Chương V: Kinh tế



tải về 1.16 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.16 Mb.
#4477
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Sau khi ổn định tổ chức bộ máy quản lí, điều hành hệ thống quản lí Nhà nước trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã bắt đầu có những chuyển động tích cực. Một số ngành nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một trong thời gian trước đây đã có cơ hội phục hồi và phát triển. Nghề làm nón bình quân mỗi năm sản xuất từ 5-5,5 triệu chiếc (nổi bật ở Quảng Thuận, Quảng Tân, huyện Quảng Trạch). Nghề mây tre đan lát bình quân mỗi năm sản xuất 3-3,5 triệu chiếc (nổi bật là Quảng Thọ). Nghề mộc dân dụng mỗi năm sản xuất đạt giá trị trên 20 tỉ đồng (theo giá cố định 1994). Sản xuất chiếu cói mỗi năm bình quân sản xuất được khoảng 150.000 chiếc…Trong giai đoạn này, đã có một số nghề thủ công mới ra đời như nghề sản xuất mặt mây xuất khẩu có ở Quảng Văn, Quảng Tiến. Mỗi năm bán ra từ 165.000 - 180.000 m2 . Thu nhập bình quân 120.000 đồng/lao động một tháng. Mặt hàng này xuất khẩu sang Liên Xô (trước đây), Nhật Bản, Italia, và một số nước khác...

Trong những năm 1990 - 2000, hệ thống sản xuất và dịch vụ tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã lên tới 4.643 cơ sở. Trong đó có 122 hợp tác xã và tổ hợp chuyên nghiệp; 185 cơ sở thủ công nghiệp nằm trong các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp; 84 hộ tiểu chủ, 4.336 hộ cá thể sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. Số lượng lao động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiêp (bao gồm cả chế biến thuỷ, hải sản) chiếm 12,8% lao động trong toàn tỉnh, bằng 16,9% lao động nông nghiệp và bằng 95% lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiêp - công nghiệp. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Quảng Bình phân bố trong 11 nhóm nghề kinh tế - kỹ thuật sau đây:

+ Sửa chữa, sản xuất công cụ: 125 cơ sở.

+ Sản xuất sản phẩm bằng kim loại: 37 cơ sở.

+ Chế biến lâm sản: 162 cơ sở.

+ Sản xuất vật liệu xây dựng: 64 cơ sở.

+ Hoá chất: 37 cơ sở.

+ Chế biến lương thực: 462 cơ sở.

+ Chế biến thực phẩm: 2416 cơ sở.

+ May mặc: 980 cơ sở.

+ Công nghiệp giấy, dệt và ngành nghề khác: 43 cơ sở (A186:225).

Những huyện và địa phương có ngành nghề thủ công nhiều, có thu nhập lớn bao giờ hoạt động kinh tế ở đó cũng đa dạng hơn, đời sống vật chất, tinh thần khá giả hơn. Nếp sống văn minh được biến đổi tốt. Các huyện Quảng Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy, Bố Trạch... là những địa phương đang duy trì, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng hoá một số nghề truyền thống để phù hợp với thị hiếu và nhu cầu thị trường hiện nay.
2.2.2. Công nghiệp địa phương.
Từ đầu thế kỷ XX thực dân Pháp đã mở một số xí nghiệp công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường Đông Dương mà chúng lại kiếm được rất nhiều lợi nhuận như ngành xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến nông lâm sản, xay xát gạo, làm giấy, diêm, thuốc lá, rượu, đường... Tuy nhiên do địa bàn tỉnh Quảng Bình xa các trung tâm kinh tế lớn, khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, giao thông vận tải có nhiều khó khăn nên thực dân Pháp chưa đầu tư khai thác Quảng Bình mạnh mẽ như các địa phương khác trong nước. Tại Đồng Hới thực dân Pháp chỉ xây dựng một nhà máy nhiệt điện 30 KW và một máy bơm nước ngọt để phục vụ cho bộ máy thống trị của thực dân, phong kiến. Pháp mở thêm 2 lò nấu rượu ở Ba Đồn và Tuy Lộc (thuộc công ty rượu SICA của Pháp). Lò nấu rượu Ba Đồn mỗi tháng sản xuất 5.000 lít cồn để pha chế thành rượu bán ra thị trường. Lò rượu Tuy Lộc có công suất thấp hơn và chỉ phục vụ địa bàn phía nam. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ phải tiếp quản một gia tài kinh tế kiệt quệ, trong đó có công nghiệp. Liền ngay sau đó toàn dân phải lao vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ 2 kéo dài trên 9 năm gian khổ. Trong điều kiện đó công nghiệp rất khó phát triển. Một số cơ sở công nghiệp địa phương như sản xuất vũ khí, dệt, giấy… được khuyến khích phát triển để phục vụ cho kháng chiến.

Tại thị xã Đồng Hới, ngoài 2 xí nghiệp điện và nước được phục hồi ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tháng 10 năm 1945, được sự giúp đỡ của Tổng bộ Việt Minh, Chính quyền Cách mạng đã xây dựng xí nghiệp in để phục vụ hoạt động của chính quyền mới. Để chuẩn bị đối phó với âm mưu thủ đoạn của địch, tỉnh đã quyết định thành lập xưởng quân giới chế tạo vũ khí mang tên xưởng Trần Táo (một công nhân liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong khi chế tạo vũ khí tại xưởng) để trang bị vũ khí cho lực lượng vũ trang địa phương. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, cuối năm 1948, Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh đã quyết định thành lập thêm xưởng giấy tại thôn Ba Tâm (xã Thuận Hoá) đặt tên là xưởng giấy Huỳnh Ngọc Huệ. Nhờ có sẵn nguyên liệu của địa phương, xưởng giấy Huỳnh Ngọc Huệ đã phát triển thuận lợi, sản xuất giấy cung cấp cho các cơ quan kháng chiến và một số trường học kháng chiến.

Sau ngày giải phóng Quảng Bình khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, nhân dân Quảng Bình bước vào giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Những cơ sở công nghiệp ít ỏi do thực dân Pháp xây dựng tại thị xã Đồng Hới như nhà máy nước 25 KW, nhà máy điện 30 KW, nhà máy nước, cơ sở sản xuất rượu dâu.. được chính quyền cách mạng tiếp quản và khôi phục.

Để khởi dựng sự nghiệp công nghiệp của địa phương, tỉnh Quảng Bình quyết định lựa chọn lĩnh vực sản xuất công cụ để xây dựng cơ sở công nghiệp quốc doanh đầu tiên của tỉnh phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Giữa năm 1958, "Xưởng nông cụ" được thành lập (sau đổi thành "Xưởng cơ khí 1/6", "Xưởng cơ khí 3/2), sản xuất các loại công cụ, chủ yếu là nông cụ cầm tay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Dần dần, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Quảng Bình được đầu tư xây dựng để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Đến năm 1972, đã có trên 30 cơ sở công nghiệp quốc doanh được xây dựng và phục vụ có hiệu quả công cuộc tái thiết quê hương sau chiến tranh, tổ chức thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và nhất là phát triển công nghiệp địa phương để phục vụ cuộc chiến đấu chống chiến tranh bao vây, ngăn chặn của đế quốc Mỹ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm:

+ Ngành điện lực có các cơ sở: Xí nghiệp nhiệt điện Cộn, Xí nghiệp nhiệt điện Quảng Bình.

+ Ngành công nghiệp cơ khí sửa chữa có các cơ sở: Xí nghiệp cơ khí 2/9, Xí nghiệp cơ khí 3/2/, Xí nghiệp cơ khí Minh Tuyên, Xí nghiệp sửa chữa ô tô, Xí nghiệp cơ khí Kiến Giang, Xí nghiệp phà Bắc, Đội sửa chữa lắp ráp công nghiệp.

+ Ngành công nghiệp hoá chất có Xí nghiệp Dược phẩm.

+ Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng có Xí nghiệp đá Bến Tiêm, Xí nghiệp đá Thanhh Thuỷ, Xí nghiệp đá Lộc Đại, Xí nghiệp bê tông đúc sẵn.

+ Ngành công nghiệp gỗ có Lâm trường Ba Rền, Xưởng chế biến gỗ 1, Xưởng chế biến gỗ 2, Xí nghiệp mộc Ba Đồn, Xí nghiệp cưa Ba Đồn, Xí nghiệp gỗ Bình Trị Thiên, Xí nghiệp tàu thuyền Đồng Hới,

+ Ngành công nghiệp dệt, da, may mặc có Cửa hàng may Đồng Hới.

+ Ngành công nghiệp thực phẩm có Xí nghiệp đánh cá Nhật Lệ, Xí nghiệp chế biến hải sản, Xưởng kem, Xí nghiệp đường Trường Sơn, Xí nghiệp rượu Bồng Lai, Xí nghiệp bánh kẹo, Xí nghiệp muối Hiền Sơn, Xưởng xay xát gạo.

+ Ngành công nghiệp văn hoá phẩm có Xí nghiệp in.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp địa phương đã cung cấp cho cộng đồng dân cư và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhiều mặt hàng thiết yếu như điện năng phục vụ sản xuất và dân dụng, nông cụ, phương tiện vận tải (như phà các loại, thuyền đánh cá, thuyền vận tải, thuyền phục vụ sản xuất nông nghiệp), các vật tư nông nghiệp (như thuốc trừ sâu, phân bón, các loại vật tư xây dựng như gỗ tròn, gỗ xẻ, vôi, gạch, ngói…), các loại thực phẩm (như cá biển, muối, tương, nước mắm…), thuốc chữa bệnh và hàng tiêu dùng hàng ngày…

Nhìn chung các cơ sở công nghiệp địa phương của Quảng Bình xây dựng trước và trong cuộc chiến tranh chống Mỹ tuy không lớn, chưa đồng bộ nhưng những sản phẩm công nghiệp địa phương Quảng Bình làm ra trong thời kỳ này đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống. Đặc biệt, khi đế quốc Mỹ huy động các phương tiện chiến tranh hiện đại tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại vô cùng khốc liệt trên miền Bắc nói chung và địa bàn Quảng Bình nói riêng nhằm bao vây, cô lập Quảng Bình, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam qua hành lang tuyến lửa Quảng Bình thì những sản phẩm do công nghiệp địa phương Quảng Bình sản xuất ra đã đáp ứng nhu cầu hết sức bức bách của nhân dân và lực lượng vũ trang trong thời điểm bấy giờ.

Sau ngày đất nước thống nhất, địa bàn Quảng Bình trở thành một bộ phận của tỉnh Bình Trị Thiên có nhiều thế mạnh rất cơ bản để phát triển công nghiệp. Diện tích đất tự nhiên của Bình Trị thiên rộng lớn, với hơn 30 vạn ha đất nông nghiệp, 53 vạn ha đất rừng núi cùng với nhiều loại khoáng sản phân bố khắp các địa bàn trong tỉnh, chứa đựng nhiều tài nguyên quý giá tạo thuận lợi cho phát triển. Tuy nhiên sau chiến tranh, Bình Trị Thiên là một tỉnh nghèo, địa hình phức tạp. Quảng Bình lại nằm ở vị trí xa trung tâm của tỉnh, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Quảng Bình tuy có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước nhưng hầu hết các cơ sở này đều lạc hậu và xuống cấp, không tương thích với yêu cầu ngày càng cao của giai đoạn mới.

Để đáp ứng nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, trong hoàn cảnh khó khăn của giai đoạn khủng hoảng kinh tế sau chiến tranh, tỉnh Bình Trị Thiên đã tập trung chỉ đạo xây dựng cụm kinh tế phía Bắc (địa bàn Quảng Bình) với 3 nhiệm vụ trọng tâm là:

+ Khôi phục và nâng cấp các cơ sở công nghiệp đã được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh.

+ Xây dựng cấp tốc một số cơ sở công nghiệp thiết yếu có khả năng giải quyết một số khó khăn trước mắt trên địa bàn.

+ Đầu tư xây dựng một số cơ sở mới theo hướng đồng bộ, theo hướng ứng dung, chuyển giao công nghệ mới.

Theo hướng đó, tỉnh Bình Trị Thiên chú trọng việc xây dựng mạng lưới điện trên địa bàn Quảng Bình để đủ điện cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Đầu năm 1976, Nhà máy điện 14.000 KW đã được xây dựng tại Mỹ Cương (Đồng Hới). Sau đó các cụm điện Rào Nan, Ba Đồn, Nam Lí, Ninh Lộc được xây dựng và đi vào sản xuất ổn định. Các tuyến truyền tải điện để liên kết mạng điện địa phương và khu vực đã được xây dựng để cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đảm bảo điện cho các nhà máy và điện sinh hoạt cho thị xã, các thị tứ và tụ điểm dân cư.

Cùng với việc xây dựng hệ thống điện, tỉnh Bình Trị Thiên đã đầu tư nâng cấp Xí nghiệp cơ khí 3/2 đủ khả năng sản xuất và cung cấp công cụ cho các cơ sở sản xuất thủ công và nông cụ. Một loạt các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ đã được xây dựng như Xí nghiệp sứ, Xí nghiệp thuỷ tinh, Xí nghiệp bột giấy, Xí nghiệp chế biến gỗ Ba Đồn, Xí nghiệp cưa mộc Vĩnh Tuy, Xí nghiệp chè Đại Giang, Xí nghiệp Dược phẩm Quảng Bình, Xí nghiệp nước mắm Nhật Lệ, Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản Đồng Hới và nhiều cơ sở chế biến hải sản khác. Với thế mạnh về vật liệu xây dựng, tỉnh Bình Trị Thiên đã xây dựng trên địa bàn Quảng Bình một số cơ sở công nghiệp vật liệu xây dựng như Xí nghiệp gạch ngói 1/5, Xí nghiệp gạch ngói 3/2, Nhà máy xi măng Áng Sơn, Xí nghiệp đất đèn…

Cùng với việc xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, tỉnh Bình Trị Thiên đã đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nâng cấp bến cảng Nhật Lệ, Gianh, thành lập các đơn vị vận tải 15 và Xí nghiệp cơ khí sửa chữa ô tô A3… để tạo điều kiện hỗ trợ công nghiệp trên địa bàn phát triển thuận lợi.

Bằng những nổ lực đó, trên địa bàn Quảng Bình dần dần hình thành mạng lưới công nghiệp, được phân bố thành 3 khu vực:

1. Khu vực xung quanh thị xã Đồng Hới: Đây là vùng công nghiệp lớn nhất của tỉnh. Ở đây có các nhà máy xí nghiệp sau:

- Xí nghiệp Lâm công nông nghiệp Long Đại.

- Xí nghiệp bia rượu Đồng Hới.

- Xí nghiệp bát sứ - đất đèn.

- Xí nghiệp dược phẩm Quảng Bình.

- Xí nghiệp chế biến hải sản đông lạnh.

- Xí nghiệp chế biến súc sản - chế biến hải sản.

- Xí nghiệp cơ khí 3/2, cơ khí thủy lợi.

- Xí nghiệp gạch ngói 1/5.

- Xí nghiệp gạch hoa - đá ốp lát.

- Xí nghiệp in Quảng Bình.

- Nhà máy điện và trạm truyền tải điện quốc gia.

- Nhà máy nước.

- Xí nghiệp X20 ( đóng và sữa chữa tàu thuyền, phà ).

2. Khu vực phía Nam sông Kiến Giang - Long Đại: khu vực này các xí nghiệp nằm rải rác:

- Nhà máy xi măng Áng Sơn ở Lệ Thủy.

- Xí nghiệp gạch ngói Nam Long.

- Xí nghiệp nước khóang Bang (Lệ Thủy).

- Xí nghiệp chế biến gỗ Kiên Giang.

- Cơ khí nông trường Lệ Ninh.

3. Khu vực Bắc sông Gianh: tập trung chủ yếu quanh Ba Đồn.

- Xí nghiệp chế biến lâm sản.

- Xí nghiệp phân bón vi sinh NPK (Quảng Thuận).

- Xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu, phà sông Gianh.

- Xí nghiệp chế biến hải sản.

- Xí nghiệp gạch ngói.

Mạng lưới công nghiệp Quảng Bình phân bố khá hợp lí, vì gần nơi có nguồn nguyên liệu, thuận lợi giao thông, có nguồn nhân lực dồi dào, phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc đầu tư cho phát triển công nghiệp trên địa bàn Quảng Bình chưa đồng bộ và tương thích với xu thế phát triển chung của nền công nghiệp nước nhà trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế - xã hội theo đường lối Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra.

Trong thời kì 1990 - 2000, sau khi tái lập tỉnh Quảng Bình, ngành công nghiệp chủ yếu tập trung tổ chức lại sản xuất và phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ công nghệ. Sau khi hoàn thành việc xây dựng, tổ chức bộ máy quản lí Nhà nước về công nghiệp, tỉnh Quảng Bình tập trung sắp xếp lại mạng lưới doanh nghiệp Nhà nước, lựa chọn những doanh nghiệp có điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường để đầu tư, mở rộng qui mô; giải thể các doanh nghiệp qui mô nhỏ không phù hợp trong cơ chế mới. Với phương châm đó, số doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn đã giảm từ 25 doanh nghiệp năm 1990, xuống còn 16 doanh nghiệp trong năm 1995. Quá trình sắp xếp lại được gắn liền với quá trình phát triển mới, thể hiện rõ nhất là cơ cấu đầu tư; vốn đầu tư cho công nghiệp tăng cả số lượng và tỉ trọng. Chỉ xét riêng về tỉ trọng, năm 1990 vốn đầu tư cho công nghiệp chỉ chiếm 9,8%, năm 1995 tăng lên 18,5% và năm 2000 là 21,9%. Do bố trí cơ cấu đầu tư hợp lí nên trong thời gian tổ chức, sắp xếp lại đã có nhiều cơ sở công nghiệp mới ra đời với qui mô hợp lí, trình độ kĩ thuật tiến bộ hơn, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp vẫn không tăng. Đến năm 2000 toàn tỉnh còn 16 doanh nghiệp, trong đó địa phương 12 doanh nghiệp, giảm 13 doanh nghiệp so với năm 1990.

Tuy số lượng doanh nghiệp giảm 52%, song năng lực sản xuất tăng, bình quân thời gian 1990 - 2000 năng lực sản xuất công nghiệp tăng 5 lần, năm 2000 so với năm 1995 gấp 3 lần. Đáng chú ý là năng lực sản xuất một số ngành công nghiệp chủ yếu tăng vượt bậc, điển hình như chế biến sản phẩm đông lạnh xuất khẩu tăng từ 50 tấn năm 1990 lên 700 tấn năm 1995. Sản xuất nước khoáng từ 1 triệu lít năm 1990 lên 3 triệu lít năm 1995 và 7 triệu lít năm 1999.

Sản xuất đất đèn từ 1.200 tấn năm 1990 lên 2.000 tấn năm 1995; phân lân vi sinh từ 30.000 tấn năm 1992 lên 60.000 tấn năm 1999; xi măng từ 5.000 tấn năm 1990 lên 30.000 tấn năm 1995 và 240.000 tấn năm 1998.

Một số ngành công nghiệp mới phát triển có qui mô tương đối, trang thiết bị, qui trình công nghệ tiên tiến như: sản xuất gạch ốp lát 1 triệu m2/năm, sản xuất thanh nhôm định hình 2.000 tấn/năm, chế biến nhựa thông 1.000 tấn/năm và một số cơ sở khác.

Tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp Nhà nước được tăng cường từ 13.593 triệu đồng năm 1990 lên 64.646 triệu đồng năm 1995 và 398.900 triệu đồng năm 2000...(B62)

Như vậy công nghiệp Nhà nước tuy giảm số lượng cơ sở, song lại tăng gấp nhiều lần về năng lực sản xuất, thực chất là tăng về chất của công nghiệp.

Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước cũng đang trong quá trình đổi mới về tổ chức theo hướng đa dạng hóa về thành phần và tăng về số lượng. Năm 1990 chỉ có hai thành phần là tập thể và cá thể, từ năm 1995 đến 2000 có thêm thành phần thứ ba là kinh tế tư nhân.

Do được đầu tư, cơ sở sản xuất được phát triển, năng lực sản xuất tăng, thu hút lực lượng lao động xã hội tham gia vào sản xuất công nghiệp, do đó tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp ngày càng tăng. Năm 1990 có 31.798 lao động trong khu vực công nghiệp, tỉ trọng so với lao động xã hội chiếm 10%, năm 1995 số người lao động ở công nghiệp là 31.293, chiếm 8,7% lao động, năm 2000 số người lao động công nghiệp lên tới 36.205 người, chiếm tỉ lệ 9,6%.

Tổng hợp chung về cơ sở vật chất phục vụ sản xuất công nghiệp đến năm 2000 như sau:




1990

1995

2000

1. Cơ sở sản xuất (cơ sở).

17.359

19.963

16.566

- Doanh nghiệp Nhà nước.

- Doanh nghiệp tư nhân.

- Tập thể (HTX).

- Cá thể.



25

-

108



17.798

16

1

7



19.939

16

4

15



16.530

2. Lao động (người).

31.798

31.293

36.205

- Khu vực Nhà nước.

-Khu vực ngoài Nhà nước.



2.925

28.873


2.727

18.566


4.500

31.705


3. Giá trị tài sản cố định (triệu).

26.801

100.268

519.100

- Khu vực Nhà nước.

-Khu vực ngoài Nhà nước.



13.593

11.208


64.646

35.622


398.900

110.200


Nguồn: Chi cục Thống kê Quảng Bình (B62)

Do tăng cường đầu tư, năng lực sản xuất tăng nhanh, đổi mới trang thiết bị và qui trình công nghệ, đã thay thế hầu hết được trang thiết bị lạc hậu của thế hệ trước, thay vào đó là những thiết bị mới, có kĩ thuật và công nghệ tiến bộ, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn như: vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, công nghiệp hóa chất. Kết hợp với đổi mới cơ chế quản lí đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng cao (Theo giá cố định năm 1994): năm 1991 tăng 3,09%, năm 1992 tăng 7,02%, năm 1993 tăng 11,39%, năm 1994 tăng 24,35%, năm 1995 tăng 19,23%. Bình quân mỗi năm tăng 12,75%.

Từ năm 1996 qui mô về giá trị tuyệt đối của sản xuất công nghiệp tăng lên, tốc độ tăng của giá trị sản xuất công nghiệp vẫn ở mức cao. Năm 1996 tăng 7,74%, năm 1997 tăng 10,83%, năm 1998 tăng 10,56%, năm 1999 tăng 43,91% và năm 2000 tăng 16,18%. Bình quân mỗi năm tăng 17,1%. Từ năm 1990 - 2000 mỗi năm tăng 14,9%.

Xét về thành phần kinh tế, công nghiệp Nhà nước đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn công nghiệp ngoài Nhà nước.

Trong 5 năm (1990 - 1995), bình quân mỗi năm công nghiệp Nhà nước tăng 3,31%, từ 1996 - 2000 mỗi năm tăng 22,3%. Qui mô về giá trị sản xuất tăng và chiếm tỉ trọng ngày càng cao, năm 1990 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp giữa khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước là 31,99% và 68,01%, đến năm 1995 tỉ trọng cơ cấu trên là: 54,78% và 45,22%, năm 2000 là 67,97% và 32,03%.

Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng tuyệt đối, năm 1990 giá trị công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng 94,86%; năm 1995: 96,77%, năm 2000 là 96,84%. Công nghiệp chế biến, chủ yếu tập trung vào các ngành có nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương như chế biến hải sản, chế biến gỗ, sản xuất xi măng, phân lân vi sinh, đất đèn ... do đó giá trị các ngành này chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất.

Trong các ngành công nghiệp chế biến của tỉnh thì có 3 ngành nổi bật nhất là: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hóa chất, nổi bật nhất và chiếm hơn một nửa. Cụ thể như sau:

NNăm

Tổng số (%)

Tỉ trọng của 3 ngành



Chia ra

CN Thực phẩm

CN Vật liệu xây dựng

CN Hóa chất

11990

94,86

52,37

35,56

14,94

1,87

11995

96,77

59,45

26,18

23,03

10,24

22000

96,84

67,72

27,48

31,19

9,05


tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương