Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ



tải về 1.27 Mb.
trang22/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   33

Tên thương mại


2.519 Các doanh nghiệp có thể sở hữu và sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của họ với các doanh nghiệp cạnh tranh. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp này cũng cần được phân biệt với các doanh nghiệp khác. Vì lẽ đó họ sẽ chọn dùng một tên thương mại.

2.520 Tên thương mại có điểm chung với nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ ở chỗ chúng thực hiện chức năng phân biệt. Tuy nhiên, khác với nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại phân biệt một doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác, khi hoàn toàn không xét đến với hàng hoá hay dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hay thực hiện.



Các yêu cầu pháp lý

2.521 Các quốc gia thường đặt ra một số điều kiện mà tên thương mại phải đáp ứng để được cho phép và được chấp nhận đăng ký trong sổ đăng bạ tên các công ty, có thể tồn tại ở cấp quốc gia, nhưng trên thực tế thường chỉ ở cấp vùng hoặc địa phương. Đặc điểm của doanh nghiệp (ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn được viết tắt thành Ltd.), cũng như mục tiêu kinh doanh phải được đề cập tới. Tên thương mại thường khá dài, nên khó có thể làm công cụ thực tế cho việc sử dụng trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày như một dẫn chiếu tới công ty.

2.522 Do đó, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng tên thương mại ngắn hơn hoặc một số dấu hiệu nhận dạng công ty khác ngoài tên thương mại đầy đủ đã được đăng ký một cách chính thức.

2.523 Đối với tên thương mại, yêu cầu về khả năng phân biệt không phải là điều kiện để đăng ký và sử dụng sau này.


Bảo hộ hợp pháp


2.524 Nếu một tên thương mại hay tên doanh nghiệp được coi là có khả năng phân biệt, nó được bảo hộ thông qua sử dụng, cho dù đã đăng ký hay chưa. Nếu không có khả năng phân biệt, nó có thể được bảo hộ sau khi có được khả năng phân biệt thông qua sử dụng. Khả năng phân biệt trong ngữ cảnh này nghĩa là công chúng tiêu dùng công nhận tên thương mại đó như một dẫn chiếu tới một nguồn gốc kinh doanh đặc biệt.

2.525 Một tên thương mại hay tên doanh nghiệp cũng có khả năng được bảo hộ thông qua đăng ký như một nhãn hiệu hàng hoá. Thông thường cả tên doanh nghiệp đầy đủ và tên doanh nghiệp ngắn đều có thể được đăng ký. Để đảm bảo việc bảo hộ, tên thương mại đương nhiên phải được sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá thực sự. Yêu cầu này không thể đáp ứng chỉ bằng việc tạo nên một dẫn chiếu trên nhãn hiệu hay bao bì của sản phẩm về công ty, doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh với địa chỉ đầy đủ in nhỏ, như thường được yêu cầu của các quy định về việc ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm. Do vậy, trên thực tế, việc đăng ký tên doanh nghiệp viết tắt hay rút gọn như một nhãn hiệu hàng hoá là thích hợp và phổ biến hơn, nhất là trường hợp tên đó còn là một nhãn hiệu hàng hóa quan trọng của công ty (chẳng hạn như cái gọi là “nhãn hiệu chính” (house mark)).

2.526 Các doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại và tên doanh nghiệp để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, họ có thể và thường sử dụng chúng không chỉ để phân biệt bản thân doanh nghiệp mà còn để phân biệt hàng hoá và các dịch vụ họ cung cấp, như đã đề cập ở trên, thậm chí điều này là cần thiết cho nghĩa vụ sử dụng nếu tên thương mại đã được đăng ký như một nhãn hiệu hàng hoá.

2.527 Do đó, những tranh chấp, xung đột phát sinh giữa tên thương mại. tên doanh nghiệp và các nhãn hiệu hàng hoá là điều không thể tránh được. Nếu tên thương mại hay tên doanh nghiệp được sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá (cho dù có đăng ký hay không), nguyên tắc chung về quyền ưu tiên và bảo hộ người tiêu dùng chống lại nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hay dịch vụ được đưa ra thị trường dưới các dấu hiệu liên quan sẽ quyết định kết cục của bất kỳ tranh chấp nào với một nhãn hiệu hàng hoá tương tự.

2.528 Thậm chí nếu một doanh nghiệp sử dụng tên doanh nghiệp hoặc tên thương mại theo đúng với tư cách là tên doanh nghiệp hoặc thương mại, nói cách khác là không như nhãn hiệu hàng hoá cho một mặt hàng hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, người ta cũng công nhận một cách rộng rãi rằng một nhãn hiệu hàng hoá có trước bị vi phạm nếu việc sử dụng tên doanh nghiệp hay tên thương mại có thể gây ra sự nhầm lẫn về xuất xứ hàng hoá hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp này cung cấp dưới tên doanh nghiệp hay tên thương mại đó. Ngược lại, việc sử dụng một nhãn hiệu hàng hoá hoặc nhãn hiệu dịch vụ cũng có thể vi phạm tới một tên doanh nghiệp hoặc tên thương mại có trước (bất kể đã đăng ký hay chưa).

Franchising

Giới thiệu


Giải thích vắn tắt về Franchising

2.529 Mặc dù đa số người tiêu dùng vẫn còn xa lạ với thuật ngữ “franchising1”, song họ lại quen thuộc với những thành quả của franchising. Những hệ quả được biết đến một cách rộng rãi nhất đó là các hiệu ăn nhanh, các khách sạn hoặc các cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm. Tuy nhiên, franchising đã lan rộng đến các ngành nghề đa dạng khác như cho thuê trang phục, nâng cấp ô tô, chuẩn bị kê khai thuế hoặc thu nhập, chăm sóc cỏ, các trường học bán trú và nha khoa. Tóm lại, franchising có thể áp dụng đối với bất kỳ hoạt động kinh tế nào để theo đó một hệ thống có thể được phát triển cho sản xuất, chế biến và/hoặc phân phối hàng hoá hoặc cung cấp các dịch vụ. Chính “hệ thống” này là đối tượng của franchising.

2.530 Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc kinh doanh hàng hoá và dịch vụ bằng hình thức franchising đã phát triển đáng kể từ những năm 1950, và chiếm một tỷ lệ lớn hàng hoá bán lẻ ở một số nước.

2.531 Sự thành công và tăng trưởng nhanh chóng của franchising xuất phát từ một số yếu tố, yếu tố cơ bản nhất có lẽ là franchising đã kết hợp giữa kiến thức chuyên sâu và nguồn lực của một thể nhân, bên cấp franchising, với tinh thần kinh doanh của một doanh nhân, bên nhận franchising.

2.532 Cho dù có các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động franchising hay không, như trong tất cả các hoạt động thương mại, thì biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại khả năng lạm dụng là kiến thức - kiến thức, hiểu biết mà các franchisee tiềm năng và các cố vấn chuyên nghiệp của họ nắm giữ để xác định thế nào là franchising và cách thức vận hành của nó. Do đó, mục đích của chương này là đưa ra một cái nhìn tổng quát, ngắn gọn về cấu trúc và bản chất của hợp đồng franchising và đặc biệt là để giúp đỡ những bên nhận franchising tiềm năng hiểu rõ hơn về franchising và bảo vệ lợi ích của họ một cách tốt hơn, qua đó cho phép franchising hoàn thành được vai trò tích cực của nó trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chương này không nên được xem như là có thể thay thế cho tư vấn của chuyên gia trong vấn đề này.

Ví dụ về hợp đồng franchising

2.533 Để minh họa rõ hơn về franchising, trong chương này sẽ sử dụng một trường hợp franchising hư cấu. Một tiệm bán đồ ăn Italia và hoạt động dưới tên gọi là Vespucci. Vespucci vừa là nhãn hiệu (cho cả hàng hoá và dịch vụ) và cũng là tên thương mại mà theo đó các bên nhận franchising điều hành những tiệm ăn, công ty cấp franchising là Công ty Vespucci.

2.534 Công ty Vespucci đã phát triển một hệ thống chế biến và bán các sản phẩm thức ăn của mình số lượng lớn theo một phương thức thống nhất. Hệ thống này bao gồm các nhân tố khác nhau góp phần vào thành công của các hiệu ăn Vespucci, kể cả công thức và cách chế biến thức ăn để tạo ra một sản phẩm có chất lượng ổn định, chỗ ngồi tốt trong nhà hàng, cách thiết kế trang phục của nhân viên, cách thiết kế toà nhà và các biển hiệu quảng cáo, chất lượng nguồn hàng cung cấp, cách thiết kế bao bì gói hàng, bản kê định lượng các thành phần để chế biến thức ăn, hệ thống quản lý và kế toán.

2.535 Công ty Vespucci phổ biến những kiến thức và kinh nghiệm cho các franchisee của mình để hỗ trợ họ trong việc phát triển doanh nghiệp mới. Không có sự chỉ dẫn của franchisor, chủ nhà hàng địa phương có thể phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khiến cho việc kinh doanh thất bại. Hơn nữa, công ty Vespucci vẫn dành quyền giám sát và kiểm soát phương thức mà các bên nhận franchising địa phương điều hành nhà hàng Vespucci tại địa phương, để uy tín của nhãn hiệu và tên thương mại Vespucci vẫn được duy trì và giá trị của nhà hàng địa phương, mà thực chất là của toàn bộ hệ thống theo đó các nhà hàng Vespucci hoạt động kinh doanh, không bị suy giảm.

2.536 Đổi lại, công ty Vespucci sẽ thu được lợi ích về tài chính, qua số tiền do các bên nhận franchising chi trả cho công ty Vespucci. Số tiền này có thể bao gồm một khoản thanh toán trước hoặc “phí trả trước” và một số hình thức thanh toán định kỳ dựa trên, chẳng hạn, phần trăm tổng doanh thu của các bên nhận franchising. Việc thanh toán bằng hiện vật/hàng thay vì bằng tiền cũng có thể được xem xét. Thêm vào đó, tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng mà các bên nhận franchising có thể phải trả các khoản thanh toán khác cho các món hàng ví dụ như các loại gia vị đặc biệt, việc thuê thiết bị (ví dụ: lò nướng, máy cắt...), việc mua bán hàng hoá tiêu hao và các vật phẩm phụ khác cần thiết cho hoạt động kinh doanh của họ.

So sánh hợp đồng bán lẻ, hợp đồng Li-xăng tiêu chuẩn và hợp đồng franchising

2.537 Giao dịch kinh doanh có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau; hợp đồng franchising chỉ là một trong số các hình thức đó. Để hiểu được hợp đồng franchising là gì có lẽ trước hết cần phải xem xét hai hình thức khác của hợp đồng kinh doanh, các loại hợp đồng này tuy có những điểm khác biệt so với franchising song vẫn có những điểm chung quan trọng, đó là: hợp đồng bán lẻ và hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn.


Hợp đồng bán lẻ

2.538 Hợp đồng bán lẻ được điều chỉnh bởi các nguyên tắc truyền thống của luật dân sự và luật thương mại, chẳng hạn như luật hợp đồng. Nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thu được lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ với giá cả phù hợp.

2.539 Một hợp đồng bán lẻ có một bên là các nhà sản xuất hoặc phân phối sản phẩm và bên thứ hai là người bán sản phẩm đó. Người bán có thể là một đại diện của nhà sản xuất hoặc một thương gia độc lập mua hàng hoá về bán lại. Nếu người bán là một thương gia độc lập thì anh ta có thể ký kết một hợp đồng “phân phối” với nhà sản xuất hoặc nhà phân phối hàng hoá. Nếu việc phân phối là độc quyền, thương gia này được đảm bảo rằng nhà sản xuất hoặc phân phối sẽ chỉ giao dịch với anh ta trong mục tiêu phân phối hàng hoá trong phạm vi lãnh thổ đã được xác định trong hợp đồng (ví dụ, một tỉnh, một vùng hoặc trong cả nước). Một nhà phân phối độc quyền thường có quyền báo cáo về mối quan hệ đặc biệt của anh ta với nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, và có quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và tên thương mại của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối nhằm mục đích quảng cáo và bán hàng hoá.

2.540 Mặc dù tồn tại phân phối độc quyền nhưng việc phân phối thường là không độc quyền. Xét dưới góc độ này, một hợp đồng franchising có thể sẽ hấp dẫn hơn.

Hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn

2.541 Theo nghĩa đơn giản nhất, hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn là một loại hợp đồng mà theo đó một người (người li-xăng), là chủ sở hữu quyền ngăn chặn người này không được khai thác thương mại hoặc sử dụng một vài sáng tạo trí tuệ nhất định nào đó (ví dụ, sáng chế, kiểu dáng) hoặc các dấu hiệu phân biệt (như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại), hoặc đồng ý không thi hành quyền đó đối với người khác (người nhận li-xăng) để đổi lại được thu lệ phí, và có thể phụ thuộc vào điều kiện là chịu sự kiểm soát của người li-xăng đối với việc khai thác thương mại hoặc sử dụng. Đối với các hợp đồng li-xăng liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa hoặc các dấu hiệu phân biệt thì bên li-xăng sẽ thường không thực thi quyền kiểm soát đối với bên được cấp li-xăng ngoài việc đảm bảo rằng hàng hoá đang được bán hoặc dịch vụ được cung cấp dưới dấu hiệu của anh ta có chất lượng đảm bảo, và/hoặc có những đặc tính cụ thể nhất định nào đó.

Hợp đồng Franchising


2.542 Mặc dù có những định nghĩa khác nhau, nhưng franchising có thể coi là một hợp đồng trong đó một người (cấp franchising) phát triển hệ thống để tiến hành một việc kinh doanh cụ thể, cho phép người khác (nhận franchising) sử dụng hệ thống đó phù hợp với những quy định của bên cấp franchising, để đổi lại, nhận các khoản bù đắp bằng tiền. Đây là một mối quan hệ liên tục, chừng nào mà các franchisee vẫn hoạt động phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ do bên cấp franchising thiết lập và giám sát, và với sự hỗ trợ liên tục của bên cấp franchising.

2.543 Do vậy, hợp đồng franchising liên quan tới một hệ thống, mà bên cấp franchising cho phép - hoặc li-xăng - bên nhận franchising khai thác. Hệ thống này được coi là hệ thống franchising hay đơn giản là “hệ thống”. Đây là một hệ thống trọn gói bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và các tác phẩm được luật bản quyền bảo hộ, cùng với những bí quyết và bí mật thương mại liên quan, được khai thác để bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng.

2.544 Các yếu tố đặc trưng điển hình mối quan hệ franchising bao gồm những đặc điểm sau.

2.545 Một li-xăng sử dụng hệ thống: Để đổi lấy việc thanh toán phí, franchisee được phép sử dụng hệ thống franchising. Bên nhận franchising được cấp một li-xăng sử dụng hệ thống của bên cấp franchising để chính mình tiến hành kinh doanh. Nếu hệ thống franchising đó phải được khai thác, tại một địa điểm cụ thể như tại một nhà hàng hoặc cửa hàng được nhận franchising, thì địa điểm đó thường được gọi là “đơn vị franchising”.

2.546 Quan hệ tương tác trong suốt quá trình kinh doanh: Mối quan hệ này được duy trì thường trực trong quá trình kinh doanh, bao gồm việc bán hàng của sản phẩm franchising (hoặc cung cấp dịch vụ franhchising) trong suốt một thời gian dài, với sự hỗ trợ thường xuyên liên tục của bên cấp franchising đối với bên nhận franchising trong việc thành lập, duy trì và phát triển đơn vị franchising. Việc hỗ trợ này bao gồm cả việc cập nhật thông tin liên quan khi bên cấp franchising phát triển những kỹ thuật mới và tốt hơn để điều hành đơn vị franchising. Bên nhận franchising tiếp tục có trách nhiệm thanh toán lệ phí cho bên cấp franchising cho việc được sử dụng hệ thống franchising hoặc thù lao cho việc bên cấp franchising thường xuyên tiếp tục cung cấp những dịch vụ quản lý.

2.547 Quyền của bên cấp franchising quy định cách thức điều hành kinh doanh: Bên nhận franchising đồng ý tuân thủ những chỉ dẫn mà bên cấp franchising đề ra đối với cách thức điều hành hệ thống này. Các chỉ thị đó có thể bao gồm việc kiểm tra chất lượng, bảo hộ hệ thống, giới hạn lãnh thổ, các nội dung chi tiết điều hành và một loạt các quy định khác điều chỉnh công việc điều hành của bên nhận franchising đối với việc kinh doanh.


So sánh các loại hợp đồng

2.548 Phần trên đã nêu ra ba điểm khác biệt của một hợp đồng franchising điển hình, đó là: li-xăng sử dụng một hệ thống đồng nhất, quan hệ tương tác trong suốt quá trình kinh doanh và việc tuân thủ cách thức điều hành đã được quy định. Những đặc điểm này có thể được sử dụng để so sánh hợp đồng franchising với hợp đồng bán lẻ và hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn. Trên thực tế, hợp đồng franchising cũng có thể mang một hình thức “ghép lai”, vay mượn đặc điểm từ hai hay nhiều loại hợp đồng. Hơn nữa, các doanh nhân chuẩn bị tham gia vào hợp đồng franchising thường quan tâm tới các khía cạnh kinh doanh của giao dịch hơn là hình thức pháp lý chính xác của hợp đồng.
Cấp li-xăng để sử dụng hệ thống franchising

2.549 Cốt lõi của một hợp đồng franchising là một li-xăng được bên cấp franchising cấp cho bên nhận franchising để sử dụng hệ thống franchising. Đây là điều chủ yếu để cho phép bên nhận franchising quản lý việc kinh doanh của mình theo phương thức mà bên cấp franchising đã phát triển. Ngược lại, hợp đồng bán lẻ chỉ liên quan tới hoạt động bán hàng đơn giản và không cần thiết phải được cấp li-xăng.

2.550 Sự phân biệt giữa hợp đồng franchising và hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn là khó nhận thấy hơn. Người ta cho rằng franchising chỉ là một hình thức tinh vi của hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn và rằng hợp đồng franchising chỉ tiến xa hơn việc li-xăng một hoặc một số quyền sở hữu trí tuệ cụ thể, chẳng hạn như nhãn hiệu hàng hoá, bởi vì đây là một li-xăng sử dụng một hệ thống bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, các quyền sở hữu trí tụê. Quả thực, theo hợp đồng franchising, bên nhận franchising thực hiện nhiều hơn việc chỉ bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ dưới nhãn hiệu của người khác, mặc dù bên nhận franchising có thể không trực tiếp sản xuất gì cả. Franchising đã tiến xa hơn bằng việc cho phép bên nhận franchising sản xuất và bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ như một thành viên của hệ thống lớn rộng hơn.

2.551 Ví dụ, công ty Desk Gear (một ví dụ hư cấu) li-xăng để sản xuất và bán bút mang nhãn hiệu FLUME có thể được coi là một hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu công ty Desk Gear quyết định thành lập một hệ thống kinh doanh bao gồm việc thiết kế cửa hàng và kỹ thuật marketing cho việc bán bút của mình và cho phép ai đó sử dụng hệ thống này để bán bút FLUME, thì đó sẽ là franchising.

2.552 Trong mối quan hệ bán lẻ, bên thứ nhất sản xuất hàng hoá và chuyển giao hàng hóa cho bên thứ hai ở một mức giá mà đã bao gồm lợi nhuận của chính bên thứ nhất này và bên thứ hai bán lại hàng hoá đó ở một mức giá cao hơn, để có thể thu được lợi nhuận cho riêng mình. Trong một quan hệ frachising giản đơn điển hình, bên cấp franchising sẽ giải thích cho mỗi bên nhận franchising cách thức sử dụng hệ thống franchising và đổi lại, có được thu nhập bằng cách hưởng phần trăm (%) trong thu nhập của bên nhận franchising, ví dụ 1% doanh thu. Thêm cạnh đó, bên cấp franchising còn có thể bảo đảm thu nhập bằng việc bán hàng hoá cho bên nhận franchising, người sẽ trở thành một khách hàng “thường trực” của bên cấp franchising bằng thỏa thuận mua sắm những mặt hàng cần thiết từ bên cấp franchising cho hoạt động franchising.



Mối quan hệ tương tác theo quá trình kinh doanh

2.553 Trong hợp đồng bán lẻ, người sản xuất và nhà phân phối thường là độc lập với nhau. Trong hợp đồng li-xăng chuẩn và trong hợp đồng franchising, hai bên tuy độc lập nhưng lại có mối quan hệ làm ăn mật thiết được xác định bởi những quy định tương ứng của hợp đồng li-xăng và hợp đồng franchising. Thu nhập mỗi bên phụ thuộc vào những cố gắng kết hợp của cả hai bên. Việc kinh doanh của những người nhận li-xăng hoặc nhận franchising càng thành công thì thu nhập cho cả hai bên càng nhiều.

2.554 Tuy nhiên, ngược lại với một hợp đồng li-xăng chuẩn thì thành công của phía nhận franchising cũng lệ thuộc vào năng lực phát triển một hệ thống có thể mang lại lợi nhuận của bên cấp franchising đào tạo bên nhận franchising vận hành chính xác hệ thống, cải tiến và phát triển hệ thống, giám sát hoặc kiểm soát bên nhận franchising và hỗ trợ bên nhận franchising trong suốt thời hạn hợp đồng franchising nhằm tăng cường xác suất thành công. Trong hợp đồng franchising, ít nhất nội dung mang tính chất lâu dài xuyên suốt quá trình cũng hàm ý rằng phía bên cấp franchising sẽ tiếp tục phát triển hệ thống franchising và chia sẻ với bên nhận franchising những kết quả phát triển mới.

Tuân thủ phương pháp đã được quy định

2.555 Trong hợp đồng bán lẻ, ngưòi bán không thực thi quyền kiểm soát cách thức mà người mua bán lại hàng hoá tới người sử dụng cuối cùng. Trong hợp đồng li-xăng, người nhận li-xăng được phép sử dụng nhãn hiệu của người li-xăng, thông thường chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa sẽ thực hiện một số biện pháp kiểm tra chất lượng hàng hoá hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo li-xăng đó. Đặc biệt, điều này sẽ đảm bảo cho người li-xăng là người li-xăng có thể ngăn chặn bất kỳ tổn hại nào đối với uy tín nhãn hiệu của người li-xăng do chất lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người nhận li-xăng sản xuất hoặc cung cấp là kém hoặc không ổn định, không phù hợp. Đối với nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống luật pháp một số nước đòi hỏi rằng các hợp đồng li-xăng phải có các điều khoản yêu cầu bên li-xăng kiểm soát chất lượng và những quy định như vậy là thiết yếu trong hệ thống luật pháp của nhiều nước nhằm thực thi và tránh nguy cơ bị mất các quyền đối với các nhãn hiệu hàng hóa đã được li-xăng.

2.556 Đối với hợp đồng franchising, bên cấp franchising không chỉ giám sát cách thức mà bên nhận franchising sử dụng các quyền cụ thể, chẳng hạn như quyền nhãn hiệu hàng hoá, mà còn định ra cách thức theo đó các khía cạnh cơ bản của hệ thống franchising được triển khai và quản lý. Do vậy, phạm vi ảnh hưởng của bên cấp franchising đối với bên nhận franchising rộng lớn hơn so với ảnh hưởng của người li-xăng đối với người nhận li-xăng.

Các loại franchising


2.557 Chương này chỉ đề cập tới một dạng franchising phổ biến, mà có thể được gọi là franchising phương thức kinh doanh. Tất nhiên, dạng thức tổng quát này bao gồm nhiều biến thể khác. Những biến thể đó có thể bao gồm cả những thay đổi về bản chất của hệ thống franchising, phạm vi và nội dung li-xăng được cấp, bản chất hoặc mục tiêu của mối quan hệ qua quá trình kinh doanh và phạm vi, mức độ giám sát do bên cấp franchising tiến hành đối với cách thức hoạt động của bên nhận franchising.

2.558 Một phương thức kinh doanh điển hình được franchising kinh doanh đã được mô tả như là mang các đặc trưng ở mối quan hệ kinh doanh bền chặt giữa bên cấp franchising và bên nhận franchising bao gồm không chỉ sản phẩm, dịch vụ và nhãn hiệu hàng hoá mà toàn bộ phương thức kinh doanh - những kế hoạch và chiến lược tiếp thị, các chuẩn mực và sổ tay hướng dẫn tác nghiệp, việc kiểm tra chất lượng và trao đổi thông tin liên tục.

2.559 Để nhận thức một cách rõ ràng hơn về tiềm năng của franchising, nên xem xét sơ bộ qua một số loại các phương thức kinh doanh hay được franchising. Theo cách phân loại hợp đồng franchising dựa vào chức năng, có ba loại hợp đồng cơ bản sau: franchising chế biến, franchising phân phối và franchising dịch vụ. Ngoài ra, cũng có thể phân loại theo mối quan hệ giữa bên cấp franchising và bên nhận franchising. Điều này bao gồm các mối quan hệ kiểu như quan hệ giữa người sản xuất và người bán buôn, người sản xuất và người bán lẻ, người bán buôn và người bán lẻ, và ngành công nghiệp dịch vụ với người bán lẻ.

2.560 Trong loại hình franchising gia công chế biến, đôi khi được gọi là franchising “gia công chế tạo”, bên cấp franchising cung cấp thành phần thiết yếu hoặc kiến thức kỹ thuật cho người chế biến hoặc người sản xuất. Bên cấp franchising sẽ cho phép bên nhận franchising sản xuất và bán các sản phẩm dưới nhãn hiệu hàng hóa của mình. Trong một số trường hợp, bên nhận franchising sẽ được bên cấp franchising li-xăng sử dụng thông tin thương mại bí mật hay công nghệ đã được cấp bằng độc quyền sáng chế, ngoài ra bên nhận franchising có thể được đào tạo và/hoặc cung cấp thông tin liên quan đến tiếp thị, phân phối và bảo quản sản phẩm. Những loại hình franchising như vậy thường rất phổ biến, ví dụ, trong công nghiệp nhà hàng và đồ ăn nhanh.

2.561 Trong hình thức franchising dịch vụ, bên cấp franchising phát triển một dịch vụ mà bên nhận franchising sẽ cung ứng cho khách hàng của mình theo các điều khoản của hợp đồng franchising. Chẳng hạn như một franchising dịch vụ liên quan tới việc cung cấp dịch vụ nâng cấp ôtô hoặc các dịch vụ sửa chữa, hoặc cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng.

2.562 Trong loại hình franchising phân phối, bên cấp franchising (hay một số người khác đại diện cho bên cấp franchising) sản xuất và bán sản phẩm cho bên nhận franchising. Sau đó, bên nhận franchising sẽ bán sản phẩm này cho khách hàng, dưới nhãn hiệu hàng hóa của bên cấp franchising, trong phạm vi lãnh thổ của bên nhận franchising. Chẳng hạn, việc phân phối nhiên liệu ô tô, mỹ phẩm hoặc đồ điện gia dụng có thể được tiến hành dưới hình thức franchising này.


Trình tự thực hiện franchising


5.563 Việc lựa chọn giữa những cơ cấu phù hợp khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh riêng cụ thể của bên cấp franchising và bên nhận franchising, cũng như bản chất của franchising. Những yếu tố khác cần được xem xét bao gồm:

  • lý do cấp franchising của bên cấp franchising,

  • nguồn lực của bên cấp franchising,

  • quy mô và các nguồn lực của bên nhận franchising chính hoặc bên phát triển franchising, và

  • bản chất của thị trường liên quan (bao gồm vị trí của thị trường, trong nước hay nước ngoài và tầm quan trọng của nó đối với bên cấp franchising).
Đơn vị Franchising

5.564 Đơn vị franchising là cách thức giản đơn nhất qua đó franchising có thể được tiến hành bởi mối quan hệ trực tiếp giữa bên cấp franchising và bên nhận franchising, do bên cấp franchising ký kết trực tiếp hợp đồng franchising với bên nhận franchising. Trên quy mô trong nước - nếu bên cấp và bên nhận franchising thuộc cùng một quốc gia – đơn vị franchising là cơ cấu được sử dụng thông dụng nhất.

5.565 Tuy nhiên, nếu bên cấp franchising và bên nhận franchising ở những nước khác nhau, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, thương mại, pháp luật, chính trị và kinh tế giữa các quốc gia có thể buộc phải thiết lập một đại diện tại chỗ tại quốc gia của bên nhận franchising bằng một bên cấp franchising chính, hoặc tham gia franchising đa đối tác thông qua sự trung gian của một công ty chi nhánh hoặc một liên doanh.

2.566 Sự chọn lựa khác thay vì thiết lập đại diện tại chỗ như vậy là bên cấp franchising phải hình thành ngay trong phạm vi tổ chức của mình một năng lực chuyên môn cho phép bên cấp franchising điều chỉnh franchising của mình cho thích ứng với nhu cầu của thị trường từng địa phương nơi bên cấp franchising muốn kinh doanh. Trong khi cách tiếp cận này sẽ tối đa hoá sự giám sát của bên cấp franchising đối với hoạt động franchising, thì nó cũng làm tăng đáng kể gánh nặng hành chính, và chi phí cho các hoạt động tại các nước khác và có thể làm giảm một trong những lợi thế chính của franchising, là không phân tán các nguồn lực để thiết lập các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.

Franchising theo lãnh thổ

2.567 Các hợp đồng franchising nhằm mục đích chiếm lĩnh một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực địa lý quan trọng bằng việc thiết lập đồng loạt hoặc lần lượt một số đơn vị, cửa hàng hoặc cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trong một thời gian thoả thuận, có thể được gọi là “franchising theo lãnh thổ”. Có hai hình thức thiết lập franchising theo lãnh thổ, đó là “hợp đồng phát triển franchising” và “hợp đồng franchising chính”, có thể được kết hợp với nhau. Phần dưới đây sẽ xem xét về hai hình thức nói trên.

2.568 Hình thức cấu trúc được lựa chọn cho một thoả thuận franchising có thể có liên quan đến phương thức theo đó bên nhận franchising hoặc một bên nhận franchising chính được hình thành tổ chức theo quy định của pháp luật. Hai hình thức tổ chức cần phải được lưu ý đến, đặc biệt trong việc hình thành các hợp đồng franchising xuyên quốc gia hoặc quốc tế, đó là: các công ty chi nhánh và các liên doanh. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng trong một hợp đồng franchising thì bất kỳ loại tổ chức hợp pháp hoặc hình thức công ty nào cũng đều có thể được sử dụng, tuỳ thuộc vào những cân nhắc về mặt kinh doanh và luật thực định đặc biệt là luật thuế, luật lao động, luật đầu tư nước ngoài và luật cạnh tranh.

2.569 Trong franchising quốc tế khi mà bên cấp franchising chính tại chỗ là một chi nhánh của bên cấp franchising, thì bên cấp franchising có thể kiểm soát trực tiếp mạng lưới các bên nhận franchising, đồng thời cũng có được sự hiện diện tại chỗ. Việc này sẽ đòi hỏi sự hiện hữu của một công ty chi nhánh có thể được thiết lập như một công ty tại chỗ ở nước mà bên cấp franchising muốn phát triển hoạt động. Sau đó công ty chi nhánh này sẽ hoạt động như bên cấp franchising, cấp các franchising cho một hay nhiều bên nhận franchising địa phương.

2.570 Không giống như một công ty chi nhánh, một liên doanh là hình thức liên kết giữa hai công ty riêng biệt. Các công ty này đồng ý cùng hoạt động, qua việc hình thành một pháp nhân riêng biệt phục vụ cho một mục đích cụ thể. Hình thức chính xác của liên doanh hay nói cách khác loại hình của pháp nhân này phụ thuộc vào những ý muốn của các bên liên doanh và vào luật pháp quốc gia. Bên cấp franchising sẽ tham gia tích cực vào liên doanh để thực hiện franchising. Việc hình thành một liên doanh có thể đem đến sự bảo đảm cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, bởi với sự tham gia của bên cấp franchising vào việc quản lý liên doanh, thì việc sử dụng hệ thống đã được franchising của các bên nhận franchising có thể được kiểm soát.

2.571 Một hiện tượng là đặc thù riêng của liên doanh là mối quan hệ với đối tác liên doanh của bên cấp franchising. Điển hình là đối tác liên doanh là một cá nhân hay một doanh nghiệp địa phương được bên cấp franchising lựa chọn coi như một đối tác do các kinh nghiệm trong việc kinh doanh và tập quán tại địa phương, bên cấp franchising cũng chia sẻ việc quản lý liên doanh với đối tác của mình.

Hợp đồng phát triển franchising

2.572 Một hợp đồng phát triển franchise liên kết trực tiếp franchisor với franchisee - người được mong muốn phát triển và tiến hành hoạt động kinh doanh với nhiều đơn vị. Hợp đồng franchise này sẽ bao gồm một “hợp đồng phát triển” qua đó franchisee phải phát triển việc kinh doanh trong lãnh thổ được giao bằng việc thành lập một số đơn vị franchise hoặc cửa hàng giới thiệu sản phẩm mà franchisee sẽ thông thường là làm chủ trực tiếp. Trong trường hợp này, franchisee sẽ không franchise thứ cấp thêm cho các bên thứ ba khác.

2.573 Nói chung hợp đồng này sẽ gồm một lộ trình cho việc thành lập các đơn vị franchising và phát triển trong lãnh thổ được giao. Các đơn vị cá thể mà bên nhận franchising thiết lập theo loại hình cấu trúc này sẽ không có địa vị pháp lý độc lập và có thể là các bộ phận hoặc chi nhánh của doanh nghiệp của bên nhận franchising.

Franchising chính

2.574 Trong hợp đồng franchising chính thì bên cấp franchising trao quyền (có thể là độc quyền) cho một bên, thường được gọi là “bên nhận franchising chính” đối với một khu vực địa lý. Bên nhận franchising chính được bên cấp franchising trao quyền cấp franchising cho bên thứ ba thường được gọi là “bên nhận franchising phụ” để khai thác mọi cơ hội kinh doanh tiềm tàng ở một khu vực địa lý rộng lớn hơn. Có thể cho phép một số bên nhận franchising phụ điều hành nhiều hơn một đơn vị kinh doanh, trong trường hợp này hợp đồng franchising phụ được gọi là “franchising đa đơn vị”.

2.575 Một hợp đồng franchising chính cho phép bên cấp franchising giao phó cho một bên khác, bên nhận franchising chính, khai thác một khu vực địa lý nhất định, trong trường hợp khu vực địa lý đó ở xa hoặc bên cấp franchising không có hiểu biết cần thiết hoặc nơi được coi là thuận lợi cho những mục đích chiến lược kinh doanh.

2.576 Việc đề cập tới vấn đề franchising đặc biệt quan trọng trong kinh doanh franchising quốc tế, khi một bên cấp franchising có thể muốn thiết lập các hoạt động franchising ở một nước mà ở đó có thể bên cấp franchising không có kinh nghiệm kinh doanh; nhưng ngay cả khi không phải trường hợp như vậy, đó có thể chỉ đơn giản là một sự lựa chọn trong chiến lược kinh doanh.

2.577 Mức độ kiểm soát cách thức thực hiện franchising của bên cấp franchising ở nước mà bên nhận franchising chính được thiết lập thường được quy định bằng các điều khoản trong hợp đồng franchising chính, quy định rõ phạm vi quyền hạn của bên nhận franchising chính trong việc điều chỉnh hệ thống franchising để thích ứng với nhu cầu tại chỗ.

Cơ cấu kết hợp

2.578 Một hợp đồng franchising có thể dựa trên sự kết hợp giữa các cơ cấu đã được đề cập ở trên. Ví dụ, kết hợp một franchising chính, theo đó một số bên nhận franchising phụ độc lập sẽ được thiết lập, với hợp đồng phát triển franchising mà theo đó bản thân bên nhận franchising chính hoặc một trong những bên nhận franchising phụ của bên nhận franchising chính còn có cam kết thêm sẽ mở một số đơn vị của mình trong cùng một lãnh thổ. Một bên cấp franchising chính cũng có thể được trao quyền ký kết những hợp đồng phát triển franchising với một hay nhiều bên nhận franchising độc lập trong khuôn khổ franchising chính.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương