Chương Bốn Các tác giả thời thơ Man yô phát triển và hưng thịnh


うち靡く春さり来れば小竹の末に尾羽打ち触れて鴬鳴くも



tải về 0.86 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.86 Mb.
#18739
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

うち靡く春さり来れば小竹の末に尾羽打ち触れて鴬鳴くも

Phiên âm:

Uchi nabiku /Haru sarikureba / shino no ure ni / oba uchifurete / uguisu naku mo /



Diễn ý:

Mỗi độ xuân về, lũ chim oanh tất bật rũ lông cánh dưới đám lá nhọn và nhỏ của những bụi trúc lùn và cất cao tiếng hót.

Qua động tác linh hoạt của những con chim oanh, ta thấy một mùa xuân mới đã đến rồi. Uchinabiku (dàn trải) là từ tu sức của chữ haru (mùa xuân,đồng thời có nghĩa là mở rộng ra張る)

Tạm dịch thơ:

Khi trên cành lá nhỏ / Của những bụi trúc còi / Chim oanh cọ đuôi, cánh / Tất bật không hề ngơi / Véo von cao tiếng hót / Là xuân trở lại rồi /

10-1917

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

春雨尓 衣甚 将通哉 七日四零者 七<>不来哉

Dạng huấn độc (đã chua âm):

春雨に衣はいたく通らめや七日し降らば七日来じとや

Phiên âm:

Harusame ni / koromo wa itaku / tôrame ya / nanuka shifuraba / nanuka kojito ya /



,Diễn ý:

Dẫu bị mưa phùn thấm ướt bộ hành bao nhiêu người vẫn cứ đi kia kià. Mưa như thế đã thấm tháp vào đâu. Chứ anh thì cứ mượn tiếng vì có mưa nên ngại ngùng, bảy hôm rồi không đến với em. Thôi em hiểu rồi, anh là kẻ bạc tình quá đáng.

Nanuka có nghĩa là 7 hôm ý nói mưa kéo dài nhiều ngày nhưng là mưa xuân (harusame) lấm tấm chỉ làm ướt áo đôi chút và đủ giúp cho cây cỏ đâm chồi nẩy lộc. Mượn cớ có mưa 7 hôm để 7 hôm không đến nhà nàng nên người đàn ông trong bài thơ đã bị cô gái phiền trách.

Tạm dịch thơ:

Dù mưa xuân ướt áo / Dây dưa suốt bảy ngày / Đội mưa, bao kẻ khác / Vẫn cất bước đi hoài / Mỗi anh là mượn cớ / Không sang suốt bảy ngày /

10-1951

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

慨哉 四去霍公鳥 今社者 音之干蟹 来喧響目

Dạng huấn độc (đã chua âm):

うれたきや醜霍公鳥今こそば声の嗄るがに来鳴き響めめ

Phiên âm:

Uretaki ya / shiko hototogisu / ima koso ba / koe no karu ga ni / kinaki to yomeme /



Diễn ý:

Chán quá đi thôi cái con chim cuốc (cu) này! Sao không chịu đến đây mà hót cho ta nhờ nhỉ. Hôm nay đất trời tạnh ráo như thế, có gì ngăn cản ngươi đâu. Hãy đến đây mà hót cho thỏa thích, cho khản cả cổ đi chứ!

Khác với chim oanh là giống chim báo tin xuân, chim cuốc là chim báo tin mùa hè tuy còn có những bài thơ nói về tiếng cuốc giữa hè và cuối hè. Người Nhật từ xưa vẫn trân trọng tiếng chim cuốc. Kẻ nào nghe được tiếng cuốc đầu tiên (初音hatsune) của mùa hè trước cả mọi người thường được xem là kẻ tinh anh, nhạy cảm. Do đó, chờ đợi mãi mà chưa thấy cuốc kêu, người đó mới trông ngóng đến bực tức cho con cuốc vô tình kia.

Có thể cũng là bài thơ làm ra trong lúc chờ đợi một người bạn hay người yêu, đã hứa đến mà chưa chịu đến.



Tạm dịch thơ:

Chán quá, con chim cuốc / Không chịu hót hay sao? / Nào ai có ngăn cản / Tiếng hót của mi đâu / Mau đến đây cất tiếng / Cho thật thỏa đi nào /

10-2044

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

天漢 霧立度 牽牛之 楫音所聞 夜深徃

Dạng huấn độc (đã chua âm):

天の川霧立ちわたり彦星の楫の音聞こゆ夜の更けゆけば

Phiên âm:

Amanogawa / kiritachi watari / hikohoshi no / kaji no otokikoyu / yo no fuke yukeba /



,Diễn ý:

Khi đem thất tịch (mồng bảy tháng bảy) về khuya, dòng sông Ngân trên trời đã bị sương thu che kín. Trong đám sương mù dày, bỗng vọng đến tiếng chèo khuấy nước. Có phải chăng ấy là chàng Ngâu đang đang buông dầm rẽ lối giữa đám sương như bọt sóng kia để đi cho nhanh về hướng nhà nàng Chức Nữ.

Vì không sử dụng hình ảnh “Ô thước Ngân giang” thường thức về cuộc trùng phùng giữa chàng Ngâu ả Chức nhờ đàn quạ bắt cầu nên là một bài thơ hay với ý tưởng tân kỳ. Ở đây Ngưu Lang tích cực đi tìm Chức Nữ tận nhà nàng chứ không chờ để gặp nhau giữa dòng như thấy trong điển cố Trung Quốc. Nó còn là và một bài thơ thu huyền ảo thật đẹp.Không khí sống thực của mặt đất đã được đem cả lên bầu trời và gắn liền với huyền thoại xa xưa.

Tạm dịch thơ:

Sông Ngân trên nền trời / Sương phủ kín đôi nơi / Bỗng nhịp chèo khuấy nước / Đâu vẳng phía xa khơi / Ngưu lang đang rẽ lối / Tìm Chức nữ đây thôi!

10-2096

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

真葛原 名引秋風 <毎吹> 阿太乃大野之 芽子花散

Dạng huấn độc (đã chua âm):

真葛原靡く秋風吹くごとに阿太の大野の萩の花散る

Phiên âm:

Makuzuhara / nabiku akikaze / fukugoto ni / ada no ohono no / hagi no hana chiru /



Diễn ý:

Mỗi khi gió mùa thu thổi về, trên những cánh đồng sắn (kuzuhara) lá sắn lay động như muôn nghìn lượn sóng bạc đầu (mặt sau của lá sắn bạc chứ không xanh như mặt trước) lan tỏa ra. Vì cũng ở trên đường gió đi, những đóa hoa các bụi hagi (bụi cây thưu, bush clover) trên cánh đồng hoang Ada vừa mới khoe sắc thắm đã phải rụng rã tơi bời.

Bài thơ tả lại cảnh tượng sống động của mùa thu khi gió thu nổi trên cánh đồng. Nên nhớ trong cổ thi Nhật Bản, khi viết về lá sắn đưa mặt trái (ura) màu bạc ra cũng có ngụ ý nói về lòng oán hận (urami) nữa.

Tạm dịch thơ:

Trận gió thu thổi mạnh / Qua những cánh đồng hoang / Lá sắn, như làn sóng / Đuổi nhau đến ngút ngàn / Hoa thưu cũng tan tác / Mới thắm vội phai tàn / .

10-2314

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

巻向之 桧原毛未 雲居者 子松之末由 沫雪流

Dạng huấn độc (đã chua âm):

巻向の桧原もいまだ雲居ねば小松が末ゆ沫雪流る

Phiên âm:

Makimuku no / hihara mo imada / kumohineba / komatsu ga ureyu / awayuki nagaru /



Diễn ý:

Trên rặng núi Makimuku, nào thấy mây che cánh rừng tùng (hinoki =Japanese cypress) thế mà ở dưới chân núi trên cành những cây tùng con (komatsu), không hiểu vì sao đã có tuyết nhẹ từ đâu rơi xuống và bám lên, lóng lánh như những bọt nước.

Tác giả là người rất tinh tế và nhạy cảm trước những biến chuyển đột ngột của thời tiết.

Tạm dịch thơ:

Rừng tùng cao trên đỉnh / Nào thấy bóng mây che / Nhưng nhìn xuống chân núi / Bỗng ngạc nhiên không cùng / Long lanh bợt tuyết nhẹ / Bám lên nhánh tiểu tùng /

10-2315

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

足引 山道不知 白<><> 枝母等乎々尓 雪落者 [或云 枝毛多和々々]

Dạng huấn độc (đã chua âm):

あしひきの山道も知らず白橿の枝もとををに雪の降れれば [或云 枝もたわたわ]

Phiên âm:

Ashihiki no /yamaji mo shirazu / shirakashi no / eda moto wo wo ni / yuki no furereba / (eda mo tawatawa)



Diễn ý:

Tuyết rơi không ngớt làm oằn cả những cành sồi vạn niên (evergreen oak) trắng. Tuyết rơi lấp mất làm ta không còn nhận ra con đường đi trong núi nữa. Tuyết đâu nhiều đến vậy.



Tạm dịch thơ:

Lặng lẽ tuyết rơi mau / Oằn những nhánh sồi cao / Đường núi tuyết lấp cả / Biết còn đi lối nào! (Tuyết đâu nhiều đến thế / Trời đất trắng phau phau) /



Lá sồi (Nguồn Wikipedia)

10-2319

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

暮去者 衣袖寒之 高松之 山木毎 雪曽零有

Dạng huấn độc (đã chua âm):

夕されば衣手寒し高松の山の木ごとに雪ぞ降りたる

Phiên âm:

Yufu sareba / koromo de samushi / Takamatsu no / yama no kigoto ni / yuki zo furitaru /



Diễn ý:

Khi chiều xuống không hiểu sao cảm thấy lạnh nơi ống tay áo mỏng. Bất chợt ngẫng đầu lên mới thấy cây cối trên ngọn núi Takamatsu kia hầu như đã bị tuyết trùm kín cả rồi. Thế thì không lạnh làm sao cho được nhỉ!



Tạm dịch thơ:

Chiều xuống, tay áo mỏng / Bỗng dưng sao lạnh lùng / Ngẫng đầu lên mới thấy / Tuyết đã kín núi rừng / Takamatsu ấy / Trắng buốt những thân tùng /

Núi Takamatsu (Cao Tùng Sơn) là một địa danh ngày nay không biết ở đâu. Có thể nhầm với núi Takamado (Cao Viên) gần Nara cũng không chừng.


Tiết IV: Trích thơ quyển 11:
Quyển 11 và quyển 12 xem như là hai phần thượng và hạ qui tụ những bài thơ gọị là sômonka (tương văn ca). Quyển 11 ngoài 17 bài viết theo thể sedôka có tất cả 473 bài thuộc thể tanka. Quyển 12 chỉ có 380 bài, theo thể tanka mà thôi.
Đôi hàng về Somônka相聞歌
Trong một công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Yamada Toshio dẫn bởi bà Uemura Etsuko, ông luận rằng hai chữ “tương văn” đã từng thấy trong Hán Thư, Trịnh Cát Truyện và Du Hiệp Truyện. Nó cũng xuất hiện trong Sưu Thần Ký của Can Bảo cũng như trong Ngọc Đài Tân Vịnh, Nam Sử và Văn Tuyển nữa. Còn ở Nhật thì từ chuyên môn này đã được thấy trong Somankyô Gisho (Thắng Mạn Kinh Nghĩa Sớ) do Thái tử Shôtoku soạn, với cái nghĩa “nghe ngóng tin tức của nhau và trao đổi tin tức với nhau”. Ý nghĩa tặng đáp chung chung của buổi ban đầu, nó đã chuyển dần sang cái nghĩa trao đổi tin tức giữa những đối tượng cố định, hầu hết giữa nam nữ và cuối cùng là những tặng đáp giữa hai người yêu thôi.
Theo tác phẩm Kokka Daikan (Quốc Ca Đại Quan)1 thì thơ gọi là sômonka (tương văn ca) trong Man.yôshuu đã có đến 1.733 bài. Ngoài khoảng 100 bài mang chủ đề khác, tất cả đều là thơ luyến ái. Tuy người ta có khuynh hướng xem sômonka chỉ là thơ luyến ái giữa hai người yêu nhau nhưng như đã được định nghĩa ở đoạn trên, trong sômonka cũng có loại thơ luyến ái theo nghĩa rộng. Đó là loại thơ làm ra để ngỏ lòng mình với một người khác, hay thơ đáp một ai đó đã bày tỏ tâm tư với mình và mục đích không gì khác hơn là làm cho đối tượng cảm động mà thôi.
Hai chữ “tương văn” đã được huấn độc theo nhiều cách, nào là ahigikoe, nào là shitashimi-uta, ahikikasuru-uta, ahikiki vv...thế nhưng Tiến sĩ Yamada Toshio cho rằng đọc sômon là chính xác hơn cả.
Hai tập 11 và 12 đã đang hầu như đến phân nửa thơ sômon nhưng trong cái nghĩa thơ luyến ái giữa nam nữ. Về sau, đến thời của Kokin Wakashuu thì người ta gọi sômonka koiuta (恋歌luyến ca)

11-2554
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

對面者 面隠流 物柄尓 継而見巻能 欲公毳

Dạng huấn độc (đã chua âm):

相見ては面隠さゆるものからに継ぎて見まくの欲しき君かも

Phiên âm:

Aimite wa / omokakusayuru / mono kara ni / tsugite mimaku no / hoshiki kimi kamo /



Diễn ý:

Khi được gặp anh, em thẹn thùng không dám ngẩng đầu lên, chỉ chăm chăm nhìn đường vân trên tấm chiếu. Thế nhưng anh nào có biết trong lòng trước sau em vẫn mong muốn anh cứ ở bên cạnh cho. Độ rày coi bộ em làm sao ấy!



Tạm dịch thơ:

Gặp anh, những thẹn thùng / Cúi mặt không dám nhìn / Biết chăng, em đâu phải / Không muốn anh ngồi chung / ( Lòng mình, em hết hiểu / Xử sự sao lạ lùng) /

Người con gái e thẹn bày tỏ sự ngập ngừng của mình nhưng chứa chan tình ý. Người con trai nào may mắn ấy nhận được bức thư này chắc phải ba chân bốn cẳng tìm cách đến nhà nàng ngay.Cứ xem bài thơ 12-2916 họa lại nó sau đây là đủ hiểu:



12-2916

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

玉勝間 相登云者 誰有香 相有時左倍 面隠為

Dạng huấn độc (đã chua âm):

玉かつま逢はむと言ふは誰れなるか逢へる時さへ面隠しする

Phiên âm:

Tamakatsuma / awamu to iu wa / tare naru ka / aeru toki sae / omokakushi suru



Diễn ý:
Thỉnh thoảng lại nhận được thư nói mong được gặp gửi đến cho mình mà thực tình mình không biết là cô nào, ở đâu! Có phải người ấy chính là em hay không hở em? Anh đã vội vã tìm đến với em nhưng em lại e thẹn không ngước lên nhìn cho. Thật quá quắc!Thôi xin em hãy chịu khó ngẫng mặt cho anh nhờ!
Tama là một mỹ từ đặt trước katsuma là cái lồng (kago) nhưng Tamakatsuma chỉ là một chữ gối đầu (makura kotoba) để chỉ một cuộc gặp gỡ.
Tạm dịch thơ:
Người đẹp bảo muốn gặp / Nào ta đã biết tên / Khi vội vã tìm đến / Dấu mặt chẳng nhìn lên / Đoán mãi vẫn không biết / Có phải chính cô em /

11-2572

Nguyên văn (dạng Manyôgana):

偽毛 似付曽為 何時従鹿 不見人戀尓 人之死為

Dạng huấn độc (đã chua âm):

偽りも似つきてぞするいつよりか見ぬ人恋ふに人の死せし

Phiên âm:

Itsuwari mo / nitsukite zo suru / itsu yori ka / minu hitogou ni / hito no shiniseshi /



Diễn ý:

Thôi anh đừng có nói những điều hoàn toàn không thực thà như thế nữa. Nếu bằng thích nói dối thì hãy nói những lời nào đủ để làm em còn bỡ ngỡ chưa biết thực hư đi nào. Em chưa hề gặp gỡ anh, thế mà anh đã vẽ chuyện rằng nhớ nhung em đến khô héo tâm can và bảo em phải làm gì để cứu giúp anh.Anh đùa em sao?



Tạm dịch thơ:

Nếu đã thích nói dối / Phải nói đủ em tin / Ai đời chưa gặp gỡ / (Đã bảo nát con tim) / Không có em chết mất / Dối thế, thôi, em xin!
Bài thơ này có giọng điệu chua cay, dè bĩu nhưng vẫn nhẹ nhàng thanh cảnh. Người con trai trong trường hợp này, nghe trả lời như thế chắc chỉ có nước độn thổ. Được bà Uemura Etsuko xem là bài thơ hay nhất trong tập 11.

11-2653

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

馬音之 跡杼登毛為者 松蔭尓 出曽見鶴 若君香跡

Dạng huấn độc (đã chua âm):

馬の音のとどともすれば松蔭に出でてぞ見つるけだし君かと

Phiên âm:

Uma no oto no / todo to mo sureba / matsukage ni / idete zo mitsuru / kedashi kimi ka to /



Diễn ý:

Nghe tiếng vó ngựa lóc cóc lóc cóc (nghĩ âm: do do do do) , em vội ra dưới bóng cây tùng để nhìn xem có phải anh đang ruỗi ngựa đi đến chăng? Thế nhưng ai đấy chứ, nào có phải anh đâu. Em hết sức thất vọng.

Tưởng người yêu sắp đến nên thần kinh của cô gái căng thẳng, tai nàng nghe tiếng lóc cóc lóc cóc như tiếng vó ngựa nên vội chạy ra nấp dưới bóng tùng chờ đón. Đây là bài thơ nàng gửi cho người yêu để nói lên lòng mong nhớ của mình. Câu cuối Kedashi kimi ka to hàm ý “Thế mà em cứ tưởng là anh!” nói lên được trạng thái tinh thần thất vọng và buông trôi.

Tạm dịch thơ:

Tưởng chừng tiếng vó ngựa / Lóc cóc ở bên ngoài / Mới chạy ra đầu ngõ / Nấp bóng tùng em coi / Nhưng nào phải anh ấy / Lòng em buồn khôn nguôi!

11-2651

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

難波人 葦火燎屋之 酢<>手雖有 己妻許増 常目頬次吉

Dạng huấn độc (đã chua âm):

難波人葦火焚く屋の煤してあれどおのが妻こそ常めづらしき

Phiên âm:

Naniwa hito / ashihi taku ya no / su shite aredo / ono ga tsuma koso / tsune (toko) mezurashiki /



Diễn ý:
Như cảnh người đốt lau làm nhiên liệu ở vùng Naniwa (Naniwa có nhiều lau), nhà cửa vì thế bám đầy muội (bồ hóng, susu) đen, bà vợ già của ta cũng đen đúa ố bẩn. Thế nhưng sống với nhau đã lâu năm, bà ấy đối với ta là người không ai thay thế được và ta chẳng bao giờ muốn rời xa.
Bài thơ làm theo thể tỷ (ví dụ) với một ngụ ý hài hước nhưng mộc mạc chân thành mang ước vọng của người bình dân ở địa phương muốn sống răng long đầu bạc bên cạnh vợ nhà.
Tạm dịch thơ:
Như người đốt than lau / Trên bãi Naniwa / Nhà cửa đầy muội bám / Lọ lem giống vợ ta / Già nhưng ai thế được / Xin sống mãi cùng bà /

11-2546
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

不念丹 到者妹之 歡三跡 咲牟眉曵 所思鴨

Dạng huấn độc (đã chua âm):

思はぬに至らば妹が嬉しみと笑まむ眉引き思ほゆるかも

Phiên âm:

Omowanu ni / itaraba imo ga / ureshimi to / emamu mayobiki / omohoyuru kamo /



Diễn ý:
Nếu bất đồ ta chợt đến thăm chắc cô bé ấy phải mừng biết chừng nào nhỉ ? Tưởng tượng ra khuôn mặt xinh tươi đáng yêu ấy, mình đã chịu không nổi! Thế thì mình mau đến mà gặp nàng đi thôi!
Đây hẳn là bài thơ người ấy đã làm ra khi ở trên đường bất chợt đến thăm người yêu mà không hẹn trước. Mayobiki tức là dùng mực để vẽ lông mày (mayuzumi) cho dài ra (hiki), đi với emamu (mỉm cười), ý nói có khuôn mặt xinh đẹp rạng rỡ.
Tạm dịch thơ:
Mình bất chợt đến chơi / Nàng chắc mừng lắm thôi / Dáng dấp yêu kiều ấy / Nghĩ tới đã vui rồi / Thế thì thoăn thoắt bước / Sao cho chóng gặp người /

11-2571
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

大夫波 友之驂尓 名草溢 心毛将有 我衣苦寸

Dạng huấn độc (đã chua âm):

大夫は友の騒きに慰もる心もあらむ我れぞ苦しき

Phiên âm:

Masurao wa / tomo no sawaki ni / nagusamoru / kokoro mo aramu (aran) / ware zo kurushiki



Diễn ý:
Người đàn ông khi trong lòng có điều lo lắng buồn khổ hãy còn có thể đi gặp bạn bè bên ngoài và lúc đó tìm được sự thanh thản. Thế nhưng đàn bà như em đây thì khó được như thế. Một mình vò võ trong nhà, làm sao xóa những ưu tư, để cho hết khổ.
Bài thơ này muốn nói thay cho những người đàn bà không muốn sinh ra làm kiếp đàn bà. Đàn ông còn có công việc và có thể giao du với bằng hữu để tìm sự khuây khỏa. Đàn bà thời đó chỉ sống vì tình yêu hay vì chồng con mà thôi. Cho nên họ dồn tất cả cuộc đời cho tình yêu và khi gặp cảnh không vừa ý thì nỗi khổ tâm rất là sâu sắc.
Tạm dịch thơ:
Các ông nếu lo lắng / Còn gặp bạn cho khuây / Đàn bà như bọn thiếp / Làm sao giải sầu đây / Trong nhà thân vò võ / Buồn cũng chả ai hay /

11-2527

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

誰此乃 吾屋戸来喚 足千根乃 母尓所嘖 物思吾呼

Dạng huấn độc (đã chua âm):

誰れぞこの我が宿来呼ぶたらちねの母に嘖はえ物思ふ我れを

Phiên âm:

Tare zo kono / wa ga yado ni kiyo / buratane no / haha ni korowae / mono omou ware wo /



Diễn ý:
Em đang bị mẹ mắng cho, mặt mày đang tiu nghỉu đây. Cái anh kia ở đâu chui ra mà còn đến nhà gọi tên em ơi ới. Có biết chăng bởi vì anh mà em đang bị mẹ mắng đến buồn đứt ruột. Rõ cái anh vớ vẩn!
Tạm dịch thơ:
Anh kia thật vớ vẩn / Đến nhà gọi nhặng inh / Em mới bị mẹ mắng / Còn đang bực cả mình / Có biết vì ai đó / Em chịu trận lôi đình ? /


11-2539
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

相見者 千歳八去流 否乎鴨 我哉然念 待公難尓

Dạng huấn độc (đã chua âm):

相見ては千年やいぬるいなをかも我れやしか思ふ君待ちかてに

Phiên âm:

Aimite wa / chitose ya inuru / ina wo kamo / ware ya shika omou / kimi machi ka te ni /



Diễn ý:
Lần chót gặp anh đến giờ chắc phải đến một nghìn năm rồi đấy nhỉ. Không phải dài đến thế sao? Hay chỉ mỗi em là cảm thấy như thế thôi. Em mỏi mòn chờ đợi mà anh nào có biết ?
Bài thơ này do một cô vợ trẻ viết ra. Cô đợi chồng đến thăm mà không thấy bóng. Tục lệ thông hôn (kayoikon) ngày xưa ở Nhật định lệ là đàn ông đến thăm vợ vào ban đêm ở nhà bố mẹ nàng. Chitose ya inuru (một nghìn năm đã trôi qua) là một cách nói thậm xưng thường dùng trong văn chương.
Tạm dịch thơ:
Phải đến mười thế kỷ / Lần cuối được nhìn anh / Chắc mỗi mình em thấy / Tháng ngày trôi qua nhanh / Người mỏi mòn chờ đợi / (Là ai đấy hở anh ?)
11-2540

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

振別之 髪乎短弥 <>草乎 髪尓多久濫 妹乎師<>於母布

Dạng huấn độc (đã chua âm):

振分けの髪を短み青草を髪にたくらむ妹をしぞ思ふ

Phiên âm:

Furiwake no / kami wo mijikami / aokusa wo / kami ni takuramu (ran) / imo wo shi zo omou /



Diễn ý:
Nhớ hồi nhỏ tóc cô ấy ngắn để rẽ đường ngôi mà thôi. Bây giờ đến tuổi dậy thì đã phải búi lên thẳng thớm tựa bó cỏ non mùa xuân chứ. Nàng thiếu nữ đáng yêu ấy bây giờ ra sao rồi. Ta mong gặp nàng thay!
Tạm dịch thơ:
Xưa tóc hãy còn ngắn / Chỉ rẽ mỗi đường ngôi / Nay chắc dài thành búi / Xanh tựa cỏ non rồi / Ôi người xinh thuở ấy / Giờ về đâu, em ơi!
11-2687

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

櫻麻乃 苧原之下草 露有者 令明而射去 母者雖知

Dạng huấn độc (đã chua âm):

桜麻の麻生の下草露しあれば明かしてい行け母は知るとも

Phiên âm:

Sakurao no / ou no shitakusa / tsuyu shiareba / akashite iyuke / haha wa shiru tomo /



Diễn ý:
Bây giờ nếu anh về thì gặp lúc sương móc rơi đầy trên cỏ tơ gai (sakurao) ngoài cánh đồng. Đi ngang qua đó, nhỡ chân bị ướt sẽ phải ốm cho xem. Để sáng ra mà về. Nếu mẹ có biết chuyện chúng mình thì cũng chẳng sao , anh ơi!
Sakurao không liên can gì đến hoa anh đào, chỉ là một loại cỏ tơ gai (asa). Cô bé này đã lén mẹ đưa người yêu vào nhà dù cha mẹ chưa công nhận chàng ta. Đây là tâm tình cô thổ lộ cho người yêu lúc giữa đêm hôm khi anh ta muốn ra về. Vì yêu anh, cô không sợ cả bị mẹ mắng nhưng vẫn nói thác ra là lo cho sức khỏe của anh. Chắc cô sẽ đặt bà mẹ trước một sự đã rồi.
Thi nhân thời vương triều rất yêu chuộng các bài thơ kiểu “mượn cớ” để giữ chân người yêu vào những lúc chia tay buổi sáng (kinuginu) như thế này. Có thể tham khảo đoạn 34 trong Makura no Sôshi (Ghi Nhanh Bên Gối) của nữ sĩ Sei Shônagon.
Tạm dịch thơ:
Nếu anh về giờ này / Băng đồng cỏ gai lâu / Chân sẽ đẫm sương lạnh / Em ngại anh ốm đau / Nán với em đến sáng / Mẹ biết, chả sao đâu!


11-2574
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

面忘 太尓毛得為也登 手握而 雖打不寒 戀<>

Dạng huấn độc (đã chua âm):

面忘れだにもえすやと手握りて打てども懲りず恋といふ奴

Phiên âm:

Omowasure / da ni moesu ya to / te ni nigite / utedomo korizu / koi to iu yakko



Diễn ý:
Yêu người ấy tha thiết, không sao chịu nổi nữa rồi. Nhiều khi vì muốn quên khuôn mặt người ta, muốn nắm chặt tay rứt mối tình ấy khỏi lòng mình nhưng “cái đứa” gọi là tình yêu nó (koi no yakko) lì lợm quá, không hề lay chuyển.
Hình ảnh hiện ra trước mặt ta là một chàng trai dũng mãnh nhưng phải chịu đầu hàng trước tình yêu bám theo anh ta dai dẳng.
Tạm dịch thơ:
Yêu người sao tha thiết / Xa cách vẫn không đành / Nhiều khi muốn quên mặt / Nắm chặt tay rứt tình / Nhưng nó vẫn lì lợm /(Làm ta giận chính mình) /
11-2581
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

言云者 三々二田八酢四 小九毛 心中二 我念羽奈九二

Dạng huấn độc (đã chua âm):

言に言へば耳にたやすし少なくも心のうちに我が思はなくに

Phiên âm:

Koto ni ieba / mimi ni tayasu shi / sukunaku mo / kokoro no uchi ni / wa ga omo wa naku ni /



Diễn ý:
Tưởng nói ra lời em yêu anh thì nghe như là một chuyện dễ dàng chẳng có chi nhưng anh có biết không, lòng em nghĩ đến anh còn nhiều hơn thế nữa đấy.
Lời nói thì muôn người có thể nói một câu giống nhau nhưng nó không đủ để diễn tả trọn vẹn tình cảm sâu lắng trong đáy lòng. Bà Izumi Shikibu, một nhà thơ nữ thời vương triều cũng có bài thơ đồng cảm với tâm sự này và bảo nhiều khi phải “nói lên bằng tiếng khóc”, thế nhưng thơ bà diêm dúa hơn là vần thơ chất phác của thi nhân Vạn Diệp trong bài này.
Tạm dịch thơ:
Thốt ra lời yêu đương / Tai anh nghe thấy thường / Một câu thật giản dị / Có chi mà lạ lùng / Nhưng lời nói sao đủ / Tỏ lòng em nhớ nhung /
11-2588
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

夕去者 公来座跡 待夜之 名凝衣今 宿不勝為

Dạng huấn độc (đã chua âm):

夕されば君来まさむと待ちし夜のなごりぞ今も寐ねかてにする

Phiên âm:

Yuu sareba / kimi kimasamu (san) to / machi shi yo no/ nagori zo ima mo / inekate ni suru /



Diễn ý:
Trước đây mỗi lần đêm về lúc nào anh cũng đến thăm em, có đúng không? Và đêm nào em cũng thức thâu canh chờ đợi.Thói quen là cái đáng sợ thật. Nay dù anh đi đã đi đến nhà cô khác rồi và không còn nhớ tới em nữa mà em vẫn chờ, không đêm nào chợp mắt được.
Tạm dịch thơ:
Anh hay qua chập tối / Em thường mong đến chưa / Nay ghé nhà người khác / Với em anh hững hờ / Khổ thân, quen nếp cũ / Thao thức, đêm em chờ /

11-2592
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):


tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương