Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ


Bảo hộ quốc tế các chỉ dẫn địa lý thông qua các hiệp ước đa phương



tải về 1.27 Mb.
trang27/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   33

Bảo hộ quốc tế các chỉ dẫn địa lý thông qua các hiệp ước đa phương


2.693 Ba hiệp ước đa phương do WIPO quản lý quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm: Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, Thỏa ước Madrid về Hạn chế những chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hàng hóa (sau đây gọi là Thỏa ước Madrid), và Thỏa ước Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Thỏa ước Lisbon).

Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp


2.694 Một số quy định đặc biệt trong Công ước Paris về chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ bao gồm: Điều 1(2) nêu “chỉ dẫn nguồn gốc” và “tên gọi xuất xứ hàng hóa” trong danh sách đối tượng bảo hộ của sở hữu công nghiệp; Điều 10 về bảo hộ chỉ dẫn nguồn gốc, Điều 9 quy định về một số hình phạt được áp dụng, đó là, trong trường hợp sử dụng trực tiếp hay gián tiếp những chỉ dẫn nguồn gốc giả; và Điều 10ter nhấn mạnh thêm các quy định tại Điều 9 và 10.

2.695 Điều 1(2) quy định rằng “chỉ dẫn nguồn gốc” và “tên gọi xuất xứ hàng hóa” là hai trong số các đối tượng bảo hộ của sở hữu công nghiệp. Nghĩa vụ bảo hộ chỉ dẫn nguồn gốc được quy định chi tiết tại Điều 10, nhưng trong Công ước Paris không có quy định đặc biệt nào về tên gọi xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, Điều 9, 10 và 10ter có thể được áp dụng cho tên gọi xuất xứ hàng hóa vì mỗi tên gọi xuất xứ hàng hóa cũng được xác định như một chỉ dẫn nguồn gốc.

2.696 Điều 10(1) là điều khoản cơ bản của Công ước Paris về chỉ dẫn nguồn gốc. Điều này quy định rằng các hình phạt quy định tại Điều 9 liên quan tới hàng hóa gắn nhãn hiệu hàng hóa hoặc tên thương mại bất hợp pháp, cũng được áp dụng cho bất kỳ việc sử dụng một “chỉ dẫn nguồn gốc giả” cho sản phẩm. Điều này có nghĩa không được sử dụng các chỉ dẫn nguồn gốc liên quan tới một khu vực địa lý cho những sản phẩm không có xuất xứ từ đó. Đối với quy định có thể áp dụng, không nhất thiết là chỉ dẫn giả phải xuất hiện trên sản phẩm, vì bất cứ việc sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nào, chẳng hạn trong quảng cáo, đều có thể bị phạt. Tuy nhiên, Điều 10(1) không áp dụng đối với các chỉ dẫn không giả, mà chỉ gây cho công chúng nhầm lẫn, hoặc ít nhất là với người dân ở một nước nào đó: ví dụ, nếu những khu vực địa lý ở các nước khác nhau có cùng tên gọi nhưng chỉ một trong số các khu vực đó là nổi tiếng quốc tế vì có những sản phẩm đặc biệt, việc sử dụng tên gọi này liên quan tới các sản phẩm có xuất xứ từ một khu vực khác có thể gây nhầm lẫn, nhưng không bị phạt.

2.697 Khi đề cập đến những biện pháp trừng phạt trong trường hợp sử dụng một chỉ dẫn nguồn gốc giả, Điều 9 đề ra nguyên tắc là phải quy định hình thức tịch thu hàng nhập khẩu, hay tối thiểu là cấm nhập khẩu hoặc tịch thu ở trong nước. Nếu những biện pháp trừng phạt đó không tồn tại ở một nước cụ thể thì những hành động và những biện pháp hiện có sẽ được áp dụng trong những trường hợp như vậy.

2.698 Điều 9(3) và Điều 10(2) quy định người có thể yêu cầu tịch thu hàng nhập khẩu hoặc áp đặt các hình phạt khác bao gồm: uỷ viên công tố, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên có liên quan. Điều 10(2) quy định “bên liên quan” là “bất kỳ nhà sản xuất, nhà chế tạo hoặc thương gia, dù là một thể nhân hay một pháp nhân, tham gia vào việc sản xuất, chế tạo hoặc buôn bán những hàng hoá đó và được thành lập tại địa phương bị chỉ dẫn sai trái về nguồn gốc, hoặc tại khu vực thuộc địa phương đó, hoặc tại nước bị chỉ dẫn sai, hoặc tại nước mà chỉ dẫn nguồn gốc sai được sử dụng, trong trường hợp bất kỳ đều được coi là bên có liên quan”.

2.699 Điều 10bis đề cập tới việc bảo hộ chống lại cạnh tranh không lành mạnh, do vậy đã tạo nền tảng cho bảo hộ chống lại việc sử dụng những chỉ dẫn địa lý dễ gây nhầm lẫn, sai trái hoặc giả mạo. Điều 10bis buộc những quốc gia thành viên của Liên hiệp Paris đảm bảo bảo hộ một cách hiệu quả chống lại cạnh tranh không lành mạnh. Điều khoản này đã nêu ra một định nghĩa chung về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và liệt kê một danh sách, dù chưa đầy đủ, gồm ba loại hành vi phải đặc biệt nghiêm cấm.

2.700 Điều 10ter cũng có liên quan bởi nó buộc các nước thuộc Liên hiệp Paris, một mặt, phải quy định những biện pháp pháp lý thích hợp và mặt khác cho phép các nhà công nghiệp, các nhà sản xuất và các thương gia có thể hành động, theo một số điều kiện nào đó, nhằm ngăn chặn những chỉ dẫn nguồn gốc giả.

2.701 Thuận lợi chính của việc bảo hộ mà Công ước Paris mang lại đối với các chỉ dẫn nguồn gốc nằm ở sự mở rộng khu vực lãnh thổ của các nước thành viên Liên hiệp Paris; có thể tìm thấy thông tin về số lượng các nước thành viên trong tài liệu tương ứng nằm ở phần cuối của công bố này. Mặt khác, vấn đề về các chỉ dẫn mà, ở các nước khác chứ không phải tại nước xuất xứ, lại là tên gọi chung của một sản phẩm, không được giải quyết trong Công ước Paris, vì thế các nước thành viên công ước hoàn toàn được độc lập trong vấn đề này. Cuối cùng, hình phạt, mặc dù được đề cập cụ thể trong Công ước Paris, nhưng không phải bắt buộc trong mọi trường hợp và chỉ áp dụng với các chỉ dẫn nguồn gốc giả mạo chứ không áp dụng với các chỉ dẫn nguồn gốc gây nhầm lẫn.


Thỏa ước Madrid về Hạn chế những chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hàng hoá


2.702 Thỏa ước Madrid về Hạn chế những chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hàng hoá là một hiệp ước đặc biệt trong khuôn khổ Liên hiệp Paris. Mục đích của Thỏa ước này là nhằm ngăn chặn không chỉ những chỉ dẫn nguồn gốc sai lệch mà còn cả những chỉ dẫn giả mạo.

2.703 Điều 1(1) của Thỏa ước Madrid quy định rằng bất kỳ sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối mà qua đó một trong số các quốc gia thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc một địa điểm tại nước đó được chỉ dẫn trực tiếp hay gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ thì hàng nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia thành viên nào của Thỏa ước Madrid đều bị tịch thu.

2.704 Các đoạn khác của Điều 1 và 2 cụ thể hoá những trường hợp và cách thức tiến hành tịch thu hoặc các biện pháp tương tự có thể yêu cầu hoặc thực hiện. Tuy nhiên, không có quy định nào về việc một cá nhân có thể yêu cầu tịch thu trực tiếp. Vì vậy, các nước thành viên được tuỳ ý quy định những cá nhân đó phải đề nghị thông qua uỷ viên công tố hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

2.705 Điều 3 cho phép một người bán hàng được chỉ dẫn tên hoặc địa chỉ của anh ta trên những hàng hoá đến từ một nước ngoại trừ nơi bán hàng, nhưng nếu anh làm như vậy anh ta buộc phải đề tên và địa chỉ kèm theo một chỉ dẫn chính xác về những đặc điểm rõ ràng của nước đó hoặc nơi sản xuất, chế tạo, hoặc một vài chỉ dẫn khác đủ để tránh được bất kỳ nhầm lẫn nào về xuất xứ thật sự của mặt hàng đó.

2.706 Điều 3bis buộc các quốc gia thành viên của Thỏa ước Madrid phải cấm sử dụng mọi chỉ dẫn có khả năng đánh lừa công chúng về xuất xứ của hàng hoá trong khi chào hàng, bán hàng hoặc trưng bày bất kỳ loại hàng hoá nào.

2.707 Điều 4 quy định rằng toà án của từng nước phải quyết định những tên gọi nào, dựa vào các đặc tính chung của chúng, không thuộc phạm vi quy định của Thỏa ước Madrid. Chỉ có những chỉ dẫn về khu vực liên quan đến nguồn gốc của các sản phẩm từ nho là không thuộc phạm vi bảo lưu của quy định này. Sự bảo lưu này hạn chế đáng kể phạm vi của Thỏa ước Madrid, mặc dù có ngoại lệ quan trọng đối với các tên gọi địa phương về nguồn gốc của các sản phẩm từ nho, đối với điều này sự bảo hộ là tuyệt đối.

2.708 Có thể tìm thấy danh sách các quốc gia thành viên của Thỏa ước Madrid về Hạn chế những chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hàng hóa trong tài liệu đính kèm nằm ở phần cuối của công bố này.

Thỏa ước Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa và Đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hóa

2.709 Phạm vi địa lý hạn chế của Thỏa ước Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hóa là do những điểm đặc biệt của các quy định về mặt nội dung của Thỏa ước.

2.710 Điều 2(1) nêu định nghĩa về tên gọi xuất xứ hàng hóa, theo đó tên gọi xuất xứ hàng hóa là “tên địa lý của một nước, một khu vực, hoặc một địa phương nơi xuất xứ của sản phẩm mà chất lượng và các tính chất đặc thù, cơ bản của sản phẩm này do môi trường địa lý của khu vực đó quyết định, kể cả các yếu tố tự nhiên và con người”. Theo Thỏa ước Lisbon, chỉ có những tên gọi tuân thủ định nghĩa trên mới có thể được bảo hộ. Những chỉ dẫn nguồn gốc đơn giản (có thể sử dụng cho những sản phẩm mà đặc tính của nó không bắt nguồn từ điều kiện địa lý) không thuộc phạm vi bảo hộ của Thỏa ước. Sự hạn chế này đã cản trở việc gia nhập Thỏa ước của các nước không biết về khái niệm tên gọi xuất xứ hàng hóa.

2.711 Yếu tố thứ nhất của định nghĩa trên là tên gọi phải là tên địa lý của một nước, một khu vực, hoặc một địa phương. Yếu tố thứ hai của định nghĩa trên là tên gọi xuất xứ hàng hóa giúp xác định nơi xuất xứ của một sản phẩm từ một nước, một khu vực, hoặc một địa phương được đề cập tới. Yếu tố thứ ba của định nghĩa trên là phải có sự liên kết về chất lượng giữa sản phẩm và khu vực địa lý: “chất lượng và các đặc tính” phải đặc thù và cơ bản nhờ vào điều kiện địa lý; nếu sự liên kết về chất lượng không đủ, nghĩa là các tiêu chuẩn chất lượng không đầy đủ, mà chỉ ở một mức độ nhỏ, thì tên đó không phải là tên gọi xuất xứ hàng hóa mà chỉ là chỉ dẫn nguồn gốc; bởi điều kiện địa lý bao gồm cả những yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, và yếu tố con người, như truyền thống nghề nghiệp đặc biệt của những người sản xuất tại khu vực địa lý có liên quan.

2.712 Nếu hiểu một cách khái quát, định nghĩa về tên gọi xuất xứ hàng hóa tại Điều 2(1) có một bất lợi nghiêm trọng đối với những nước không áp dụng địa danh vào các sản phẩm nông nghiệp hay các sản phẩm thủ công mà vào các sản phẩm công nghiệp. Khó khăn nảy sinh từ thực tế là Điều 2(1) đòi hỏi phải có sự liên hệ về mặt chất lượng giữa điều kiện địa lý và sản phẩm, dù đôi khi chỉ riêng yếu tố con người cũng được coi là đủ. Sự liên hệ này có thể tồn tại từ lúc bắt đầu sản xuất một sản phẩm công nghiệp, nhưng sau đó một vấn đề sẽ nảy sinh là khó có thể chứng minh được sự tồn tại của nó. Hơn thế, những truyền thống trong sản xuất và đội ngũ thợ có tay nghề có thể thuyên chuyển từ khu vực địa lý này sang khu vực địa lý khác, đặc biệt xét về tính cơ động ngày càng tăng của nguồn nhân lực ở mọi nơi trên thế giới.

2.713 Điều 1(2) quy định rằng những nước tham gia vào Thỏa ước Lisbon thực hiện việc bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ của mình, thì theo những quy định của Thỏa ước, tên gọi xuất xứ hàng hóa sản phẩm của các nước thành viên khác của Thỏa ước Lisbon cũng được công nhận và bảo hộ như tại nước xuất xứ và được đăng ký tại Văn phòng Quốc tế WIPO. Do đó, để được bảo hộ theo Thỏa ước Lisbon thì tên gọi xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng được hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất là tên gọi xuất xứ hàng hóa phải được công nhận và bảo hộ như tại nước xuất xứ (điều này sẽ được làm rõ hơn tại Điều 2(2)). Điều kiện này có nghĩa là tên gọi xuất xứ hàng hóa không chỉ được bảo hộ một cách chung chung tại một quốc gia. Mỗi tên gọi phải được hưởng lợi từ việc bảo hộ một cách rõ ràng và riêng biệt, xuất phát từ một văn bản pháp lý cụ thể (một quy định pháp luật hay hành chính, hoặc một quyết định tư pháp, hoặc một đăng ký). Một văn bản pháp lý như vậy là rất cần thiết bởi những yếu tố cụ thể của đối tượng bảo hộ phải được xác định, ví dụ như khu vực địa lý, người sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hóa, bản chất của sản phẩm. Những yếu tố này phải được nêu ra trong đơn xin đăng ký quốc tế phù hợp với Điều 1 của Quy chế ban hành kèm theo Thỏa ước Lisbon.

2.714 Điều kiện thứ hai nêu ra tại Điều 1(2) là tên gọi xuất xứ hàng hóa phải được đăng ký tại Văn phòng Quốc tế WIPO. Quy định về thủ tục đăng ký quốc tế được quy định tại Điều 5 và 7 của Thỏa ước Lisbon.

2.715 Điều 2(2) quy định nước xuất xứ là “nước mà có tên nước hoặc nước mà có tên địa phương hoặc tên vùng là tên gọi xuất xứ hàng hóa đem lại danh tiếng cho sản phẩm”.

2.716 Điều 5(1) và các điều khoản liên quan của Quy chế ban hành kèm theo Thỏa ước Lisbon quy định rõ thủ tục đăng ký quốc tế. Việc xin đăng ký quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ đứng ra, vì vậy không thể yêu cầu tại các nước thành viên liên quan. Tuy nhiên, Cơ quan quốc gia không được xin đăng ký quốc tế bằng tên riêng của mình mà dưới tên của “bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân, tư nhân hay nhà nước, có quyền sử dụng (tiếng Pháp là “titulaire du droit d’user”) tên gọi, tùy theo luật pháp quốc gia được áp dụng. Văn phòng quốc tế của WIPO không có thẩm quyền xét nghiệm nội dung đơn mà chỉ có thể xét nghiệm về hình thức. Theo Điều 5(2) Thỏa ước Lisbon, Văn phòng quốc tế phải thông báo việc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên Thỏa ước Lisbon và công bố việc đăng ký đó trong ấn phẩm định kỳ “Các tên gọi xuất xứ hàng hóa” (Điều 7 của Quy chế).

2.717 Theo quy định từ Điều 5(3) tới 5(5), trong thời hạn một năm kể từ khi nhận được thông báo đăng ký, Cơ quan của bất kỳ quốc gia thành viên nào của Thỏa ước Lisbon đều có thể tuyên bố rằng họ không thể đảm bảo việc bảo hộ cho tên gọi đã đưa ra. Ngoài thời hạn trên, quyền từ chối chỉ tuỳ thuộc vào một điều kiện: cơ sở của việc từ chối phải được nêu rõ. Lý do có thể đưa ra không bị Thỏa ước Lisbon hạn chế; thông lệ này cho phép các nước thành viên Thỏa ước Lisbon tự do quyết định bảo hộ hay từ chối một tên gọi xuất xứ hàng hóa đã đăng ký. Tại tất cả các nước không tuyên bố từ chối, tên gọi đã đăng ký đương nhiên được hưởng bảo hộ. Tuy nhiên, nếu bên thứ ba đã sử dụng tên gọi đó tại một nước nào đó trước khi có thông báo về việc đăng ký, thì theo Điều 5(6) của Thỏa ước Lisbon, Cơ quan có thẩm quyền của nước đó có thể cho phép một thời hạn tối đa là hai năm để họ chấm dứt việc sử dụng đó.

2.718 Việc bảo hộ có được từ đăng ký quốc tế không bị giới hạn về mặt thời gian. Điều 6 quy định rằng một tên gọi đã được cấp bảo hộ thì không thể bị coi là tên gọi chung, miễn là tên gọi đó được bảo hộ dưới dạng tên gọi xuất xứ hàng hóa tại nước xuất xứ. Điều 7 quy định rằng việc đăng ký này không cần phải gia hạn và chỉ phải trả một khoản lệ phí chung. Một đăng ký quốc tế mất hiệu lực chỉ trong hai trường hợp: khi tên gọi đã đăng ký trở thành một tên gọi chung tại nước xuất xứ hoặc Văn phòng quốc tế hủy bỏ đăng ký quốc tế theo yêu cầu của Cơ quan của nước xuất xứ.

2.719 Theo Điều 3, Thỏa ước Lisbon, nội dung bảo hộ đối với một tên gọi xuất xứ đã đăng ký theo Thỏa ước rất rộng. Bất kỳ hành vi sử dụng trái phép hoặc bắt chước tên gọi đó đều bị cấm, thậm chí nếu nguồn gốc thực sự của sản phẩm đã được nêu rõ hay nếu tên gọi xuất xứ hàng hóa được sử dụng dưới hình thức dịch hoặc được xác định bằng các thuật ngữ như “loại”, “hạng”, “kiểu”, “giả” hoặc các thuật ngữ tương tự.

2.720 Về việc thực thi bảo hộ một tên gọi xuất xứ đã đăng ký theo Thỏa ước Lisbon, Điều 8 có dẫn chiếu đến luật pháp quốc gia. Điều khoản này quy định rằng quyền khởi kiện một mặt thuộc về Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và uỷ viên công tố, và mặt khác thuộc về bên liên quan bất kỳ, có thể là thể nhân hoặc pháp nhân, tư hay công. Ngoài các hình phạt quy định tại Công ước Paris và Thỏa ước Madrid (Điều 4), thì tất cả các hình phạt do luật pháp quốc gia quy định, dù là dân sự (lệnh của toà án nhằm ngăn chặn hay cấm đoán các hành vi bất hợp pháp, hoặc kiện đòi bồi thường thiệt hại...), hình sự hay hành chính đều được áp dụng. Tuy nhiên, Thỏa ước Lisbon lại không đặt ra tiêu chuẩn đối với các hình phạt do các quốc gia thành viên quy định.

2.721 Có thể tìm thấy danh sách các nước thành viên của Thỏa ước Lisbon trong tài liệu kèm theo ở phần cuối của công bố này.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương