Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ


Điều chế acetone từ canxi acetat



tải về 3.47 Mb.
trang28/28
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích3.47 Mb.
#30559
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

5.2. Điều chế acetone từ canxi acetat


Hóa chất: Canxi acetat khan (nghiền nhỏ thành bột), dung dịch NaOH 10%, dung dịch HCl 10%, iot tinh thể.

Cho canxi acetat khan vào ống nghiệm khô (lượng canxi acetat chiếm khoảng ¼ chiều cao ống nghiệm). Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí cong. Đầu cuối của ống dẫn khí nhúng vào ống nghiệm hứng chứa sẵn 1 – 1.5ml H2O (xem hình 1, chương I). Đun nóng nhẹ toàn bộ ống nghiệm, sau đó tập trung đun nóng phần chứa canxi acetat trong khoảng 5-7 phút. Nhận xét sự tăng thể tích ca dung dch trong ống nghiệm hứng.

Cho vài tinh thể iot vào dung dịch trong ống nghiệm hứng lắc đều và cho thêm từng giọt dung dịch NaOH 10% cho đến khi mất màu iot. Theo dõi hiện tượng kết ta trong dung dch.

Sau khi làm lạnh ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng ban đầu, nhỏ vào đó 1 – 2 ml dung dịch HCl 10%. Theo dõi hiện tượng si bt khí.



?



  1. Viết phương trình phản ứng điều chế axeton từcanxi axeta.t

  2. Tại sao có sự tăng thể tích dung dịch trong ống nghiệm hứng?

  3. Mục đích của thí nghiệm cho iot và dung dịch NaOH vào dung dịch trong ống nghiệm hứng cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng ban đầu?
  1. 5.3. Phản ứng màu của andehit với axit


Hóa chất: Dung dch fomendehit 40%,dung dch axetandehid 20%, dung dch axit fucsinsunfurơ, dung dịch HCl đặc.

Dung dch axit fucsinsunfurơ được điều chế bằng cách hòa tan 0.2g fucsin (rosanilin) trong 200ml nước cất và cho thêm vài ml dung dch nước bão hòa khí SO2 (hoặc 2g NaHSO3 và 2ml dung dch HCl đặc). Nếu sau 15 20 phút mà dung dch không mất màu thì cho thêm một ít tha hot tính, lắc cho đến khi mất mà, sau đó lc b than hot tính..

Thuốc thử được giữ trong bình kín, tránh ánh sáng. Lượng dư của SO4 trong thuốc thử càng ít, thuốc thử càng nhạy.

Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống hai giọt dung dịch axit fucsinsunfurơ. Nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất 5 giọt dung dịch axetandehit 20%. Nhận xét hiện tượng xuất hiện màu ở c hai ống nghiệm.



?



  1. Bản chất của phản ứng màu giữa andehit với axit fucsinsunfurơ? Tại sao các xeton không có phản ứng với axit fucsinsunfurơ.

  2. Giải thích các kết quả thí nghiệm.
  1. 5.4. Phản ứng oxi hóa andehit bằng hợp chất phức của bạc (thuốc thử TOLEN)


Hóa chất: Dung dịch fomandehit 5% (hoặc dung dịch axetandehit), dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch NH3 5%.

Các ống nghiệm dùng trong thí nghiệm này phải rửa thật sạch bằng cách nhỏ vào mấy giọt dung dịch kiềm đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi và tráng ống nghiệm bằng nước cất.

Cho vào ống nghiệm (đã rửa sạch) 1ml dung dịch AgNO3 1%, lắc ống nghiệm và nhỏ thêm từ từ từng giọt NH3 5% cho đến khi vừa hòa tan kết tủa bạc oxit (thuốc thử Tolen sẽ kém nhạy nếu cho dư dung dịch NH3).

Nhỏ vài giọt dung dịch fomandehit vào dung dịch thuốc thử Tolen. Đun nóng hỗn hợp vài phút trên nồi nước nóng 60-700C. Quan sát lớp bc kim loi bám trên thành ống nghiệm (đôi khi bạc kim loại tách ra ở dạng kết tủa vô định hình màu đen).

Tiến hành thí nghiệm tương tự với axetandehit.



?


  1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

  2. Tại sao cần rửa sạch ống nghiệm bằng dung dịch kiềm trước khi tiến hành thí nghiệm?
  1. 5.5. Phản ứng oxi hóa andehit bằng đồng (II) hidroxit


Hóa chất: Dung dịch fomendehit 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO4 2%.

Cho 1ml dung dịch fomandehit 5% và 1ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc hỗn hợp và nhỏ từ từ từng giọt CuSO4 2% cho đến khi xuất hiện huyền phù. Đun nóng phần trên của hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi, còn phần dưới của hỗn hợp để so sánh. Quan sát hiện tượng biến đổi từ màu xanh nht (ca huyền phù) sang màu vàng (ca kết ta) rồi mầu đ (ca kết ta).



?


  1. Viết phương trình phản ứng oxi hóa andehit fomic đến axit fomic bởi đồng (II) hidroxit.

  2. Những hợp chất nào (của đồng) có màu xanh nhạt, màu vàng, màu đỏ?
  1. 5.6. Phản ứng oxi hóa andehit bằng thuốc thử feling


Hóa chất: Dung dịch fomandehit 5%, dung dịch thuốc thử feling.

Thuốc thử feling là hỗn hợp của dung dịch feling A và feling B.

Feling A: Hoà tan 34.6g CuSO4.5H2O trong 500ml nước.

Feling B: Hoà tan 173g muối natrikali tactrat, 70g NaOH trong 500ml nước.

Khi cần làm thí nghiệm, người ta trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch Feling A và B sẽ được dung dịch xanh thẩm, gọi là thuốc thử Feling.

Cho 1ml dung dịch thuốc thử Feling và 1-2 giọt dung dịch fomadehit vào ống nghiệm. Đun nóng nhẹ hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng xy ra trong hỗn hợp.



?



  1. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi trộn Feling A với Feling B.

  2. Viết phương trình phản ứng oxi hóa andehit fomic bằng thuốc thử Feling tạo ra axit fomic.

  3. Dùng thuốc thử Feling để oxi hoá andehit thuận lợi hơn dùng đồng (II) hidroxit. Giải thích.
  1. 5.7. Phản ứng của axeton và andehit benzoic với natri hidrosunfit.


Hoá chất: Axeton, andehit benzoic, dung dịch bão hòa NaHSO3, dung dịch HCl 10%, dung dịch Na2CO3 10% .

a/ Rót 3ml dung dịch bão hòa NaHSO3 vào ống nghiệm. Lắc mạnh và cho tiếp 1ml axeton vào dung dịch chứa NaHSO3. Hỗn hợp toả nhiệt. Đặt ống nghiệm trong cốc nước đá và quan sát sự xuất hiện kết ta tinh thể trong ống nghiệm. Nếu hiện tượng kết tủa xảy ra chậm thì có thể khơi mào kết tủa bằng cách dùng đũa thuỷ tinh cọ nhẹ vào thành ống nghiệm (chỗ có dung dịch). Lọc lấy kết tủa tinh thể. Chia thành hai phần và cho vào hai ống nghiệm. Rót vào phần thứ nhất 1ml dung dịch HCl 10%, vào phần thứ hai 1ml dung dịch Na2CO3 10%. Đun nóng nhẹ cả hai ống nghiệm và nhận xét mùi bay lên (cẩn thận khi ngửi mùi).

b/ Rót 0.5ml benzoic, 2ml dung dịch bão hòa NaHSO3 vào ống nghiệm và lắc mạnh. Mùi đặc trưng của andehit benzoic dần dần biến mất và sản phẩm tạo ra ở dạng tinh thể. Tiếp tục lắc hỗn hợp tới khi lượng kết tủa không tăng lên. Rót 6-8ml nước vào hỗn hợp và đặt ống nghiệm vào nồi nước nóng. Quan sát hiện tượng xy ra (lượng kết ta, mùi).

?


  1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

  2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

  3. Nếu thay oxeton trong thí nghiệm trên bằng metyletylxeton hoặc dietylxeton thì phản cộng có xảy ra không?
  1. 5.8. Phản ứng tạo 2,4-dinitrophenylhidrazon của benzandehit và axeton


Hóa chất: Benzandehit, axeton, dung dịch 2,4 – dinitro –phenyl hydrazin hidroclorua.

Cho vào ống nghiệm 1-2m dung dịch 2,4-dinitrophenylhidrazin và 1-2 giọt benzandehit. Lắc nhẹ hỗn hợp. Theo dõi hiện tượng xy ra(kết tủa, màu). Lọc và rửa kết tủa bằng nước, sấy khô sản phẩm để dùng cho thí nghiêm 7.14

Tiến hành thí nghiệm tương tự đối với axeton.

?



  1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

  2. Tại sao phải dùng 2,4-dinitrophenylhidrazin ở dạng muối với axit clohidric?
  1. 5.9. Phản ứng tạo ra semicacbazon của axeton


Hóa chất: Axeton, semicacbazit hidroclorua, kali axxetat.

?

Hòa tan 0.5g semicacbazit hidroclorua trong 2ml nước sau đó cho tiếp 0.2m axeton và 0.4g kali axxetat. Đậy ống nghiệm bằng nút và lắc mạnh hỗn hợp trong 2-3 phút. Đậy ống nghiệm bằng nút và lắc mạnh hỗn hợp trong 2-3 phút. Đặt ống nghiệm vào cốc nước lạnh và quan sát sự xuất hiện kết ta.



1. Tại sao phải đưa thêm kali axxetat vào hỗn hợp phản ứng?

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
  1. 5.10. Phản ứng ngưng tụ ancol và croton của andehit axetic


Hóa chất: Andehit axetic, dung dịch NaOH 10%.

Rót 3ml dung dịch NaOH 10% vào óng nghiệm. Cho thêm 5-6 giọt andehit axetic và đun nóng nhẹ hỗn hợp. Lúc đầu phản ứng tạo ra andol (có mùi dễ chịu), sau đó andol chuyển thành andehit crotonic (có mùi khó chịu, cần cẩn thận khi ngửi mùi). Khi tiếp tục đun nóng lâu hơn, chất lỏng chuyển thành nhựa màu nâu.



?



  1. Viềt các phương trình phản ứng ngưn tụ của andehit axetic.

  2. Tại sao khi đun nóng lâu, chất lỏng chuyển thành nhựa.
  1. 5.11. Phản ứng của andehit benzoic với dung dịch kiềm


(Phản ứng Kanizaro - Tisenco)

Hóa chất: Andehit benzoic, dung dịch KOH 10% (trong ancoletylic, vừa mới pha), kali bicromat (bột) axit sunfuric đặc.

Rót 5ml dung dịch KOH 10% (trong ancol etylic) vào 1ml andehit benzoic trong ống nghiệm và lắc đều. Hỗn hợp phát nhiệt và xuất hiện khối đông đặc các tinh thể sản phẩm (tinh kali banzoat). Lọc lấy phần kết tủa tinh thể, rồi chuyển vào ống nghiệm. Cho thêm vào đó 4-5ml nước, lắc cho tan hết kết tủa, rồi rót thêm 1ml dung dịch HCl loãng. Theo dõi sự xuất hiện kết ta.

Chuyển phần dung dịch lọc (sau khi đã lọc lấy phần kali benzoat trên phễu) vào ống nghiệm và đun trong nồi nước sôi để làm bay hơi phần lớn ancol etylic. Cho 1-2ml nước, một ít bột kali bicromat và 1ml axit sunfuric đặc vào phần còn lại trong ống nghiệm. Đun hỗn hợp đến sôi trên ngọn lửa đèn cồn. Nhận xét mùi ca hỗn hợp.

?



  1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

  2. Tại sao phải dùng dung dịch kiềm trong ancol etylic?

  3. Cho biết đặc điểm cấu tạo phân tử của các andehit có khả năng tham gia phản ứng Kanizaro – Tisenco.


  • Bài 6: AXIT CACBOXYLIC VÀ DẪN XUẤT




  1. 6.1. Tính chất axit của axit cacboxylic


Hóa chất: Dung dịch CH3COOH 10%, axit axetic kết tinh, dung dịch Na2CO3 10%, Mg (bột), dung dịch Metyl da cam, dung dịch quỳ xanh, dung dịch phenolphtalein 1% (trong ancol etylic).

a/ Nhỏ vào ba ống nghiệm, mỗi ống 1 -2 giọt dung dịch CH3COOH 10%. Thêm vào ống thứ nhất 1 giọt metyl da cam, ống thứ hai một giọt quỳ xanh, ống thứ ba một giọt phenolphtalein. Theo dõi sự biến đổi màu trong c ba ống nghiệm.

b/ cho thêm một ít Magiê bột (bằng hạt đậu xanh). Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí thẳng, đầu phía trên được vuốt nhỏ (xem hình 5). Đưa đầu que diêm đang cháy vào đầu vuốt nhỏ của ống dẫn khí. Quan sát hiện tượng bùng cháy ca ngn lửa.

c/ Cho khoảng 0.1 – 0.2 gam CuO vào ống nghiệm. Rót tiếp vào đó 2 – 3ml axit axetic và đun nhẹ hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát mầu ca dung dch.



d/ Rót 1 – 2 ml axit axetic kết tinh vào ống nghiệm đã chứa sẵn 1 – 2ml dung dịch Na2SO3 10%. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xy ra trong dung dch và ngn lửa ở đầu que diêm.

?



  1. Nêu các hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm và giải thích.

  2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

  3. Những kết luận nào được rút ra từ các kết quả thí nghiệm.
  1. 6.2. Phản ứng oxi hóa axit fomic


Hóa chất: Axit formic, dung dịch NaOH 10%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%, dung dịch H2SO4 10%, dung dịch KMnO4 5%, dung dịch nước vôi trong.

a/ Oxi hóa axit fomic bằng thuốc thử Tolen

Cho vào ống nghiệm thứ nhất 1 – 2 ml dung dịch AgNO3 1%, cho tiếp khoảng 1 – 2 giọt dung dịch NaOH 10% tới khi thấy xuất hiện kết tủa. Nhỏ thêm từng giọt dung dịch NH3 5% để vừa hòa tan kết tủa.

Cho vào ống nghiệm thứ hai 0.5ml axit fomic, nhỏ thêm từng giọt dung dịch NaOH 10% cho tới khi đạt môi trường trung tính (thử bằng giấy quỳ trung tính).

Rót hỗn hợp trong ống nghiệm hai vào hỗn hợp trong ống nghiệm một. Đun nóng hỗn hợp phản ứng trong nồi nước nóng 60 – 700C. Nhận xét hiện tượng xy ra trong ống nghiệm.

b/ Oxi hóa axit fomic bằng dung dch kali permanganat

Cho 0.5ml axit fomic, 0.5ml dung dịch H2SO4 10%, và 1ml dung dịch KMnO4 5% vào ống nghiệm. Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí cong, đầu cuối của ống dẫn khí nhúng vào ống nghiệm chứa sẵn 2ml dung dịch nước vôi trong. Đun nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng. Quan sát hiện tượng xy ra trong ống nghiệm chứa hỗn hợp phn ứng và ống nghiệm chứa nước vôi trong.
?


  1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

  2. Nêu các hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm.

  3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
  1. 6.3. Phản ứng oxi hóa axit oxalic


Hóa chất: Dung dịch axit oxalic bão hòa, dung dịch KMnO4 5%, dung dịch H2SO4 10%, dung dịch nước vôi trong.

Cho vào ống nghiệm 3 – 4ml dung dịch KMnO4 5%, 1 – 2ml dung dịch H2SO4 10% và 1ml dung dịch axitoxalic bão hòa. Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí cong. Đầu cuối của ống dẫn khí được dẫn vào ống nghiệm khác đã chứa sẵn 1 – 2 ml dung dịch nước vôi trong. Đun nóng cẩn thận hỗn hợp phản ứng. Nhận xét sự biến đổi mầu trong ống nghiệm chứa nước vôi trong.



?

1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

2. Nêu các hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm và viết các phương trình phản ứng.
  1. 6.4. Tính chất của axit oleic


Hóa chất: Axit oleic, nước brom boã hòa, dung dịch KMnO4 2%, dung dịch Na2CO3 10%.

a/ Phn ứng ca axit oleic với nước brom

Cho vào ống nghiệm khoảng 0.5ml axit oleic và 2ml nước brom. Lắc mạnh hỗn hợp. Theo dõi sự biến đổi màu ca nước brom.

b/ Phản ứng của axit oleic với dung dịch kali permanganat

?

Cho khoảng 0.5ml axit oleic, 1ml dung dịch KMnO4 5% và 1ml dung dịch Na2CO3 10% vào ống nghiệm. Lắc mạnh hỗn hợp. Quan sát sự biến đổi màu ca dung dch kali pemanganat.



1. Nêu mục đích của các thí nghiệm.

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
  1. 6.5. Điều chế và thủy phân axetat


Hoá chất: Dung dịch Natri axetat 10%, dung dịch sắt (III) clorua 3%.

Nhỏ 2 -3 giọt dung dịch CH3COONa 10% vào ống nghiệm, nhỏ thêm vài giọt dung dịch FeCl3 3%. Dung dịch nhóm màu đỏ sẫm của hợp chất phức (tan trong dung dịch).

Đun sôi dung dịch. Hợp chất phức của sắt bị thuỷ phân, tạo ra muối baz của sắt ở dạng kết tủa bông màu nâu đỏ.

?



  1. Viết phương trình phản ứng điều chế và thuỷ phân sắt (III) axetat.

  2. Nêu một số ứng dụng của phản ứng thuỷ phân sắt (III) axetat.
  1. 6.6. Điều chế etyl axetat


Hóa chất: Ancol etylic, axit axetic kết tinh, axit sunfuric đặc, dung dịch natri clorua bão hòa.

Cho vào ống nghiệm thứ nhất (khô) 2ml ancol etylic, 2ml axit axetic kết tinh và 2 giọt axit sunfuric đặc.

Cho vào ống nghiệm thứ hai (khô) lượng ancol etylic, 2ml axit axetic kết tinh tương tự như ở ống nghiệm thứ nhất.

Liên tục lắc đều ở hai ống nghiệm và đồng thời đun nóng 8 – 10 phút trong nồi nước nóng 65 – 700C (không được đun sôi phn ứng!) Sau đó làm lạnh cả hai ống nghiệm. Rót vào mỗi ống 3 – 4 mldung dịch natri clorua bão hòa. Theo dõi sự phân lớp chất lng và so sánh lượng chất lng ở lớp trên trong c hai ống nghiệm.



?



  1. Cho biết vai trò của axit sunfuric trong thí nghiệm điều chế este.

  2. Etyl axetat hầu như không sinh ra khi cho quá dư axitsunfuric vào hỗn hợp phản ứng. Giải thích.

  3. Viết phương trình phản ứng điều chế ety axetat từancol etylic và axit axetic.

  4. Tại sao phải cho dung dịch natriclorua bão hòa vào hỗn hợp sản phẩm? Este nằm ở lớp trên hay lớp dưới? Tại sao?
  1. 6.7. Phản ứng thủy phân este


Hóa chất: Etyl axetat, dung dịch H2SO4 20%, dung dịch NaOH 30%.

Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ông chứa 2ml etyl axetat. Cho thêm vào ống thứ nhất 1ml nước, ống thứ hai 1ml dung dịch H2SO4 20%, ống thứ ba 1ml dung dịch NaOH 30%. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, đồng thời đun nóng 5 – 10 phút trong nồi nước nóng 65 – 750C. Sau khi ngừng đun, so sánh lớp este còn li trong c ba ống nghiệm.


?

  1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

  2. Viết phương tình phản ứng thuỷ phân ety axetat trong ba môi tường phản ứng.

  3. Những nhận xét nào được rút ra từ các kết quả thí nghiệm?


MỤC LỤC

Trang





Giáo viên biên soạn: Trần Duy Đãm

Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 3.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương