Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ



tải về 3.47 Mb.
trang23/28
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích3.47 Mb.
#30559
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

2.3. Hiđro cacbon thơm


a) Phản ứng oxi hóa benzen và toluen

Hóa chất: Benzen (tinh khiết), toluen, dung dịch KMnO4 5%, dung dịch H2SO4 2N.

Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 1ml dung dịch KMnO4 5% và 1ml dung dịch H2SO4 2N. Cho tiếp vào ống thứ nhất 0,5ml benzen, ống thứ hai 0,5ml Toluen. Cả hai ống nghiệm được đậy nút có ống thuỷ tinh thẳng đứng. Lắc nhẹ và đun nóng cả hai ống nghiệm trên nồi nước. Quan sát hiện tượng( màu, kết ta) xy ra trong c hai ống nghiệm.



?



Nêu mục đích của thí nghịêm. Giải thích nguyên nhân sự khác nhau về tính chất của benzen và toluen đối với kalipermanganat. Viết phương trình phản ứng.

b) Phản ứng brom hóa benzen và toluen

Hóa chất: Benzen (tinh khiết), dung dịch brom trong cacbon tetraclorua (tỉ lệ 1:5 theo thể tích). Bột sắt.

a. Lấy hai ống nghiệm khô, cho 1ml benzen vào ống thứ nhất và 1 ml toluen vào ống thứ hai. Cho tiếp vào mỗi ống 1mldung dịch brom rồi lắc đều.

Chia dung dịch trong mỗi ống thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được đặt trên giá. Phần thứ hai đun nóng đến sôi nhẹ (nên đậy ống nghiệm bằng nút có lắp ống thuỷ tinh thẳng đứng) trên nồi nước rồi đặt vào giá. Quan sát và so sánh màu dung dch ca phần thứ nhất và phần thứ hai ca từng hidrocacbon.

b. Cho một nhúm bột sắt (bằng hạt đậu xanh), 1ml benzen và 1ml dung dịch brom vào ống nghiệm khô. Lắc nhẹ và đun nóng hỗn hợp đến sôi nhẹ trên nồi nước. Khi hỗn hợp đang sôi đưa mảnh giấy quỳ xanh tẩm ướt vào miệng ống nghiệm. Quan sát sự biến đổi màu ca dung dch và màu ca mnh giấy qu.



?

  1. Nêu mục đích của thí nghiệm.

  2. Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra. Viết các phương trình phản ứng.

  3. Vai trò của bột sắt? Có thể thay bột sắt bằng chất nào?

c) Phản ứng nitro hóa benzen

Hóa chất: Benzen, axit sunfuric (D=1,84 g/ml), axit nitric (D=1,4 g/ml).

Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 50ml.

Rót từ từ 2ml axit sufuric vào ống nghiệm (hoặc bình cầu nhỏ) đã chứa sẵn 1,5ml axit nitric và làm lạnh trong chậu nước. Nhỏ từ từ 1ml benzen vào hỗn hợp axit đồng thời lắc mạnh ống nghiệm trong chậu nước. Sau khi đã lắc liên tục hỗn hợp trong vòng 6-10 phút rót từ từ hỗn hợp vào cốc chứa 20 -30 ml nước lạnh. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều hỗn hợp, sau đó để yên. Quan sát quá trình phân lớp ca hỗn hợp! Nhận xét mầu và mùi thơm đặc trưng (mùi hnh nhân) ca lớp chất hữu cơ (ở dưới) có chứa nitro benzen.



?



  1. Vai trò của axit sunfuric trong phản ứng nitro hóa? Viết phương trình phản ứng tạo ra nitro benzen bằng hỗn hợp nitro hóa.

  2. Tại sao phải làm lạnh hỗn hợp phản ứng (tạo ra nitro benzen)?

d) Phản ứng sunfo hóa benzen và toluen

Hóa chất: Benzen, toluen, axit sunfuric đặc (D=1,84 g/ml). Dụng cụ: Ống nghiệm có nút lắp với ống thuỷ tinh thẳng, cốc thuỷ tinh 50ml.

Cho 0,5ml benzen vào ống nghiệm thứ nhất, 0,5ml toluen vào ống nghiệm thứ hai. Cho tiếp vào mỗi ống 2ml axit sunfuric. Cả hai ống nghiệm được đậy bằng nút có ống thuỷ tinh thẳng đứng và đun nóng trên nồi nước sôi, đồng thời lắc đều. Theo dõi quá trình hòa tan dần các chất trong hỗn hợp. Tiếp tục đun nóng đến khi được hỗn hợp đồng nhất. Để nguội. Từng hỗn hợp được rót vào một cốc riêng chứa sẵn 20ml nước. Nhận xét kh năng hòa tan ca hỗn hợp phn ứng trong nước.



?

1. Đặc điểm của phản ứng sunfo hóa hidrocacbon thơm ?Viết phương trình phản ứng sunfo hóa benen và toluen bằng axit sunfuric.

2. Giải thích tại sao hỗn hợp sản phẩm phản ứng tan được trong nước.

e) Phản ứng nitro hóa naphtalen

Hóa chất: Naphtalen (bột) axit nitric đặc (D=1,4 g/ml)

Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh nhỏ.

?

Cho 0,5g naphtalen (dạng bột) vào ống nghiệm đã chứa sẵn 2ml axitnitric đặc. Lắc hỗn hợp ở nhiệt độ phòng . Nhận xét sự biến đổi màu ca hỗn hợp! Đun nóng hỗn hợp trên nồi nuớc sôi và lắc nhẹ cho đến khi hòa tan hết naphtalen. Rót hỗn hợp vào cốc chứa 10ml nước lạnh. Quan sát màu sắc ca các tinh thể alpha-nitronaphtalen. Lọc lấy sản phẩm. Rửa kết tủa bằng nước.



1. Tại sao khi nitro hóa nitro naphtalen không cần cho thêm axit sunfuric? Viết phương trình phản ứng tạo ra alpha-nitronaphtalen.

2. Tại sao khi nitro hóa nitro naphtalen bằng axitnitric đặc không thu được beta- nitronaphtalen.

f) Phản ứng sunfo hóa naphtalen

Hóa chất: Naphtalen (bột), axit sunfuric đặc.

TN1: Axit  - naphtalensunfonic

Cho 1g naphtalen vào ống nghiệm và đun trên ngọn lửa đèn cồn cho naphtalen nóng chảy. Sau khi để nguội, cho thêm 1ml axit sunfurcic đặc vào ống nghiệm. Đun nóng cẩn thận hỗn hợp trên đèn cồn và lắc đều, đến khi tạo ra chất lỏng đồng nhất; Làm lạnh chất lỏng, cho thêm 2-3 ml nước và đun nóng nhẹ. Khi để nguội axit - naphtalensunfonic từ từ kết tủa xuống (không có kết tủa khi cho nhiều nước).



TN2: Axit - naphtalensunfonic

Cho 1g naphtalen và 1ml và axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Đun nóng hỗn hợp trên nồi nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút cho đến khi naphtalen tan hết. Làm nguội và cẩn thận rót 2 – 3ml nước vào hỗn hợp. Nhận xét kh năng tan ca axit - naphtalensunfonic trong nước.



?



Nêu sự khác nhau cơ bản về điều kiện phản ứng tạo ra axit - và  - naphtalensunfonic. Viết phương trình phản ứng.

1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương