CHỮ quốc ngữ TẠi bình đỊNH


Phụ lục III VẦN PHỤ ÂM (VPÂ)



tải về 0.83 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.83 Mb.
#9383
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


Phụ lục III

VẦN PHỤ ÂM (VPÂ)

STT

Chữ cái

Phụ âm

Cách phát âm

Cách diễn âm

Ghi chú



CH

Xê-hát

Chờ






GI

Jê-i

Giờ






GH

Jê-hát

Gờ (hát)






KH

Ca-hát

Khờ






NG

En-nờ-rê

Ngờ






NGH

En-nờ-jê-hát

Ngờ (hát)






NH

En-nờ-hát

Nhờ (hát)






PH

Pê-hát

Phờ






QU

Cu-u

Quờ

Xem (TLTK 5+6)



TH

Tê-hát

Thờ






TR

Tê-e-rờ

Trờ




Ghi chú: - 1. Vần phụ âm (VPÂ) luôn bất đầu từ một phụ âm, gồm 2 hoặc 3 chữ cái phụ âm như KH, GH, NGH... hoặc là PÂ+NÂ như G+I, Q+U... nhưng chưa tròn âm của tiếng Việt.

2 Trong Tiếng Việt chỉ có 11 VPÂ. VPÂ luôn luôn đứng trước một NÂ độc lập như: QU+A=>QUA, QU+I=>QUI,

hoặc bốn chữ cái: NGH+I=>NGHI, NGH+E=>NGHE.
Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, chúng tôi đã áp dụng:
- Qui ước diễn âm này để dạy cho học sinh vở lòng, lớp 1 bậc tiểu học, đã thu được kết quả tốt. Nhất là dạy cho các em học sinh khuyết tật, ngọng nghịu, hở hàm, môi... giúp chúng luyện âm môi, âm lưỡi, âm cúa và luyện mở, đóng cơ quai hàm đi vào quán tình và như vậy, sau 3 đến 6 tháng các em cá biệt này đã phát âm đúng rõ từng chữ có phụ âm đầu, phân biệt được:

x  s = xử sự, cư xử, xuất xứ, sẵn sàng...

d  r = dễ dàng, rõ ràng...

ch  tr = chính trị, trồng trọt, trừng trị, chia xẻ...
- Phương pháp luyện chữ viết, chúng tôi áp dụng phương pháp trực quan từ dễ đến khó, từ một chấm đến nét thẳng, đến nét cong: cho các em viết từ chữ i: i, t, u, ư, n, m, it, ti, tu, tư, ni, nu... trong những giờ học đầu tiên của học sinh lớp 1; giúp các em điều chỉnh bàn tay, các ngón tay cầm cây bút di động lên xuống phù hợp với từng chữ cái La Tinh. Không có em nào được phép cầm bút với bàn tay “cầm cú”, nhờ vậy, đa số học sinh sớm hình thành viết chữ đẹp từ bậc tiểu học.
- Phương pháp luyện chữ viết, đến tay cầm bút này chúng tôi đã đưa vào chương trình sư phạm, lập giáo trình giảng dạy ở các trường sư phạm Qui Nhơn, BMT, Sài Gòn, Vĩnh Long, Long An. Một số đồng nghiệp cũ của chúng tôi cũng đã áp dụng để tự dạy cho con em mình (đang ở trong nước hoặc đang định cư ở nước ngoài, đang nói tiếng đa âm), cần học tiếng mẹ đẻ. Cá biệt, những người bạn bản xứ nói tiếng đa âm, cũng đã làm quen với cách diễn âm, biểu ngôn Tiếng Việt này để học Tiếng Việt.

Tất cả họ đều đã thành công, tiếp thu nhanh, phát âm rõ từng từ ngữ Tiếng Việt.




Tài liệu tham khảo


  1. Giáo sĩ Đắc Lộ và tác phẩm quốc ngữ đầu tiên” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên – Phạm Đình Khiêm của Tinh Việt Văn Đoàn, địa chỉ 232/19 Hiền Vương, Sài Gòn 1961. In tại XÃ HỘI ẤN QUÁN địa chỉ 5-7-9 đường Ngô Đức Kế, Sài Gòn, phát hành ngày 19.3.1961.

  2. Luận về Quốc học – Nghiên cứu khảo luận của nhiều tác giả do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm nghiên cứu Quốc học xuất bản tháng 8.1999. Trích dẫn: “Nguồn gốc văn học nước nhà và nền văn học mới” của tác giả Lê Dư, từ trang 70-89.

  3. Từ điển Việt Pháp (Dictionaire vietnamien – Francais của tác giả J.F.M GENIBREL missionnaire Apostolique do Nhà xuất bản “ Saigon Imprimerie de la Mission à Tan Dinh – 1898. Trích dẫn từ trang 639 – Từ QUI -  1 lại về - 2 – Nhơn, Ville et port de la province de Binh Dinh, en An Nam – QUI: Con rùa, “tortue de la family des Émydidées...” trang 639. (TG. Tạm dịch: 2 QUI NHƠN, thành phố, cảng của tỉnh Bình Định ở Trung Kỳ (An Nam)

  4. Webter’s New World Dictionary of the American language trích dẫn phần: “Table of Alphabets”.

  5. Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ” của tác giả Hoàng Xuân Việt – do Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin in theo số đăng ký KHXB 612-2006/CXB/03-93-VHTT cấp ngày 11.8.2006, phát hành lưu chiếu quý 1-2007.

Trích dẫn (Gi trang 91Trích dẫn trang 179-số16 “phụ âmQ” được lưu ý là đi với “U” theo sau như QUA, QUE và đọc như Q trong tiếng Latinh” – về các dấu thanh tiếng Việt (trang 180-181-182).

  1. Tiếng Việt tập 2 – lớp 5” của Nhà xuất bản Giáo Dục - Nhiều tác giả do Lê Cận làm chủ biên – tái bản lần thứ 15, in tại Xí nghiệp in Bình Định, 114 Tăng Bạt Hổ - thành phố Qui Nhơn – số in 102/HĐGC/D- số XB 1105/102-00 In xong và nộp lưu chiếu tháng 2-2001.

Phần trích dẫn: “Chính tả, tiết 18-phân biệt C/K/Q” trang 136.

Phần ghi nhớ (trang 137) đã nói:

a. Chữ cái C luôn luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các chữ cái nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

b. Chữ cái K chỉ đứng trước các vần bắt đầu bằng các chữ cái nguyên âm: e, ê, i.

c. Chữ cái Q luôn luôn kết hợp với U thành QU (đọc là quờ); QU đứng trước hầu hết các chữ cái nguyên âm (trừ các nguyên âm o, u, ư). (dòng 11, 12, 13 trang 137 từ trên xuống dưới).

  1. Vietnamese-English Dictionary.

Việt-Anh Từ Điển tác giả Nguyễn Văn Khôi do nhà sách Khai Trí, 62 Đại lộ Lê Lợi Sài Gòn ấn hành lần thứ nhất, xong ngày 01.9.1966 – GPKD số 1792/BTT BCB/XB ngày 17.6.1966 tham khảo phần : PRONUNCIATION:

1 Tones – 2 Consonants

3 Vowels – Diphthongs – Semivowels and final consonants.


  1. Từ điển chính tả thông dụng” của tác giả Nguyên Kim Thản, do NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội 1984 ấn hành.

  2. Từ điển ANNAM - LUSITAN - LATINH của Alexandre de Rhodes. Phiên dịch bởi Thanh Lãng - Hoàng Xuân Việt - Đỗ Quang Chính do NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1991.

-----------------------------------------------------------------------------



THẤY GÌ TỪ HÀNH TRÌNH TIÊN PHONG SÁNG TẠO

CHỮ QUỐC NGỮ CỦA FRANCISCO DE PINA

Tham luận của nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa

Tổng Biên tập tạp chí Văn hiến Việt Nam

Mặc dù ngay trong lời tựa của cuốn Từ điển Việt – Bồ - La xuất bản năm 1651, công trình được coi là khai sinh ra chữ Quốc ngữ, tác giả của nó, giáo sĩ Alexandre de Rhodes, đã trân trọng ghi công Francisco de Pina, thầy dạy tiếng Việt đầu tiên của ông trong vai trò “người thứ nhất”: “Người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường thứ tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn”, nhưng mãi đến gần 4 thế kỷ sau, những năm cuối thế kỷ 20, với công trình nghiên cứu “Các nhà tiên phong người Bồ Đào Nha và ngôn ngữ học Việt Nam” (1995) của nhà sử học, thần học kiêm ngôn ngữ học người Pháp Roland Jacques, vai  trò “người thứ nhất” ấy của Francisco de Pina mới được giải thich đầy đủ rõ ràng.

Với nhiều bằng chứng lịch sử, tôn giáo và ngôn ngữ được sưu tầm tra cứu đối chiếu rất công phu trong cả một thập kỷ, Roland Jacques đã chứng minh thuyết phục rằng không phải Alexandre de Rhodes mà Francisco de Pina mới chính là tác giả đầu tiên của công trình sáng tạo chữ Quốc ngữ Việt Nam, một công trình văn hoá tập thể của các nhà truyền giáo Thiên Chúa giáo Dòng Tên và các trí thức người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Từ nghiên cứu của Roland Jacques, cho đến nay, giới nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ Việt Nam trong và ngoài nước đã mặc nhiên công nhận Francisco de Pina chính là thuỷ tổ của chữ Quốc ngữ.

Tìm hiểu hành trình tiên phong sáng tạo chữ Quốc ngữ của Francisco de Pina có thể sẽ giúp chúng ta giải đáp nhiều câu hỏi thú vị mà lời giải còn khá phân vân, chưa thể thống nhất trong giới nghiên cứu lịch sử chữ Quốc ngữ trong và ngoài nước ví như động lực nào khiến các nhà truyền giáo dòng Tên đã tìm cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự latinh ngay trong những bước khởi đầu hoạt động truyền giáo tại Việt Nam, hành động sáng tạo chữ Quốc ngữ là hành động áp bức văn hoá mở đường cho công cuộc xâm lược thực dân hay là hoạt động giao lưu văn hoá vô tư, bình thường trong sự thôi thúc của yêu thương và hữu nghị, những người có công đầu trong công cuộc sáng tạo chữ Quốc ngữ như Francisco de Pina, Alexandre de Rhodescó đáng cho dân tộc Việt Nam tri ân?...



Chỉ là một nhà báo và là người nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, ngoại đạo của giới lịch sử và ngôn ngữ, trong hiểu biết còn rất hạn chế của mình, nhân hội thảo này, với nhiệt tình bồng bột, tôi thử mạnh dạn sơ bộ khởi lên vài nét về đề tài hiểm hóc đòi hỏi rất nhiều hiểu biết và nhiều công phu nghiên cứu nghiêm túc. Chắc chắn những ý kiến sau đây của tôi còn rất nông cạn phiến diện, xin các đại biểu hội thảo lượng thứ và chỉ giáo.
I. Francisco de Pina và hành trình 8 năm ở Việt Nam.

Cho đến nay, tài liệu về Francisco de Pina cả trong và ngoài nước còn rất ít ỏi. Theo cuốn sách của Roland Jaques và một số tài liệu khác, chúng ta được biêt Pina sinh năm 1585 tại thành phố Guarda, thuộc vùng Beira Alta của Bồ Đào Nha. Ông vào tu Dòng Tên năm 1605, năm ông 20 tuổi và được đưa sang học ở Đại học Thánh Phaolô tại Ma Cao, nơi được coi là trung tâm phụ trách truyền giáo của Dòng Tên ở cả vùng Viễn đông châu Á thời đó.  Tại đây, Pina đã được học tiếng Hoa, tiếng Nhật và một trong những thầy giáo của ông là giáo sĩ đồng hương Rodrigues, nhà ngữ học từng soạn cuốn từ vựng và văn phạm tiếng Nhật chuyển tự sang chữ cái Latinh dựa vào cách phát âm tiếng Bồ. Đầu năm 1617, Pina được cử từ Ma Cao đến tăng cường cho nhóm giáo sĩ Dòng Tên truyền giáo tại Đà Nẵng và Hội An. Ít lâu sau, vùng này bị thiên tai hạn hán nặng nề, chính quyền chúa Nguyễn quy tội cho Thiên chúa giáo là “tà đạo” gây ra thảm hoạ này và các giáo sĩ Dòng Tên bị trục xuất khỏi đây. May mắn là trong lúc đó, quan Trấn thủ Quy Nhơn Trần Đức Hoà công cán qua, thương cảm tình cânh khốn khó của các giáo sĩ phương Tây, Trần Đức Hoà đã đón Francesco Buzomi, Cristoforo Borri và Pina về dinh trấn Quy Nhơn, bố trí họ ở Nước Mặn, một cảng thị lớn của Đàng Trong, nằm bên đầm Thị Nại của phủ Quy Nhơn, nơi thuyền buôn phương Tây và các nước Đông Nam Á thường xuyên ra vào buôn bán (Vùng Cảng thị Nước Mặn nay thuộc các thôn An Hòa, Lương Quang, xã Phước Quang và thôn Kim Xuyên, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Tại Nước Mặn, Trần Đức Hoà đã ưu ái cho xây một ngôi nhà thờ tiện nghi, chu cấp chi phí ban đầu cho các nhà truyền giáo phương Tây sinh sống và cho tự do hoạt động truyền đạo. Francisco de Pina sống ở Nước Mặn trong vòng ba năm từ 1618 đến 1620. Tại đây, Pina cùng cha bề trên Buzomi và linh mục Borri bắt đầu học tiếng Việt, ông đã rất nhanh chóng trở thành người châu Âu đầu tiên thông thạo tiếng Việt, có thể giảng đạo trực tiếp bằng tiếng Việt và góp phần quan trọng biến Nước Mặn trở thành Trung tâm truyền dạy tiếng Việt đầu tiên cho các giáo sĩ Thiên Chúa giáo tại Việt Nam. Đầu năm 1621, Pina được điều ra dinh trấn Thanh Chiêm, Quảng Nam với nhiệm vụ mở một cư sở truyền giáo tại đây. Đầu năm 1625, ông đã hoàn thành nhiệm vụ này và trở thành cha bề trên ở khu truyền giáo Thanh Chiêm. Pina cũng đã biến Thanh Chiêm trở thành trung tâm thứ hai truyền dạy tiếng Việt của Dòng Tên ở Việt Nam sau trung tâm Nước Mặn. Trong thời gian 1621 – 1624, Pina thường xuyên đi về giữa Nước Mặn – Thanh Chiêm để duy trì hai trung tâm dạy tiếng Việt này. Chính linh mục Alexandre de Rhodes cuối năm 1624 đầu năm 1625 đã được đưa đến Nước Mặn và Thanh Chiêm để thụ giáo tiếng Việt hơn một năm trước khi được điều ra Đàng Ngoài phụ trách truyền giáo và trở thành học trò ruột của Pina. Rhodes đã ghi lại như sau trong một báo cáo của mình gửi về Ma Cao như sau:  “Chúng tôi khởi hành từ Macao vào tháng 10 năm 1624 và sau 19 ngày thì tới Đàng Trong, tất cả đều hồ hởi bởi hoạt động tốt. Ở đó chúng tôi gặp cha Pina, ngài rất thông tạo tiếng xứ này, một thứ tiếng khác hẳn tiếng Tàu…Đối với tôi, thú thật vừa tới Đàng Trong và nghe dân xứ này nói, nhất là phụ nữ, tôi tưởng như nghe chim hót và tôi cảm thấy không bao giờ mong có thể học được…Vì thế mà tôi thấy cha Fernandez và cha Buzomi phải dùng thông ngôn để giảng, chỉ có cha Francisco de Pina không cần thông ngôn vì nói rất thạo tiếng đó. Tôi nhận thấy bài ngài Pina giảng có ích nhiều hơn bài các vị khác. Điều này khiến tôi tận tuỵ học hỏi, tuy vất vả, thế nhưng khó ít mà lợi nhiều.Mỗi ngày tôi học một bài và siêng năng như khi xưa vùi đầu vào khoa thần học ở Rôma… Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt”. Tại Nước Mặn và Thanh Chiêm, Francisco de Pina không những được các giáo sĩ, giáo dân mà còn được cả các quan lại chính quyền và  đồng người Việt hết sức mến chuộng, vì Pina “nói tiếng của họ, như chính ngài là người bản xứ Đàng Trong” như nhà chép sử Dòng Tên Bartoli ghi nhận trong một ghi chép của mình. Ngày 15 tháng 12 năm 1625, Francisco de Pina không may bị chết đuối tại Hội An, khi chiếc thuyền nhỏ của ông đi đón hàng cho cư sở Thanh Chiêm từ một tàu buồm Bồ Đào Nha bỏ neo ở ngoài khơi, lúc trở lại bờ bất ngờ gặp lốc, bị đắm. Khi ấy, Pina mới đúng 40 tuổi. Cái chết thương tâm của Pina được một số tài liệu ghi lại như một cái tang rất lớn không chỉ của cư sở truyền giáo Thanh Chiêm - Hội An mà còn của cả dân chúng địa phương. Có hàng trăm người dân địa phương tập trung đến tiến đưa ông. Trước tấm lòng của người dân với Pina, một chiếu chỉ trục xuất các nhà truyền giáo do chính quyền chúa Nguyễn đưa ra được đình chỉ thi hành, cho phép cử tang trong ba tháng, rồi sau đó bị hủy bỏ luôn. Khi đến vĩnh biệt nhà truyền giáo phương Tây trẻ tuổi mà mình mến trọng, người dân Thanh Chiêm - Hội An chưa biết mình đã thay mặt toàn thể nhân dân ta đưa tiễn một người bạn vĩ đại của đất nước, người đã âm thầm khai sinh một thứ chữ viết mà sau này đã trở thành Quốc ngữ của một nước Việt Nam độc lập.
II. Pina đã học tiếng Việt và sáng tạo chữ Quốc ngữ tại Nước Mặn và Thanh Chiêm như thế nào?

Đến nay thì hầu như những người nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ về chữ Quốc ngữ trong và ngoài nước đều thống nhất với nhận định của Roland Jacques rằng công trình Từ điển Việt Bồ La của A.Rhoes chỉ nên được coi là công trình chữ Quốc ngữ đầu tiên in ấn công bố rộng rãi. Rhoes có công rất lớn trong việc tập hợp, tổng hợp, chỉnh lý, bổ sung, hoàn chỉnh thành tựu của những người đi trước, tiêu biểu là những người ông đã ghi công trong lời tựa của cuốn Từ điển gồm ba nhà truyền giáo và ngữ học Bồ Đào Nha là Francisco de Pinna, Gaspar do Amaral và António Barbosa. Trong đó, Pina mới thực sự là tác giả những công trình khởi thuỷ của chữ Quốc ngữ.

Các tài liệu quyết định đưa  Rolannd Jacques đến nhận định trên là bản sao bức thư 7 trang viết tay viết từ Hội An đầu năm 1623 gửi cho cha bề trên Jerónimo Rodrigues, linh mục phụ trách các miền truyền giáo Nhật Bản và Trung Hoa ở Ma Cao cùng tập tài liệu có tên “Nhập môn tiếng Đàng Ngoài” gồm 22 trang viêt tay được xác định đều là của Francisco de Pina do chính Jacques tìm được trong bộ sưu tập Dòng Tên tại châu Á tại Thư viện quốc gia Lisbon. Bộ sưu tập gồm 60 quyển chứa khoảng 30000 hạng mục ghi chép lại tất cả các tài liệu thu thập được trong suốt quãng thời gian từ 1541 đến 1747: hai thế kỉ hoạt động truyền giáo tại Viễn Đông, từ Nhật Bản qua Đông Dương của Dòng Tên. Kết hợp hai tài liệu này của Pina với các tài liệu khác về thời gian Pina sống ở Nước Mặn và Thanh Chiêm, chúng ta có thể hình dung phần nào quá trình học tiếng Việt và phôi thai chữ Việt theo mẫu tự latinh đầy say mê và kiên nhẫn của ông.

Trước hết, ta biết được vì sao là người đến sau nhiều giáo sĩ phương Tây khác nhưng Pina lại là người đầu tiên biết rồi thông thạo tiếng Việt. Theo Pina để học được tiếng Việt thì phải hiểu: “Ngôn ngữ này một ngôn ngữ có cung điệu, giống như cung nhạc, và cần phải biết xướng cho đúng thanh điệu trước đã, sau đó mới học các âm qua bảng chữ cái”. Chính vì không hiểu bí quyết này, không phân biệt được các cung điệu và âm vực, không nhận ra một dấu thanh sắc là đúng hay sai mà cha bề trên Buzomi ở Nước Mặn cũng như cha bề trên ở Hội An dù đã thành tâm theo học vài năm mà vẫn không biết được gì nhiều về tiếng Việt. Là một nhà truyền giáo có bản năng ngữ học thiên tài. Pina đã nhận biết rất nhanh bí quyết này và say mê nghiên cứu học hỏi nên chỉ sau ít tháng sinh sống, giao tiếp với người bản xứ ở Nước Mặn, Pina đã có thể nói năng tự nhiên như người Việt và thực hiện dịch các bản văn Kitô giáo đầu tiên ra tiếng Việt ngay từ năm 1618.

Tất nhiên, Pina không thể học tiếng Việt thành công như thế nếu không có sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt ở Nước Mặn và một người tiêu biểu được nhắc đến trong một bản phúc trình chính thức của cư sở Nước Mặn gửi về Ma Cao có tên rửa tội là Phêrô. Đó là con một nhân sĩ nổi tiếng tại địa phương, thân quen với cư sở truyền giáo, mới 16 tuổi nhưng rất lanh lợi và thông minh, thông thạo chữ Hán, được dân chúng địa phương vô cùng mến mộ. Phêrô đã giúp rất nhiều trong việc học tiếng Việt của Pina cũng như giúp Pina “soạn được sách Giáo lý bằng tiếng nói Đàng Trong rất bổ ích; vì không những trẻ con học thuộc lòng, mà cả người lớn cũng học sách ấy”  như đồng nghiệp cùng ở Nước Mặn với Pina thời gian đó là Borri mô tả trong sách “Tường trình về Khu truyền giáo Đàng Trong” xuất bản năm 1631 tại Rôma. Trong thời gian ở Nước Mặn, trong bức thư nói trên của mình, Pina cũng nhắc đến một thanh niên Việt khác có tên rửa tội là Augusto, thông ngôn của cha bề trên Buzomi, người đã học và thực hành ngôn ngữ cùng ông và cha Buzomi và sau đó trở thành một ngôi sao ở trung tâm dạy tiếng Việt đầu tiên cho các giáo sĩ tại Việt Nam, Pulo Cambi (Nước Mặn). Chắc chắn Augusto cũng là người Việt đã giúp không ít cho Pina trong việc học, nghiên cứu và dịch thuật tiếng Việt trong thời gian ở Nước Mặn.

Đó là thời gian ở Nước Mặn những năm 1618-1620, từ năm 1621 ra Thanh Chiêm, địa chỉ mà Pina cho là nơi tốt nhất để học tiếng Việt, vì có dinh Trấn xứ Quảng, mọi người “nói năng rất chuẩn và có nhiều thanh niên học trò qui tụ về, nên những ai bắt đầu học ngôn ngữ thì tìm được sự giúp đỡ nơi các học trò ấy”, Pina tiếp tục được nhiều người Việt giúp đỡ trong việc tiếp tục học, nghiên cứu tiếng Việt và thực hiện những công trình Việt ngữ mà ông đã ôm ấp và khởi thảo từ Nước Mặn. Đó là những người Việt mà Pina nhắc đến với nhiều hàm ơn như các tôn sư của các giáo phái bởi sự ủng hộ đáng kể về tinh thần và vật chất, hay như các thanh niên trẻ tuổi, năng nổ, tận tâm làm thông ngôn ơ cư sở mà ông đã dốc công đào tạo có tên là Anrê, Phanxicô…

“Ai không đi cày thì không biết lưỡi cày có đâm sâu xuống đất hay không, và cũng không biết đất ấy là loại đất nào…Cuối cùng, mùa màng đã trổ sinh”, Francisco de Pina đã thốt lên hạnh phúc như thế trong bức thư viết từ Thanh Chiêm đầu năm 1623. Khó có thể xác định hai từ “mùa màng” Pina dùng ở đây hàm nghĩa gì: tôn giáo hay ngôn ngữ. Theo tôi, thì có lẽ cả hai. Pina quả đã gặt được ở Thanh Chiêm những bội thu mùa mảng cả trong công cuộc truyền giáo lẫn niềm say mê sáng tạo ngữ học. Ngay trong bức thư, Pina đã nói rõ cho ta biết về những thu hoạch này. Về truyền giáo thì là các ngôi nhà thờ mới và đội ngũ tín đồ ngày một đông đảo. Còn về ngữ học, Pina cũng đã vui mừng báo với cha bề trên: “Về phần con, con đã soạn một tập nhỏ về chữ viết và về các cung điệu của ngôn ngữ này; con hiện đang bắt tay vào ngữ pháp… Ngoài ra, con đã tuyển được ba tập các bản văn có lý giải trong số những tác phẩm hay nhất mà con tìm thấy tại Vương Quốc này”.

Đó là những gì ta thấy trong bức thư của Pina, còn trong tập tài liệu “Nhập môn tiếng Đàng Ngoài”, Pina còn làm được nhiều hơn thế cho chữ Quốc ngữ tương lai. Theo Roland Jacques, đây là cuốn tiểu luận về chính tả và các thanh điệu tiếng Việt bằng La ngữ và Quốc ngữ dài 22 trang chép tay gồm 3 chương: Về các thanh điệu, Về các con chữ và bảng chữ cái và Về các danh từ, tài liệu được bổ sung thêm các phần Đối thoại, Quán ngữ, Lăng mạ… Cũng theo nhận xét của Roland Jaques,  thì trong tác phẩm này, phương pháp ký âm tiếng Việt của Pina còn tân tiến hơn cả cách phiên âm của Gaspar do Amaral, António de Barbosa và Alexandre de Rhodes sau này, bởi nó giống với chữ Quốc ngữ bây giờ một cách đáng ngạc nhiên. “Nhập môn tiếng Đàng Ngoài” cũng là công trình Pina thực hiện dở dang tại Nước Mặn và Thanh Chiêm trước khi mất. Khi từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài  năm 1627,  Alexandre de Rhodes  đã mang tất cả các công trình dang dở của thầy mình theo, trong đó có công trình này, rồi trao lại cho Gaspar do Amaral và António de Pina Barbosa. Chính nhờ các công trình của Pina, Amaral đã thực hiện cuốn từ điển Bồ – Việt, Barbosa soạn cuốn từ điển Bồ – Việt vào khoảng năm 1635-1645.

Như vậy, đến trước khi mất vào giữa tháng 12 năm 1625, tại Nước Mặn và Thanh Chiêm, Pina đã  hoàn thành những nét cơ bản, toàn diện của thứ chữ Việt la tinh hoá, cả về tự vị, ngữ âm, ngữ pháp, chính tả và một tuyển tập các bài văn mẫu. Những thành tựu của Pina đã được trao truyền cho những người kế tục như Amiral, Barbosa, Alexandre de Rhodes và là nguyên liệu chính giúp nhà truyền giáo Dòng Tên người Pháp sắp xếp, chính lý, bổ sung hoàn thành Từ điển Việt Bồ La in tại Rooma năm 1651, chính thức công bố với thế giới một thứ chữ Việt latinh hoá.
III. Tình yêu nước Việt, tiếng Việt là động lực lớn thúc đẩy Francisco de Pina sáng tạo chữ Quốc ngữ.

Tất nhiên, động lực đầu tiên khiến Pina và những người kế tục mình trong Dòng Tên Thiên Chúa giáo tìm đến thứ chữ ghi âm tiếng Việt theo mẫu tự la tinh là động lực truyền giáo mà họ nguyện trọn đời tận hiến. Cũng cần nói là với Dòng Tên Thiên Chúa giáo, phong tập, tập quán, tiếng nói chữ viết bản địa nơi truyền giáo rất được tôn trọng. Để truyền giáo thuận lợi, tiền bối của Pina, Buzomi, Borri, Alexandre de Rhodes đã từng latinh hoá Nhật ngữ, Hoa ngữ để tạo nên một sự hoà nhập trực tiếp nhất, nhanh nhất, sâu nhất có thể giữa văn hoá kitô giáo với văn hoá bản địa. Thế nên, khi đến Việt Nam, các nhà truyền giáo Dòng Tên tìm cách la tinh hoá chữ viết của xứ này cũng là chuyện thường.

Tuy vậy tại Việt Nam, Pina và các đồng nghiệp lại vấp phải những khó khăn to lớn hơn, đối diện với những sự lựa chọn phức tạp hơn nhiều khi thực hiện công việc này bởi việc tồn tại song song hai hệ thống tiếng nói và chữ viết. Một là tiếng Hán và chữ Hán, thứ tiếng nói và chữ viết vay mượn của dân tộc láng giềng Trung Hoa, được coi là tiếng nói và chữ viết chính thức, thường dùng trong các tầng lớp quan lại và người có học. Hai là tiếng Việt, tiếng nói của đông đảo dân chúng và chữ Nôm, thứ chữ ghi âm trực tiếp tiếng Việt dựa vào Hán tự, thời gian đó chưa thực sự phát triển.Trên thực tế, về mặt chữ viết, để tránh tách cộng đồng Thiên chúa giáo mới hình thành tại Việt Nam khỏi gốc rễ truyền thống, trong việc truyền giáo tại Việt Nam từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19, về cơ bản Dòng Tên vẫn chủ yếu sử dụng chữ Hán và chữ Nôm. Và, với việc hướng tới tiếng nói của đông đảo dân chúng, họ đặc biệt chú trọng chữ Nôm. Vì thế mới có hiện tượng thú vị này: trước cả sự phát triển rực rỡ của văn chương chữ Nôm ở nước ta trong thế kỷ 18, văn chương kitô giáo chữ Nôm đã phát triển mạnh mẽ trong nhà thờ Công giáo Việt Nam từ thế kỷ 17. Văn học Công giáo Việt Nam viết bằng chữ Nôm riêng trong thế kỉ 17 còn giữ được 4200 trang, với 1.200.000 chữ nôm. Ngay trong thế kỷ 17, Dòng Tên đã có một tác giả chữ Nôm rất lớn. Đó là Girolarmo Majorica, nhà truyền giáo gốc Italia, từng là học trò tiếng Việt của thầy Pina năm 1624 tại Thanh Chiêm cùng  Alexandre de Rhodes,  rồi về thực hiện truyền giáo và trau dối tiếng Việt ở Nước Mặn đến 5 năm (1625-1629), trước khi bị trục xuất ra Đàng Ngoài đến cư sở Cửa Bạng, Thanh Hoá. Trước khi qua đời năm 1659, Majorica đã để lại đến 48 cuốn sách dạy giáo lý Thiên Chúa giáo bằng chữ Nôm. Cần phải nói đây cũng là đóng góp quý báu của các nhà truyền giáo Dòng Tên vào việc phát triển Quốc ngữ Việt Nam, bởi chữ Nôm chính là Quốc Ngữ của nước ta thời đó khi là hệ thống phiên âm duy nhất của tiếng Việt, thường được gọi là Quốc âm.

Trân trọng tiếng Việt, theo đuổi chữ Nôm, các nhà truyền giáo Dòng Tên vấp ngay một nghịch lý lớn: chữ viết này lại quá khó học với cả người Việt, muốn biết nó phải đi vòng qua chữ Hán. Vì thế, chữ Nôm chỉ có thể là sở hữu của một số ít người có điều kiện học hành lâu dài, đến nơi đến chốn, đông đảo dân chúng, không có điều kiện với tới nó. Nghịch lý này đã làm nảy sinh trong một số nhà truyền giáo Dòng Tên như Pina, sau khi học và thông thạo tiếng Việt, nguyện vọng tìm đến một thứ chữ viết tiếng Việt khác, liên thông trực tiếp với chữ viết của họ, không phải qua một thứ chữ trung gian, có thể dễ dàng đến với đông đảo dân chúng.

Đọc bức thư của Francisco de Pina, ta có thể hiểu một điều: không hề có chủ trương nào của Giáo hội hay của triều đinh Bồ Đào Nha mà ông phục vụ về việc thực hiện một thứ chữ Việt ghi âm trực tiếp từ mẫu tự la tinh. Đó chỉ là công việc tự nguyện của các cá nhân như Pina. Điều này lý giải những khó khăn mà Pina đã nói trong thư như không được bề trên chi tiền, cử người giúp đỡ trong việc học tiếng và chữ Việt, thậm chí mong muốn mướn một gia sư dạy tiếng Việt và chữ Nôm cũng là chuyện xa vời, đến nỗi ông phải viết như kêu cứu: “Phần tiếng nói, vốn từ ngữ con có được là những gì mà con đã dùng móng tay mình để cào lên được từ mặt đất, và chỉ có thế thôi”. Điều này lý giải vì sao những thành quả của Pina, Amiral, Barbosa trong sáng tạo Việt ngữ ban đầu không hề được Giáo hội hào hứng ghi nhận. Ngay cả Rhodes, sau khi bỏ bao công sức hoàn thành Từ điển Việt Bồ La và Phép giáng tám ngày, đã phải mất rất nhiều thời gian chạy vạy, vận động mọi sự ủng hộ, mới có thể được La Mã cho in ấn, công bố các công trình tâm huyết này. Và sau khi chữ Việt la tinh hoá được chính thức khai sinh, nó cũng không hề sớm được các ki tô hữu đón nhận, vận dụng và chỉ được phổ biến hết sức hạn chế, chậm chạp trong hàng thế kỷ ở các nhà thờ Công giáo Việt Nam.

Giống như những điều tốt đẹp về đất nước con người Việt Nam mà chúng ta từng được đọc trong những trang ghi chép của Borri, Rhodes, bức thư của Pinna cho thấy Pina trân trọng mảnh đất nơi ông đang sống và truyền giáo như thế nào. Ông nhắc đến nhiều người Việt Nam ở đây cũng như ở Nước Mặn, “những người thiện tâm có khuynh hướng tự nhiên đón nhận ơn cứu độ, sẵn sàng mở lòng vói Nước Trời” như ba lãnh đạo các giáo phái (có lẽ là Phật giáo), một sư cô vốn rất giàu có nhưng tự nguyện sống nghèo khổ để hiến tài sản làm việc thiện. rồi các cộng sự trẻ ham học hỏi như Anre hay giỏi giang như Augusto. Pina tỏ ra đặc biệt thích thú tiếng Việt, thứ tiếng có thanh điệu như cung nhạc. Ông rất tự hào là đã hiểu được tiếng này sớm hơn nhiều đồng sự, không ngần ngại chỉ trích những ai không chịu khó học hỏi hoặc chậm hiểu tiếng Việt...  

Chúng ta có căn cứ để nói rằng tinh cảm với những con người cụ thể như “ân nhân” Trần Đức Hoà, những người Việt đã cưu mang, giúp đỡ mình ở Nước Mặn, Thanh Chiêm, cộng đồng Ki tô hữu tại đây cũng như tình yêu niềm say mê nước Việt, tiếng Việt và khát vọng mở ra mổi giao hảo Đức tin với đông đảo dân chúng tại đất nước này đã là động lực lớn thôi thúc Pina và những người kế tục mình không tiếc thời gian công sức, vượt bao khó khăn cực nhọc để hướng đến việc tạo nên một thứ chữ Việt “theo mẫu tự của chúng ta”…


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương