Chương Bốn Các tác giả thời thơ Man yô phát triển và hưng thịnh


伊香保祢尓 可未奈那里曽祢 和我倍尓波 由恵波奈家杼母 兒良尓与里弖曽



tải về 0.86 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.86 Mb.
#18739
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

伊香保祢尓 可未奈那里曽祢 和我倍尓波 由恵波奈家杼母 兒良尓与里弖曽

Dạng huấn độc (đã chua âm):

伊香保嶺に雷な鳴りそね我が上には故はなけども子らによりてぞ

Phiên âm:

Ikahone ni / kamina nari sone / waga e ni wa / yue wa nakedomo / kora ni yoriteto /



Diễn ý:

Hỡi sấm sét trên đỉnh núi Ikaho (cũng thuộc vùng Gunma -Tochigi) ! Xin đừng gây ra tiếng to như thế! Đàn ông con trai như ta thì không hề hấn gì nhưng nàng con gái ấy có thể bị ngươi làm cho kinh sợ đấy.



Tạm dịch thơ:

Sấm sét trên đỉnh núi / Ikaho kia ơi / Xin nguôi cơn giận dữ / Ầm ầm thế đủ rồi / Đàn ông nào có sợ / Hù chi cô em tôi!

14-3425
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

志母都家<> 安素乃河泊良欲 伊之布<>受 蘇良由登伎奴与 奈我己許呂能礼

Dạng huấn độc (đã chua âm):

下つ毛野阿蘇の川原よ石踏まず空ゆと来ぬよ汝が心告れ

Phiên âm:

Shimotsuke no / Aso no kawara yo / ishifumazu / sorayuto kinu yo / na ga kokoro nore /



Diễn ý:

Này, ta vừa đi ngang cánh đồng bên sông ở Aso thuộc vùng Shimotsuke (Tochigi bây giờ), chân thoăn thoắt chưa hề dẫm lên đá và lòng ta thơ thới như bay bỗng lên trời. Em hãy cho ta hay chứ lòng em thì đang nghĩ những gì nào?



Tạm dịch thơ:
Ta băng băng đồng cỏ / Để gặp được em ngay / Bước cao không đụng đá / Thân nhẹ nhàng như bay / Này em, cho hỏi nhỏ ? / Lòng cô giờ sao đây?/
Đây là một bài thơ nhắn gửi với dụng ý cầu hôn, lời lẽ tràn đầy sức sống và sự tự tin. Cũng có ý bày tỏ một cách chân thành lòng mong mỏi và quyết tâm của mình.

14-3438
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

都武賀野尓 須受我於等伎許由 可牟思太能 等能乃奈可知師 登我里須良思母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

都武賀野に鈴が音聞こゆ可牟思太の殿のなかちし鳥猟すらしも

Phiên âm:

Tsumugano ni / suzu ga oto kikoyu / Kamushida no / tono no nakachishi / togari sura shimo /



Diễn ý:

Trên bầu trời cánh đồng Tsumuga nghe tiếng lục lạc kêu không dứt. Chắc chắn đó là vì nơi phủ đệ Kanshida (Kamushida), cậu ấm con thứ của quan đang mở cuộc săn bằng chim ưng đấy thôi.



Tạm dịch thơ:

Tiếng lục lạc vọng đến / Trên không nghe từ xa / Có phải là cậu ấm / Con cụ Kanshida / Đưa chim ưng săn thú / Trên đồng Tsumuga /

Địa danh của bài thơ thuộc vùng Shizuoka. Tác giả của nó có thể là đàn ông, có thể là phụ nữ. Nếu là đàn ông thì thấy bộc lộ sự thèm muốn được dự vào cuộc săn, một trò chơi mà chỉ giới quí tộc mới có độc quyền.

Tuy nhiên, theo bà Uemura Etsuko thi tác giả có lẽ là phái nữ. Phải chăng cô nàng đang dừng mũi kim giữa khi đang làm việc khi nghe tiếng những chùm lục lạc buộc vào đuôi kim ưng gây nên âm thanh huyên náo trên cánh đồng và tưởng tượng đến dáng dấp oai hùng của cậu hai nhà Kanshida. Có lẽ cô nàng hãy còn là một thiếu nữ đang độ xuân thì.


Chim ưng săn (Nguồn Wikipedia)
14-3439
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

須受我祢乃 波由馬宇馬夜能 都追美井乃 美都乎多麻倍奈 伊毛我多太手欲

Dạng huấn độc (đã chua âm):

鈴が音の早馬駅家の堤井の水を給へな妹が直手よ

Phiên âm:

Suzu ga ne no / hayuma umaya no / tsutsumii no / mizu wo tamae na / imoga tadate yo /



Diễn ý:

Nơi nhà trạm có tiếng nhạc ngựa nghe inh tai. Bên cạnh đó có cái giếng, hãy lấy cho ta miếng nước. Này cô gái xinh xắn kia ơi, ta muốn được uống ngụm nước vốc lên bằng bàn tay trần của cô.



Tạm dịch thơ:

Bên nhà trạm xe ấy / Đạc ngựa rung inh tai / Cổ anh đang cháy khát / Xin em ngụm nước coi / Trong bụm tay người đẹp / Nước giếng mát ôi thôi !

Tác giả có lẽ là một anh đánh xe thích bông đùa và cô gái có lẽ là cô hàng nước làm việc ở một trạm xe ngựa, phương tiện giao thông nhanh chóng nhất thời ấy. Cô nàng có thể xinh xắn nhưng cũng đáo để. Thường thì thời đó, mỗi nhà trạm như vậy có chừng mươi thớt ngựa. Chúng đều đeo chuông nhỏ, gây nên tiếng động ồn ào. Xin uống nước trực tiếp từ lòng bàn tay nàng là một lời tán khéo nhưng thành thực của anh chàng đánh xe và cũng không đến nổi quá sổ sàng.


14-3450
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

乎久佐乎等 乎具佐受家乎等 斯抱布祢乃 那良敝弖美礼婆 乎具佐可<>馬利

Dạng huấn độc (đã chua âm):

乎久佐男と乎具佐受家男と潮舟の並べて見れば乎具佐勝ちめり

Phiên âm:

Okusa wo to / ogusa zuke wo to / shiobune no / narabete mireba / ogusa kachimeri /



Diễn ý:

Trong làng của em có hai anh Okusa và Ogusa. Như hai chiếc thuyền đậu bên nhau trên bến, anh nào coi cũng được đến. Không biết chọn ai bây giờ. Làm sao hở ta. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, coi bộ trong bụng mình chắc thương cái anh Ogusa hơn hay sao đó!



Tạm dịch thơ:

Làng em có hai cậu / Kusa và Gusa / Như hai chiếc thuyền đẹp / Chiếc mô làm thuyền hoa? / Nhưng hỏi lòng thật kỹ. Mình chắc thích Gusa!

Trong thôn của cô gái trẻ có hai chàng trai và nàng thấy một chín một mười, không biết ngả về ai. Có thể tưởng tượng hình ảnh cô gái quê đang chìa hai ngón tay trỏ ra, nghiêng đầu qua, nghiêng đầu lại, nhìn hết bên này tới bên nọ dùng dằng chưa quyết. Rốt cuộc vì phải chọn một, nàng hỏi lòng mình lần chót và chọn chàng tai tốt số Gusa. Cụm từ Shiobune no narabete nói lên ý so đo 2 chàng như hai con thuyền nằm trên bến - cậu nào trông cũng được - cho ta thấy hình ảnh quê hương nàng là một một xóm chài lưới. Nó có hiệu quả tu từ cho bài thơ.


Ngày xưa, “phận gái mười hai bến nước, đục chịu trong nhờ”, có đâu chỉ ở Việt Nam ta!
14-3451
Nguyên văn (Man.yôgana):

左奈都良能 乎可尓安波麻伎 可奈之伎我 <>麻波多具等毛 和波素登毛波自

Dạng huấn độc (đã chua âm):

左奈都良の岡に粟蒔き愛しきが駒は食ぐとも我はそとも追じ

Phiên âm:

Sanatsura no / oka ni awamaki / kanashiki ga / koma wa tagu tomo / wa ha soto mo haji



Diễn ý:

Trong khi đang vãi hạt kê để gieo mầm trên ngọn đồi Sanatsura thì mấy chú ngựa đói thèm thuồng chạy đến ăn hết kê ta vừa mới gieo làm ta phải suỵt suỵt đuổi chúng đi. Thế nhưng nếu đó là con ngựa của người yêu dễ thương của ta thì ta chẳng hơi đâu suỵt nó làm chi. Bởi vì nó đã đưa chàng đến gần bên ta cơ mà!



Tạm dịch thơ:

Hạt kê đem gieo khắp / Đồi Sanatsura / Ngựa háu ăn, thì đuổi / Trừ ngựa anh ấy ra / Thưởng nó cái công lớn / Đưa chàng đến với ta.

Ngọn đồi Sanatsura không biết bây giờ nằm ở đâu. Bài thơ này nói lên được tình cảm chất phác của cô gái nông thôn đang có người yêu. Đó là một bài thơ người nông dân Nhật Bản hát lên trong lúc lao động, về sau trở thành một khúc dân ca phổ thông cho tất cả, không kể già trẻ trai gái khi gieo hạt kê, cũng có lúc được hát lên trong những ngày hội mừng mùa màng.

Bài thơ sau đây được hát lên khi giã gạo, một cảnh tượng lao động khác.
14-3459
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

伊祢都氣波 可加流安我<>乎 許余比毛可 等能乃和久胡我 等里弖奈氣可武

Dạng huấn độc:

稲つけばかかる我が手を今夜もか殿の若子が取りて嘆かむ

Phiên âm:

Ine tsukeba / kakaru a ga te wo / koyohi mo ka / tono no wakugo ga / torite nagekamu /



Diễn ý:

Bàn tay của em đây vì giã gạo (để phân chia vỏ trấu ra khỏi hạt gạo) mà trở thành bỏng rộp nứt nẻ ra. Không biết đến đêm nay, nơi phủ đệ, cậu ấm có lấy bàn tay mềm mại của mình nắm lấy nó và nói rằng: “Nứt nẻ ra cả rồi đấy nhé! Thế cô em có đau không nào?”.



Tạm dịch thơ:

Nứt nẻ vì giã gạo/ Bàn tay em nhà nông / Đêm nay lại vào phủ / Cậu chủ thấu cho chăng ? / Có đưa tay mềm vuốt / Và hỏi: Em đau không? / .

Bà Uemura chủ trương rằng đây là bài thơ của một cô gái quê lao động vất vả bày tỏ tình cảm của mình với cậu chủ trẻ trong phủ, đối tượng sự mơ ước của cô. (Riêng người viết thì thầm nghĩ những cậu chủ gọi người làm vào dinh buổi tối để vuốt tay hỏi có đau không như thế này cũng thuộc loại đáng ngờ vực lắm!)

Cũng theo bà Uemura, lời thơ bài này lưu loát chứng tỏ một tình cảm chân thực. Không những cô gái quê mong được chiếu cố mà còn tỏ ra hỗ thẹn vì bàn tay thô ráp, không được đẹp đẽ của mình, khiến cho ta đâm ra có cảm tình với sụ e dè khép nép của cô.

14-3476
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

宇倍兒奈波 和奴尓故布奈毛 多刀都久能 努賀奈敝由家婆 故布思可流奈母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

うべ子なは我ぬに恋ふなも立と月のぬがなへ行けば恋しかるなも

Phiên âm:

Ube ko na wa / Wanu ni kofu namo / tato tsuku no / nuganaku yukeba / kofu shikaru namo /



Diễn âm:

Đâu phải là chuyện lạ nếu em mong muốn gặp anh! Con trăng mới đã dần dần đã thành cũ rồi, có lẽ vì mình xa cách lâu ngày, lòng em cũng đâm ra thương nhớ. Thật ra (trên bước lữ hành này), tâm sự anh nào có khác chi em.



Tạm dịch thơ:

Ví dầu em ngóng đợi / Anh chẳng lạ gì đâu / Hôm nao trăng còn mới / Nay mùa đã vào sâu / Biết cho, nơi đất khách / Lòng anh có khác nào !

Đây là một bài thơ rặt những chữ bị nói trại (namari) và phương ngữ miền đông, không đem ra giải thích thì khó ai nắm được ý nghĩa. Chẳng hạn ware (ta) thì viết wanu, tsuki (mặt trăng) lại viết tsuku.

Bài thơ là của một người đàn ông làm trong khi đi đường, gửi về cho vợ anh ta đang ở lại cố hương, duới dạng hồi âm bức thư (như sômonka) trong đó, người vợ bày tỏ lòng tưởng nhớ chồng.

14-3481
Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

安利伎奴乃 佐恵々々之豆美 伊敝能伊母尓 毛乃伊波受伎尓弖 於毛比具流之母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

あり衣のさゑさゑしづみ家の妹に物言はず来にて思ひ苦しも

Phiên âm:

Ari kinu no / sae sae shizumi / ie no imo ni / mono iwazu kinite / omoigushi mo /



Diễn ý:

Khi ta bước chân ra đi, người đến tiễn đưa đông đảo ồn ào nên không có thời giờ chia tay với vợ và cứ như thế phóng ra đường. Nay ngồi bình tĩnh lại, lòng mới hối tiếc khôn nguôi!



Tạm dịch thơ:

Khi chia tay lên đường / Người tiễn đưa rộn ràng / Không kịp cùng vợ mới / Thủ thỉ lời yêu thương / Một thân, giờ nghĩ lại / Tiếc hận nào cho hơn ? /

Đây là tình cảm mà nhiều người trong chúng ta từng đã trải qua. Lúc lên đường khi bao nhiêu thứ chộn rộn, không có thời giờ để thủ thỉ với người yêu dấu, chỉ khi đã lên tàu, ra bến rồi mới hối tiếc.Tình cảnh của người có lẽ là chinh phu và người vợ mới cưới (niizuma) của anh trong bài thơ này còn cảm động hơn nhiều.

Thời xưa làm gì có điện thoại, điện tín.., ta hiểu được tâm trạng của những người yêu thương phải cách xa nhau mà không có cơ hội tỏ bày tình cảm. Loại thơ này có nhiều bài tương tự trong Man.yôshuu. Ví dụ bài mang số 4-503 của tác giả Kakimoto no Hitomaro, hai bài 14- 3528, bài 20-4237 đều nói lên cảnh vì bận rộn nên không nói lên được những điều mình nghĩ về người yêu.

14-3491
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

楊奈疑許曽 伎礼波伴要須礼 余能比等乃 古非尓思奈武乎 伊可尓世余等曽

Dạng huấn độc (đã chua âm):

柳こそ伐れば生えすれ世の人の恋に死なむをいかにせよとぞ

Phiên âm:

Yanagi koso / kireba haesure / yo no hito no / koi ni shinamu wo / ikani seyo to zo /



Diễn ý:

Dương liễu thì dù cành có chặt vẫn mọc ra trở lại chứ con người nếu chết là đi luôn thôi. Người ơi, có biết chăng điều ấy! Nay tình em đối với anh nồng nàn thiết tha như thiêu như đốt, em sẽ chết vì nó đây. Thấy tình cảnh em như vậy mà anh cũng đành lòng để em chết thực sao?



Tạm dịch thơ:

Nếu là cây dương liễu / Cành chặt vẫn xanh ra / Con người ta thời khác / Chết sẽ hoá ra ma / Yêu anh, lòng bỏng cháy / Nỡ nhìn em chết à?

Thơ lý luận kiểu này chắc phải là thơ của một người trẻ tuổi. Không những thế, nó còn có vẻ cáo buộc, bức bách kẻ đứng trước mặt. Có thể đương sự quá khổ sở vì căn bệnh tương tư của mình nhưng cũng có thể nàng cảm thấy bất lực không cắt nổi sợi dây tình nghiệp chướng đang ràng buộc để chạy đi cho thoát. Dùng cây dương liễu mà ví von thì có lẽ là người sống ở nông thôn nhưng tác giả tỏ ra đầu óc khá thông minh và ca từ điêu luyện.

                 

             LiễuNguồn Internet
14-3494
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

兒毛知夜麻 和可加敝流弖能 毛美都麻弖 宿毛等和波毛布 汝波安杼可毛布

Dạng huấn độc (đã chua âm):

子持山若かへるでのもみつまで寝もと我は思ふ汝はあどか思ふ

Phiên âm:

Komochiyama / waka kaeru de no / momitsu made / nemoto wa wa omou / na wa ado ka omou /



Diễn ý:

Ta muốn ngủ với em (với cái nghĩa làm tình của thời Man.yô) trong khoảng thời gian dài từ khi lá non xanh của những cây phong trên núi Komochi đổi sang màu đỏ mùa thu. Thế em nghĩ làm sao, hở em?



Tạm dịch thơ:

Em nghĩ thế nào em ? / Nếu ta ôm em ngủ / Tận lúc lá phong non / Đỉnh Komochi ấy / Qua xuân rồi đến hạ / Đỏ rực cuối mùa thu /

Địa danh cho biết đây là một bài thơ của địa phương Gunma, gần Tôkyô bây giờ. Núi Komochi nằm giữa vùng giáp ranh của ba khu vực. Núi cao khoảng 1296m.

Lời thơ thành thực và thẳng thắn, có phong vị dân ca. Riêng cách diễn tả “cho đến khi lá phong (kaede) xanh non trở thành đỏ rực” lại có nhiều chất thơ. Vô tình hay hữu ý, chữ Komochi 児毛知vừa là tên núi vừa có tự dạng komochi 子持ちnghĩa là ...mang thai hay có con.


Rừng phong lá đỏ (Nguồn Wikipedia)

14-3515
Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

阿我於毛乃 和須礼牟之太波 久尓波布利 祢尓多都久毛乎 見都追之努波西

Dạng huấn độc (đã chua âm):

我が面の忘れむしだは国はふり嶺に立つ雲を見つつ偲はせ

Phiên âm:

Wa ga omo no / wasuremu shi da wa / kuni hafuri / ne ni tatsu kumo wo / mitsutsu shinowase /



Diễn ý:

Trong chuyến lữ hành dài, chắc có khi chàng quên khuôn mặt em rồi. Như khi nào muốn nhớ lại, xin nhìn lên đỉnh núi cao nơi có lớp mây đùn từ phía này đến để tưởng tượng ra em, chàng nhé!



Tạm dịch thơ:

Chàng lên đường từ lâu / Mặt em biết còn nhớ ? / Nếu như có khi nào / Lòng nghĩ về người vợ / Xin ngắm dáng mây trời / Trên núi xa khơi đó!
Đây là bài thơ vợ gửi cho người chồng đi xa. Lời ca thâm trầm. Không có một phương tiện nhắn tin, không một tấm ảnh nhìn cho đỡ nhớ, người cổ đại chỉ dựa vào một vật cụ thể nào đó để tưởng tượng hình ảnh người thân yêu, nhất là khi có những biến cố lớn như chiến tranh thì nhu cầu này còn lớn hơn thế nữa.
Mây là một vật thể hình thù không cố định (vân cẩu) và thay đổi theo sự tưởng tượng, lại có thể thấy dễ dàng khi đứng bất cứ nơi đâu ngoài trời nên dễ hợp với lối ví von của người vợ. Bài thơ 14-3520 tiếp theo đây cũng thuộc vào loại đó:
14-3520
Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

於毛可多能 和須礼牟之太波 於抱野呂尓 多奈婢久君母乎 見都追思努波牟

Dạng huấn độc (đã chua âm):

面形の忘れむしだは大野ろにたなびく雲を見つつ偲はむ

Phiên âm:

Omogata no / wasuremushi da wa / Ohono ro ni tanabiku / kumo wo mitsutsu shinowamu /



Diễn ý:

Khi nào em e mình không nhớ ra khuôn mặt của chàng nữa thì em sẽ nhìn giải mây vắt ngang cánh đồng rộng mà tưởng đến chàng.



Tạm dịch thơ:

E khi hết nhớ ra / Khuôn mặt chàng được nữa / Em sẽ nhìn giải mây / Giăng giăng qua đồng rộng / Để tưởng tượng một người / (Đã xa xôi hình bóng) /

Bài sau đây, vẫn cùng chung một ý thơ ấy nhưng đã ra đời trong một hoàn cảnh khác, đặc biệt hơn:



14-3580

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

君之由久 海邊乃夜杼尓 奇里多々婆 安我多知奈氣久 伊伎等之理麻勢

Dạng huấn độc (đã chua âm):

君が行く海辺の宿に霧立たば我が立ち嘆く息と知りませ

Phiên âm:

Kimi ga yuku / umibe no yado ni / kiri tataba / agatachi nageku / iki to shirimase /



Diễn ý:

Trên chỗ bờ biển nơi người đi, khi thấy sương mù dậy lên từ phía có ngôi nhà trọ qua đêm của người thì xin hiểu cho rằng đó là tiếng than dài của em đang cất lên.



Tạm dịch thơ:

Từ quán trọ bên đường / Lối đi ven bờ biển / Nếu trời dậy mù sương / Lúc ấy xin người hiểu / Đó là tiếng than dài / Em thương (người lữ thứ) /

Có thuyết cho rằng đây là bài thơ của một người phụ nữ làm ra tặng người thân yêu của bà là sứ thần đi Shiragi (Tân La) thuộc Triều Tiên để cám cảnh gian khổ và nguy hiểm trên đường qua biển.


14-3529
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

等夜乃野尓 乎佐藝祢良波里 乎佐乎左毛 祢奈敝古由恵尓 波伴尓許呂波要

Dạng huấn độc (đã chua âm):

等夜の野に兎ねらはりをさをさも寝なへ子ゆゑに母に嘖はえ

Phiên âm:

Toyanono ni / osagi nerawari / osaosa mo / nena e koyue ni / haha ni korowae /



Diễn ý:

Uổng công như rình bắt thỏ trên cánh đồng Toya. Chưa được chung chăn chung gối với người con gái ấy cho thỏa lòng thì đã bị bà mẹ của nàng mắng nhiếc sa sả rồi.



Tạm dịch thơ:

Uổng công như rình thỏ / Trên cánh đồng Toya / Chưa ôm ấp cho thỏa / Người yêu dấu của ta / (Đã bị mẹ cô nàng ) / Không tiếc lời sỉ vả /

Toyanono có lẽ là tên một cánh đồng nhưng không rõ nằm ở đâu. Nội dung bài thơ là lời than thở của một chàng trai không được toại nguyện. Osagi là âm địa phương gọi usagi (con thỏ).




Thỏ (Nguồn Wikipedia)
14-3519
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

奈我波伴尓 己良例安波由久 安乎久毛能 伊弖来和伎母兒 安必見而由可武

Dạng huấn độc (đã chua âm):

汝が母に嘖られ我は行く青雲の出で来我妹子相見て行かむ

Phiên âm:

Na ga haha ni / korareta a wa / yuku aokumo no / ide kowagimoko / aihimite yukamu /



Diễn ý:

Đáng tiếc cho anh đã lén đến tìm kiếm em nhưng bị mẹ em bắt gặp. Bà mắng nhiếc anh đủ điều! Thế thì anh phải trở về nhà. Ừ, thế nhưng đợi chút nhé ! Ra đây cho anh dòm mặt cái nào!



Tạm dịch thơ:

Anh có lén đến thăm / Nhưng mẹ em bắt gặp / Mắng nhiếc chẳng tiếc lời / Đành phải bỏ về thôi / Nhưng, khoan nhé, em ơi / Cho anh nhìn mặt đã!

Bài thơ này sống động, như kể chuyện đang xảy ra trước mắt. Toàn thể lời thơ nhẹ nhàng chẳng khác văn nói, không chút vướng mắc. Nó lại cho ta thấy tình cảnh của người xưa với ngày nay vốn không khác nhau bao nhiêu. Aokumo (mây xanh) là một makura kotoba (chữ gối đầu) có nhiệm vụ tu sức cho chữ yuku (đi, bỏ chạy) mà thôi.



14-3521
Nguyên văn (dạng Manyôgana):

可良須等布 於保乎曽杼里能 麻左R尓毛 伎麻左奴伎美乎 許呂久等曽奈久

Dạng huấn độc (đã chua âm):

烏とふ大をそ鳥のまさでにも来まさぬ君をころくとぞ鳴く

Phiên âm:

Karasu tofu / oho wo sotori no / masade ni mo / kimasanu kimi wo / koroku to zo naku /



Diễn ý:

Con quạ kia thật là giống chim thích nói dối! Nó bắt ta phải chờ đợi. Thực ra, người đó đâu có đến được mà nó cứ luôn mồm “Đến rồi, đến rồi!” (Koroku, koroku). (Thật ra âm thanh quạ kêu là “Quà quạ” (Kaa, kaa…) mà cô gái nghe nhầm ). Sao mà dễ ghét đến thế, câm họng đi cái coi!



Tạm dịch thơ:

Quạ ơi, sao gian dối / Làm thiếp mỏi mòn chờ / Nói“Đến rồi!” mà thiếp / (Chẳng thấy chàng nơi mô) ? / Này cái quạ bẻm mép / Im miệng cho chị nhờ!

Buổi chiều khi bay về tổ, quạ thường cất tiếng kêu quà quạ. Người con gái đang chờ bạn tình đến lại có ảo giác nghe ra là “Người ấy đến rồi” cho nên mới trách quạ là kẻ ăn gian nói dối. Chuyện nghe lầm và hiểu lầm vẫn thường thấy trong cuộc sống hằng ngày, nhất là khi ta quá chú tâm về một việc gì.



  Quạ (Nguồn Wikipedia)
14-3532

Nguyên văn (dạng Manyôgana):

波流能野尓 久佐波牟古麻能 久知夜麻受 安乎思努布良武 伊敝乃兒呂波母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

春の野に草食む駒の口やまず我を偲ふらむ家の子ろはも

Phiên âm:

Haru no no ni / kusa hamu koma no / kuchi yamazu / a wo shinofuramu / ie no koro hamo /



Diễn ý:

Trên cánh đồng xuân ngựa nhóp nhép không ngừng nhai cỏ xanh. Mồm miệng cũng huyên thiên giống thế và còn hay hơn con ngựa ấy nữa là người vợ yêu dấu lúc nào cũng không ngơi nhắc nhở đến ta. Bây giờ, ở nhà không biết nàng đã ra sao rồi?



Tạm dịch thơ:

Trên cánh đồng mùa xuân / Ngựa không ngừng nhai cỏ / Như vợ yêu ngày xưa / Chuyện ta luôn nhắc nhở / Nay xa cách lâu rồi / Không biết nàng còn nhớ?
Đây không thể nào là thơ một người sống trong cung cấm bởi vì nó đậm đà màu sắc địa phương, dân dã. Trên đường đi, đôi mắt của người lữ khách đã nhìn thấy quang cảnh hiện ra trên cánh đồng rộng và tập trung vào nó. Nhìn con ngựa khoẻ đang tham lam nghiến ngấu mớ cỏ non xanh, tác giả liên tưởng và ngưng tụ lại nơi hình ảnh người vợ chốn quê nhà. Bài thơ có hình ảnh mới lạ (ví người vợ láu táu như con ngựa háu ăn), tình cảm hồn nhiên chân thực.

Cánh đồng thu (Nguồn Wikipedia)
14-3537

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

久敝胡之尓 武藝波武古宇馬能 波都々々尓 安比見之兒良之 安夜尓可奈思母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

くへ越しに麦食む小馬のはつはつに相見し子らしあやに愛しも

Phiên âm:

Kubegoshi ni / mugi hamu kouma no / hatsuhatsu ni / aimishi korashi / aya ni kanashi mo /



Diễn ý:

Như con ngựa con rốt cuộc với tới và ngoặm được đám lúa mạch bên kia hàng rào, ta thấy người con gái ta mà khổ công lằm mới hò hẹn được một chốc lát dễ thương đến lạ lùng.



Tạm dịch thơ:

Như con ngựa với tới / Nhánh lúa mạch bên rào / Nàng cũng cho ta gặp / Sau bao nhiêu lao đao / Phút giây dù ngắn ngủi / Vẫn dễ thương làm sao!
Miền đông là nơi sinh sản ngựa cho nên bài thơ này rất đậm đà tính địa phương. Phong cảnh mùa xuân ở miền quê như hiển hiện trước mắt người đọc. Hatsuhatsu có nghĩa là chỉ được có một chốc. Người con trai trong bài cho biết mình đã đạt được mục đích sau khi vượt được nhiều trở ngại dẫu giây phút ấy chẳng được dài lâu.
Có bản chép :
Hatsuhatsu ni / ii hada fureshi thay vì hatsuhatsu aimishi korashi
nghĩa là “chạm được một chút vào da thịt trinh nguyên” thì nội dung tỏ ra có tính cách nhục thể hơn.
14-3546
Nguyên văn (dạng Manyôgana):

安乎楊木能 波良路可波刀尓 奈乎麻都等 西美度波久末受 多知度奈良須母

Dạng huấn độc (đã chua âm):

青柳の張らろ川門に汝を待つと清水は汲まず立ち処平すも

Phiên âm:

Aoyagi no / hararo kawato ni / na wo matsu to / semido wa kumazu / tachido narasu mo /



Diễn ý:

Em đợi chờ anh mãi trên bến sông nơi có hàng liễu mọc xanh um. Em lấy cớ dối nhà đi múc nước mang về mà rốt cuộc đứng nơi đây dậm chân dậm cẳng. Ôi chao, cái ông chết tiệt này không biết đang làm gì ở đâu vậy nhỉ?



Tạm dịch thơ:

Bờ dương liễu bên sông / Đứng đợi anh tần ngần / Hẹn em sao chẳng đến / Đang ở đâu hỡi chàng? Dối nhà đi múc nước / Giờ tức mình dậm chân.
Người con gái đang đứng đợi bên bờ liễu có lẽ mới vừa 17, 18 hay sao đó, tay đang xách thùng gỗ để múc nước. Cũng là một cảnh “dối (rằng) cha dối mẹ” đi gặp người yêu nhưng chàng “cứ hẹn mà không đến”. Rốt cuộc, nàng đâm ra bứt rứt khó ở khi không biết người yêu đi đâu mà chẳng chịu xuất hiện cho nàng nhờ.

Tiết VIII: Warau-uta 嗤笑歌 (Thơ trào phúng):
Trong Man.yôshuu cũng có những vần thơ đột ngột, độc đáo, vượt ra ngoài sức tưởng tượng, rất buồn cười, lắm khi làm người ta ôm bụng bò lăn. Đặc biệt trong quyển 16, có những bài trêu chọc, châm biếm về khuyết điểm của người khác. Người viết thường sử dụng thủ pháp của một nhà biếm họa (caricature) hay mạn họa (manga) tức là khoa đại một đặc điểm nào đó của đối tượng để làm nổi bật nó khỏi toàn thể. Đó cũng là thủ pháp được các tác già thơ châm biếm (như kiểu các nhà thơ viết theo thể senryuu 川柳dodoitsu都都逸 hài hước thời Edo) về sau. Chẳng hạn, hồi thời Meiji, các quan chức thích để râu mép kiểu các hoàng đế (Kaizer) nước Đức. Để phúng thích tính hoạnh họe của họ, trong dân gian đã có thơ:

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương