Chương Bốn Các tác giả thời thơ Man yô phát triển và hưng thịnh



tải về 0.86 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.86 Mb.
#18739
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

ひげを生やして官員なれば猫も鯰も皆官員
Hige wo hayashite kan.in ni nareba,

Neko mo namazu mo mina kan.in.


Nếu chỉ cần để râu / Đủ trở thành ông lớn / Mèo, cá chốt, cá trầu / Đều đáng làm quan thượng.
Tác giả những vần thơ hài hước ấy xứng đáng được gọi là những nhà tùy bút, những nhà báo của thời đại, ghi chép lại đủ nhân tình thế thái.
Xin giới thiệu vài bài thơ phúng thích của thời Vạn Diệp cũng viết trong tinh thần đó. Trước tiên là 2 bài thơ chế giễu qua chế giễu lại giữa hai đại thần đồng liêu Ikeda và Ômiwa (hay Ôkami) mà bây giờ không ai rõ là những nhân vật lịch sử nào. Ông trước chê ông sau ốm như quỷ đói, ông sau chê ông trước có cái mũi đỏ cà chua:
16-3840
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

寺々之 女餓鬼申久 大神乃 男餓鬼被給而 其子将播

Dạng huấn độc (đã chua âm):

寺々の女餓鬼申さく大神の男餓鬼賜りてその子産まはむ

Phiên âm:

Teratera no / megaki ma wo saku / Ôkami no / ogaki tabarite / sono ko umahamu /



Diễn ý:
Mấy con quỷ cái ở các đền chùa kháo với nhau rằng. Trông cái ông Ôwami (còn đọc là Ôkami với cái nghĩa là ông thần lớn) cũng gầy nhom giống như mấy anh chồng quỉ đói của bọn ta. Chi bằng lấy ông ấy làm chồng sinh cho ông một lũ con quỷ đói.
Tạm dịch thơ:

Biết chăng bọn quỷ cái / Các chùa kháo nhặng lên / Ông thần lớn kia cũng / Gầy đói như chồng mình / Chi bằng lấy quách hắn / Đẻ thêm đàn quỷ xinh /


 Mặt nạ quỉ (Nguồn Internet)
16-3841
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

佛造 真朱不足者 水渟 池田乃阿曽我 鼻上乎穿礼
Dạng huấn độc (đã chua âm):

仏造るま朱足らずは水溜まる池田の朝臣が鼻の上を掘れ

Phiên âm:

Hotoke tsukuru / masoho tarazu wa / mizu tamaru / ikeda no aso ga / hana no ue wo hore



Diễn ý:
Nếu vẽ tranh Phật mà thiếu đất đỏ để làm son tô thì cứ đến cái lỗ mũi nằm bên trên đám ruộng úng nước lềnh bềnh (đám ruộng ngập nước cũng là tên ông Ikeda = ruộng nước, ruộng ao) mà đào bới thì bao nhiêu cũng có.
Cụm từ mizu tamaru ( úng nước) là một từ tu sức để chỉ thửa ruộng ao (ikeda)
Tạm dịch thơ:
Những khi vẽ tranh Phật / Thiếu đất đỏ tô thêm / Hãy đến chỗ gò mũi / Bên ruộng nước lềnh bềnh / Đào xới nó lên thôi /Thời bao nhiêu cũng có /
Một đại thần khác có tên là Hozumi. Ông này nổi tiếng hôi nách (wakikusa脇臭). Nhân vì âm kusa là hôi hám (kusai) cũng đồng âm với kusa là cỏ, cho nên bạn đồng liêu của ông là Heguri dùng cách chơi chữ để chế giễu khuyết điểm ấy. Có thuyết cho rằng wakikusa (cỏ mọc dưới nách脇草) là lông nách. Còn yahotade, trợ từ cảm thán (xem bên dưới), chỉ là một cụm từ tu sức cho Hozumi mà thôi.
16-3842
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

小兒等 草者勿苅 八穂蓼乎 穂積乃阿曽我 腋草乎可礼

Dạng huấn độc (đã chua âm):

童ども草はな刈りそ八穂蓼を穂積の朝臣が腋草を刈れ

Phiên âm:

Warawadomo / kusa hanakariso / yahotade wo / hozumi no aso ga / wakikusa wo kare /



Diễn ý:
Này các chú bé con! Nếu muốn cắt cỏ thì đừng đi đâu cho xa xôi. Cứ đến tìm cỏ mọc dưới nách ông đại thần Hozumi (Hozumi có nghĩa là nơi chất những gié luá nữa) mà cắt!
Tạm dịch thơ:
Này các chú bé con / Nếu muốn cắt cỏ thơm / Không cần đi xa vội / (Có một nơi gần hơn) / Hozumi quan lớn / Nách bao nhiêu là hương /
Sau đây là một bài thơ họa lại và cũng để trả đủa bạn đồng liêu Heguri của nạn nhân tức đại thần Hozumi.
16-3843
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
何所曽 真朱穿岳 薦疊 平群乃阿曽我 鼻上乎穿礼
Dạng huấn độc (đã chua âm):
いづくにぞま朱掘る岡薦畳平群の朝臣が鼻の上を掘れ
Phiên âm:

Izuku ni zo / Masoho horu oka / komotatami / heguri no aso ga / hana no ue wo hore /



Diễn ý:
Cái đồi đất đỏ, nó nằm chỗ nào nhỉ ? Quên khuấy mất. Ừ, thôi, nhớ ra rồi! Cứ đào ở chỗ bên trên cái mũi của quan lớn Heguri là đúng ngay.
Tatami là từ tu sức của heguri. Còn masaho là một loại đất đỏ, hoà với vàng để tô tượng Phật.Thời xưa nó là một vật liệu không thể thiếu được trong việc kiến tạo chùa chiền.
Tạm dịch thơ:
Cái đồi đất son đỏ / Biết nằm ở nơi nao? Chả sao, tớ đã nhớ / (Không hồ nghi chút nào) / Cứ nhắm đúng cái mũi! / Heguri mà đào!
Tiếp theo đây là một bài thơ bỡn mấy nhà sư:
16-3846
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

法師等之 鬚乃剃杭 馬繋 痛勿引曽 僧半甘

Dạng huấn độc (đã chua âm):

法師らが鬚の剃り杭馬繋いたくな引きそ法師は泣かむ

Phiên âm:
Hôshira ga / hige no sorikui / uma tsunagi / itakunahikiso / hôshi wa nakamu /
Diễn ý:
Các nhà sư, hễ cạo râu xong, râu thường đâm cứng ra như những cây cọc. Đừng thấy cọc ấy tiện lợi mà dùng cột ngựa nhé. Các thầy nhà ta đau khóc thét thì tội nghiệp lắm đấy!
Thời xưa, ngoài các nhà sư, không ai cạo râu. Râu được cạo lại mọc mạnh ra xanh tốt hơn râu thường. Người ta xem đó như điều không nên. Tuy nhiên, bài thơ không hẳn có ác ý với các nhà tu hành vì tác giả còn sợ họ đau đớn.
Tạm dịch thơ:

Này xem mấy nhà sư / Râu cạo càng xanh tốt / Chớ dùng như cái trụ / Mà cột ngựa làm chi / Tội nghiệp cho mấy thầy / Có khi đau khóc thét /

16-3847
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

檀越也 然勿言 <五十><>我 課役徴者 汝毛半甘

Dạng huấn độc (đã chua âm):

壇越やしかもな言ひそ里長が課役徴らば汝も泣かむ

Phiên âm:
Daniwochi ya / shikamo na iiso / satoosa ga / edachi hataraba / imashi mo nakamu
Diễn ý:
Này ông thầy ơi! Nói chi những lời lẽ như vậy. Xui tôi đi nộp thuế cho quan trên làm chi. Nếu ông bị lý trưởng giục đóng sưu đóng thuế thì chắc ông cũng cay đắng mà khóc than như tôi thôi.
Lý trưởng là người đứng đầu trong thôn, cai quản độ 50 hộ. Daniochi hay Dan.ochi (đàn việt) ỏ đây chỉ nhà sư, người được miễn sưu dịch.
Tạm dịch thơ:

Thầy nói thực là hay / Dạy con đi nộp thuế / Nếu ông lý ép thầy / Vào trong vòng sưu dịch / Lúc đó thầy sẽ khóc / Cay đắng khác gì con.

Sau đây xin trình bày liên tiếp 2 bài thơ đùa người gầy. Tương truyền là thơ Ôtomo no Yakamochi. Ông bỡn một nhân vật có thế lực tên Iwamaro, nổi tiếng háu ăn. Lời thơ có vẻ như là kính cẩn nên ngược lại, hiệu quả châm biếm của nó càng mạnh.


16-3853
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

石麻呂尓 吾物申 夏痩尓 <>跡云物曽 武奈伎取<> [賣世反也]

Dạng huấn độc (đã chua âm):

石麻呂に我れ物申す夏痩せによしといふものぞ鰻捕り食せ [賣世反也]

Phiên âm:

Iwamaro ni / ware mono môsu / natsu yase ni / yoshitoi fumono zo / munagi torimese /



Diễn ý:
Này ông Iwamaro, tôi xin có mấy lời dặn dò. Xem ra ông ông có hơi gầy ốm vì ngày hè nóng nực. Để trị chứng natsuyase (gầy rạc vì không chịu được nóng mùa hè) ấy, khuyên ông nên cho bắt lươn mà xơi thì bổ khỏe lắm đấy.
Ngày nay, tục lệ ăn thịt lươn vào mùa hè (có nhiều chất béo và vitamin A) 18 hôm trước ngày lập hạ vẫn tồn tại ở Nhật. Nhiều người ngỡ nó chỉ bắt đầu hồi đời Edo nhưng đọc ở đây mới biết tục lệ đó đã có sẳn trong phong tục Nhật Bản tự thời Vạn Diệp.
Tạm dịch thơ:
Ngài Iwamaro / Trông ông hơi ốm o / Tôi đây xin được phép / Có đôi điều dặn dò / Hãy ăn lươn mùa nhiệt / Bổ béo chẳng ai ngờ.

Lươn (Nguồn Wikipedia)
Sau khi Ôtomo no Yakamochi đã gửi bài thơ khuyên Iwamaro chớ khinh suất mà phải chú ý đến thân thể, ông lại gửi thêm bài sau, còn hài hước và mang tính cách châm biếm sâu cay hơn nữa làm ta tưởng tượng đến một anh chàng gầy đến độ nước cuốn sẽ trôi, gió thổi cũng ngã. Cũng có thể là giữa hai bài, đã có một bài thơ trả lời hay trả đủa của Iwamaro nhưng bị thất truyền, và vì lời lẽ không làm Yakamochi vừa lòng nên ông không thu thập lại.
16-3854
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

痩々母 生有者将在乎 波多也波多 武奈伎乎漁取跡 河尓流勿

Dạng huấn độc (đã chua âm):

痩す痩すも生けらばあらむをはたやはた鰻を捕ると川に流るな

Phiên âm:

Yasuyasu mo / ikeraba aramu wo / hata ya hata / munagi wo toru to / kawa ni nagaru na



Diễn ý:
(Xin lỗi đã lên tiếng khuyên ngài một điều không cần thiết, vậy cho tôi rút lại lời). Ngài dầu gầy gò nhưng hãy còn sống nhăn. Thôi thì xin chớ vì muốn bắt con lươn dài như đũa bếp vàng kia mà phải lội sông cho nước nó cuốn trôi cái thân gầy guộc đi ngài nhé.
Hata ya hata biểu lộ ý sợ sệt một chuyện gì nguy hiểm có thể xảy ra.
Tạm dịch thơ:
Cho tôi rút lại lời / Kẻo nghe theo thì khốn / Thân dù có ốm o / Ngài vẫn còn tính mạng / Xuống sông bắt lươn vàng / Người nhẹ nhỡ nước cuốn!/
Có khi là những lời lẽ bông đùa đánh vào các những ông quan suốt ngày mãi lo chạy theo đàn bà thay vì phục vụ dân như trong bài thơ sau đây:
16-3858
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):

比来之 吾戀力 記集 功尓申者 五位乃冠

Dạng huấn độc (đã chua âm):

このころの我が恋力記し集め功に申さば五位の冠

Phiên âm:

Kono koro no / agakoiji kara / shirushi atsume / kuu ni ma wo saba / goi no kagafuri /



Diễn ý:
Xưa nay tôi rất bận bịu trong tình yêu. Tôi phải khổ công ngồi chép lại bao điều về những thành tích chinh phục đã đạt được ấy. Nếu bề trên biết sự chăm chỉ đó chắc phải nhấc tôi lên đến ít nhất đến chức quan ngũ phẩm, có phải không ạ.
Tạm dịch thơ:
Xưa nay tôi mãi bận / Chép chuyện tình đời mình / Bề trên mà biết thế / (Làm gì chẳng ngợi khen) / Ít nhất hàm ngũ phẩm. Phong cho người chăm làm /
Bài thơ này làm liên tưởng tới Sôjô Henjô (quan tăng chính Biến Chiêu, 816-890). Tăng Sôjô, một quí tộc sau xuất gia, vừa thông minh, vừa tao nhã, biết hài hước, cũng có tên trong sáu kasen (ca tiên), nhưng tiếc là không có bằng cớ rõ ràng cho biết ông là tác giả. Chữ goi (ngũ vị) tạm dịch ngũ phẩm là một chức trong hệ thống quan lại Nhật Bản thời cổ.
Tiết IX: Hokaibito no uta 乞食者の歌 (Thơ những người đi khất thực):
Trong quyển 16 có chép hai bài thơ mà tác giả là người khất thực.
Người khất thực, đọc là hokaibito乞食者 là những kẻ hát rong xin ăn. Họ đến trước cửa nhà người để đọc những lời chúc thọ (thọ từ 寿詞 = hokaikoto), kể chưyện diễu hoặc đánh trống làm trò, xin vài đồng xu (chômoku鳥目). Ngày nay, vào dịp tết nhất vẫn còn có những người hành nghề ấy. Họ chia thành loại với tên gọi khác nhau như mikawa manzai 三河万歳hay kadozuke門付. Hiện tại vẫn có còn một hình thức sân khấu diễu có tính bình dân đối đáp tung hứng giữa hai người gọi là manzai漫才, không biết có liên quan gì chăng.
Hokaibito-uta cùng với Azuma no uta ( thơ miền Đông) và Sakamori no uta (thơ lính thú) cho ta thấy tác giả thơ Vạn Diệp đến từ mọi thành phần xã hội, mang nhiều sắc thái khác nhau. Nó là chứng từ vô cùng quí giá về phong tục, tập quán của người thường dân trong xã hội Nhật Bản cổ đại.
16-3885

Nguyên văn (dạng Man.yôgana)

伊刀古 名兄乃君 居々而 物尓伊行跡波 韓國乃 虎神乎 生取尓 八頭取持来 其皮乎 多々弥尓刺 八重疊 平群乃山尓 四月 与五月間尓 藥猟 仕流時尓 足引乃 此片山尓 二立 伊智比何本尓 梓弓 八多婆佐弥 比米加夫良 八多婆左弥 完待跡 吾居時尓 佐男鹿乃 来<>嘆久 頓尓 吾可死 王尓 吾仕牟 吾角者 御笠乃<>夜詩 吾耳者 御墨坩 吾目良波 真墨乃鏡 吾爪者 御弓之弓波受 吾毛等者 御筆波夜斯 吾皮者 御箱皮尓 吾完者 御奈麻須波夜志 吾伎毛母 御奈麻須波夜之 吾美義波 御塩乃波夜之 耆矣奴 吾身一尓 七重花佐久 八重花生跡 白賞尼 <白賞尼>

Dạng huấn độc (đã chua âm):

いとこ 汝背の君 居り居りて 物にい行くとは 韓国の 虎といふ神を 生け捕りに 八つ捕り持ち来 その皮を 畳に刺し 八重畳 平群の山に 四月と 五月との間に 薬猟 仕ふる時に あしひきの この片山に 二つ立つ 櫟が本に 梓弓 八つ手挟み ひめ鏑 八つ手挟み 獣待つと 我が居る時に さを鹿の 来立ち嘆かく たちまちに 我れは死ぬべし 大君に 我れは仕へむ 我が角は み笠のはやし 我が耳は み墨の坩 我が目らは ますみの鏡 我が爪は み弓の弓弭 我が毛らは み筆はやし 我が皮は み箱の皮に 我が肉は み膾はやし 我が肝も み膾はやし 我がみげは み塩のはやし 老いたる奴 我が身一つに 七重花咲く 八重花咲くと 申しはやさね 申しはやさね

Phiên âm:

Itoko / nase no kimi / oriorite /mono ni iyuku to wa / karakuni no / tora to iu kami wo / ikedori ni / yatsu tori mochiki / sono kawa wo / tatami ni sashi / yaedatami / Heguri no yama ni / uzuki to / satsuki no hodo ni / kusurigari / tsukafuru toki ni / ashihiki no / kono Katayama ni / futatsu tatsu / ichihi ga moto ni / azusayumi / yatsutebasami / himekabura / yatsutabasami / shishi matsu to / wa ga oru toki ni / sa wo shika no / kitachi nagekaku / tachimachi ni / ware wa shinu beshi / ohokimi ni / ware wa tsukaemu / wa ga tsuno wa / mikasa no wa yashi / wa ga mimi wa / misumi no tsuho / wa ga mera wa / masumi no kagami / wa ga tsume wa / miyumi no yuwazu / wa ga kera wa / mifumi te wa yashi / wa ga kawa wa / mihako no kawa ni / wa ga shishi wa / mina masu wa yashi/ wa ga kimo mo / mina masu wa yashi / wa ga mige wa / mishiho no wa yashi / oitaru yakko / wa ga mi hitotsu ni /nanae hana saku / yae wa nasaku to / môshi wa yasane / môshi wa yasane.



Diễn ý:

Này ông chủ thân mến ơi, tôi nghe nói ông ở trong nhà suốt ngày, không thấy ra đường. Thế thì chúng tôi xin kể hầu ông chuyện về con hổ là con thú đáng sợ như thần và chỉ thấy ở nước ngoài. Thế mà vừa bắt sống được tám con đấy, có gớm chưa hở ông ? Đem về, lột da nay làm chiếu (thảm), cả thảy tám tấm. (Về đoạn mở đầu này thì có thuyết cho rằng được dựng ra để dẫn người đọc đến chữ yaedatami (bát trùng điệp = chiếu tám tầng), một hình ảnh đẹp chỉ núi Heguri, được dùng vào việc chúc tụng và cũng để dẫn vào phần chính của câu chuyện).

(Không liên can gì với chuyện da hổ nhưng mà) trên ngọn Heguri, vào tháng tư tháng năm (âm lịch), trong lúc chúng tôi đang đi hái thuốc (kỳ thực để chỉ việc tìm lộc nhung), đến dưới bóng hai cây thủy tùng (ichii) mọc bên nhau trong ngọn núi vắng vẻ (katayama) này, đem theo nhiều cung bằng gỗ tử (azusa) và nhiều mũi tên reo khi xé gió (kaburaya), sửa soạn chờ hươu xuất hiện. Bỗng thấy một con hươu đực (ojika) hiện ra, cất tiếng kêu bi thương, bảo ông chả cần phải bắn tôi cũng chết thôi và nếu chết, tôi sẽ được việc cho thiên hoàng. Sừng của tôi có thể giắt lên nón làm vật trang sức, tai tôi có thể làm túi đựng mực vẽ, mắt tôi làm kính rất tốt, móng tôi để chế mũi tên, lông tôi chế được bút, da tôi dùng vào việc chế hộp đựng đồ, thịt tôi, gan tôi, có thể làm giò chả, bao tử làm mắm đưa cay rất ngon. Cái thân già như tôi thôi thế mà làm được bảy “tám tầng” nghĩa là nhiều việc có ích đến thế. Xin ông hãy khen thưởng bọn chúng tôi đi. Nhớ khen thưởng cho chúng tôi nhé!

Tạm dịch thơ

Này ông chủ thân mến / Chắc đang ở trong nhà / Nếu như ông đi vắng / Mất nghe chuyện hay ho / Nào tin bắt sống cọp / Truyền từ nước ngoài qua / Một, hai, ba,…bảy tám / Đã thấy nhiều cọp chưa ? Đem chúng ra lột da / Phơi khô để làm thảm / Thảm dày đến tám tầng / (Như núi Heguri).
Tháng tư, tháng năm rồi / Lên núi đó ông ơi / Gặp mùa hươu có lộc / Nấp dưới cây trên đồi / Bên rặng thủy tùng đôi / Ở trong hòn núi vắng / Mang theo cung gỗ tử / Với bao nhiêu là tên / Giữa khi đang chờ đợi / Bỗng hươu đực hiện lên / Cất tiếng kêu thống thiết / Như than thở với người / Không cần ngươi phải bắn / Ta cũng chịu mệnh trời / Chết đi ta có ích / Cho cả đấng quân vương / Sừng ta đem giắt nón / Tai ta, túi mực mài / Mắt làm được kính tốt / Móng, tên cứng tặng người / Da thuộc thành bao, đảy / Thịt gan quết chả ngon / Lòng ruột ủ làm mắm / Để cho người đưa cay / Một cái thân già cỗi / Được việc ai sánh tày / Xin một lời khen thưởng / (Dù phải chết hôm nay)

Câu mào đầu để chào nhà chủ, không cho ông ta thoái thác là đi vắng và cũng để khêu gợi sự hiếu kỳ của ngưòi chủ hay gia nhân ông ta khi họ ra trước nhà xem có việc gì. Bên ta xưa cũng có tục lệ bọn trẻ con đi rong, hát những lời chúc tụng gia chủ kiếm tiền lì xì trong những ngày tết nhất, với những câu như:


Nhà nào còn đèn còn lửa

Mở cửa anh em chúng tôi vào.

Bước lên giường cao,

Thấy đôi rồng ấp.

Bước xuống giường thấp,

Thấy đôi rồng chầu …
Và tiếp theo đó là những lời chúc lành cho con đông, ruộng lắm, tiền nhiều vv…Trong bài hát của người khất thực Nhật Bản, sau khi chào nhà chủ là đến câu rao hàng: “Đây không phải là truyện vùng này nhưng mãi tận bên nước ngoài kia cơ!”. Nước ngoài là Triều Tiên, nhà Đường hay Ấn Độ (Thiên Trúc). Cũng nên biết cọp không phải là một loại thú rừng có ở Nhật. Cho đến đời Edo, các họa sĩ Nhật đều vẽ cọp theo tranh Tàu hoặc theo trí tưởng tượng nên có nhiều lầm lẫn.
Kể xong chuyện cọp nhằm kêu gợi sự tò mò của chủ nhà, sau mới sang chuyện chính về lời than của con hươu. Có thuyết cho rằng đây là bài văn chiêu hồn những con hươu đã chết vì phường săn, kể lể công lao mà con vật đã đem đến cho cuộc sống của mọi người.
Trong câu chót, người khất thực mong cho hươu được khen thưởng nhưng chắc cũng muốn chủ nhà ban thưởng cho chính mình.Như thế hẳn có ngụ ý gì đồng hóa số phận của người khất thực với con vật đáng thương kia?
16-3886
Nguyên văn (dạng Man.yôgana):
忍照八 難波乃小江尓 廬作 難麻理弖居 葦河尓乎 王召跡 何為牟尓 吾乎召良米夜 明久 <>知事乎 歌人跡 和乎召良米夜 笛吹跡 和乎召良米夜 琴引跡 和乎召良米夜 彼<><>受牟跡 今日々々跡 飛鳥尓到 雖<> <>勿尓到雖不策 都久怒尓到 東 中門由 参納来弖 命受例婆 馬尓己曽 布毛太志可久物 牛尓己曽 鼻縄波久例 足引乃 此片山乃 毛武尓礼乎 五百枝波伎垂 天光夜 日乃異尓干 佐比豆留夜 辛碓尓舂 庭立 <>碓子尓舂 忍光八 難波乃小江乃 始垂乎 辛久垂来弖 陶人乃 所作龜乎 今日徃 明日取持来 吾目良尓 塩と給 <>賞毛 <セ賞毛>

Dạng huấn độc (đã chua âm):

おしてるや 難波の小江に 廬作り 隠りて居る 葦蟹を 大君召すと 何せむに 我を召すらめや 明けく 我が知ることを 歌人と 我を召すらめや 笛吹きと 我を召すらめや 琴弾きと 我を召すらめや かもかくも 命受けむと 今日今日と 飛鳥に至り 置くとも 置勿に至り つかねども 都久野に至り 東の 中の御門ゆ 参入り来て 命受くれば 馬にこそ ふもだしかくもの 牛にこそ 鼻縄はくれ あしひきの この片山の もむ楡を 五百枝剥き垂り 天照るや 日の異に干し さひづるや 韓臼に搗き 庭に立つ 手臼に搗き おしてるや 難波の小江の 初垂りを からく垂り来て 陶人の 作れる瓶を 今日行きて 明日取り持ち来 我が目らに 塩塗りたまひ きたひはやすも きたひはやすも

Phiên âm:

Oshiteru ya /Naniwa no oe ni / iotsukuri / namarite oru / ashigani wo / ohokimi mesu to / nani semu ni / wa wo mesurame ya / akirakeku / wa ga shiru koto wo / utabito to / wa wo mesurame ya / fue fuki to / wa wo mesurame ya / koto hiki to / wa wo mesu rame ya / kamo kaku mo / mikoto ukemuto / kefu kefu to / asuka ni itari / okutedomo / okuna ni itari / tsukane domo / tsuku no ni itari / himugashi no / naka nomi ka doyu / mawiri kite /mikoto ukureba / uma ni koso / fumodashi kaku mono / ushi ni koso / hanatsuna hakure / ashihiki no / kano katayama no / momu nire wo /ihoe hagitari / amateru ya / hi no ke ni hoshi / sahizuru ya / karausuni tsuki / niwa ni tatsu / teusu ni tsuki / oshiteru ya / Naniwa no oe no / hatsu tari wo / karaku tari kite / suwehito no / tsukureru kame wo / kefuyukite / asuka torimochi ki / wa ga mera ni / shio nuritamai / kitahihayasu mo /kitahihayasu mo /



Diễn ý:

Bài thơ trên nói về nỗi khổ hộ con cua.

Thiên tử muốn triệu tôi, con ashigani, loại cua làm hang ổ trong đám lau sậy trên bải biển Naniwa (Ôsaka bây giờ), nhưng vì cớ gì ngài lại muốn triệu tôi ra. Tôi thừa biết mình là kẻ chẳng có tài cán. Ngài muốn nghe tôi hát chăng? Muốn nghe tôi thổi tiêu chăng ? Hay muốn tôi đánh đàn cầm ư? Dầu sao, tôi cũng phải nghe lệnh ngài mà đi đến cung điện ở kinh đô Asuka, rồi lại đến một nơi gọi là Okina và sau đó là Tsukuno (hai địa danh này ngày nay vẫn không biết là nơi đâu). Kết cuộc tới cửa chính ở Đông Môn nơi ngự sở để tiếp thánh chỉ thì lúc đó mới vỡ lẽ ra! Ngài muốn cột tôi như lấy cương buộc ngựa, lấy thừng xỏ mũi trâu bò mà thôi. Thật là mời đến mà chẳng được việc gì cả!

Ngài lại bảo bóc thật nhiều vỏ cây du (nire no ki), đem treo lên trước nắng cho khô đi, thế rồi lấy chày giã mỏng phơi thành từng tấm ngoài sân, hôm trước hôm sau gọi người kiếm cho nhanh mấy cái vò làm bằng gốm đem về. Ngài cho thoa muối lên mắt tôi,như thể đem tôi ủ thành mắm để ngài xơi. Rốt cuộc, ngài chỉ muốn biến tôi thành một món ăn ngon.



Tạm dịch thơ:

Tôi là con cua sậy / Đào hang trong đám lau / Naniwa bãi ngụ / Có tài cán chi đâu! Bỗng nhiên nhận được chiếu / Mới hay thiên tử triệu / Người muốn nghe tôi hát ? Hay nghe tôi thổi tiêu ? / Hoặc đánh ngón đàn cầm? / Thì chi cũng phải chìu / Vào thành Asuka / Qua hết Okina / Và Tsukuno nữa / Mới đến được Cửa Đông / Khi vừa tiếp thánh chỉ / Tôi đã điếng cả hồn / Chẳng qua kiếp trâu ngựa / Chịu xỏ thừng thắng cương / Trước bắt tướt cây du / Bỏ vào cối để giã / Vỏ mỏng phơi ngoài nắng / Cho đến lúc thật khô / Lại bắt kiếm hủ gốm / Hẹn hôm trước hôm sau / Phải đưa về đủ số / Rồi đem nước muối đậm / Xoa lên hết thân tôi / Ủ làm mắm ngài xơi / (Kiếp cua là thế đấy).

Về hình thức, khác với bài trước, không có lời giáo đầu dài giòng, và kết luận cũng thiếu. Về nội dung, các nhà chú giải Nhật Bản không đi xa hơn lời giải thích “than thở hộ cho kiếp con cua” nhưng nghĩ thêm một chút, ta cảm thấy ý tứ thuật hoài của nó, không chỉ có tính cách mua vui hay chúc tụng tầm thường.





 Phận cua (Nguồn Internet)


Tiết X: Sakimori no uta 防人歌 (Thơ lính thú):

Đại bộ phận của thơ lính thú làm ra (92 bài) được thu thập trong quyển 20. Riêng 5 bài còn lại được chép trong quyển 14. Sakimori viết là Phòng nhân 防人 nghĩa là người canh phòng nói chung nhưng thật ra ý của nó là người giữ đảo 崎守vì saki có nghĩa là mỏm đất chìa ra biển và ngụ ý nói về các đảo Iki 壱岐và Tsushima 対馬tức hai chùm đảo nằm ngoài khơi của Nhật nhìn về hướng Triều Tiên và Trung Quốc. Từ xưa, để phòng thủ xứ Tsukushi筑紫 (tức Kyuushuu bây giờ) người ta đã phái quân đồn trú dọc bờ biển với nhiệm kỳ ba năm. Trước kia, các anh trai trẻ miền Đông (東国Tôgoku) thường bị trưng binh làm nhiệm vụ này, nhưng sau vì đường sá xa xôi sinh ra lắm điều bất tiện, Thiên hoàng Shômu kể từ năm Tenpyô thứ 9 mới dùng người địa phương ở Tsukushi (Tsukushibito) để ra giữ Iki và Tsushima. Thế nhưng nhận thấy các chiến sĩ miền Đông về chuyện trận mạc thì dũng cảm hơn người sở tại, rốt cuộc lại trưng binh người miền Đông (Azumabito) như trước.


Quyển 20, trong mục thơ của lính thú, thì có 7 bài của người địa phương Tôtsuafumi, 3 bài của ngưòi vùng Sagami, 10 bài của Suruga, 13 bài của Kamitsufusa, 10 bài của Hitachi (trong đó có 1 trường ca), 11 bài của Shimotsufusa, 3 bài của Shinano, 4 bài của Kamitsuke, 12 bài của Muzashi. Thêm vào đó là 8 bài thơ lính thú mà Iware no Miki Morokimi đã chép tặng nhà biên tập Yakamochi nữa, vị chi tổng số lên đến 92.
Thơ lính thú do những người không có văn hóa làm ra nên đầy dẫy những thổ âm và âm nói trại ra, không hề đẽo gọt, tu sức. Thế nhưng nó bộc lộ được cái thẳng thắn, chân thực. Trong toàn thể Man.yôshuu, quyển 20 này nhờ có chúng mà được xem như là tập có hương vị đậm đà, chân tình, chất phác hơn hết.
Vì là thơ lính nên trước tiên nó bày tỏ lòng trung thành với nhà vua cũng như tình yêu nước nồng nàn. Đó cũng là lời thơ của những cậu con trai ngày xuất chinh hãy còn hoi sữa nhớ về người cha người mẹ, nên chan hoà tình gia đình. Sau đó là tình cảm luyến ái đối với những nàng vợ trẻ mà các anh tân binh phải bỏ lại đàng sau. Nó được bộc lộ một cách dạn dĩ, da diết. Còn như đối với đàn con nhỏ, đó là nỗi đoạn trường của người cha không biết bao giờ mới gặp lại mặt con. Tất cả đủ làm cho người đọc phải nhỏ những dòng lệ thương cảm.
Hoàn cảnh của người sakamori làm cho Yakamochi cảm động nên ông đã làm ra 3 bài chôka và 11 bài tanka để vịnh kiếp sống của họ cũng như nói lên sự đồng cảm của ông. Đương thời cũng có những nhà thơ viết thay cho lính thú. Điều đáng tiếc là Yakamochi không chép vào tuyển tập những bài thơ của lính thú mà ông xem là chưa đủ trình độ. Chẳng lẽ ông không biết rằng đối với những vần thơ của con nhà nông hay làng chài thì sự thô vụng ấy mới biểu hiện được tấm chân tình, nhất là khi được ngâm lên bằng thổ âm, thổ ngữ miền Đông.
Bài thơ sau đây nói lên tình cảm của anh lính trẻ trong ngày nhận tấm công văn màu đỏ (akagami), trong đó có lệnh trưng binh bắt anh ra thú ngoài hoang đảo, ba năm sau mới có người thay:

14-3569

Nguyên văn (dạng Man.yôgana):


tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương