Chương V: Kinh tế



tải về 1.16 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.16 Mb.
#4477
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.1.5. Thủy lợi.


Do vị thế địa lý, địa bàn Quảng Bình tuy hẹp và dốc từ Tây sang Đông nhưng hầu hết các sông đều chảy không cùng hướng với độ dốc. Vì thế, hầu hết các dòng sông đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, khi về đến vùng đồng bằng và vùng duyên hải đều hiền hoà, trong xanh, lưu tốc dòng chảy không lớn như khi còn ở đầu nguồn nữa. Hàng năm, các dòng sông là nguồn cung cấp chủ yếu nước uống, nước sinh hoạt và nước cho sản xuất trên toàn bộ địa bàn. Tuỳ theo tình hình thời tiết, có năm mưa từ đầu nguồn đã gây nên lũ lụt trong một số địa bàn trong tỉnh, nhất là ở lưu vực các con sông Gianh và Nhật Lệ. Tuy nhiên, bên cạnh việc gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người, lũ lụt cũng mang lại cho cộng đồng dân cư một số nguồn lợi đáng kể. Sau mỗi mùa lũ lụt, đất đai trở nên màu mỡ hơn do được bổ sung nguồn phù sa dồi dào, việc canh tác thuận lợi hơn, nguồn lợi thuỷ sản cũng tăng lên, thu nhập của người dân trên địa bàn được cải thiện. Vì lẽ đó, từ xa xưa, cộng đồng cư dân trên địa bàn Quảng Bình ít quan tâm đến việc trị thuỷ.

Từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội đã dần dần thay đổi từ nền kinh tế tự phát, lệ thuộc vào thiên nhiên chuyển dần sang hình thái kinh tế mới, trong đó việc khai thác các lợi thế thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội càng ngày càng được quan tâm hơn. Vì lẻ đó, sau khi lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền, cùng với các biện pháp cấp bách nhằm giải quyết nạn đói, "giặc dốt" chính quyền Cách mạng đã quan tâm đến công tác thuỷ lợi.

Năm 1946 ngay sau khi thành lập Chính phủ mới của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh số: 07 - SL ngày 25 tháng 5 năm 1946, thành lập Uỷ ban Trung ương hộ đê và điều hành công tác thuỷ lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp(311:15).

Sau khi Quảng Bình được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, cùng với việc khôi phục và phát triển các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tỉnh Quảng Bình đã chú trọng khôi phục và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Mặc dù phải đối phó với các hoạt động càn quét của thực dân Pháp nhưng chính quyền các địa phương đã lãnh đạo nhân dân xây dựng 21 km đập ngăn mặn dảm bảo cho 3000 ha diện tích canh tác ven biển và cửa sông, đầm phá; huy động nhân công xây dựng các công trình thuỷ lợi như đắp đập Cự Nẫm, Tân Lý, Đồng Cao, Võ Ninh, Quảng Phúc…

Trong 10 năm khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, Quảng Bình đã xây dựng một số công trình thuỷ lợi hết sức quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Ngay sau khi hoàn thành việc cải tạo kinh tế, bắt tay thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tỉnh đã phát động phong trào "3 tốt" (sản xuất tốt, thuỷ lợi tốt, hợp tác hoá tốt). Chủ trương này đã làm dấy lên phong trào thi đua làm thuỷ lợi ở tất cả các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh. Đến năm 1960, sau khi hoàn thành cải tạo kinh tế và hợp tác hoá, hầu hết các địa phương đã hoàn thành về cơ bản việc quy hoạch thuỷ lợi cho sản xuất trên địa bàn. Trong 128 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn, đã có 87 xã hoàn thành việc quy hoạch thuỷ lợi (11 xã mền biển, 7 xã miền núi và trên 10 xã nằm ở địa bàn bán sơn địa không có nhu cầu về thuỷ lợi). Có 12 xã căn bản chống được hạn, toàn tỉnh đã huy động gần 6 triệu ngày công chống úng, chống mặn cho hơn 10.000 ha diện tích gieo trồng. Công trình trung thuỷ nông Cự Nẫm đã hoàn thành và đưa vào khai thác (A183:69).

Đến năm 1965, trước khi chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ bùng nổ, nhân dân Quảng Bình đã xây dựng được 1 công trình đại thuỷ nông Cẩm Ly, 15 công trình trung thuỷ nông, 20 công trình tiểu thuỷ nông, 11 con đê dài 76 km, huy động nhân công đào đắp 6.768.000 m3 đất đá để xây dựng các công trình thuỷ nông trên các địa phương trong tỉnh.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 - 1968), đế quốc Mỹ đã huy động nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại tập trung đánh phá nhiều công trình kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong đó ngay trong năm đầu tiên đế quốc Mỹ đánh phá Quảng Bình, nhiều lượt máy bay và tàu chiến địch đã tập trung đánh phá 46 công trình đê đập thuỷ lợi, phá huỷ và làm sạt lỡ hàng chục km kênh mương lớn và hàng trăm km hệ thống dẫn nước trên các diện tích gieo trồng (183:264). Nhân dân các địa phương trong tỉnh tranh thủ mọi điều kiện có thể, nhất là các thời kỳ tạm ngừng bắn để tu bổ, bảo dưỡng và duy trì tốt việc khai thác các công trình thuỷ lợi đã được xây dựng trên địa bàn, đồng thời tranh thủ xây dựng thêm một số công trình thuỷ lợi nhỏ và hệ thống kênh mương đảm bảo tưới tiêu cho diện tích canh tác, nhất là diện tích sản xuất cây lương thực nhằm đảm bảo nhiệm vụ sản xuất lương thực cung ứng cho nhu cầu của nhân dân và đóng góp một phần chi viện cho chiến trường. Mặc dù bị địch đánh phá vô cùng ác liệt nhưng việc đảm bảo tưới tiêu cho hầu hết diện tích sản xuất trên địa bàn Quảng Bình vẫn được đảm bảo đúng yêu cầu. Ngay trong 2 năm đầu diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại, trong điều kiện địch đánh phá ngày càng khốc liệt, các địa phương trong tỉnh vẫn duy trì và phát triển các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Toàn tỉnh có 83 xã hoàn thành xong việc khoanh vùng bờ ruộng, đào đắp được 10 triệu mết khối thuỷ lợi, bình quân đầu người 30 mét khối, tăng hơn năm 1965 là năm đỉnh cao về công tác thuỷ lợi trong 10 năm xây dựng. Huy động lực lượng xây dựng hàng chục công trình thuỷ lợi vừa và hàng trăm công trình thuỷ lợi nhỏ, 86 công trình thuỷ lợi bị địch đánh phá đã được sữa chữa và tiếp tục đưa vào khai thác. Vì vậy, diện tích gieo trồng được tưới nước trong năm 1966 đạt 3 vạn ha, tăng hơn năm 1965 là 1.400 ha (A183:230). Đến năm 1968 là năm chiến tranh diễn ra khốc liệt nhất, diện tích đảm bảo nước tưới đã đạt 69,3%, tăng 5,3% so với năm 1964 là năm có nhiều công trình thuỷ lợi xây dựng trong điều kiện hoà bình.

Từ 1969 đến 1973, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bước vào thời kỳ có ý nghĩa quyết định. Nhân dân ta tập trung sức người, sức của để đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược. Trong khi đó, đế quốc Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc lên đến đỉnh cao chưa từng có. Quảng Bình là địa bàn bị chiến tranh tàn phá khốc liệt nhất. Hầu hết các công trình thuỷ lợi bị địch đánh phá hỏng, nhiều công trình bị phá huỷ, một số công trình thuỷ lợi lớn như đập Cẩm Ly, Đá Mài, Rào Nan… bị hư hỏng nặng, nhiều công trình đang xây dựng phải dừng thi công vì chiến tranh. Sau khi đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc và rút quân về nước, nhân dân ta mới có điều kiện tu bổ, khôi phục các công trình thuỷ lợi để đưa vào khai thác phục vụ việc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau chiến tranh. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, ngoài việc sửa chữa, tu bổ các công trình bị hư hỏng, tiếp tục xây dựng các công trình chưa hoàn chỉnh, tỉnh có quy hoạch xây dựng tiếp một số công trình mới ở các vùng kinh tế trọng điểm ở Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Quảng Trạch… Tỉnh đã huy động các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, tổ chức Đoàn Thanh niên thành lập các đoàn cung kích làm nòng cốt trên mặt trận xây dựng thuỷ lợi. Hàng vạn lao động đã được huy động phục vụ các công trường xây dựng thuỷ lợi ở Cẩm Ly, Rào Nan, Đá Mài, Đồng Ran, Tiên Lang, Mỹ Trung, Bang, hữu ngạn Kiến Giang, Hạc Hải… Việc khôi phục, sửa chữa và xây dựng mới các công trình thuỷ lợi đã mang lại hiệu quả thiết thực: gần 29.000 ha diện tích gieo trồng cây lương thực đã được tưới nước, 1.000 ha thoát khỏi nạn ngập mặn, hưn 2600 ha được tiêu úng (A183:348).

Sau ngày thống nhất đất nước, hợp nhất 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên, công tác thuỷ lợi trên địa bàn Quảng Bình tiếp tục được chính quyền mới quan tâm đầu tư phát triển.

Trong điều kiện một tỉnh có địa hình hẹp, lại trải suốt từ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân, bị chia cắt thành nhiều tiểu vùng tự nhiên khác nhau nên việc xây dựng các công trình thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, những hạn chế về trình độ tổ chức, quản lí trong thời kỳ nền kinh tế còn nằm trong khuôn khổ của cơ chế quan liêu, bao cấp nên việc đầu tư cho các công trình thuỷ lợi trên địa bàn Quảng Bình gặp nhiều khó khăn. Trong thời kì này, nhiệm vụ chủ yếu về công tác thuỷ lợi trên địa bàn Quảng Bình là duy tu, bảo dưỡng, khai thác các công trình thuỷ lợi hiện có, tiếp tục hoàn thành các công trình thuỷ lợi đã thi công dang dở trong chiến tranh để đưa và sử dụng và hoàn thành hệ thống kênh mương nội đồng để chủ động tưới tiêu cho diện tích kênh tác.

Ngoài việc huy động lực lượng phục vụ các công trình thuỷ lợi trọng điểm của Bình Trị Thiên như huy động 3000 thanh niên thành lập sư đoàn Kiến Giang phục vụ công trình thuỷ lợi đại thuỷ nông Thạch Hãn, các địa phương trên địa bàn Quảng Bình đã huy động các lực lượng (đặc biệt là lực lượng vũ trang địa phương) tham gia xây dựng các công trình thuỷ lợi. Tại Tuyên Hoá, địa phương đã huy động 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương và dân quân, du kích với số lượng 1200 quân xây dựng công trình thuỷ lợi Khe Dỗi, đào đắp 30.000 mét khối đất, đá, hoàn thành hệ thống kênh mương dài trên 4 km, đảm bảo nguồn nước cho 30 ha diện tích sản xuất lúa 2 vụ. Một số công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ tại các xã Văn Hoá, Tiến Hoá, Mai Hoá, Đức Hoá, Phong Hoá, Thạch Hoá, Thanh Hoá… đã được lực lượng vũ trang địa phương hỗ trợ xây dựng và đưa vào khai thác (A184:83).

Sau khi đất nước chuyển sang thời kì thực hiện đường lối Đổi mới nền kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi được quan tâm hơn trước. Trong những năm đầu tiên thực hiện công cuộc Đổi mới (1986 - 1989), tỉnh Bình Trị Thiên đã huy động xây dựng gần 920 công trình thuỷ lợi cấp cơ sở, 46 công trình cấp huyện, huy động trên 50 vạn thanh niên tham gia, trong đó có nhiều công trình triển khai trên địa bàn Quảng Bình như công trình Rào Nan, Vực Tròn, Quảng Liên, Đá Mài…(A184:126).

Để phù hợp khả năng quản lí, điều hành và tổ chức triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội cụ thể trên từng địa bàn, tháng 7 năm 1989, Nhà nước đã quyết định chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Sau khi trở về địa giới cũ, tỉnh Quảng Bình xúc tiến quy hoạch xây dựng thuỷ lợi trên toàn bộ địa bàn Quảng Bình.

Nhờ chủ động trong quy hoạch và kế hoạch xây dựng, quản lí và khai thác các công trình thuỷ lợi nên trong gần 15 năm xây dựng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn Quảng Bình đã được khai thác, sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cho đến năm 2000, toàn tỉnh có 326 công trình thủy lợi lớn và nhỏ, năng lực tưới 40.587 ha trong đó có trên 160 hồ, đập vừa và nhỏ. Có 96 trạm bơm với 180 máy các loại.



Công trình

Năng lực thiết kế

(ha)


Tưới thực tế

Đông xuân

(ha)


%

Hè thu

(ha)


%

Hồ Vực Tròn

3855/2954

633 - 980

15 - 26

700 - 890

15 - 23

Hồ Tiên Lang

1250

722 - 550

57 - 44

850 - 610

68 - 50

Hồ Minh Cầm

500

240

 50

246

 50

Đập-Trạm bơm Rào Nan

2.400

930 - 998

 40

1.200

50

Hồ Cẩm Ly

3.400

1.550 - 1.700

40 - 50

1.400 - 1.450

41

Đập Đá Mài

1.600/600

460 - 480

30

390

65

Đập Cự Nẫm

250

129

>50

72 - 75

30

Hồ Vực Nồi

600

250 - 310

 50

230 - 300

50

Trạm bơm Tiền Thiệp

400

82

20

82

20

Hồ Đồng Sơn

290/180

100 - 120

60

70 - 80

20

Hồ Thanh Sơn

400/ 250

35

40

25 - 30

 10

Đập Ba Nương

300

78

>40

78

>40

Hồ Đồng Ran

220/120

120

>50

130

108


tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương