Chương Bốn Các tác giả thời thơ Man yô phát triển và hưng thịnh



tải về 0.86 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.86 Mb.
#18739
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

不欲恵八<> 不戀登為杼 木綿間山 越去之公之 所念良國

Dạng huấn độc (đã chua âm):

よしゑやし恋ひじとすれど木綿間山越えにし君が思ほゆらくに

Phiên âm:

Yoshieyashi / koiji to suredo / Yuumayama / koenishi kimi ga / omou yuraku ni /



Diễn ý:

Thôi được rồi, từ nay sẽ chẳng thèm yêu ai nữa đâu. Tuy miệng quả quyết như thế nhưng chưa gì, khi thấy anh vượt núi Yuumayama để bắt đầu cuộc hành trình thì lòng em đã nhớ thương rồi.

Bài này vịnh tâm sự của cô gái ở lại chốn cố hương không quên được người con trai đã lên đường. Nói là không thèm nghĩ đến, muốn quên hẳn đi nhưng nàng vẫn không sao xua đuổi hình ảnh người con trai ra khỏi lòng mình.Làm cho nàng ngán ngẫm chính mình. Địa danh Yuumayama vẫn chưa biết nằm ở đâu.

Tạm dịch thơ:

Nói chẳng thèm yêu nữa / Bảo rằng quên cho xong / Nhưng anh vừa vượt núi / Em đã nhớ ngập lòng / Đuổi bóng hình đâu nỡ / Có giận mình hay không!
Thơ cùng chủ đề như thế không phải là ít nhưng bài nói trên có thể xếp vào loại thơ hay.


Tiết VI: Trích thơ quyển 13:

12-3248

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

式嶋之 山跡之土丹 人多 満而雖有 藤浪乃 思纒 若草乃 思就西 君<>二 戀八将明 長此夜乎

Dạng huấn độc (đã chua âm):

磯城島の 大和の国に 人さはに 満ちてあれども 藤波の 思ひまつはり 若草の 思ひつきにし 君が目に 恋ひや明かさむ 長きこの夜を

Phiên âm:

Shikishima no / Yamato no kuni ni / hitosawa ni / michite aredomo / fujinami no / omoimatsuwari / wakakusa no / omoitsuki ni shi / kimi ga me ni / koi ya akasamu / nagaki kono yo wo /

Diễn ý:

Đất nước Yamato xinh đẹp này đông đúc người là người nhưng em chỉ nhớ đến anh, hồn em quấn quít không rời anh một buớc. Em muốn gặp người anh yêu của em để lửa tình của em đốt sáng được đêm dài tăm tối.



Tạm dịch thơ:

Đất Yamato ấy / Biết bao nhiêu là người / Nhưng sao lòng em chỉ / Quyến luyến mỗi anh thôi / Xin lửa tình thắp sáng / Tan đêm tối một đời /

12-3249

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

式嶋乃 山跡乃土丹 人二 有年念者 難可将嗟

Dạng huấn độc (đã chua âm):

磯城島の大和の国に人ふたりありとし思はば何か嘆かむ

Phiên âm:

Shikishima no / Yamato no kuni ni / hitofutari /ari to shi owaba / nani ka nagekamu /

Diễn ý:

Nếu như trên đất Yamato có đến hai người con trai đáng để em yêu bỏng cháy, tha thiết như anh thì cớ sao em phải cất lên tiếng kêu than. Bởi vì chỉ có một người duy nhất là anh cho nên em mới khổ vì yêu như thế này.

Shikishima(đảo làm bằng những ghềnh đá vững chãi) là từ tu sức cho Yamato.

Tạm dịch thơ:

Nếu đất Yamato / Có hai người con trai / Đáng yêu như anh vậy / Có gì em phải lo / Nhưng anh là duy nhất / Em mới khổ từng giờ.

12-3314

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

次嶺經 山背道乎 人都末乃 馬従行尓 己夫之 歩従行者 毎見 哭耳之所泣 曽許思尓 心之痛之 垂乳根乃 母之形見跡 吾持有 真十見鏡尓 蜻領巾 負並持而 馬替吾背

Dạng huấn độc (đã chua âm):

つぎねふ 山背道を 人夫の 馬より行くに 己夫し 徒歩より行けば 見るごとに 音のみし泣かゆ そこ思ふに 心し痛し たらちねの 母が形見と 我が持てる まそみ鏡に 蜻蛉領巾 負ひ並め持ちて 馬買へ我が背

Phiên âm:

Tsuginefu / Yamashiroji wo / hitozuma no / uma yori yuku ni / onozumashi / kachiyori yukeba / mirugoto ni / ne no mishi nakayu / sono omou ni / kokoro shi ita shi / tarachine no / haha ga katami to / wa ga moteru / masomi kagami ni / akitsu hire / oiname mochite / uma kae wa ga se /

Diễn ý:

Mấy ông chồng các bà vùng Yamashiro thì được cuỡi ngựa đi khoan thai, còn anh của em vì không có ngựa nên cứ phải lẽo đẽo cuốc bộ chạy theo. Nhìn thấy cảnh đó em hết sức buồn rầu, nước mắt chảy quanh. Nghĩ tới mà đau đớn tâm can.

Nhưng thôi được rồi, may quá em còn giữ được cái kính đẹp nhất hạng mẹ để lại làm kỹ niệm với tấm khăn choàng mỏng (hire) em thường diện mỗi khi ra ngoài. Này, đem tất cả bán đi mua con ngựa mà cưỡi nhé, anh ơi!

Bài thơ bày tỏ tình thương và lòng hy sinh của người con gái miền quê chân chất, không ham muốn vật chất, không tiếc gì với chồng dù là tấm kính mẹ để lại như kỹ vật và tấm khăn choàng, vật trang sức độc nhất của cô. Thời ấy, giá một con ngựa là từ 250 đến 450 bó lúa mà một bó lúa lấy được chừng 5 thăng gạo.



Tạm dịch thơ:

Chồng các bà bên nớ / Vùng Yamashiro / Đi thì có ngựa cưỡi / Riêng anh phải cuốc bộ / Lẽo đẽo chạy theo người / Sao khổ thế anh ơi / Nhìn anh, em nẫu ruột / Nay chỉ còn tấm kính / Mẹ cho em điểm trang / Với cái khăn choàng đẹp / Khoác những khi ra đường / Bán đi mua ngựa tốt / Đỡ chân người em thương /

Tiếp theo đây là một bài hanka đặt đằng sau nó:



12-3315

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

<> 渡瀬深見 吾世古我 旅行衣 蒙沾鴨

Dạng huấn độc (đã chua âm):

泉川渡り瀬深み我が背子が旅行き衣ひづちなむかも

Phiên âm:

Izumigawa / watarize fukami / wa ga seko ga / tabiyukigoromo / hizuchinamu (nureni keru) kamo.

Diễn ý:

Con sông Kizukawa có những chỗ lội thật sâu, trên bước lữ hành, chồng em phải vượt qua đấy thì làm gì áo anh ấy chả ướt. Phải nhanh tay mà kiếm ngựa cho anh ấy cưỡi.



Tạm dịch thơ:

Vượt dòng Izumi / Sông sâu, nưóc chảy mau / Lữ khách phải ướt áo / Chồng em thời ra sao / (Chần chờ chi nữa nhỉ) / Kiếm ngựa cho anh nào!

Thêm một bài henka khác:



12-3316

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

清鏡 雖持吾者 記無 君之歩行 名積去見者

Dạng huấn độc (đã chua âm):

まそ鏡持てれど我れは験なし君が徒歩よりなづみ行く見れば

Phiên âm:

Maso kagami / moteredo ware wa / shirushi nashi / kimi ga kachiyori / nazumi yuku mireba /

Diễn ý:

Tấm kính có đẹp đẽ nhường nào, đối với em, nó có dùng được vào việc gì đâu nếu như cứ phải để chồng mình lao khổ, bước mãi trên con đường gập ghềnh mà không có ngựa đỡ chân. (Phải mua ngựa cho anh ấy mới được!)

Một bản tình ca chân chất, cảm động của cô gái quê thương chồng.

Tạm dịch thơ:

Tấm kính dẫu đẹp đẽ / Ai đi ngắm nghía mình / Khi chàng còn lao khổ / Trên con đường gập ghềnh / Chân đau không ngựa cưỡi / Suốt cả cuộc hành trình /

12-3317

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

馬替者 妹歩行将有 縦恵八子 石者雖履 吾二行

Dạng huấn độc (đã chua âm):

馬買はば妹徒歩ならむよしゑやし石は踏むとも我はふたり行かむ

Phiên âm:

Uma kawaba / imo ga kachinaramu (naran) / yoshieyashi / ishi wa fumu to mo / wa wa futari yukamu (yukan)

Diễn ý:

Nghe lời đề nghị của em anh rất vui nhưng lẽ nào mình lại bán di vật của mẹ chúng ta. Nếu hai ta cùng đi, chẳng lẽ anh để em đi bộ. / Không sao đâu, anh ơi. Nếu đường đời sỏi đá, em cũng đi với anh. Nếu mình thương yêu giúp đỡ nhau thì sá gì một tấm kính.

Bài thơ này có thể chia làm 2 vế, được sắp xếp như lời đối đáp giữa hai vợ chồng.

Tạm dịch thơ:

Nghe lời em đề nghị / Lòng anh vui làm sao / Nhưng kỹ vật của mẹ / Bán đi có lẽ nào? /Không, không, lo chi anh / Dẫu đường đá gập ghềnh / Sá gì một tấm kính / Nếu hai ta đồng hành / .

12-3268

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

三諸之 神奈備山従 登能陰 雨者落来奴 雨霧相 風左倍吹奴 大口乃 真神之原従 思管 還尓之人 家尓到伎也

Dạng huấn độc (đã chua âm):

みもろの 神奈備山ゆ との曇り 雨は降り来ぬ 天霧らひ 風さへ吹きぬ 大口の 真神の原ゆ 思ひつつ 帰りにし人 家に至りきや

Phiên âm:

Mimoro no / Kamuna (kanna) biyama yu / to no kumori / ame wa furikinu / amagirai / kaze sae fukinu / Ôguchi no / Makami no hara yu / omoitsutsu / kaerini shi hito / ie ni itari ki ya /

Diễn ý:

Em đang nghĩ về người em thương đang đội mưa băng qua cánh đồng buồn ảm đạm trên đường về nhà anh ấy. Núi Kannai ở Mimuro mưa dày như sương, còn thêm gió thổi lạnh lùng. Em lo lắng không biết sau khi chia tay với em, vào giờ giấc này mà phải đi ngang qua cánh đồng Makami vừa đi vừa nghĩ đến em, bây giờ anh ấy đã về đến nơi bình yên vô sự hay chưa.

Ôguchi (cái mõm lớn) là makura kotoba của Makami (cũng đọc là Ôkami, con chó sói) nhưng cả hai từ chỉ địa danh này khi hợp lại còn có nghĩa là “con chó sói có cái mõm lớn” (ôguchi no ôkami), một hình ảnh gợi lên sự nguy hiểm. Ngày xưa, việc đi thăm người yêu không dễ dàng như chúng ta bây giờ mà là cả một sự cực nhọc.

Tạm dịch thơ:

Núi Kannai nặng mây / Hơi nước như sương dày / Gió đưa mưa sắp tới / Anh vượt cánh đồng dài / Vừa chia tay buồn bã / Tâm sự nhớ nhung đầy /Lòng em những lo lắng / Về bình yên không đây?

12-3269

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

還尓之 人乎念等 野干玉之 彼夜者吾毛 宿毛寐金<>

Dạng huấn độc (đã chua âm):

帰りにし人を思ふとぬばたまのその夜は我れも寐も寝かねてき

Phiên âm:

Kaeri ni shi / hito wo omou to / nubatama no / sono yo wa ware mo / imo nekaneteki /

Diễn ý:

Khi nghĩ đến anh ấy mới từ chỗ em để đi về nhà, lòng em bồn chồn lo lắng không sao ngủ thẳng giấc.



Tạm dịch thơ:

Khi nghĩ về anh ấy / Người vừa ở bên em / Nay trên đường trở lại / Đến nhà có bình yên ? / Lòng xiết bao lo lắng / Thao thức mãi trong đêm /

12-3270

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

刺将焼 小屋之四忌屋尓 掻将棄 破薦乎敷而 所<>将折 鬼之四忌手乎 指易而 将宿君故 赤根刺 晝者終尓 野干玉之 夜者須柄尓 此床乃 比師跡鳴左右 嘆鶴鴨

Dạng huấn độc (đã chua âm):

さし焼かむ 小屋の醜屋に かき棄てむ 破れ薦を敷きて 打ち折らむ 醜の醜手を さし交へて 寝らむ君ゆゑ あかねさす 昼はしみらに ぬばたまの 夜はすがらに この床の ひしと鳴るまで 嘆きつるかも

Phiên âm:

Sashiyakamu (kan) / koya no shikoya ni / kakiutemu (ten) / yaregomo wo shikite / uchi oramu (oran) / shiko no shikote wo / sashikaete / nuramuki miyue / akanesasu / hiru wa shimara ni/ nubatama no / yoru wa sugara ni / kono toko no / hishi to naru made / nagekitsuru kamo /



Diễn ý:

Giữa căn nhà bẩn thĩu muốn cho một mồi lửa đốt đi này, đem cái chiếu nát bẩn thĩu những muốn đem xé ra vứt đi mà trải lên trên, tha hồ ôm ấp con đàn bà xấu hoắc, những muốn đem cánh tay nó mà bẻ trẹo cho rồi. Anh là người có sở thích kỳ quặc. Thế mà em vẫn không thôi nhớ đến anh, thức ngủ lúc nào cũng thở dài than vắn thiếu điều lung lay cả chiếc giường.



Tạm dịch thơ:

Giữa căn nhà bẩn thĩu / Có đốt chẳng hề chi / Chàng trãi tấm chiếu nát / Thiếu điều đem vứt được đi / Ôm ấp cái con mẹ / Mặt xấu như ma lem / Muốn bẻ trẹo tay nó / Người thế, sao anh thèm ? / Giận anh thì có giận / Mà vẫn nhớ từng đêm / Em thở dài than vắn / Giường chiếu cũng lồng lên!

Đây là một bài thơ kỳ lạ, hiếm có trong toàn bộ Man.yôshuu. Người con gái - tác giả bài thơ - đã tưởng tượng ra sinh hoạt không mấy tốt đẹp giữa tình địch và người yêu của mình. Có thể là nàng quá khắt khe nhưng cảnh tượng ấy đã làm cho nàng phiền muộn ngày đêm.

Nàng thóa mạ và tỏ lòng phẫn nộ trước đối thủ. Như thế, thời Vạn Diệp cũng đã có nhưng người ghen tuông còn hơn nàng Hoạn Thư.

Dưới đây là bài hanka đi kèm:



12-3271

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

我情 焼毛吾有 愛八師 君尓戀毛 我之心柄

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我が心焼くも我れなりはしきやし君に恋ふるも我が心から

Phiên âm:

Wa ga kokoro / yaku mo ware nari / hashikiyashi / kimi ni kouru mo / wa ga kokoro kara /



Diễn ý:

Trong lòng em lửa tình hừng hực thiêu đốt làm cho em khổ. Cùng lúc, nỗi niềm thương nhớ anh yêu cũng chan chứa biết bao. Nhưng ai sống mà chẳng ôm một mối khổ tình không biết gửi về đâu.



Tạm dịch thơ:

Tình riêng nung nấu mãi / Làm em khổ bấy nhiêu / Nhưng trái tim em cũng / Thương nhớ anh rất nhiều / (Sống ở đời có lúc / Phải ém nhẹm niềm yêu).
Hanka là hình thức thơ ngắn nói lên những điều gì mà chôka đi trước nó nói không hết ý nhưng cũng đóng vai trò “giải nhiệt” làm lắng dịu những trào lòng tuôn ra một cách quá buông tuồng. Cô gái nay đã hồi tâm và tỏ ra hiểu biết hơn.

Tiết VII: Azuma-uta 東歌 (Thơ miền đông):
Man.yôshuu là một tập thơ chứa chan tình cảm. Thế nhưng thơ tràn đầy tình cảm chân thực và sâu lắng hơn cả thì chỉ có thể thấy từ những bài trong đó mang tên Azuma-uta hay thơ miền đông. Azuma chỉ vùng đất từ Kamakura trở lên phía trên Tôkyô nhưng khác với ngày nay, lúc ấy ánh sáng văn minh chưa tìm đến. Vào thời Man.yô, nó hãy còn là nơi rừng rú man di. Tất cả có 230 bài Azuma-uta viết theo thể tanka.
Azuma-uta phần lớn là thơ tình, nhiều từ ngữ địa phương (hôgen 方言) và viết theo cách phát âm trại đi (kagen訛言), không chơi chữ, không tu sức, hết sức đơn sơ chất phác, có khi hoang dã nữa. Qua chúng, ta có thể hiểu được phong tục tập quán của người miền đông Nhật Bản thời đó. Những bài này phần lớn có lẽ do chính người dân bình thường tự làm ra.
Đối với một số bài ta có thể biết chúng đã được làm ra từ địa phương nào. Chúng gồm 90 bài, trong đó là 5 zôka, 76 sômonka và 9 hiyuka. Phần thơ không biết làm ra từ nơi nào thì có 140 bài gồm 17 zôka, 112 sômonka, 5 bài sakamori no uta hay thơ lính thú, 14 hiyuka và 1 banka. Trong thể loại sômonka hầu hết là thơ luyến ái giữa nam nữ, và có thể xem như bộ phận quan trọng nhất của Azuma-uta. Nếu phân chia theo vùng (kuni) thì các vùng có thơ nhiều nhất là vùng Kamitsuke (25 bài), Sagami (15 bài), Hitachi (12 bài), Musashi (9 bài), Suruga (6 bài), Shinano (5 bài), Shimotsufusa (5 bài), Michinoku (4 bài), Kamitsufusa (3 bài), Tôtsutsafumi (3 bài), Shimotsuke ( 2 bài), Izu (1 bài). Chúng đều thuộc vào hai “đạo” (đơn vị hành chánh lớn): Tôkaidô hay Đông hải đạo tính từ Tohotsuafumi dọc theo bờ biển về đông, và Tôsandô hay Đông sơn đạo, cũng từ đó chạy lên Shinano theo hướng núi về đông.
Đặc điểm của Azuma-uta nằm trong những nét chính sau đây:


  1. Nhiều jo-kotoba (chữ mào đầu) nhưng vì do người dân địa phương vốn chất phác làm ra nên chúng không nặng về kỹ xảo. Họ chỉ đem nó vào thơ khi phong cảnh trước mắt thôi thúc nguồn cảm hứng chứ không chủ ý dụng công.

  2. Trong thơ hay nhắc đến các địa danh, nhờ đó mà mang nhiều màu sắc địa phương.

  3. Có nhiều bài ca tương tự (ruika 類歌) giữa vùng này và vùng khác như thể có một bài thơ gốc phát xuất từ đâu đó rồi sau đó được truyền tụng khắp nơi. Cái khác nhau giữa chúng là địa danh và tên sản vật mà thôi. Ví dụ bài thơ ở vùng Ôshima bảo rằng : Ta là người xuất thân từ Ôshima, đã tôi luyện trong lửa thần nên trong lòng lúc nào cũng ngùn ngụt khói” , thì bài ở vùng Kamitsufusa lại ví von: “Ta là người ở bến Kurikuri, quen với sóng to gió lớn nên cũng ngang ngược như sóng gió”. Cũng vậy, người các vùng Niigata, Gifu hay Tosa vv...thảy đều đưa ra cảnh vật và tính cách riêng của quê hương mình...

  4. Thơ nói về lao động có rất nhiều. Vì các tác giả là người miền đông cho nên thi ca phản ánh thực sự sinh hoạt hàng ngày của miền này. Nếu không có kiến thức về hình thế đất đai, cảnh vật, phong tục, ngôn ngữ của người miền Đông thì khó thể thưởng thức trọn vẹn hương vị thi ca trong đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không khỏi ngạc nhiên và quí mến khi đứng trước sự chất phác, mới mẽ và nhạy bén trong cảm xúc và tâm tình của họ.

Không biết những ai đã thu góp những bài ca miền Đông này nhưng riêng về trường hợp nhà biên tập Ôtomo no Yakamochi thì khi ông sưu tập thơ lính thú vào khoảng năm Tenpyô Shôho thứ 7 (tức 755) đã để ý nhiều đến thơ của người bình dân ở miền Đông rồi. Mười chín năm sau, khi đến Sagami (gần Yokohama bây giờ) làm quan trấn thủ, ông có dịp thăm viếng miền Đông và trao đổi với người dân sở tại mà tìm tòi thêm chăng.


Duy việc sưu tập được thơ lính thú và thơ miền Đông không thôi cũng đủ làm cho Man.yôshuu phong phú và nhiều sắc thái biết nhường nào. Chúng ta thật phải biết ơn những người đã thu góp chúng.Thơ miền Đông không những là tư liệu quí báu để nghiên cứu văn chương mà còn là phương tiện để tìm hiểu tiếng Nhật thời ấy cũng như phong tục tập quán của dân chúng. Ảnh hưởng của chúng trên lịch sử xã hội và phong tục rất là to tát.
14-3351
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
筑波祢尓 由伎可母布良留 伊奈乎可母 加奈思吉兒呂我 尓努保佐流可母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

筑波嶺に雪かも降らるいなをかも愛しき子ろが布乾さるかも

Phiên âm:

Tsukuba ne ni / Yuki kamo furaru / ina wo kamo / kanashiki ko ro ga / nino hosaru kamo /



Diễn ý:
Đằng xa kia có phải chăng tuyết đang rơi trên đỉnh núi Tsukuba ? Không, chưa hẳn! Biết đâu chẳng là mấy tấm vải mà cô nhỏ dễ thương (kanashiki ko) của ta đang đem ra phơi đó thôi. (trong tiếng Nhật cổ, kanashiki là đáng yêu chứ không phải đáng tội nghiệp và nino tức là nuno hay vải vóc trong phương ngữ (tiếng địa phương) miền đông thời cổ)
Tạm dịch thơ:
Nơi xa kia, có phải / Tsukuba tuyết rơi?/ Không, không nào đã chắc / Chẳng qua cô em tôi / Người tôi luôn tưởng nhớ / Đem vải trắng ra phơi!
Tác giả bài thơ này có lẽ sống dưới chân núi Tsukuba và cô gái anh ta yêu sống trong núi. Khi thấy tuyết đổ xuống phủ trắng núi Tsukuba (nay nằm ở tỉnh Ibaraki), anh liên tưởng đến chuyện cô hay đem vải vóc ra phơi, nhân đó thành thơ. Qua nó, ta thấy hiện ra hình ảnh người con gái khỏe mạnh, hay lam hay làm, chăm lo dệt vải của xứ Hitachi (Hitachi-otome). Cũng nên nhớ Tsukuba được gọi là ngọn núi Fuji của miền đông, nơi có tổ chức những cuộc gặp gỡ hát đối đáp của trai gái Nhật Bản thời cổ.
Bài thơ này sang đến giai đoạn Meiji-Taishô đã được sửa đi đôi chút để trở thành một bài ca nhi đồng rất thịnh hành.
14-3373

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

多麻河泊尓 左良須弖豆久利 佐良左良尓 奈仁曽許能兒乃 己許太可奈之伎

Dạng huấn độc (đã chua âm):

多摩川にさらす手作りさらさらになにぞこの子のここだ愛しき

Phiên âm:

Tamagawa ni / sarasu tezukuri / sarasara ni / nani zo kono ko no / koko da kanashiki /



Diễn ý:

Bên bờ sông Tamagawa, có phải vải mới dệt xong đem ra phơi. Vải tung bay trong gió, nhưng lạ lùng làm sao, lòng ta chỉ tưởng nhớ đến người con gái đáng yêu ấy thôi.



Tạm dịch thơ:

Tama bên dòng sông / Có phải vải dệt xong / Đem hong trong nắng gió / Đang phất phới bay tung / Riêng lòng ta đau đáu / Cô ấy, nhớ khôn cùng /
Trong bài thơ này có con sông Tamagawa nên ta biết rằng đây là bài thơ nói về xứ Musashino tức Tôkyô bây giờ.
Những chữ sarasu rồi sarasara lập đi lập lại tạo nên một tình cảm uyển chuyển và thanh thoát nhẹ nhàng tựa như hình ảnh tấm vải đang phấp phới bay theo làn gió dưới nắng.
Nhà thơ kiêm thiền tăng Ryôkan (Lương Khoan) cũng sử dụng âm sarasara lập đi lập lại trong bài thơ sau đây của ông nói về tiếng mưa đá (arare) rơi rào rạt trên đám lá trúc rừng (yamazasa):
Yamazasa ni / Arare tabashiru / oto wa sarasara / sarari sarari / sarasara to seshi / kokoro koso yokere /

Hãy để ý đến những âm sarasara nói lên được sự nhẹ nhàng, rào rạt ấy. Còn nhà thơ Sakato Hitonari thì lại dùng từ tsuratsura (mềm đưa) khi tả hoa trà lả lơi và thi hào Ôtomo Tabito sử dụng tiết điệu của chữ tsubara tsubara (gợn sóng) khi tả cánh đồng tranh vi vu trong gió, là những ví dụ tương tự.





Núi Tsukuba (877m) (Nguồn Wikipedia)
14-3386
Nguyên văn (dạng Manyô-gana):

尓保杼里能 可豆思加和世乎 尓倍須登毛 曽能可奈之伎乎 刀尓多弖米也母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

にほ鳥の葛飾早稲をにへすともその愛しきを外に立てめやも

Phiên âm:

Nihodori no / Kazushikawase wo / nihesu tomo / sono kanashiki wo / to ni tateme yamo



Diễn ý:

Trong đêm có lễ Cúng Lúa Mới ở vủng Kazushika (nay thuộc Chiba cạnh Tôkyô), đáng lý tuyệt đối không ai được đến gần ai nhưng ta chỉ muốn lén đưa người (con trai) ta yêu vào nhà. Chả lẽ ta lại để anh ấy đứng bên ngoải hay sao!



Tạm dịch thơ:

Đêm lễ cúng lúa mới / Phải tránh mặt nhau xa / Nhưng em cứ muốn lén / Cho anh ấy vào nhà / Nếu bắt đứng ngoài cửa / Quả tội nghiệp người ta /

Nihodori chỉ là một từ tu sức cho địa danh Kazushika. Nihesu ý nói lễ cúng lúa mới để cho các vị thần nếm thử. Đêm hôm ấy, tục lệ cấm ngặt mọi người đến gần nhau hay đi từ nhà này qua nhà khác. Đó là một monoimi 物忌hay điều cấm kỵ (taboo). Tuy thế, cô con gái này lại không nỡ để người mình yêu phải đứng đợi bên ngoài cửa. Thời cổ như thế là một hành vi vô cùng bạo dạn, vì yêu đương nồng nhiệt mà bất chấp cả thần thánh.

Bài thơ này đã được nhà quốc học Kamo no Mabuchi liệt vào loại thơ hay.

14-3399
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

信濃道者 伊麻能波里美知 可里婆祢尓 安思布麻之<奈牟> 久都波氣和我世

Dạng huấn độc (đã chua âm):

信濃道は今の墾り道刈りばねに足踏ましなむ沓はけ我が背

Phiên âm:

Shinanuji wa /ima no harimichi / karibane ni / ashi fumashi namu / kutsu hake wa ga se



Diễn ý:

Con đường đi Shinanu (bây giờ đọc là Shinano) mới khai thông gần đây thôi. Chắc vừa mới phạt gai góc xong thôi nên hãy còn đầy rễ cây, gập ghềnh làm vướng bước chân người. Chàng ơi, cẩn thận mang giày dép vào mà đi nhé!



Tạm dịch thơ:

Shinano đường mới / Vừa mở ra gần đây / Bộ hành hãy còn khổ/ Lối đi toàn rễ cây / Chồng yêu ơi, nhớ nhé / Cẩn thận, anh mang giày! /

Đây là một bài thơ đơn sơ gói ghém tâm tình cô vợ gửi đến chồng mình. Hầu như không phải thơ vè chi cả mà chỉ là một lời nhắn nhủ thường ngày. Nó nói lên cái tình chân thật của người vợ trẻ đối với chồng cô.

Con đường đi Shinano (vùng núi cao Nagano, phiá tây Tôkyô)) từ khi khởi công đến lúc hoàn thành mất 12 năm, lúc mới mở thì hãy còn nhiều chướng ngại vật như rễ cây làm cho khách bộ hành gặp khó khăn. Thời ấy, người Nhật vẫn còn đi chân đất chứ ít có giày dép. Cứ xem bài vịnh về nàng Mama no Otome chân trần không dép hài (mà vẫn xinh đẹp) thì đủ thấy tình cảnh sinh hoạt đi đứng hồi đó.
14-3400
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

信濃奈流 知具麻能河泊能 左射礼思母 伎弥之布美弖婆 多麻等比呂波牟

Dạng huấn độc (đã chua âm):

信濃なる千曲の川のさざれ石も君し踏みてば玉と拾はむ

Phiên âm:

Shinanu naru / Chiguma no kawa no / sazareshi mo / kimi shifumiteba / tama to hirowamu /



Diễn ý:

Người thương của em ơi, trên đường đi Shinano, nếu anh có dẫm chân lên dù là một hòn cuội nhỏ trên bờ sông Chikuma thì xin anh hãy nhặt nó lên đem về cho em. Đối với em nó quí báu như châu ngọc đấy.



Tạm dịch thơ:

Bên sông Chikuma / Trên đường Shinano / Khi chàng dẫm chân lên / Dẫu một hòn cuội nhỏ / Xin nhặt nó cho em / Quí hơn châu ngọc đó!

Thiếu nữ xem hòn cuội nhỏ bên bờ sông được người yêu của nàng dẫm lên quí giá như một viên kim cương. Bài thơ tuy lời lẽ mộc mạc nhưng kết tinh được tấm lòng yêu thương chồng của nàng.



14-3420
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

可美都氣努 佐野乃布奈波之 登里波奈之 於也波左久礼騰 和波左可流賀倍

Dạng huấn độc (đã chua âm):

上つ毛野佐野の舟橋取り離し親は放くれど我は離るがへ

Phiên âm:

Kamitsukeno / Sano no funabashi / tori hanashi / oya wa sakuredo / wa wa sakarugae



Diễn ý:

Cũng như cầu nổi ở bến Sano ở Ueno, tùy trường hợp, có lúc người ta đem dùng lúc tháo gỡ, cha mẹ muốn chia rẽ, cắt đứt tình yêu của chúng ta. Thế nhưng đời nào ta lại để cho họ làm việc ấy.

Kamitsukeno ở đây chỉ là một jo-kotaba để tu sức cho Sano.

Tạm dịch thơ:

Như cầu tàu Sano / Dùng xong lại đem gỡ / Cha mẹ gây cách trở / Đoạn lìa tình đôi ta / Nhưng họ làm chi được / Mình đã quyết không xa.

Địa danh của bài thơ là bến Sano ở Ueno thuộc tỉnh Gunma bây giờ. Nguyên lai bến ấy có một chỗ tên Funahashi (thuyền kiều), nơi người ta ghép thuyền lại thành cầu tàu, rất cần thiết cho sự vận hành của bến. Mỗi khi mưa lớn nước ngập (demizu) hay tùy từng trường hợp, lúc thì họ đem ra dùng, lúc tháo gỡ đem cất. Gae là thổ ngữ miền đông để diễn tả sự phản nghĩa.



14-3421
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):


tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương