Chương 2 CÁc lĩnh vực bảo hộ SỞ HỮu trí tuệ



tải về 1.27 Mb.
trang30/33
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.27 Mb.
#28841
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

Vai trò của pháp luật


2.753 Mặc dù có nhiều cách tiếp cận như đã đề cập ở trên, tất cả các nước đã đưa ra sự bảo hộ hữu hiệu chống cạnh tranh không lành mạnh đều đặc biệt quan tâm đến việc thực thi luật pháp, và thường cho phép các toà án tự do xem xét. Thành công của luật cạnh tranh không lành mạnh phụ thuộc nhiều vào những gì mà toà án có thể áp dụng được. Rất ít quy định trong điều khoản vi phạm chung có thể là cơ sở đầy đủ để phát triền một hệ thống luật cạnh tranh không lành mạnh hiệu quả trong khi một đạo luật dự thảo ấn tượng có thể đưa ra những kết quả đáng thất vọng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một quy định rõ ràng và chi tiết về thực tiễn thương mại không lành mạnh là không có ích; tối thiểu nó cũng mang lại hiệu quả ngăn chặn các hành vi thị trường; nhưng nó sẽ không mang lại kết quả như mong đợi nếu không được toà án thực hiện. Trong thế giới cạnh tranh luôn biến đổi, thậm chí các nhà lập pháp am hiểu nhất cũng không thể tiên liệu được tất cả những hình thức tương lai của hành vi thị trường không lành mạnh mà phải dựa vào việc giải thích pháp luật của toà án. Vì vậy, nhiều nước đã bổ sung các quy định cụ thể về một số thông lệ thị trường bằng một quy định chung, cho phép tòa án đưa vào các hình thức hoạt động thị trường không lành mạnh mới trong hệ thống chung.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Định nghĩa chung

2.754 Theo Điều 10bis(2) Công ước Paris, cạnh tranh không lành mạnh bao gồm “bất kỳ hành vi cạnh tranh nào trái với các thông lệ trung thực”. Hầu hết các nước có luật đặc biệt về cạnh tranh không lành mạnh đều phê chuẩn các định nghĩa tương tự hoặc giống như vậy trong phần quy định chung - sử dụng các thuật ngữ như “thông lệ thương mại trung thực” (Bỉ và Luxembourg) “nguyên tắc ngay tình” (Tây Ban Nha và Thụy Sĩ), “chính xác về mặt chuyên môn” (Italia) và “đạo đức hàng hoá” (Đức, Hy Lạp và Ba Lan). Do thiếu các quy định pháp luật chuyên ngành, các tòa án đã định nghĩa cạnh tranh lành mạnh là “các nguyên tắc giải quyết trung thực và công bằng” hoặc “đạo đức thị trường” (Hoa Kỳ).

2.755 Cạnh tranh không lành mạnh được mô tả là những hành vi trái ngược với “thông lệ thương mại trung thực” “thiện ý”..., do vậy không tạo nên sự rõ ràng, tạo nên những chuẩn mực trong hành vi được chấp nhận rộng rãi, bởi vì ý nghĩa của các thuật ngữ khá lỏng lẻo. Tiêu chuẩn về “công bằng” hay “trung thực” trong cạnh tranh là sự phản ánh các quan niệm xã hội học, kinh tế, đạo đức, luân thường đạo lý của một xã hội, và vì vậy có thể khác nhau giữa nước này với nước kia (thậm chí trong một nước). Tiêu chuẩn này cũng có thể thay đổi theo thời gian. Hơn nữa, luôn có những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh mới, bởi dường như không có giới hạn đối với sự sáng tạo trong lĩnh vực cạnh tranh. Mọi nỗ lực nhằm bao trùm tất cả các hoạt động cạnh tranh hiện tại hoặc tương lai trong một định nghĩa khái quát - mà đồng thời xác định mọi hành vi bị ngăn cấm và linh hoạt đủ để thích nghi với những thông lệ thị trường mới - cho đến nay vẫn thất bại.

2.756 Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không thể có bất kỳ định nghĩa chung nào về cạnh tranh không lành mạnh. Nhìn chung người ta nhận thấy rằng một số hành vi thương mại luôn luôn (hoặc như Điều 10bis(3) của Công ước Paris quy định là “đặc biệt”) bị coi là tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh. Điểm đáng lưu ý nhất của những hành vi đó là gây ra sự nhầm lẫn, làm mất uy tín và việc sử dụng các chỉ dẫn lừa dối. Điểm chung của các hành vi đó là quan trọng nhất, nhưng chưa toàn diện, những ví dụ về hành vi thị trường không lành mạnh là việc một doanh nhân cố gắng thành công trong cuộc cạnh tranh không dựa trên những nỗ lực của bản thân đối với chất lượng, giá cả của sản phẩm và dịch vụ mà bằng cách giành lấy những thế mạnh từ sản phẩm của người khác một cách phi pháp hoặc bằng cách tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng bằng những tuyên bố sai trái hoặc gây lừa dối. Vì vậy những hành vi như trên gây ra nghi ngờ ngay từ đầu về sự lành mạnh trong cạnh tranh.

2.757 Một dẫn chiếu khác đó là yếu tố chủ quan trong hành vi không lành mạnh. Ngay từ đầu, khái niệm “trung thực” dường như đề cập tới một chuẩn mực đạo đức, và một số loại chuẩn mực đạo đức/luân lý đặc biệt liên quan. Tuy nhiên, phải phân biệt điều này với vấn đề liệu một hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được tiến hành mà không có bất kỳ lỗi nào, không có ý xấu hay không do cẩu thả. Khi luật cạnh tranh không lành mạnh phát triển trên cơ sở các điều khoản vi phạm chung, “vi phạm trong cạnh tranh không lành mạnh” đòi hỏi một số yếu tố chủ quan như “lỗi” hoặc “ ý đồ xấu”. Tuy nhiên, trên thực tế, yếu tố lỗi hay ý đồ xấu thường do tòa án thừa nhận.

2.758 Tuy nhiên, nhân tố quan trọng nhất xác định “sự không lành mạnh” trên thương trường xuất phát từ mục đích của luật cạnh tranh không lành mạnh. Về mặt này, ngay lúc đầu, luật cạnh tranh không lành mạnh được đưa ra nhằm bảo vệ các doanh nhân trung thực. Trong khi đó, việc bảo vệ người tiêu dùng cũng đã được thừa nhận là quan trọng không kém. Hơn nữa, một số quốc gia nhấn mạnh tới việc bảo vệ lợi ích cho đông đảo công chúng, đặc biệt là lợi ích được tự do cạnh tranh. Luật cạnh tranh không lành mạnh hiện đại vì thế phục vụ vì mục đích hơn trước gấp ba lần, đó là: bảo vệ cho các đối thủ cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo an toàn trong cạnh tranh vì lợi ích của đông đảo công chúng.

2.759 Một bên luôn luôn “liên quan” là nhà kinh doanh trung thực. Vì vậy, luật cạnh tranh không lành mạnh trước hết là một luật đặc biệt nhằm bảo vệ nhà kinh doanh trung thực, chuẩn mực hành vi của một nhà kinh doanh được xem là điểm trọng tâm ban đầu. Vì vậy, một thông lệ thường bị các thương gia lên án là không đúng thì hiếm khi được coi là một hoạt động cạnh tranh “lành mạnh”.

2.760 Mặt khác, một số thông lệ có thể được công nhận trong một số ngành nghề song lại bị coi là “sai trái” bởi những người khác trên thị trường. Trong những trường hợp như vậy phải có những chuẩn mực về đạo đức cho các hành vi xử sự đúng đắn. Những chuẩn mực đạo đức cho rằng lợi ích của người tiêu dùng không thể bị phương hại một cách không cần thiết, chẳng hạn như do coi thường nguyên tắc trung thực (mà người tiêu dùng dựa vào đó để tiến hành giao dịch), lôi kéo người tiêu dùng vào những hành vi xử sự không theo chuẩn mực xã hội hay thậm chí có hại hoặc xâm phạm vấn đề riêng tư của anh ta.

2.761 Hơn nữa, ban đầu có những thông lệ không gây hại cho cả các nhà kinh doanh lẫn người tiêu dùng nhưng cũng vẫn ảnh hưởng không mong đợi đối với nền kinh tế. Ví dụ, việc bán phá giá lâu dài sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy có những tác động bất lợi đối với cạnh tranh tự do. Khi những khía cạnh kinh tế này được đưa vào luật cạnh tranh không lành mạnh, những hành vi như vậy cũng bị coi là “không lành mạnh”.

2.762 Khi xác định tính “trung thực” trong kinh doanh, tất cả những nhân tố này phải được tính đến. Trên thực tế, khái niệm cạnh tranh không lành mạnh đã trở nên cân bằng với lợi ích. Những khác biệt trong việc đánh giá cái gì là “lành mạnh” hay “không lành mạnh” thường được giải thích bằng những yếu tố khác nhau trên những khía cạnh đã đề cập ở trên. Ví dụ, hành vi kinh doanh có thể được nhìn nhận một cách khác nhau ở các nước mà luật cạnh tranh không lành mạnh truyền thống vẫn tập trung vào việc bảo hộ người cạnh tranh trung thực, khác với những nước đặc biệt nhấn mạnh vào sự bảo vệ người tiêu dùng hay công chúng nói chung.

2.763 Mặt khác, người ta vẫn nhất trí rằng có những hoạt động và thông lệ luôn trái với khái niệm lành mạnh trong cạnh tranh. Những điều này sẽ được thảo luận chi tiết dưới đây.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

2.764 Nhằm mục đích thiết lập những hình thức cạnh tranh không lành mạnh và tạo điều kiện cho việc phân tích trong nghiên cứu, người ta phân thành hai nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là các hành vi được đề cập tại Điều 10bis của Công ước Paris và những hành vi không được đề cập tới trong Điều 10bis.

2.765 Điều 10bis(3) có một danh sách không đầy đủ ba hình thức cạnh tranh không lành mạnh, đó là những hành vi gây ra sự nhầm lẫn, những hành vi làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh và những hành vi có thể lừa dối công chúng. Bởi những hành vi có thể gây ra sự nhầm lẫn và những hành vi có thể lừa dối công chúng là tương tự và đôi khi chồng chéo với nhau, nên các hành vi này cần được xử lý trước hành vi làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh.

2.766 Có nhiều hành vi không được nhắc tới trong Điều 10bis song đã được các toà án công nhận là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và dần trở thành đối tượng của các quy định pháp lý. Đặc biệt là xu hướng bảo hộ đầy đủ các bí mật thương mại bằng các quy định rõ ràng trong luật cạnh tranh không lành mạnh và việc tiếp tục phát triển các quy định điều chỉnh hoạt động quảng cáo so sánh. Hơn nữa, nhu cầu bảo hộ chống lại “việc biển thủ” quá đáng hoặc “lợi dụng” thành tựu của các đối thủ cạnh tranh ngày càng được công nhận rộng rãi, bất chấp sự tồn tại các quyền sở hữu công nghiệp cụ thể, miễn là tùy theo bối cảnh của mỗi vụ việc, các hành vi như thế bị coi là không lành mạnh.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương