Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ


Định nghĩa đối tượng bảo hộ



tải về 1.27 Mb.
trang25/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   33

Định nghĩa đối tượng bảo hộ


2.665 Điều 2 Hiệp ước IPIC đưa ra các định nghĩa sau :

(i) “ mạch tích hợp” là một sản phẩm, dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử - với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn và nhằm thực hiện chức năng điện tử,



  1. thiết kế bố trí” là cấu trúc không gian ba chiều của các phần tử - với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong của một mạch tích hợp, hay là một cấu trúc không gian ba chiều của một mạch tích hợp dùng cho sản xuất...”
Bản chất của hệ thống do Hiệp ước Washington thiết lập

2.666 Theo Hiệp ước IPIC, mỗi thành viên, trong lãnh thổ của mình, buộc phải đảm bảo việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp, cho dù mạch tích hợp đó có liên quan chặt chẽ với một sản phẩm hay không. Nghĩa vụ này được áp dụng với các thiết kế bố trí nguyên gốc là kết quả nỗ lực trí tuệ của người sở hữu sáng tạo ra chúng, và là mới đối với những người sáng tạo thiết kế bố trí cũng như với những nhà sản xuất mạch tích hợp vào thời điểm họ sáng tạo.

2.667 Ít nhất các thành viên phải coi những hoạt động sau là phi pháp nếu chúng được thực hiện mà không được sự cho phép của người nắm quyền: tái sản xuất thiết kế bố trí, nhập khẩu, mua bán hoặc phân phối vì mục đích thương mại thiết kế bố trí hay mạch tích hợp đã thể hiện thiết kế đó.

2.668 Tuy nhiên, có thể tự do thực hiện một số hoạt động vì mục đích cá nhân hoặc chỉ cho mục đích định giá, phân tích, nghiên cứu hay giảng dạy.

2.669 Trong mối liên hệ này cũng cần đề cập tới khái niệm “kỹ thuật vòng” (reverse engineering). Trong lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp, kỹ thuật vòng là việc sử dụng một thiết kế bố trí hiện hành nhằm cải tiến nó. Kỹ thuật vòng đáng được cho phép sử dụng thậm chí nếu điều này gồm cả việc sao chép một thiết kế bố trí hiện hành, miễn là nhờ đó tạo ra được một thiết kế bố trí cải tiến - một bước tiến của công nghệ phù hợp lợi ích chung của cộng đồng.

2.670 Các thành viên có thể bảo hộ thiết kế bố trí dựa vào việc khai thác thương mại hoặc vào ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ hay dựa vào việc đăng ký.

Chỉ dẫn địa lý

Giới thiệu


2.671 “Champagne”, “ Cognac”, “Roquefort”, “Chianti”, “Pilsen”, “Porto”, “Sheffield”, “Havana”, “Tequila”, “Darjeeling” - là một số ví dụ về những tên gọi nổi tiếng thường làm chúng ta liên tưởng đến những sản phẩm tự nhiên và có chất lượng cao trên thế giới. Một đặc điểm chung của tất cả các tên gọi này là ý nghĩa về mặt địa lý của chúng, tức là chức năng chỉ định một khu vực, thị trấn, địa điểm hay một đất nước đang tồn tại. Tuy nhiên, khi chúng ta nghe nhắc tới những tên gọi này, chúng ta lại nghĩ về các sản phẩm hơn là nghĩ về những địa danh mà chúng được chỉ ra.

2.672 Những ví dụ đó cho thấy rằng những chỉ dẫn địa lý có thể nổi tiếng và vì thế có thể là tài sản thương mại có giá trị. Chính vì vậy, người ta thường lấy cắp hoặc làm giả những chỉ dẫn địa lý này nên việc bảo hộ chúng, cả trong và ngoài nước, là vô cùng cần thiết.

2.673 Ngoại trừ luật kiểu dáng công nghiệp, chắc hẳn không có một phạm trù nào trong luật sở hữu trí tuệ lại tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về bảo hộ như trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý. Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” có thể là cách thể hiện hay nhất, nó tương đối mới mẻ và chỉ xuất hiện gần đây trong các cuộc đàm phán quốc tế.

2.674 Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đưa ra khái niệm chỉ dẫn địa lý. Khoản (2) Điều 1 xác định chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa là đối tượng của sở hữu công nghiệp. Đây là thuật ngữ được áp dụng đã lâu và vẫn được sử dụng chính thức trong nhiều công ước, hiệp định do WIPO quản lý. Theo thuật ngữ này, người ta phân biệt giữa chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa như sau: “chỉ dẫn nguồn gốc” nghĩa là bất kỳ sự diễn đạt hoặc ký hiệu được sử dụng để chỉ ra nguồn gốc của một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ một nước, một vùng hay một địa điểm cụ thể. Trong khi đó “tên gọi xuất xứ hàng hóa” nghĩa là tên địa lý của một nước, một vùng hay một địa điểm cụ thể xác định một sản phẩm có nguồn gốc chính tại nơi có điều kiện địa lý độc đáo và cần thiết để tạo ra đặc điểm chất lượng của sản phẩm, bao gồm các yếu tố thiên nhiên và con người.

2.675 Sự khác biệt giữa chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hóa là rất quan trọng. Việc sử dụng một tên gọi xuất xứ hàng hóa đòi hỏi có sự liên hệ về mặt chất lượng giữa sản phẩm và nơi sản xuất ra nó. Sự liên hệ về mặt chất lượng này bao gồm những đặc điểm của sản phẩm mà chỉ có được do nguồn gốc địa lý của sản phẩm, chẳng hạn như khí hậu, đất đai hoặc các phương pháp sản xuất truyền thống. Mặt khác, việc sử dụng chỉ dẫn nguồn gốc cho một sản phẩm đơn thuần tùy thuộc vào điều kiện là sản phẩm này có nguồn gốc từ địa danh mà chỉ dẫn nguồn gốc đã nêu. Tên gọi xuất xứ hàng hóa có thể hiểu là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn nguồn gốc. Theo như thuật ngữ truyền thống, thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” bao gồm tất cả tên gọi xuất xứ hàng hóa, nhưng khi sử dụng chung, nó trở thành những chỉ dẫn xuất xứ chứ không được coi là tên gọi xuất xứ hàng hóa.

2.676 Khái niệm “chỉ dẫn địa lý” đã được WIPO lựa chọn để miêu tả đối tượng của một hiệp ước mới về bảo hộ quốc tế tên gọi và biểu tượng giúp người ta biết được nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Trong mối liên hệ này, người ta dự định dùng thuật ngữ này theo một nghĩa rộng nhất. Nó bao gồm tất cả những nghĩa hiện có về bảo hộ những tên gọi và biểu tượng như vậy, bất kể chúng có chỉ ra rằng chất lượng của một sản phẩm nào đó có phải có được là nhờ nguồn gốc địa lý của nó hay không (như là tên gọi xuất xứ hàng hóa) hoặc chúng chỉ xác định nơi xuất xứ của một sản phẩm (như chỉ dẫn nguồn gốc). Định nghĩa này cũng bao gồm cả những biểu tượng vì chỉ dẫn địa lý không chỉ là tên gọi như tên một thị trấn, một vùng hoặc một nước (“chỉ dẫn địa lý trực tiếp”) mà có thể bao gồm cả những biểu tượng. Những biểu tượng như vậy có khả năng chỉ ra được nguồn gốc của hàng hoá mà không cần viết ra tên nơi xuất xứ của nó. Những ví dụ về chỉ dẫn địa lý gián tiếp như tháp Eiffel là biểu tượng của Paris, Matterhorn của Thụy Sỹ và Tower Brigde của London.

2.677 Mặt khác, thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” cũng được đề cập đến trong Nghị quyết số 2081/92 ban hành ngày 14/07/1992 của Hội đồng EC về Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý và xác định nguồn gốc của sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm và trong Hiệp định TRIPS. Trong cả hai văn bản này, thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” được áp dụng đối với những sản phẩm mà chất lượng và những đặc điểm của nó có thể coi là có nguồn gốc địa lý, một hình thức giống với bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa. Nói cách khác, chỉ những chỉ dẫn nguồn gốc không bao hàm trong định nghĩa cụ thể về chỉ dẫn địa lý được sử dụng trong hai văn bản pháp luật trên. Tuy nhiên, khi cố gắng đưa ra tất cả những hình thức bảo hộ hiện có của chỉ dẫn địa lý, phần giới thiệu này sẽ sử dụng thuật ngữ trên với nghĩa rộng nhất.

2.678 Khi coi chỉ dẫn địa lý là một dạng đặc biệt của dấu hiệu phân biệt được dùng trong thương mại và vì vậy nó cũng được coi là một loại đặc biệt của sở hữu trí tuệ, thì phân biệt chúng với nhãn hiệu hàng hóa là việc quan trọng; trong khi một nhãn hiệu hàng hóa chỉ rõ doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường, chỉ dẫn địa lý lại chỉ ra một khu vực địa lý mà một hoặc một số doanh nghiệp sản xuất loại hàng hóa sử dụng chỉ dẫn địa lý này được đặt tại đó. Bởi vậy, không có “ chủ sở hữu” một chỉ dẫn địa lý theo nghĩa một người hoặc một doanh nghiệp có thể không cho những người và doanh nghiệp khác sử dụng một chỉ dẫn địa lý, mà mọi doanh nghiệp đặt tại khu vực địa lý đó có quyền sử dụng chỉ dẫn này cho các sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý nói trên tùy thuộc vào các yêu cầu về chất lượng theo quy định, chẳng hạn như các quyết định hành chính về việc sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa.

2.679 “Bảo hộ” chỉ dẫn địa lý có nghĩa là gì? Trước hết, bảo hộ có nghĩa: quyền được ngăn cấm những người không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu, hoặc không tuân theo những tiêu chuẩn đã định về chất lượng. Mặt thứ hai liên quan tới vấn đề bảo hộ là bảo hộ chỉ dẫn địa lý để chúng không trở thành một tên gọi chung: trong trường hợp đó chúng đã mất hết tính phân biệt và hậu quả là cũng mất đi sự bảo hộ. Vấn đề đặt ra liệu một chỉ dẫn địa lý là một thuật ngữ chung và vô hiệu đối với bất kỳ sự bảo hộ nào thì, nếu không có một hiệp định mang tính quốc tế, có được xác định bằng luật quốc gia hay không. Tại một nước, một tên địa lý có thể được coi là một chỉ dẫn địa lý và vì thế, cũng được bảo hộ, trong khi đó tại nước khác nó lại bị xem như một tên gọi chung hoặc bán chung (semi-generic). Những ví dụ mà ai cũng biết là sự bất đồng ý kiến về những tên địa lý là tên gọi của Pháp như “Champagne” và “Chablis”, tại Pháp chỉ cho phép dùng những tên này cho hàng hóa có nguồn gốc từ một khu vực địa lý nhất định và được sản xuất theo những tiêu chuẩn về chất lượng, trong khi đó tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chẳng hạn, lại coi đó là những tên gọi “bán-chung”, vì vậy có thể sử dụng chúng cho rượu vang không có nguồn gốc sản xuất từ Pháp. Khía cạnh bảo hộ này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ quốc tế các chỉ dẫn địa lý và đã được giải quyết bằng Thỏa ước Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hóa.


Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương