề xướng quan điểm đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước theo hướng xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, chuyển hướng sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, kết hợp kế hoạch hoá với kinh tế thị trường, giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện và kích thích các thành phần kinh tế phát triển.

Trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, đường lối đổi mới đã tác động sâu sắc đến toàn bộ hệ thống tổ chức sản xuất nông nghiệp. Các địa phương trên địa bàn Quảng Bình tập trung lực lượng tổ chức thực hiện chương trình sản xuất lương thực và hàng tiêu dùng. Bằng các biện pháp khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích thâm canh cây lúa, chú trọng cây màu, cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, phát triển chăn nuôi, nông dân trên địa bàn Quảng Bình đã tạo ra được không khí lao động sản xuất mới. Giữa lúc kinh tế nông nghiệp, nông thôn đag có những chuyển biến tích cực thì tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10 NQ/TW về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp (gọi tắt là "Nghị quyết 10" hoặc "Khoán 10"). Chính sách “Khoán 10” đã xoá bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, giải phóng năng lực sản xuất, xoá bỏ được tình trạng "bình quân”, ỷ lại thiếu trách nhiệm tồn tại đã mấy chục năm trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá. Chính vì thế "Khoán 10” đã đáp ứng yêu cầu sản xuất, có tác dụng tích cực trên mặt trận nông nghiệp, nhất là đối với chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra.

Sau khi thực hiện Nghị quyết 10 NQ/TW của Bộ Chính trị (tháng 4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ và các chính sách về đa dạng hóa các thành phần kinh tế khác, quan hệ sản xuất ở khu vực nông thôn có sự thay đổi. Nhờ có cơ chế “Khoán 10” mà chỉ trong một thời gian ngắn, tình hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Quảng Bình đã có những biến chuyển rất cơ bản. Từ chổ đa số nông dân thường xuyên bị thiếu hụt lương thực, sau khi có cơ chế Khoán 10, thu nhập của các hộ nông dân đã tăng lên rõ rệt. Tại huyện Lệ Thuỷ là địa bàn trọng điểm lúa của Quảng Bình nhưng trong thời kỳ tồn tại cơ chế quan liêu, bao cấp, nông dân ở đây thường xuyên thiếu đói, sau khi thực hiện Khoán 10, thu nhập của nhiều hộ lên tới 6-7 tấn thóc /năm. Tổng sản lượng lương thực thu được trên địa bàn Đồng Hới năm 1989 là 10.780 tấn, bằng tổng sản lượng lương thực cả tỉnh trong năm 1980.

Việc vận dụng cơ chế “Khoán 10 “ và thực hiện Nghị quyết 16 NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các đơn vị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Bình đã nhanh chóng thích nghi với phương thức tổ chức, quản lý mới, dần dần xoá bỏ các hình thức bao cấp, chủ động huy động tài lực để đầu tư cho sản xuất. Địa bàn Quảng Bình ở xa trung tâm của tỉnh Bình Trị Thiên nhưng các cơ sở sản xuất trên địa bàn đã phát huy tinh thần chủ động trong việc triển khai chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm và chương trình sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy đến cuối những năm 80, tình trạng thiếu đói trên địa bàn đã được hạn chế đến mức tối thiếu. Một số địa phương như Đồng Hới, Lệ Ninh, Quảng Trạch đã tự trang trải được nhu cầu lương thực trên địa bàn và bắt đầu có một số mặt hàng tiêu dùng bán ra thị trường.

Mặc dù có những tiến bộ trong việc tổ chức thực hiện “Khoán 10” nói riêng và việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra nhưng do địa bàn tỉnh Bình Trị Thiên rộng, đơn vị hành chính có quy mô lớn so với năng lực quản lý và điều kiện của địa phương. Thể theo yêu cầu về phát triển kinh tế – xã hội và nguyện vọng của nhân dân, ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết về việc phân chia địa giới hành chính các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên, theo đó tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Sau khi chia tách, tỉnh Quảng Bình trở về địa giới cũ tình hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Quảng Bình gặp một số khó khăn. Ngay từ năm đầu tiên trở về địa giới cũ, Quảng Bình gặp phải trận lũ lớn, hàng nghìn ha lúa vụ đông - xuân sắp thu hoạch bị lũ cuốn trôi, trong khi đó các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp hầu như đều phải xây dựng lại từ đầu.

Để vượt qua những khó khăn thử thách, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã tập trung chỉ đạo thực hiện 3 chương trình kinh tế, trong đó chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm là hàng đầu. Để thực hiện chương trình lương thực, thực phẩm, tỉnh chủ trương phải phát triển nông nghiệp toàn diện, tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 10 NQ/TW, khơi dậy mọi tiềm năng, giải phóng mọi năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế. Về trồng trọt, coi trọng phát triển diện tích, năng suất, sản lượng cả cây lương thực và thực phẩm, đồng thời chú trọng cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày; tập trung làm vụ đông – xuân đạt năng suất cao, từng bước tăng vụ 8, giảm vụ 10 để hạn chế thiên tai, biến vụ hè – thu từ một vụ bấp bênh thành một vụ tương đối ổn định, có năng suất cao.

Nhờ những cố gắng của tất cả các ngành, các địa phương trong tỉnh, nông nghiệp Quảng Bình đã vượt qua khó khăn của những ngày đầu tái lập tỉnh, từng bước ổn định sản xuất và bắt đầu có tăng trưởng. Năm 1992 tổng sản lượng lương thực đạt 147.000 tấn, tăng 10,6% so với năm 1991. Tỉnh đã triển khai tốt các dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng gò đồi, phân bố lại dân cư và lao động và giải quyết việc làm theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đẫ đạt được trong những năm đầu tái lập tỉnh, ngày 19 tháng 10 năm 1993 Tỉnh uỷ Quảng Bình ra Nghị quyết về phát triển kinh tế – xã hội nông nghiệp nông thôn trong những năm tới. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ đổi mới mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá; thực hiện tốt chính sách kinh tế nhiều thành phần để phát triển nông nghiệp toàn diện và xây dựng nông thôn mới. Các biện pháp chủ yếu và chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn là đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý hợp tác xã, quy hoạch và quản lý đất đai, cân đối và huy động các nguồn vốn, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, coi đó là những đòn bẩy quan trọng mở đường cho nông nghiệp, nông thôn Quảng Bình phát triển.

Năm 1993, Quảng Bình gặp thời tiết không thuận lợi, mưa lũ, hạn hán kéo dài nhưng nhờ tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp toàn diện nên sản lượng lương thực vẫn đạt 120.000 tấn. Việc thực hiện di dân phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi đạt được kết quả bước đầu. Nhân dân một số vùng kinh tế đã ổn định cuộc sống, sản xuất có hiệu quả (A185:228).

Trong khi Quảng Bình đang tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện với việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế thì việc ban hành và tổ chức thực hiện Luật Đất đai sửa đổi (1993) đã đề cao vai trò tự chủ, xác lập quyền sử dụng lâu dài, hợp pháp đất đai của hộ gia đình. Hộ gia đình có quyền thừa kế, quyền thế chấp và các quyền khác.

Khi nói đến mối quan hệ sản xuất, yếu tố quan trọng hàng đầu là xác định quyền sở hữu về tư liệu sản xuất. Đất là tư liệu sản xuất quan trọng của hộ gia đình được Nhà nước thừa nhận, cấp quyền sử dụng hợp pháp, do đó đã xác định quyền của người được giao đất.

Các tư liệu sản xuất khác do hộ gia đình đầu tư trang bị và thuộc quyền sở hữu của hộ.

Hộ gia đình vừa là đơn vị kinh tế và trở thành thành viên của hợp tác xã thông qua quan hệ hợp đồng kinh tế.

Từ năm 1997, thực hiện Luật Hợp tác xã, mô hình hợp tác xã trong các ngành kinh tế nói chung và trong nông nghiệp được tổ chức lại Có một số hợp tác xã không được chuyển đổi được giải thể để vận động thành lập lại. Thực chất của việc thực hiện Luật Hợp tác xã là xây dựng lại quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với cơ chế quản lí và trình độ phát triển của nền kinh tế. Mô hình của hợp tác xã mới xác lập mối quan hệ giữa ban quản lí và hộ gia đình xã viên theo nguyên tắc:

- Ban quản lí thực hiện chức năng quản lí và hợp đồng làm dịch vụ cho hộ gia đình xã viên.

- Hộ gia đình xã viên là thành viên của hợp tác xã, được xác định vốn cổ phần đóng trong hợp tác xã và tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, được hưởng lợi nhuận của cổ phần đóng góp.

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, ban quản lí của hợp tác xã chuyển đổi đều tập trung làm dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình xã viên. Tỉ lệ hoạt động dịch vụ như sau: thủy lợi 92,1%, bảo vệ thực vật 68,5%, giống 55%, làm đất 33,7%, cung ứng vật tư 52,8%, điện 64%.

Kết quả của việc đổi mới, cũng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, thực hiện cơ chế quản lí mới đã giải phóng sức sản xuất, phát huy ý thức tự chủ trong sản xuất, tạo môi trường cho sản xuất phát triển.



Phụ lục: Máy móc phục vụ nông nghiệp

Đơn vị tính: cái.



Năm

Máy kéo

Máy bơm

Máy tuốt

1990

229

241

56

1991

225

261

62

1992

153

216

107

1993

174

193

322

1994

289

144

381

1995

398

129

466

1996

582

210

503

1997

755

207

593

1998

726

236

628

1999

930

438

600

2000

935

448

612


tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương