Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ


Bảo hộ chỉ quốc tế dẫn địa lý thông qua các quy định của hiệp ước song phương



tải về 1.27 Mb.
trang28/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

Bảo hộ chỉ quốc tế dẫn địa lý thông qua các quy định của hiệp ước song phương


2.722 Thêm một khả năng bảo hộ quốc tế các chỉ dẫn địa lý là việc ký kết các hiệp ước song phương giữa hai quốc gia. Nhiều quốc gia đã tham gia vào những hiệp định như vậy. Nhìn chung, các hiệp định song phương gồm có danh sách các chỉ dẫn địa lý do các quốc gia thành viên soạn thảo và thực hiện nhằm bảo hộ những chỉ dẫn địa lý của các nước thành viên. Hiệp ước thường chỉ rõ loại bảo hộ nào sẽ được cấp. Mặc dù trong lợi ích chung, các hiệp ước song phương không thể xây dựng một giải pháp hoàn toàn tương xứng với vấn đề thiếu hụt bảo hộ quốc tế vì cần có nhiều cuộc đàm phán và, dẫn đến kết quả không tránh khỏi là sự đa dạng của các tiêu chuẩn.

Các quy định của Hiệp định TRIPS về chỉ dẫn địa lý

2.723 Phần II, Mục 3, Hiệp định TRIPS đưa ra các quy định về chỉ dẫn địa lý. Điều 22.2 quy định về quy tắc bảo hộ chung, có nội dung như sau:

2. Về các chỉ dẫn địa lý, các Thành viên phải quy định những biện pháp pháp lý đối với các bên liên quan nhằm ngăn chặn:


  • việc sử dụng bất kỳ phương tiện nào để đặt tên hay giới thiệu một hàng hóa mà chỉ dẫn hoặc gợi ý rằng hàng hóa đó xuất xứ tại một khu vực địa lý khác với nơi xuất xứ thật để lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa;

  • bất kỳ việc sử dụng nào tạo nên một hành động cạnh tranh không lành mạnh theo như định nghĩa của Điều 10bis Công ước Paris ( 1967 ).”

2.724 Điều 22.2 được bổ sung bằng Điều 22.3 và Điều 22.4. Điều 22.3 đặc biệt giải quyết việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, gồm cả chỉ dẫn địa lý, đối với các hàng hóa không có xuất xứ tại lãnh thổ đã nêu ra, nếu việc sử dụng các nhãn hiệu cho những hàng hóa này lừa dối về nơi xuất xứ thật của hàng hóa. Biện pháp áp dụng trong tình huống này là từ chối hoặc hủy bỏ hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, là đương nhiên, nếu luật áp dụng cho phép, hoặc theo yêu cầu của một thành viên có liên quan.

2.725 Điều 22.4 quy định rằng sự bảo hộ từ Điều 22.1 tới 22.3 cũng có hiệu lực đối với việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý để lừa dối, đó là, các chỉ dẫn địa lý được tuyên bố trước công chúng là thật mặc dù chúng đã lừa dối vì hàng hóa sử dụng những chỉ dẫn này xuất xứ từ một lãnh thổ khác.

2.726 Điều 23.1 quy định bảo hộ thêm đối với các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang và rượu mạnh như sau:

Mỗi Thành viên sẽ quy định các biện pháp pháp lý đối với các bên liên quan để ngăn chặn việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang và rượu mạnh không xuất xứ tại khu vực mà chỉ dẫn địa lý đã nêu hoặc chỉ ra loại rượu mạnh không có xuất xứ từ khu vực mà chỉ dẫn địa lý nêu ra, thậm chí nếu xuất xứ thật của hàng hóa được chỉ ra hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng do dịch hoặc đi kèm sự diễn đạt như “loại”, “ kiểu”, “bắt chước” hoặc “thuộc loại đó”.

2.727 Điều 23.1 có một ghi chú ở cuối như sau:

Mặc dù quy định tại câu đầu tiên của Điều 42, các thành viên có thể, đối với những nghĩa vụ này, thay thế bằng quy định thực thi bằng biện pháp hành chính.”

2.728 Điều 23.1 được bổ sung bằng một đoạn giải quyết một cách rõ ràng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho rượu vang có chứa hoặc bao gồm một chỉ dẫn địa lý cho rượu vang, và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho rượu mạnh có chứa một chỉ dẫn địa lý cho rượu mạnh, nếu loại rượu vang hoặc rượu mạnh liên quan không có xuất xứ địa lý như đã chỉ ra. Phải từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa rơi vào trường hợp điều này quy định, là đương nhiên nếu luật áp dụng cho phép, hoặc theo yêu cầu của bên liên quan.

2.729 Điều 24 bao gồm một số ngoại lệ về nghĩa vụ theo như các Điều 22 và 23. Nói rộng hơn, có ba loại ngoại lệ, đó là, sử dụng liên tục hoặc sử dụng tương tự các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang và rượu mạnh, quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa có được từ việc sử dụng trước, và các chỉ dẫn chung.

2.730 Ngoại lệ thứ nhất (Điều 24.4) trao quyền cho các thành viên của WTO cho phép bất kỳ công dân hay người cư trú nào tại nước đó sử dụng liên tục hoặc sử dụng tương tự một chỉ dẫn địa lý đặc biệt của một nước thành viên khác đối với rượu vang hoặc rượu mạnh, cho các hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ đã sử dụng chỉ dẫn địa lý đó một cách liên tục đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự hay có liên quan tại lãnh thổ của nước thành viên đó ít nhất đã được 10 năm tính đến trước ngày 15 tháng 4 năm 1994, hoặc đã sử dụng với thiện ý trước ngày đó.

2.731 Ngoại lệ thứ hai liên quan tới các quyền về nhãn hiệu hàng hóa (Điều 24.5). Điều này quy định việc một Thành viên của WTO thực hiện Phần về chỉ dẫn địa lý sẽ không gây thiệt hại tới việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý, tới việc nộp đơn xin đăng ký những nhãn hiệu hàng hóa như vậy, hoặc quyền sử dụng những nhãn hiệu hàng hóa đó, nếu thỏa mãn những điều kiện sau: đã nộp đơn xin đăng ký một nhãn hiệu hàng hóa như vậy, hoặc nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký, hoặc, nếu đã có được quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa qua việc sử dụng thì nhãn hiệu hàng hóa đó phải được sử dụng với thiện ý, tại các nước Thành viên của WTO có liên quan, trước khi Hiệp định TRIPS được áp dụng tại các nước Thành viên đó, hoặc trước khi chỉ dẫn địa lý liên quan được bảo hộ tại nước xuất xứ của nó.

2.732 Ngoại lệ thứ ba (Điều 24.6) liên quan tới các chỉ dẫn địa lý của một nước Thành viên WTO khi bị một nước thành viên khác coi đó là một thành ngữ trong ngôn ngữ thông thường như tên gọi chung cho hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc, nếu chỉ dẫn địa lý được sử dụng cho các sản phẩm làm từ nho lại giống với tên gọi thông thường của một loại nho được trồng tại lãnh thổ của nước Thành viên đó vào ngày Hiệp định TRIPS có hiệu lực.

Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh

Giới thiệu


2.733 Gần một thế kỷ qua, bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh đã được thừa nhận là bộ phận cấu thành của bảo hộ sở hữu công nghiệp. Vào năm 1900, tại Hội nghị ngoại giao Brussels về Sửa đổi Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp (sau đây được gọi là Công ước Paris), lần đầu tiên sự thừa nhận này được ghi nhận bằng việc bổ sung Điều 10bis vào Công ước. Sau nhiều kỳ hội nghị sửa đổi Công ước, hiện nay Điều này quy định như sau (theo Văn bản Stockholm (1967) của Công ước Paris):

(1) Các nước thuộc Liên hiệp đảm bảo chắc chắn đối với công dân của những nước này sự bảo hộ hiệu quả chống lại cạnh tranh không lành mạnh.



Bất kỳ hành động cạnh tranh nào trái với thông lệ trung thực trong lĩnh vực công nghiệp hay thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Những hành vi sau đây đặc biệt bị cấm:

  • mọi hành vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bất kỳ phương tiện nào, với cơ sở, hàng hóa hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh;

  • những tuyên bố sai trái trong công việc kinh doanh nhằm làm mất uy tín của cơ sở, hàng hóa hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh;

  • những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh nhằm lừa dối công chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp về mục đích, hoặc số lượng của hàng hóa”.

2.734 Thoạt tiên, dường như có sự khác biệt cơ bản giữa một mặt là việc bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá... và mặt khác là việc bảo hộ chống lại các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi các quyền sở hữu công nghiệp như bằng độc quyền sáng chế được cấp dựa trên đơn của các cơ quan sở hữu công nghiệp và các quyền độc quyền đối với đối tượng liên quan, thì việc bảo hộ chống lại cạnh tranh không lành mạnh không dựa trên việc trao các quyền như vậy mà dựa trên việc xem xét - hoặc được tuyên bố trong quy định pháp luật hoặc được thừa nhận như các nguyên tắc luật chung - rằng các hành động trái với thực tiễn kinh doanh trung thực sẽ bị cấm. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa hai hình thức bảo hộ này là rõ ràng khi xem xét một số trường hợp cạnh tranh không lành mạnh cụ thể. Ví dụ như ở nhiều nước việc sử dụng trái phép một nhãn hiệu hàng hóa không đăng ký bị coi là bất hợp pháp dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh (ở nhiều nước việc sử dụng trái phép như vậy được gọi là “mạo nhận”). Ví dụ trong lĩnh vực sáng chế, nếu một sáng chế không được phổ biến tới công chúng và được xem là tạo ra một bí mật thương mại thì những hành động trái phép của các bên thứ ba có liên quan tới bí mật thương mại đó là bất hợp pháp. Thực chất việc thực hiện các hoạt động nhất định liên quan tới một sáng chế đã được công bố với công chúng và không được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc đối với một bằng độc quyền sáng chế đã hết hạn, trong những bối cảnh rất đặc biệt cũng có thể bị coi là bất hợp pháp (như là một hành động “bắt chước mù quáng”).

2.735 Những ví dụ trên cho thấy rằng bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh bổ sung một cách hữu hiệu cho việc bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp như các sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký, trong trường hợp một sáng chế hay một dấu hiệu không được bảo hộ bởi một quyền như vậy. Tất nhiên có những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh khác như trường hợp trong điều 10bis(3)2 của Công ước Paris, đó là những tuyên bố sai trái trong quá trình kinh doanh nhằm làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh, khi đó việc bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh không thực hiện chức năng bổ trợ như vậy. Điều này xuất phát từ thực tế là khái niệm cạnh tranh không lành mạnh bao hàm nhiều hành vi khác nhau và sẽ được đề cập tới trong các phân tích dưới đây.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương