Chương Bốn Các tác giả thời thơ Man yô phát triển và hưng thịnh



tải về 0.86 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.86 Mb.
#18739
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Heki no Nagae no Otome 日置長枝娘子

Không rõ về cuộc đời của bà.Thơ có 1 bài tặng đáp với Yakamochi.



Nakatomi no Iratsume 中臣郎女

Dưới đây là một trong 5 bài thơ bà gữi đến Yakamochi (bài thứ 4).



4-675

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

娘子部四 咲澤二生流 花勝見 都毛不知 戀裳摺可聞

Dạng huấn độc (đã chua âm):

をみなへし佐紀沢に生ふる花かつみかつても知らぬ恋もするかも

Phiên âm:

Ominaeshi / sakisawa niouru / hanakatsumi / katsute mo shiranu / koi mo suru kamo



Diễn ý:

Em nay đang sống trong một mối tình cực kỳ đau khổ mà mình chưa từng trải qua. Người gây ra nông nỗi là anh đó thôi!

Ominaeshi (nữ lang hoa) là từ tu sức (makurakotoba) cho Saki (bởi vì Saki vừa là địa danh vừa có nghĩa là (hoa) nở. Tất cả 3 câu đầu ( hoa nữ lang nở đẹp đẽ bên bờ đầm Saki...) chỉ dùng để tạo không khí cho katsute (xưa kia có lần) mà thôi. Không có khả năng dịch chính xác.

Tạm dịch thơ:

Em đang triền miên khổ / Vì sống trong mối tình / Đau thương chưa từng có / Suốt cả cuộc đời mình / Ai làm nên tội lỗi ?/ Nào anh biết không anh!



Hoa nữ lang (Nguồn Wikipedia)

Ki no Iratsume 紀郎女

Đây là bài thứ nhất trong hai bài bà đã tặng Yakamochi.



4-762

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

神左夫跡 不欲者不有 八<多也八多> 如是為而後二 佐夫之家牟可聞

Dạng huấn độc (đã chua âm):

神さぶといなにはあらずはたやはたかくして後に寂しけむかも

Phiên âm:

Kamu sabuto / inaniwa arazu / hata ya hata / kakushite nochi ni / sabushikemu kamo /.



Diễn ý:

Không phải vì em ngại mình già nua mà không muốn gặp mặt anh nữa đâu. Sở dĩ em chán ngán không muốn gặp chỉ vì mỗi lần, cứ y như rằng anh sẽ nói những lời không thành thực để quyến rũ em.

Đây là tâm sự của một cô gái lớn tuổi, ý cũng muốn gặp Yakamochi nhưng trong lòng còn chần chờ vì nghĩ đến nhược điểm là tuổi tác của mình. Ở đây, cô chỉ khéo léo thoái thác như thế để che dấu lý do thực sự tại sao mình ngại ngùng.

Tạm dịch thơ:

Đâu sợ nhan sắc tàn / Mà chưa muốn gặp chàng / Lòng riêng còn ngần ngại / Nhỡ anh không đàng hoàng / Nếu tin lời ngon ngọt / Mai sau lại bẽ bàng /

Yakamochi đã hợa lại bà như sau:



4-764

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

百年尓 老舌出而 与余牟友 吾者不 戀者益友

Dạng huấn độc (đã chua âm):

百年に老舌出でてよよむとも我れはいとはじ恋ひは増すとも

Phiên âm :

Momotose ni / oijitai dete / yoyomu to mo / ware wa itohaji / koi wa mama to mo /



Diễn ý:

Không không, nào có thể xảy ra được chuyện như thế! Dù cho cô có già đến trăm tuổi, răng cỏ lung lay, ăn nói lọng ngọng, lưng còng đi nữa thì tôi vẫn không hề chán cô.Không những thế, tôi càng cảm thấy yêu cô hơn nữa đấy!

Oijita là hình dạng người già ăn nói lúng búng, ngập ngọng. Yoyomu tomo ý nói ngôn ngữ không rõ ràng. Có thuyết cho là lưng còng cho nên xin giữ cả hai nghĩa.

Tương truyền bà Ki no Iratsume đã có chồng, một tước vương tên là Aki no Ôkimi và có mở một nơi hội họp trong vương phủ để đàm đạo thơ văn (salon littéraire) nên không loại bỏ khả năng Yakamochi cũng thường lui tới đó. Xem thơ hai người thì ta cảm thấy lúc hư lúc thực, lại có chút hài hước nên khó quyết đoán câu chuyện đã xảy ra thế nào. Có điều là Yakamochi ít làm thơ họa lại những người ái mộ khác mà chỉ họa với vài người như bà Ki no Iratsume.



Tạm dịch thơ:

Cớ chi lại thẹn thùng / Dù em có lưng còng / Già nua đến trăm tuối / Răng cỏ thảy không còn / Anh vẫn yêu tha thiết / Cho nên chớ ngại ngùng /

8-1460

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

戯奴 [變云 和氣] 之為 吾手母須麻尓 春野尓 抜流茅花曽 御食而肥座

Dạng huấn độc (đã chua âm):

戯奴 [變云 わけ] がため我が手もすまに春の野に抜ける茅花ぞ食して肥えませ

Phiên âm

Wake ga aru tame / wa ga te mo suma ni / haru no no ni / nukeru tsuba na zo / meshite koemase /



Diễn ý:

Vì cậu em mà tôi bận bịu túi bụi không bao giờ ngơi tay. Mùa xuân tôi đi ra ngoài đồng hái những bông tsubana (còn đọc là chibana) trắng đem về cho cậu đấy. Này, ăn đi, cậu ăn rau này cho mập lên tí nào! .

Wake ở đây có nghĩa là wakamono tức chàng trẻ tuổi, ý nói đàn em. Thơ chỉ tinh nghịch chứ không ác ý. Không hiểu đích xác hoa chibana là loại rau gì vàn ăn thì có mập lên không?

Tạm dịch thơ:

Vì cậu tôi tất tả / Tìm ngắt đọt hoa đồng / Để cậu xơi cho bổ / Mai mốt dễ lên cân / Ăn đi, này cậu bé / Xem mập chút nào không /

Ki no Iratsume lên mặt đàn chị lo lắng cho ý trung nhân Yakamochi gầy ốm không khác nào anh chàng Iwamaro mà có lần chính ông đã có thơ đùa (xem phàn nói về thơ hoạt kê trong chương 5), bà không quản nắng nôi cực nhọc ra đồng hái rau cho người yêu ăn. Cảm động vì tấm tình của nàng, Yakamochi dù ít khi tặng thơ cho ai khác ngoài người vợ yêu Ôiratsume (Đại Nương) cũng đã nhanh nhẩu làm thơ họa lại, với một giọng điệu khôi hài tương xứng.



8-1462

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

吾君尓 戯奴者戀良思 給有 茅花手雖喫 弥痩尓夜須

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我が君に戯奴は恋ふらし賜りたる茅花を食めどいや痩せに痩す

Phiên âm:

A (Wa) ga kimi ni / wake wa koburashi / tabaritaru / tsubana wo hamedo / iya yase ni yasu /



Diễn ý:

Coi bộ tui (wake) đâm ra yêu cô mất, cô ơi! Nhưng không có thuốc của thầy nào, không có nước tắm suối nào có thể trị cho hết bệnh thành thử tui (wake) càng ngày càng rạc ra. Dĩ nhiên về bó rau tsubana mà cô không quản mưa nắng hái đem về thì tui xin nhận lấy.



Tạm dịch thơ:

Không khéo yêu cô mất / Nào, đã hiểu ra chưa ? / Nhưng bệnh tui nặng lắm / Thang thuốc cũng bằng thừa / Chỉ xin bó rau dại / Tình cô dãi nắng mưa /
Chương Năm
Các tác giả khác kể cả người bình dân, khất thực và lính thú.

1-Trích thơ quyển 7. 2- Trích thơ quyển 9. 3- Trích thơ quyển 10. 4- Trích thơ quyển 11. 5-Trích thơ quyển 12. 6-Trích thơ quyển 13. 7. Azuma-uta hay thơ miền đông. 8-Thơ hài hước. 9-Thơ do những người khất thực viết. 10- Thơ lính thú sakimori.

Tiết I: Trích thơ quyển 7:
Như đã trình bày, quyển 7 có nhiều bài thơ của tác giả vô danh, thường là do những người thuộc lớp bình dân đủ mọi lứa tuổi làm ra. Xin đơn cử một số bài để chứng minh tính đa dạng cũng như sự phong phú của Man.yôshuu.
7-1411
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
福 何有人香 黒髪之 白成左右 妹之音乎聞

Dạng huấn độc (đã chua âm):

幸はひのいかなる人か黒髪の白くなるまで妹が声を聞く

Phiên âm:

Sakiwahi no / ikanaru hito ka / kuru kami no / shiroku naru made / imo ga kowe wo kiku /



Diễn ý:
Hai người đó sao mà sung sướng như thế nhỉ! Cụ ông từ thuở tóc xanh cho đến khi tóc bạc, lúc nào cũng được nghe tiếng nói của cụ bà sát bên cạnh. Cảnh mình mất vợ từ sớm, trông thấy họ phát thèm.
Thường thường, dù trẻ hay già, người ta hay chú ý và so sánh hoàn cảnh người cùng trang lứa với hoàn cảnh của chính mình. Tác giả bài thơ này có lẽ là một ông lão trong trường hợp ấy, trông người ông lại ngẫm đến ta và tiếc thương người vợ đã mất sớm.
Tạm dịch thơ:
Hai người trông hạnh phúc / Trò chuyện vui khôn cùng / Từ khi tóc xanh tốt /Đến lúc trắng như bông / Ta cảnh vợ mất sớm / Nhìn sao chẳng chạnh lòng /

7-1129

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

琴取者 嘆先立 盖毛 琴之下樋尓 嬬哉匿有

Dạng huấn độc (đã chua âm):

琴取れば嘆き先立つけだしくも琴の下樋に妻や隠れる

Phiên âm:

Koto toreba / nageki sakidatsu / kedashikumo / koto no shitabi ni / tsuma ya komoreru /



Diễn ý:

Khi mới cầm chiếc đàn cầm mà khi vợ ta còn sống vẫn hay sử dụng, chưa đánh lên tiếng nào thì lòng đã tưởng nhớ hình bóng của nàng, không sao nén được tiếng thở dài. Ôi chao, có phải trong lòng chiếc đàn này, vợ ta đang ẩn nấp đâu đó chăng?

Đàn cầm này là đàn cầm Nhật Bản (yamatogoto) mà người vợ đã khuất của tác giả vẫn thường dùng. Mới cầm lên chưa chạm đến giây tơ mà tác giả đã bồi hồi nhớ về kỹ niệm cũ, cứ tưởng hình bóng vợ mình phảng phất không rời.

Tạm dịch thơ:

Vừa ôm đàn bên mình / Chưa đánh, lòng đã chùng / Nhớ người vợ khuất bóng / Xưa thích dạo đàn cầm / Dưới đáy đàn có phải / Nàng cũng lắng nghe cùng /

7-1088
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

足引之 山河之瀬之 響苗尓 弓月高 雲立渡

Dạng huấn độc (đã chua âm):

あしひきの山川の瀬の鳴るなへに弓月が岳に雲立ちわたる

Phiên âm:

Ashihiki no / Yamagawa no se no / naru nae ni / yuzuki ga take ni / kumo tachiwataru /



Diễn âm:

Tiếng nước đổ từ các lạch vào sông Yamakawa (cũng có nghĩa là sông trong núi) nghe ào ạt, trên đỉnh Yuzuki trong rặng núi Makimuku (Nara) mây đen vần vũ, cho biết trời sắp đổ mưa rào.

Nửa bài đầu là cảm nhận bằng thính giác, nửa bài sau là cảm nhận bằng thị giác về cơn mưa lớn đang sắp đổ xuống nhưng không nói thẳng đến cơn mưa. Bình thường, con sông và rặng núi yên tĩnh như thế mà nay đã thay đổi hoàn toàn, nói lên được khí thế hùng tráng của thiên nhiên. Trong thi tập của Hitomaro cũng có một bài thơ với hình thức tương tự như thể chúng là hai bài sáng tác cùng lúc nên có thuyết cho rằng cả hai đều là tác phẩm của ông.

Tạm dịch thơ:

Sông Yamakawa / Nước réo, đổ ào ạt / Rặng Makimuku / Mây đen đùn ngột ngạt / Đỉnh Yuzuki / (Mưa rào khó lòng thoát) /

7-1237

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

静母 岸者波者 縁家留香 此屋通 聞乍居者

Dạng huấn độc (đã chua âm):

静けくも岸には波は寄せけるかこれの屋通し聞きつつ居れば

Phiên âm:

Shizukekumo / kishi ni wa nami wa / yosekeru ka / koreno ya tohoshi / kikitsutsu oreba /



Diễn ý:

Cứ nằm nhà lắng nghe những tiếng động từ đâu đó vọng lên. Ta chỉ thấy trong cái im ắng đó tiếng róc rách mơ hồ của những con sóng tấp vào bờ mà thôi.

Đây là bài thơ tình ý thật lạ lùng và hiếm có vào thời ấy của một người đã biết hoà nhập trọn vẹn vào thiên nhiên.
Tạm dịch thơ:
Nằm nhà tai nghe ngóng / Xem tiếng gì vọng ra / Chỉ thấy trong im ắng / Róc rách thật mơ hồ / Con sóng đâu ngoài ngõ / Nhè nhẹ tấp vô bờ /

7-1263
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
暁跡 夜烏雖鳴 此山上之 木末之於者 未静之

Dạng huấn độc (đã chua âm):

暁と夜烏鳴けどこの岡の木末の上はいまだ静けし

Phiên âm:

Akatoki to / yogarasu nakedo / kono oka no / konure no ue wa / imada shizukeshi



Diễn ý:

Dầu ngày đã bình minh vì gà vừa cất tiếng báo sáng nhưng trên những ngọn cây của quả đồi um tùm (những vòm lá non) này tất cả hãy còn say ngủ, cây thì đứng im lìm, không có lấy một tiếng chim kêu.

Có thuyết cho rằng đây là bài thơ một nàng con gái thủ thỉ bên tai người yêu đến qua đêm với mình với ý khuyên hãy cứ ngủ, những mong chàng chớ vội về dù đã nghe tiếng gà gáy báo trời hừng sáng.

Tạm dịch thơ:

Bình minh gà eo óc / Trời đã rạng bóng ngày / Nhưng trên đồi lặng lẽ / Cây cối không buồn lay / Chim chóc im phăng phắc / Chìm trong giấc ngủ dài /

7-1264
Nguyên văn (dạng Man.yôgana)
西市尓 但獨出而 眼不並 買師絹之 商自許里鴨

Dạng huấn độc (đã chua âm):

西の市にただ独り出でて目並べず買ひてし絹の商じこりかも

Phiên âm:

Nishi no ichi ni / tada hitori idete / megarabezu / kaite shi kinu no / akiji kori kamo /

,Diễn ý:

Nơi Chợ Tây (ở Nara có Chợ Đông và Chợ Tây), tôi đi ra đó chỉ có một mình, không ai để bàn bạc, lớ ngớ mua lụa nhưng bị hớ. Thật là lỡ làng!

Có thuyết táo bạo cho rằng bài thơ muốn ám chỉ người nào đó đã nhận lời kết hôn một cách khinh suất như kẻ nua hàng bị lừa, bây giờ đang tiếc rẻ.

Tạm dịch thơ:

Một mình chốn Chợ Tây / Không kẻ chỉ người bày / Lớ ngớ mua tấm lụa / Bị hớ nào có hay / Chuyện lỡ làng đến thế / (Giờ phải tính sao đây) /

7-1289

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

垣越 犬召越 鳥猟為公 青山 <>茂山邊 馬安<>

Dạng huấn độc (đã chua âm):

垣越しに犬呼び越して鳥猟する君青山の茂き山辺に馬休め君

Phiên âm:

Kakigoshi ni / inu yobikoshite / togari suru kimi / aoyama no / shigeki yamabe ni / uma yasume kimi /



Diễn ý:

Hỡi chàng, người đang gọi chó vượt qua rào đi săn chim. Nếu chàng đi vào những lùm cây xanh trong núi kia thì đôi lúc, nhớ dừng cương ngựa nghỉ ngơi cho em nhờ nhé. Nếu không thì chàng cũng sẽ bị mệt đó, chàng ơi!



Tạm dịch thơ:

Chồng em gọi con chó / Vượt rào đi săn chim / Nhớ dừng cương ngựa nghỉ / Nếu mình vào núi xanh / Không nghe lời em dặn / Sẽ phải mệt cho xem /
7-1291
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

此岡 <>苅小子 <>然苅 有乍 <>来座 御馬草為

Dạng huấn độc (đã chua âm):

この岡に草刈るわらはなしか刈りそねありつつも君が来まさば御馬草にせむ

Phiên âm:

Kono oka ni / kusa karu wara wa / shikana kari sone / aritsutsumo / kimigakimasamu / mimakusa ni semu /



Diễn ý:

Hỡi mấy chú bé đang cắt cỏ. Các em đừng có cắt mà không tính trước tính sau. Hãy để cỏ nguyên ngọn như thế cho ngựa của người ấy cưỡi còn miếng ngon mà ăn nữa các em nhé!

Đây hẳn là bài thơ của một nàng con gái dễ thương, trìu mến nghĩ về một ông chủ, người chồng hay người yêu của nàng.

Hai bài trên đây vốn là những bài tương cận với ba câu đầu lập đi lập lại cùng một hình thức ( gồm các katauta片歌 = phiến ca 5/7/7/ rồi 5/7/7 hay 5/7/5 rồi 5/7/5 ) nên được gọi là những bài sedôka (triền đầu ca).



Tạm dịch thơ:

Hỡi mấy chú cắt cỏ ? / Ở trên ngọn đồi kia. / Hãy để nguyên cả cọng / Chớ cắt vội cắt vàng / Miếng ngon, nhớ đấy nhé / Dành cho ngựa của chàng /

Tiết II: Trích thơ quyển 9:
Quyển 9 về hình thức vốn đủ cả các thể zôka, sômonka và banka nhưng về nội dung thì nhiều thơ với chủ đề truyền thuyết và lữ hành, kể cả tặng đáp khi ly biệt.
Ở Nhật Bản, việc gửi sứ giả sang nhà Tùy bên Trung Quốc gọi là kenzuishi (khiển Tùy sứ) đã bắt đầu từ thời Nữ thiên hoàng Suiko ( 推古Thôi Cổ). Sau khi Tùy bị diệt vong và nhà Đường dấy lên làm bá chủ trung nguyên thì việc gửi sứ giả vẫn được duy trì với danh nghĩa mới là kentôshi (khiển Đường sứ).Nếu tính khoảng từ năm 630 dưới đời Thiên hoàng Jomei (Thư Minh) cho đến năm 834 lúc Thiên hoàng Ninmyô (Nhân Minh) trị vì, trong suốt hơn 200 năm, có tất cả 15 chuyến đi sứ. Mỗi đoàn sang nhà Đường đều có một chánh sứ (taishi), một phó sứ (fukushi), một viên quan đặc nhiệm an ninh (hôgan), một viên lo việc ghi chép giấy tờ (rokuji) và một người khác phụ trách thông dịch (yakugo). Ngoài ra là sinh đồ, học tăng, thủy thủ. Tổng cộng tất cả độ 200 người. Sứ bộ thường sử dụng 4 chiếc thuyền, thuyền thứ nhất là của chánh sứ, phó sứ đi chiếc thứ hai, quan lo an ninh đi chiếc thứ ba và chức ký lục lo việc giấy tờ đi chiếc thứ tư.Trong thơ người ta vẫn nói đến “đoàn thuyền bốn chiếc” là như thế.
Thơ Man.yôshuu thường là do các vị sứ giả vịnh trong chuyến hành trình hoặc thơ tặng đáp qua lại làm lúc tiễn đưa lên đường. Thời đó, hành trình trên biển mất rất nhiều thời gian, thuyền thì mỏng manh mà sóng to gió lớn. Mỗi lần ra đi là gia đình phải cầu Trời khấn Phật cho thân nhân trở về an toàn. Trên thực tế, có những kẻ trên đường về, gặp phải bão tố, không tới nhà đành quành lại Đường thổ, rồi phải đợi mấy năm sau mới có dịp đặt chân lên đất Nhật. Đó là trường hợp của Nakatomi no Nashiro và Heguri no Hironari (ông sau đã bị bão đánh dạt đến bờ biển gần Huế khoảng năm 734 và là người Nhật đầu tiên đặt chân lên một phần đất nay là Việt Nam)). Cũng có người mất tích, tuyệt vô âm tín. Riêng trường hợp Fujiwara no Kiyokawa thì khi ra đi được tiễn đưa trọng thể vì là con của Fujiwara no Fusanari và cháu của hoàng hậu Kômei. Ông đã hoàn thành sứ mệnh một cách tốt đẹp nhưng khổ nỗi, trên đường về, gặp mưa to gió lớn đành quay lại Trung Quốc, mười mấy năm sau không dè vĩnh viễn bỏ xác nơi đất khách.
Sau đây là hanka của một bài thơ mẹ tặng con khi bà đưa tiễn anh ta rời bến Naniwa (Ôsaka bây giờ) đi sứ. Đó là một nhà thơ vô danh, Man.yôshuu chỉ ghi như Kentôshi no haha (bà mẹ của một người trong sứ bộ sang nhà Đường)

:
9-1791


Nguyên văn (dạng Man.yôgana)
客人之 宿将為野尓 霜降者 吾子羽L 天乃鶴群

Dạng huấn độc (đã chua âm):

旅人の宿りせむ野に霜降らば我が子羽ぐくめ天の鶴群

Phiên âm:

Tabibito no / yadori semu noni / shimo furaba / waga ko hagukume / ame no tazu mura /



Diễn ý:

Hỡi đàn chim hạc đang bay trên trời. Trong đêm khuya lạnh giá ngoài đồng hoang sương xuống, nơi đoàn người đi sứ nhà Đường ngủ đỡ qua đêm, xin làm ơn giăng những đôi cánh lớn của các ngươi để che ấm và bảo vệ đứa con của ta, hạc nhé!



Tạm dịch thơ:

Hỡi đàn hạc trên không / Khi bay ngang cánh đồng / Hoang vu sương xuống lạnh / Xin giăng cánh che giùm / Ủ con ta hơi ấm / Người đi sứ nghìn trùng /



Tsuru (Hạc) (Nguồn Wikipedia)

Vào khoảng tháng 4 năm Tempyô thứ 5 lúc chánh sứ Tajihi no Mahito Hironari dẫn phái đoàn sang nhà Đường và người con trai của bà mẹ nói trên có dịp tháp tùng. Nhân đó bà mới có dịp vịnh bài thơ này. Đây chỉ là bài một trong những bài hanka tóm tắt ý của bài chôka đi trước và nói lên những tình ý bài thơ trước không nói hết được. Trong chôka đi trước, ta đã thấy mô tả quang cảnh cúng tế, rót rưọu dâng lên ở đền thần xin phù hộ cho đứa con mình lên đường bình an.

Người con của bà phải là một chàng trai mạnh khỏe và học thức thì mới được nhập vào sứ bộ. Thế nhưng dù anh ta thế nào,người mẹ vẫn coi anh là nhỏ dại, lo lắng cho anh đủ điều. Có lẽ bà đã từng cúi đầu trước các quan chánh, phó sứ để xin gửi gắm người con. Dường như thế như vẫn chưa đủ, nhìn đàn hạc bay qua, hướng về phía đại lục, bà còn gửi gắm đứa con mình cho chúng nữa.

Việt Nam ta cho rằng gà mái là loài vật có nhiều mẫu tính như thấy qua bài học thuộc lòng ngày xưa chắc nhiều người còn nhớ:



Cúc! cúc! cúc! con chơi gần mẹ,

Chớ đi xa mà té xuống sông.

Chẳng may nước cuốn theo dòng,

Thiệt thân con trẻ đau lòng mẹ cha...

Người Nhật cũng xem chim chóc hay che chở cho con, nên vẫn có câu: Yakeno no kigisu, yo no tsuru (Chim trĩ trên cánh đồng cháy, chim hạc ban đêm) để diễn tả tấm lòng người mẹ. Theo kinh nghiệm của họ, trĩ và hạc là hai giống chim đầy mẫu tính. Mùa xuân, khi nông phu đốt đồng làm nương, chim trĩ lấy thân che cho con khỏi bị lửa sém, còn hạc ấp con ban đêm để chúng khỏi giá lạnh.Lúc đầu bà mẹ chỉ kêu gọi hạc che phủ cho ấm những người lữ khách nói chung (tabibito) nhưng sau đó, đã nhấn mạnh riêng con mình (wa ga ko) và tập trung tất cả tình cảm vào người con đó.


Tiết III: Trích thơ quyển 10:
10-1812
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
久方之 天芳山 此夕 霞霏 春立下

Dạng huấn độc (đã chua âm):

ひさかたの天の香具山この夕霞たなびく春立つらしも

Phiên âm:

Hisakata no / ame no Kaguyama / kono yuube / kasumi tanabiku / haru tatsu rashi mo /



Diễn ý:

Ngọn thần sơn Kaguyama tự trời xuống, uy nghiêm trang trọng . Từ buổi chiều hôm nay đã thấy sương lam che phủ. Phải chăng mùa xuân đã về đây?

Bài thơ này có lẽ do một người sống trong vùng kinh đô Fujiwara làm ra. Có thể là kẻ hằng ngày ngắm ngọn Kaguyama đó và theo dõi từng bước thời gian đi cũng như những biến đổi đột ngột của quả núi, trung tâm cuộc sống người Nhật cổ đại. Hisakata (trường cửu, lâu dài) là một từ tu sức cho núi Kagu, mô tả hình ảnh an nhiên và trang trọng của nó. Bài này đã gợi hứng cho một bài thơ tương tự của Thái thượng hoàng Gotoba có đăng lại trong Kokin Wakashuu (Cổ Kim Hòa Ca Tập).

Tạm dịch thơ:

Núi Kagu linh hiển / Như hạ cánh từ trời / Chiều nay vừa chợt thấy / Sương mờ dâng nơi nơi / Như nhắc cho ta biết / Xuân kia lại đến rồi.

10-1821

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

春霞 流共尓 青柳之 枝喙持而 鴬鳴毛

Dạng huấn độc (đã chua âm):

春霞流るるなへに青柳の枝くひ持ちて鴬鳴くも

Phiên âm:

Haru kasumi / nagaruru nae ni / aoyagi no / eda kuimochite / uguisu naku mo /



Diễn ý:

Sương lam mùa xuân đang trôi chầm chậm nhẹ nhàng. Vừa lúc đó, trong chòm dương liễu buông chùng xanh tốt bỗng nghe vọng đến tiếng chim oanh hót véo von.

Nếu bám sát nguyên tác và dịch “con chim oanh ngậm cành liễu và hót” (eda wo kuimochite uguisu naku) thì e không hợp lý.

Tạm dịch thơ:

Sương lam trôi chầm chậm / Như ngày xuân yên lành / Vừa khi trong chòm liễu / Đang buông như tơ mành / Vẳng theo làn gió thoảng / Ríu rít lời chim oanh.

10-1818

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

子等名丹 關之宜 朝妻之 片山木之尓 霞多奈引

Dạng huấn độc (đã chua âm):

子らが名に懸けのよろしき朝妻の片山崖に霞たなびく

Phiên âm:

Kora ga na ni / kake no yoroshiki / asazuma no / katayama kishi ni / kasumi tanabiku /

Diễn ý:

Trên những kè đá bao chung quanh ngọn Asazuma, quả núi có cái tên đẹp xứng đáng đem đặt cho nàng con gái ấy, sương xuân đang phủ đầy. Điều ấy giúp cho ta biết là mùa xuân đã thực sự về rồi.

Asazuma, chữ Hán viết là “triêu thê” (người vợ buổi sáng, gợi lên hình ảnh một người vợ mới cưới). Cụm từ Kora ga na ni kake no yoroshiku (xứng đáng đem ra để gọi nàng) đóng vai trò jokotoba tu sức lại được đem đặt đằng trước tên núi Asazuma, cũng mang đến một thi vị riêng.Theo giáo sư Uemura Etsuko, có lẽ tác giả có người vợ yêu sống dưới chân núi, nên khi anh chàng nhìn thấy núi tự nhiên liên tưởng đến nàng.

Tạm dịch thơ:

Trên bao nhiêu mỏm đá / Ngọn Asazuma / Núi mang tên đẹp thế / Thật xứng với người thơ / Sương lam đà phủ kín / Xuân đến, chẳng còn ngờ.

10-1815

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

子等我手乎 巻向山丹 春去者 木葉凌而 霞霏d

Dạng huấn độc (đã chua âm):

子らが手を巻向山に春されば木の葉しのぎて霞たなびく

Phiên âm:

Kora ga te wo / Makimuku yama ni / haru sareba / kono ha shinogite / kasumi tanabiku /

Diễn ý:

Khi mùa xuân đến trên vùng núi Makimuku ở Nara, sương lam tràn lan và dày tưởng chừng như làm thành bức màn đè bẹp những đám lá rừng.

Kora ga te wo (bàn tay của những đứa trẻ) là chữ tu sức cho maku. Còn maku (động từ của maki trong Makimuku) là cuốn lấy và theo ngữ âm, cũng có nghĩa là bức màn nữa.

Tạm dịch thơ:

Mỗi khi mùa xuân đến / Rặng Makimuku / Sương lam trùm phủ khắp / (Màn giăng trên không trung) / Như bao bàn tay úp / Dìm đám lá trong rừng.

10-1830

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

打靡 春去来者 小竹之末丹 尾羽打觸而 鴬鳴毛

Dạng huấn độc (đã chua âm):



tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương