Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ


Phản ứng của phenol với natri hidroxit và muối natri cacbonnat



tải về 3.47 Mb.
trang27/28
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích3.47 Mb.
#30559
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

4.10. Phản ứng của phenol với natri hidroxit và muối natri cacbonnat


Hóa chất: Dung dịch bão hòa phenol trong nước, dung dịch NaOH 2N, dung dịch Na2CO3 2N, dung dịch NaHO3 2N, dung dịch HCl 2N.

a/ Cho 1ml dung dịch phenol vào ống nghiệm và cho thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH 2N đến khi được dung dịch trong suốt.

Chia hỗn hợp thành hai phần để làm tiếp các thí nghiệm sau:


  1. Cho từ từ từng giọt dung dịch HCl vào phần thứ nhất, lắc nhẹ và quan sát hiện tượng xy ra.

  2. Dẫn luồng khí CO2 dư vào phần thứ hai. Quan sát hiện tượng xảy ra.

?

b/ Cho vào hai ống nghiệm,mỗi ống 1mL dung dịch phenol bão hòa trong khi lắc nhẹ thêm vào ống thứ nhất 1ml dung dịch Na2CO3 2N và vào ống thứ hai 1ml dung dịch NaHCO3 2N. Theo dõi hiện tượng xảy ra ở cả hai ống nghiệm.



  1. Nêu mục đích của thí nghiệm

  2. Những nhận xét được rút ra từ các kết quả thí nghiệm?

  3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
  1. 4.11. Phản ứng của các phenol với sắt (III) clorua


Hóa chất: Dung dịch phenol 5%, dung dịch m-crezol 5%, dung dịch p-crezol 5%, dung dịch FeCl3 5%, ancol etylic, dung dich HCl 2N.

Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống một ml dung dịch của một trong các chất sau: phenol 5%, m-crezol 5%, p-crezol 5%. Cho tiếp vào mỗi ống một giọt dung dịch FeCl3 1% và lắc nhẹ. Nhận xét sự đổi màu ca các dung dch.

Mỗi dung dịch được chia thành 2 phần. Nhỏ từ từ từng giọt ancol etylic vào phần thứ nhất và dung dịch HCl 2N vào phần thứ hai cho đến khi dung dịch mất màu.

  1. 4.12. Phản ứng brom hóa phenol


Hóa chất: Dung dịch phenol 5%, dung dịch bão hòa brom trong nước

Cho 0.5ml dung dịch phenol vào ống nghiệm và nhỏ tiếp từng giọt dung dịch nước brom, đồng thời lắc nhẹ dung dịch cho đến khi xuất hiện kết tủa. Tiếp tục nhỏ thật dư nước brom vào dung dịch. Nhận xét sự biến đổi màu sắc ca dung dch.



?



  1. Nêu nục đích của thí nghiệm

  2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

  3. Từ kết quả của thí nghiệm hãy rút ra kết luận về khả năng phản ứng thế của phenol. Giải thích.
  1. 4.13. Điều chế axit picric (2,4,6 - TRINITROPHENOL)


Hóa chất: Phenol, axit sunfuric đặc, axit nitric đặc (D = 1.5 g/ml)

Cho 0.5g phenol và 1.5ml H2SO4 đặc vào ống nghiệm, sau đó đun nóng hỗn hợp để thu được chất lỏng đồng nhất. Rót cẩn thận hỗn hợp lỏng đã được làm nguội sang ống nghiệm khác có chứa sẵn 2ml nước lạnh. Nhỏ từ từ axit nitric đặc vào hỗn hợp và lắc đều. Dung dịch nhóm màu đỏ tối. Đun nóng hỗn hợp trên nồi nước nóng trong vòng 15 phút. Sau khi làm lạnh đem pha loãng bằng một thể tích nước tương đương. Axit picric kết tủa ở dạng tinh thể màu vàng.



?



  1. Để điề chế axit picric người ta phải tiến hành phản ứng sunfo hóa trước phản ứng itro hóa. Giải thích.

  2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
  1. 4.14. Điều chế phenolphtalein


Hóa chất: Phenol, anhydric phtalic, axit sunfuric đặc (D = 1,84g/ml), dung dịch NaOH 2N, dung dịch HCl 2N.

Cho 0.05 – 0.1 g anhydric phtalic (nghiền nhỏ) 0.1 – 0.2g phenol và 3-4 giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm khô. Đun nóng hỗn hợp đến nóng chảy (hỗn hợp nhuốm màu đỏ tối) trên ngọn lửa đèn cồn trong vòng 2 – 3 phút. Làm nguội hỗn hợp, rót vào đó 5-6ml nước. Đun nóng nhẹ ống nghiệm để sản phẩm mau tan. Lấy một giọt dung dịch nhỏ trên tờ giấy lọc. Sau khi giọt dung dịch đã thấm hết vào giấy, đem nhỏ thêm vào giữa vết thấm 1 giọt dung dịch kiềm. Nhận xét màu ca vết thấm trên giấy lc.

Nhỏ lên vết thấm có màu 1 giọt dung dịch HCl. Nhỏ tiếp vào đó 1 giọt dung dịch kiềm. Theo dõi sự biến đổi màu trên vết thấm.

?



  1. Viết phương trình phản ứng điều chế phenolphtalein

  2. Giải thích hiện tượng biến đổi màu của phenolphtalein trong môi trường bazơ và môi trường axit.



  • Bài 5: ANĐEHIT – XETON




  1. 5.1. Điều chế axetandehit từ axetilen


Hóa chất: Cnxi cacbua (đất đèn), thuỷ ngân oxit, axit sunfuric đặc, dung dịch axit fucsinsunfurơ.

Cho vào bình cầu 1 (hình vẽ ) vài viên canxi cacbua. Cho vào ống nghiệm (2) khoảng 0.1g HgO. Rót vào ống nghiệm (3) khoảng 1 – 2 ml nước lạnh và vài viên nước đá nhỏ.

Sau khi đã chuẩn bị xong mới lắp dụng cụ như hình vẽ. Hệ thống ống dẫn khí phải thật kín. Đặt ống nghiệm (2) trong cốc nước nóng (nhiệt độ khoảng 80 – 900C và duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian thí nghiệm). Đặt ống nghiệm (3) trong cốc nước đá. Từ phễu nhỏ giọt (6) nhỏ từng giọt nước lạnh xuống bình cầu với tốc độ vừa phải để có thể đếm được từng bọt khí axetilen đi sang ống nghiệm (2) trong thời gian 10 phút. Nhận xét hiện tượng xy ra ở ống nghiệm (2).

Axetandehit (t0sôi : 20.80C) được dòng khí axetilen dư cuốn theo sang ống nghiệm (3) và tan vào nước lạnh. Nhỏ vào ống nghiệm (3) vài giọt dung dịch axit fucsinsunfurơ. Theo dõi màu ca dung dch trong ống nghiệm (3).



?


  1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

  2. Phản ứng cộng nước vào axetilen xảy ra ở ống nghiệm nào? Chất xúc tác của phản ứng? Tại sao phải đặt ống nghiệm 3 trong cốc nước đá?

  1. Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
    123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
    123456789 -> THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG
    123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
    123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
    123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
    123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
    123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
    123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

    tải về 3.47 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương