ĐỀ CƯƠng ôn tập học kì II – HÓA 11. NĂM họC 2014 – 2015 I. TỰ luậN Đồng phân, danh pháp



tải về 153.19 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích153.19 Kb.
#32230
  1   2   3

Trường THPT Thới Long

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – HÓA 11.

NĂM HỌC 2014 – 2015

I. TỰ LUẬN

1. Đồng phân, danh pháp

2. Thực hiện chuỗi PƯ theo sơ đồ

a. Natri axetat metanaxetilenbenzenbrombenzen

b
(6)

(7)
. butan
etanetyl cloruaetanoletilenP.E

etanolaxit axetic

c. butanmetanaxetilen andehit X ancol Y Acao su buadien

d. CaCO3CaOCaC2C2H2bạc axetiluaaxetilenvinyl cloruaPVC

e. Benzen brombenzen natri phenolat phenol 2,4,6-tribromphenol

3. Nhận biết: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt:

a. CH4, C2H4, C2H2 và CO2 b. Axetilen và Etilen

c. Metan, Etilen, Axetilen d. Butan, Butin-1 vaø Butin-2

e. Benzen, Toluen, Stiren, Hex-1- in f. Toluen, Hexen-2, Hexin-1, n-Hexan

g. Phenol, etanol, glixerol, nước h. Axit fomic, anđehit axetic, axit axetic, ancol etylic

II. TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG HIĐROCACBON NO

Câu 1: Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no?

A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử.

B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử.

C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.

Câu 2: Ankan có những loại đồng phân nào?

A. Đồng phân nhóm chức. B. Đồng phân cấu tạo. C. Đồng phân vị trí nhóm chức. D. Cả a, b, c.



Câu 3: (NC) Cho các phát biểu sau:

a. Ankan có đồng phân mạch cacbon.

b. Ankan và xicloankan là đồng phân của nhau.

c. Xicloankan làm mất màu dung dịch nước brom.

d. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon làm mất màu dung dịch nước brom.

e. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

f. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không có mạch vòng.

Những phát biểu đúng là A, B, C hay D?

A. a, c, d, e. B. a, d, f. C. a, b, d, e, f. D. a, e.

Câu 4: Kết luận nào nêu dưới đây là sai?

A. Các chất là đồng phân của nhau thì phải có tính chất khác nhau.

B. Các chất là đồng phân của nhau thì phải có chung công thức phân tử.

C. Đồng phân là những chất có thành phần phân tử giống nhau nên khối lượng phân tử bằng nhau.

D. Các chất có phân tử khối bằng nhau phải là đồng phân của nhau.

Câu 5: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14?

A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.



Câu 6: Số đồng phân cấu tạo của C4H10 và C4H9Cl lần lượt là:

A. 2 và 2 B. 2 và 4. C. 2 và 3 D. 2 và 5



Câu 7: C5H12 có bao nhiêu đồng phân? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 8: CH3CH(C2H5)CH(CH3)CH3 có tên là:

A. 2-etyl-4-metyl pentan. B. 2,3-đimetyl pentan. C. 4-etyl-2-metyl pentan. D. 3,5-đimetyl hexan.



Câu 9: Chất có CTPT CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2CH3 có tên là:

A. 2,2-đimetyl pentan. B. 2,3-đimetyl pentan. C. 2,2,3-trimetyl pentan. D. 2,2,3trimetyl butan.



Câu 10: Tên gọi của (CH3)2CH-CH2CH3 là:

A. Butan. B. Iso butan. C. Pentan. D. 2-metyl butan.



Câu 11: Cho các phát biểu sau:

a. Hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ.

b. Liên kết hoá học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

c. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.

d. Phân tử hợp chất hữu cơ đều có chứa các nguyên tố cacbon, có thể có hiđro và một số nguyên tố khác.

e. Khi bị đốt, chất hữu cơ thường cháy, sinh ra khí cacbonic.

Những phát biểu đúng là A, B, C hay D?

A. a, c, d, e. B. a, c, e. C. a, b, d. D. b, c, d, e.



Câu 12: Dãy nào chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?

A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8. B. CH4, C2H6, C4H10, C5H12.

C. CH4, C2H2, C3H4, C4H10. D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.

Câu 13: Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng nào?

A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng đốt cháy. D. Phản ứng tách.



Câu 14: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?

A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C.Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy.



Câu 15: Phản ứng nào sau đây được dung để điều chế một lượng nhỏ metan trong phòng thí nghiệm?

A. Tổng hợp trực tiếp từ cacbon và hidro B. Cracking propan hoặc butan

C. Phân hủy yếm khí một số chất hưu cơ D. Nung natri axetat khan với vôi tôi xút

Câu 16: Khi cho Al4C3 tác dụng với nước tạo ra sản phẩm nào sau đây?

A. CH4 và Al(OH)3 B. C2H4 và Al(OH)3 C. C2H2 và Al(OH)4 D. Al(OH)3



Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. CTPT của hiđrocacbon là: A. C2H2 B. C2H6 C. C3H8 D. CH4

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít ankan sinh ra 2 lít CO2. Ankan này có công thức cấu tạo:

A. C2H4 B. CH3-CH2-CH3 C. CH3-CH(CH3)-CH3 D. CH3- CH3



Câu 19: Khi đốt cháy metan trong khí clo sinh ra muội đen và một chất khí làm giấy quỳ tím ẩm hoá đỏ. Sản phẩm của pư là: A. CH2Cl2 và HCl B. C và HCl C. CH3Cl và HCl D. CCl4 và HCl

Câu 20: Một ankan A có công thức đơn giản nhất là C2H5 và mạch cacbon không phân nhánh. A có CTCT là:

A. CH3CH2CH2CH3 B. CH3(CH2)5CH3 C. CH3(CH2)4CH3 D. CH3(CH2)3CH3



Câu 21: Hợp chất X có công thức phân tử C5H12. Khi cho X tác dụng với clo ở điều kiện thích hợp thì thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. Vậy X là:

A. Pentan B. 2-meylbutan C. Xiclopentan D. 2,2-đimetylpropan



Câu 22: Khi cho propan (CH3-CH2-CH3) tác dụng với khí Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 sẽ tạo ra bao nhiêu sản phẩm?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4



Câu 23: Sản phẩm chính khi cho propan tác dụng với khí Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 là:

A. CH3-CH(Cl)-CH3 B. CH3-CH2-CH2Cl C. CH3-CH(Cl)-CH2Cl D. CH2Cl-CH2-CH2Cl



Câu 24: Trong các ankan đồng phân của nhau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Đồng phân tert-ankan B. Đồng phân mạch không nhánh

C. Đồng phân isoankan D. Đồng phân mạch phân nhánh nhiều nhất.

Câu 25: Đối với ankan, theo chiều tăng dần số nguyên tử C trong phân tử thì:

A. Nhiệt độ sôi tăng dần, khối lượng riêng giảm dần B. Nhiệt độ sôi giảm dần, khối lượng riêng tăng dần

C. Nhiệt độ sôi và khối lượng riêng giảm dần D. Nhiệt độ sôi và khối lượng riêng tăng dần

Câu 26: (NC) Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclo propan đi vào dd brom sẽ quan sát được hiện tượng nào?

A. Màu của dd bị nhạt dần, có khí thoát ra B. Màu của dung dịch không đổi.

C. Màu của dd nhạt dần, không có khí thoát ra. D. Màu của dung dịch không đổi, có khí thoát ra.

Câu 27: Đốt cháy hàn toàn một ankan X, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Số mol của ankan khi tham gia pư cháy là: A. 0,05 mol B. 0,1 mol C. 0,15 mol D. 0,2 mol

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ankan X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Công thức phân tử của X và khối lượng nước thu được là:

A. CH4, 3,6 gam B. C2H6, 3,6 gam C. C2H6, 5,4 gam D. C3H8, 7,2 gam



Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankan A, thu được 3,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là:

A. 2,5 gam B. 4,5 gam C. 2,4 gam D. 6,6 gam



Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích ankan cần V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là:

A. 11,2 lít B. 2,24 lít C. 67,2 lít D. 44,8 lít



Câu 31: Khi đun 16,4 gam natriaxetat (CH3COONa) với vôi tôi xút, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí metan (CH4) (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít B. 6,72 lít C. 10,08 lít D. 44,8 lít



Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 22 gam một ankan cho 66 gam CO2. CTPT ankan là:

A. CH4 B. CH6 C. C3H8 D. C4H10



Câu 33: Một ankan A có tỉ khối hơi so với heli bằng 21,5. A có công thức phân tử là:

A. C6H14 B. C3H8 C. C5H12 D. C4H10



Câu 34: Một ankan có %H = 25% thì CTPT là:

A. CH4 B. C2H6 C. C3H8 D. C4H10



Câu 35: Một ankan tạo được dẫn xuất monoclo trong đó clo chiếm 33,33% về khối lượng. CTPT của ankan đó là:

A. C4H10 B. C3H8 C. C5H12 D. C2H6



Câu 36: Một ankan X có chứa 84% cacbon trong phân tử. X có công thức phân tử là:

A. C4H10 B. C6H14 C. C5H12 D. C7H16



Câu 37: Đốt cháy hỗn hợp 2 ankan đồng đẳng liên tiếp ta thu được 6,3 gam nước và 9,68 gam CO2. Vậy CTPT của hai hidrocacbon là:

A. C2H6 và C3HB. C2H4 và C3H6 C. C3H8 và C4H10 D. CH4 và C2H6



Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít ankan X ở thể khí cần 25 lít không khí ở cùng điều kiện. (Trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích). X có công thức phân tử là:

A. C4H10 B. C6H14 C. C5H12 D. C3H8



Câu 39: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,72 gam một chất hữu cơ A thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. A có phân tử khối là 72 và khi cho tác dụng với clo (có askt) thì thu được bốn dẫn xuất monocle. A có tên gọi là:

A. isopentan B. 2, 2-đimetylpropan C. neopentan D. pentan



Câu 40: (NC) Cho 5,6 lít ankan thể tích đo ở 27,3oC và 2,2 atm tác dụng hết với clo ngoài ánh sáng thu được một dẫn xuất clo duy nhất có khối lượng 49,5 gam. Công thức phân tử của ankan là:

A. C4H10 B. C3H8 C. CH4 D. C2H6



Câu 41: (NC) Hỗn hợp gồm ankan và CO có tỉ khối hơi so với không khí là 0,8. Công thức của ankan và % thể tích của nó là:

A. C2H6 và 60% B. C2H6 và 40% C. CH4 và 40% D. CH4 và 60%



CHƯƠNG HIĐROCACBON KHÔNG NO

Câu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3– CH­2– C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.



Câu 2: Hợp chất (CH3)3-C-CH2-CH=CH2 có tên là gì?

A. 2-đimetyl pent – 4- en B. 2,2-đimetylpent-4-en C. 4-đimetylpent-1-en D. 4,4-đimetylpent-1-en



Câu 3: Chất (CH3)3C- CCH có tên là

A. 2,2-dimetylbut-1-in B. 2,2-dimetylbut-3-in

C. 3,3-dimetylbut-1-in D. 3,3-dimetylbut-2-in

Câu 4: CH2=CH-CH(CH3)-CH=CH-CH3 có tên là:

A. 3-metylhexa-1,2-dien B. 4-metylhexa-1,5-dien

C. 3-metylhexa-1,4-dien D. 3-metylhexa-1,3-dien

Câu 5: Anken A có tên gọi 2-metylbut-2-en. CTCT của A là

A. CH3-CH(CH3)CH-CH2 B. CH3-CH=C(CH3)-CH3

C. CH3-CH=CH-CH2-CH3 D. CH3-CH=CH-CH2-CH3

Câu 6: CTCT cùa isopren là:

A. CH3-CH=CH-CH=CH2 B. CH2=CH-CH2-CH=CH2

C. CH3-CH=C=CH-CH3 D. CH2=C(CH3)-CH=CH2

Câu 7: Số đồng phân anken của C4H8 là :

A. 7 B. 4 C. 6 D. 5



Câu 8: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 10



Câu 9: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7



Câu 10: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

A. 4 B. 10 C. 6 D. 9



Câu 11: Số đồng phân của ankadien có CTPT C5H8 là:

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6



Câu 12: Số đồng phân của ankin có CTPT C5H8 là:

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1



Câu 13: Số đồng phân của ankin có CTPT C6H10 là:

A. 3 B. 4 C. 2 D. 5



C©u 14: Có bao nhiêu anken C5H10 có đồng phân hình học?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4



C©u 15: Hợp chất C4H8 có bao nhiêu đồng phân?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6



Câu 16: Cho các chất: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau?

A. (3) và (4) B. (1),(2) và (3) C. (1) và (2) D. (2),(3) và (4)



Câu 17: Oxh etilen bằng dd KMnO4 thu được sản phẩm là

A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH B. K2CO3, H2O, MnO2

C. C2H5OH, MnO2, KOH D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2

Câu 18: Áp dụng qui tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?

A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng. B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

C. Phản ứng trùng hợp của anken. D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 19: Khi cho but-1-en td với dd HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br B. CH3-CH2-CHBr-CH3

C. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br D. CH3-CH2-CH2-CH2Br

Câu 20: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dd HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4



Câu 21: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, ( H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là:

A. dd brom dư B. dd NaOH dư C. dd Na2CO3 dư D. dd KMnO4 loãng dư



Câu 22: Cho các chất sau: metan, etilen, but -2-in, axetilen. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dd Brom B. Có 2 chất tạo kết tủa với dd AgNO3 trong NH3

C. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dd Brom D. Không có chất nào làm nhạt màu dd KMnO4

Câu 23: Trong số các ankin ankin có CTPT C5H8 có mấy chất tác dụng được với dd AgNO3 trong NH3

A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất



Câu 24: Có 4 chất: metan, etilen, but-1-in, but-2-in. Trong 4 chất đó có mấy chất td được với dd AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 25: Công thức chung của dien mạch hở hay còn gọi là ankadien là

A. CnH2n (n) B. CnH2n+1 (n) C. CnH2n-2 (n) D. CnH2n+2 (n)



Câu 26: Ankin là những hydrocacbon không no mạch hở có CTTQ là:

A. CnH2n+2 (n1) B. CnH2n (n2) C. CnH2n-2 (n2) D. CnH2n-2 (n3)



Câu 27: Khi đốt cháy một hydrocacbon thu được thì công thức tổng quát tương ứng của hydrocacbon là

A. CnHm B. CnH2n+2 C. CnH2n D. CnH2n-2



C©u 28: Công thức tổng quát của anken là:

A. CnH2n+2 (n≥0) B. CnH2n (n≥2) C. CnH2n (n≥3) D. CnH2n-6(n≥6)



Câu 30: Nhóm vinyl có CT là A. CH2=CH B. CH2=CH2 C. CH2=CH- D. CH2=CH-CH2-

Câu 31: Sục khí axetilen vào dd AgNO3 trong NH3 thấy có kết tủa màu vàng nhạt, kết tủa đó là

A. AgCCAg B. AgCCH C. AgHCCHAg D. AgHCH2



Câu 32: Cả etan, eten, etin đều có tích chất hóa học giống nhau là

A. Có pư cộng H2, halogen, HX B. Có pư làm mất màu dd KMnO4

C. Có pư thế halogen khi chiếu sáng, pư trùng hợp D. Có pư oxi hóa hoàn toàn

Câu 33: Có thể làm sạch khí etilen có lẫn tạp chất khí axetilen bằng cách dẫn hỗn hợp khí đi qua

A. Nước Br2 dư B. Dd HCl dư C. Dd AgNO3 trong NH3 dư D. Dd KMnO4



Câu 34: dẫn khí propilen vào dung dịch HBr thu được sản phẩm chính là

A. CH3-CH2-CH2Br B. CH2Br-CH2-CH2Br C. CH3-CHBr-CH2Br D. CH3-CHBr-CH3



Câu 35: Cho các ankin sau: pen-2-in; 3-metylpent-1-in; 2,5-dimetylhex-3-in. Số ankin td được với dd AgNO3 trong NH3 là A. 2 chất B. 3 chất C. 1 chất D. Không có chất nào

Câu 36: Hợp chất hữu cơ A có tính chất sau: trạng thái khí, cháy tỏa nhiều nhiệt, làm mất màu dd Br2 và thuốc tím nhưng không tạo kết tủa vàng nhạt trong dd AgNO3/NH3. A là chất nào sau đây?

A. C2H2 B. C2H6 C. C3H8 D. C2H4



C©u 37: Những chất nào sau đây không có đồng phân hình học :

A. CH3CH=CHCH3 B. CH3CH=C(CH3)2 C. CH3CH=CHCH2CH3 D. Cả A, B,C



C©u 38: Có thể nhận biết Anken bằng cách :

A. Cho lội qua nước B. Đốt cháy

C. Cho lội qua dung dịch axit D. Cho lội qua dung dịch nước Brôm

C©u 39: Chất nào sau đây có thể dùng điều chế trực tiếp etilen?

A. CaC2 B. C2H5OH C. Al4C3 D. Tất cả đều đúng



Каталог: UserFiles
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 153.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương