CHỮ quốc ngữ TẠi bình đỊNH


QUI ƯỚC THÀNH LẬP CHỮ VIỆT BẰNG MẪU TỰ LA TINH ROMAN



tải về 0.83 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.83 Mb.
#9383
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

QUI ƯỚC THÀNH LẬP CHỮ VIỆT BẰNG MẪU TỰ LA TINH ROMAN
Nhà giáo Trần Đình Trắc
Để mở đầu cho tham luận này, tôi xin trích dẫn: “TỰA” của Tịnh Việt Văn Đoàn viết về: “Giáo sĩ Đắc Lộ và tác phẩm Quốc ngữ đầu tiên” của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên - Phạm Đình Khiêm, xuất bản năm 1961 tại Sài Gòn. (TLTK 1).

... Giáo sĩ A-lịch-sơn Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)... còn để lại trên giang sơn này một sự nghiệp lớn lao về hai phương diện tôn giáo và văn hóa.

...A-lịch-sơn Đắc Lộ còn gọi là người của toàn dân, bởi vì người cũng chiếm công đầu trong việc hoàn thành và phổ biến lối phiên âm Việt ngữ bằng mẫu tự La Mã, quen gọi là “Chữ Quốc Ngữ”, lợi khí vạn năng của nền văn hóa Việt Nam hiện đại”.

... Vẫn hay rằng việc sáng chế chữ quốc ngữ là một công trình tập thể của một số giáo sĩ người Âu, đa số là Bồ-Đào-Nha, với sự tham gia trực tiếp của một số người Việt dạy tiếng mẹ đẻ cho các giáo sĩ. Nhưng giáo sĩ Đắc Lộ chính là người đã tổng hợp các nổ lực kia để làm cho lối phiên âm đó có một hình thức và một qui pháp nhất định...”


Cho đến thời đại Hồ Chí Minh ngày nay, dân tộc Việt Nam đã có bề dày lịch sử văn hóa hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Tổ tiên ta, ông cha ta đã liên tục chịu đựng hàng trăm cuộc chiến tranh, liên tục đấu tranh hy sinh, liên tục gian khổ để tự vệ, giữ gìn nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Tổ quốc còn - Dân tộc Việt Nam còn - Tiếng Việt còn! Có người hỏi: Vậy dân tộc Việt Nam có chữ viết từ thời kỳ nào? - Chữ Việt cổ có hay không? - Câu hỏi này cho đến nay chưa hề có ai khẳng định được vì không còn bất cứ văn tự cổ hay cổ vật nào ở trên thế giới hoặc ở trong nước được tìm thấy để chứng minh.

Tuy nhiên, Học Giả Lê Dư, (TLTK 2), nói về “Nguồn gốc văn học nước nhà”(5+6) trong bài diễn thuyết đọc tại Hội Trí Tri ở Hà Nội ngày 26.10.1933, thì Hán học lưu truyền đến nước ta “sớm lắm, trước lịch Tây 2.513 năm”; “năm 214 có Lý Ông Trọng, là người xứ Giao chỉ đã sang Tàu học kinh sử” - Đến đời Đông Hán, các quan thứ sử Tích Quan và Nhâm Diên, là người Tàu sang đô hộ nước ta, đã mở “Học hiệu” để dạy bảo dân ta... lấy thi, thư giáo hóa dân ta...” lấy chữ Hán làm chữ viết, chuyển dịch ra nghĩa tiếng Việt; cho đến thời Trần, tiếng Nôm là lối chữ phá cách từ chữ Hán đã ra đời và phổ thông trong xã hội đương thời cho đến Cách Mạng Tháng 8/1945, Bản Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chủ Tịch công bố tại Quảng Trường Ba Đình ngày 02/9/1945 là Áng Văn đầu tiên chính thức viết bằng chữ Việt mẫu tự La Tinh của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Như vậy, hàng ngàn năm, qua nhiều thời đại đế chế, chữ Hán Nôm đã được coi là “Quốc ngữ Hán Nôm”. Thực chất, đó là thứ chữ vay, mượn, góp để ghi chép, dịch nghĩa Tiếng Việt, gọi là chuyển dịch chứ chưa phải là chữ Việt chính thức, để đọc hoặc được viết ra ngay từ âm tiếng Việt. Chẳng hạn như một người Việt Nam nói: “- CHÚNG TÔI ĐI HỌC”, thì phải viết qua chữ Hán Nôm “NGÃ MÔN THƯỢNG HỌC” hoặc viết ngược lại. Đây là sự chuyển chữ “Transliteration) từ chữ Hán, chữ Nôm ra âm tiếng Việt, rồi lại phải giải nghĩa nữa.
TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP CHỮ VIẾT

Năm 1651, quyển từ điển VIỆT-BỒ-LA của tác giả Alexandre de Rhodes là giáo sĩ được Tòa thánh Vatican ấn hành, mở đầu cho thời kỳ phôi thai và cho đến nay đã là 365 năm phát triển, chính thức được gọi là chữ Việt, tiếng mẹ đẻ, là “Quốc ngữ của Việt Nam”, là ngôn ngữ chính thức của 54 dân tộc từ mọi miền đất nước cùng nói, đọc và viết, cùng hiểu nhau khi giao dịch trong xã hội.

Năm 1946, khi ban bố Luật “Bình dân học vụ” để bài trừ giặc dốt, chính thức loại bỏ “chữ của Nam Triều (chữ Hán Nôm). Mọi văn tự giao dịch hành chánh của các cấp từ địa phương đến Trung ươngvà các giao dịch khác trong xã hội của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đều phải dùng chữ Việt mẫu tự La Tinh - và cũng là chữ viết chính thức đưa vào viết, soạn các loại sách giáo khoa giảng dạy tại các trường học mọi cấp ở trong nước. Dân tộc Việt Nam ta chính thức đã có chữ viết kể từ đây!

Trong xã hội, từ đó cũng đã xóa bỏ hệ thống đo lường đã có từng hàng ngàn năm dưới các thời đại phong kiến: TẠ, YẾN, CÂN, LẠNG, CHỈ, PHÂN, LY... và hoặc là: VUÔNG, GIẠ, THƯNG, ĐẤU, HỘC, THỐ VÀ THƯỚC TA... rập khuông phương Bắc; và chính thức sử dụng hệ thống đo lường tiến bộ của phương Tây cụ thể là KI-LÔ-GAM, TẤN, LÍT (litre), MÉT (metre), của Pháp để kịp thời đáp ứng mọi sinh hoạt giao dịch kinh tế, thương mại trong nước và hội nhập quốc tế.


Nhiều Nhà Ngôn Ngữ học đã chia tiến trình 365 năm phát triển chữ Việt bằng mẫu tự La Tinh ra từng giai đoạn thời gian. Thực tế “Quốc ngữ La tinh” thay cho “Quốc ngữ Hán Nôm”, cũng đã phải trải qua nhiều thăng trầm, vất vả, nổ lực để chen lấn vào bằng những hình thức để đạt được mục đích khác nhau:

- Các giáo sĩ Thiên chúa muốn “rao giảng Tân đạo” đến người xứ Đàng Trong, Đàng Ngoài - tất phải cần đến chữ Việt. Tầng lớp Sĩ Phu, Quan Lại sùng Nho của Đại Việt, một đất nước đã có thời kỳ lấy Khổng, Phật làm “Quốc Giáo” nên cho là “Tả đạo”, và đã tìm mọi cách ngăn cản. Luật cấm đạo của Minh Mạng đã ban hành! Nhưng với đức tin vào phúc âm và giáo lý đã được Việt hóa, nhiều người vẫn giữ đạo, phát triển từ cá thể đến gia đình, đến Họ đạo, rồi Xứ đạo. Kẻ có đạo, người ngoại đạo sống đoàn kết, chan hòa, yêu thương nhau trong tinh thần “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, dùng chữ Việt giao lưu, hòa nhập vì chữ dễ học, dễ đọc, dễ viết nên Tiếng Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh dễ đi vào lòng dân chúng thay thế cho chữ Hán-Nôm.

- Thực dân Pháp cũng muốn xóa bỏ Hán-Nôm, thay vào đó là chữ “Quốc ngữ La Tinh” để tiện phiên dịch phổ biến cái văn hóa, văn minh của “Mẫu quốc”. Để thực hiện mưu đồ áp đặt nền đô hộ, bảo hộ lâu dài trên đất nước Việt Nam bằng cách đưa tiếng Pháp và Việt ngữ La Tinh vào các kỳ thi Hương kể từ khoa Bính Ngọ (1906). Chuyển đổi trường Hậu Bổ của Vương Triểu An Nam thành trường Quốc học, phát triển các trường Pháp - Việt đến từng Miền, từng tỉnh, gây áp lực với chính phủ Nam Triều, buộc phải bãi bỏ các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình kể từ năm 1919; phát triển mạng lưới trường học các cấp xuống tận làng, xã để dạy chữ quốc ngữ La Tinh và tiếng Pháp. Mở nhà xuất bản, phát hành báo chí, trước dịch ra Tiếng Việt các thể loại văn chương, các trường phái văn học, văn thơ của Pháp...

Ý đồ của thực dân Pháp chẳng những không nô lệ hóa được dân tộc Việt Nam ta, mà trái lại còn làm phong phú hóa lòng yêu nước của dân tộc đang khát khao độc lập, tự do, đang vùng lên đấu tranh với kẻ thù:

- Nhiều nhà Trí Thức, Túc Nho, Quan Lại giàu lòng yêu nước đã dày công ra sức sáng tạo, tu chỉnh, biến sửa lại vần chữ Việt để làm thành một thứ Tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh hoàn chỉnh; chuyển dịch ra Tiếng Việt nhiều tác phẩm văn học Hán-Nôm trong nước và văn học Trung Quốc, đạo đức Khổng Mạnh, Kinh, Thi, Thơ kể cả các thể loại văn học dân gian trong nước như ca dao, tục ngữ, lời ca tiếng hát... cũng được ghi chép lại bằng chữ Việt để lưu truyền, quảng bá sâu rộng đến mọi tầng lớp dân chúng, qua nhiều thế hệ để bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam chẳng những không bị mai một, mà trái lại ngày càng phong phú hơn.

Tiếng Việt cũng như các dòng tiếng nói khác trên thế giới được ghi bằng ký hiệu La Tinh Roman: Bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 29 chữ cái, trong đó có 18 phụ âm và 11 nguyên âm để cấu tạo chữ Việt theo 2 phạm trù:

1. Phạm trù ngữ pháp qui định các việc thành lập từ chữ Việt. Cách phát âm.

2. Phạm trù tư duy logic là phương pháp tư duy đứng đắn của người Việt dùng để diễn đạt âm thanh, tiếng nói uyển chuyển theo 6 thanh bằng, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã.


CÁCH THÀNH LẬP MỘT CHỮ VIỆT

BẰNG MẪU TỰ LA TINH ROMAN
Tiếng Việt được ký âm bằng 29 chữ cái Mẫu tự La Tinh La Mã (La tinh Roman) 11 nguyên âm (NÂ) và 18 phụ âm (PÂ) và 5 dấu thanh: Huyền ( ` ), sắc (  ), hỏi ( ), ngã ( ), nặng ( . ).

Dưới đây các qui ước thành lập chữ Việt. (Xem các phụ lục I, phụ lục II, phụ lục III).


1. Một chữ cái Nguyên âm (có hoặc không có mang dấu thanh) đều làm thành một chữ Việt trọn nghĩa (ngoại trừ các chữ Ă, Â).

Ví dụ: Á hậu - E dè - Ê chề - U mê - Ô chữ - đâu? - í .... a ....!


2. Hai chữ cái (có hoặc không có mang dấu thanh) đều làm thành một chữ Việt trọn nghĩa (kể cả phụ âm đi liền sau là “y”).

a. Hai nguyên âm : ÁI ngại; lưng EO; ÔI thôi!, uể oải!

b. Môt PÂ + 1 NÂ : T + A => TA; B + A => BA

c. Một NÂ + một PÂ : Ă + N => ĂN; E + N => ÉN

d. Một PÂ + “y” : T + Y => TY; M + Y => MỸ; H + Y => HY vọng
3. Ba chữ cái: (có hoặc không có mang dấu thanh) đều làm thành một chữ Việt trọn nghĩa.


a. Ba nguyên âm

: O+A+I => Oai hùng

b. Hai NÂ + PÂ

: O+A+N=>OÁN giận

c. Một NÂ + một VPÂ

: A + NH => ANH hùng; U+NG => ỦNG hộ

d. Một PÂ + VCB

- (1PÂ + 2NÂ)

- (1PÂ + 1NÂ + PÂ)


: T+AN => TẢN cư; L+AC=> LẠC lối

L+EO=> LÈO lái, R+ÂU=>RÂU ria

T+A+N=> TẢN cư, L+A+C=> LẠC lối


đ. “y” + VCB

: Y+ẾT => YẾT thị

Y+ÊN => Phú YÊN

Y+ÊU => YÊU thương

Y+ỂM => YỂM trợ



e. VPÂ + NÂ

: TH+I => THỊ Nại

GI+A=> GIA đình

QU+I=> QUI Nhơn (xem phần tham khảo số 5+6)

4. Bốn chữ cái:



a. VCB (2NÂ + VPÂ)

: ƯƠ+NG => ƯƠNG gàn, ƯƠNG ngạnh

b. PÂ+VAB (3 chữ cái)

: R+ĂNG => RĂNG

N+ANH => NANH



c. PÂ+VAB (3 NÂ)

: T+IÊU => TIÊU BIỂU

d. VPÂ + VCB (2 chữ cái)

: CH+ÂN => CHÂN

TH+ÂT => THẬT



e. VPÂ+NÂ

: NGH+I => NGHI như NGHỈ ngơi

KH+AI => KHAI mạc


5. Năm chữ cái:



a. PÂ+VAB (4 chữ cái)

: T+ƯƠNG => TƯỜNG tận

M+IÊNG => cái MIỆNG



b. VPÂ+VCB (3 chữ cái)

: TR+ÔNG => TRÔNG chờ

TH+ANH => THANH niên

NH+IÊT => NHIỆT huyết

6. Sáu chữ cái:



a. VPÂ + VCB

(3 chữ cái) (3 chữ cái)



: NGH+ÊNH=> Hoan NGHÊNH, hoan NGHINH

NGH+IÊN => NGHIÊN cứu



b. VPÂ + VCB

(2 chữ cái) (4 chữ cái)



: KH+UYÊN=> KHUYẾN học

7. Bảy chữ cái:

Chỉ duy nhất có chữ NGH+IÊNG => NGHIÊNG ngửa

(VPÂ + VCB)

(3 chữ cái) (4 chữ cái)

Như vậy, muốn diễn âm một chữ viết (âm tiết) bằng mẫu tự La Tinh, ta có trình tự:

a. Đọc nguyên âm rồi ghép với phụ âm trước nguyên âm hoặc VCB (Xem phụ lục I).

Ví dụ: Chữ TÀI => đọc A+I=>AI; TỜ+AI=>TAI=>TAI+huyền=>TÀI

Chữ TAN=> đọc A+nờ=>AN; TỜ+AN=>TAN.

TANG=>đọc A+ngờ=>ANG; TỜ+ANG=>TANG

b. Đọc nguyên âm // hoặc vần nguyên âm rồi ghép vần phụ âm trước nguyên âm // hoặc trước VCB thích hợp (Xem phụ lục II & III).

Ví dụ: Chữ THA => đọc A; THỜ+A =>THA

THÂN => đọc Â+NỜ=>ÂN; THỜ+ÂN =>THÂN

THANH =>đọc A+NHỜ=>ANH; THỜ+ANH =>THANH

CHUYÊN => đọc U+I+Ê+NỜ=>UYÊN;CHỜ+UYÊN=>CHUYÊN

QUA => đọc A, QUỜ+A =>QUA

QUAN => đọc A+NỜ=>AN; QUỜ+AN =>QUAN

QUANH => đọc A+NHỜ=>ANH; QUỜ+ANH =>QUANH

QUYỀN => đọc Y+Ê+NỜ=>YÊN; QUỜ+YÊN => QUYÊN +

huyền => QUYỀN

c. Thêm dấu thích hợp (nếu cần) là ta đã ký âm được Tiếng Việt.
Phụ lục I

BẢN LIỆT KÊ QUI ƯỚC LẬP VẦN CƠ BẢN CỦA CHỮ VIỆT BẮT ĐẦU LÀ NGUYÊN ÂM (NÂ) HOẶC Y
Định nghĩa: Vần cơ bản (VCB) luôn luôn bắt đầu từ nguyên âm (NÂ) hoặc chữ “y” đi đầu - VCB có từ hai đến bốn chữ cái và các thanh dấu đánh trên NA của VCB. Vần cơ bản khi đứng độc lập cũng có trường hợp đã là một chữ Việt trọn nghĩa.





Cách lập vần cơ bản

A

(a)

Ă

(ă)

Â

(â)

E

(e)

Ê

(ê)

I

(i)

O

(o)

Ô

(ô)

Ơ

(ơ)

U

(u)

Ư

(ư)

Các dấu thanh đánh trên các NA trong VCB

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

TỪ GỒM 2 CHỮ CÁI

- Hai nguyên âm (NÂ)

ao

ai

au






âu

eo

êu

ia

iu


oa

ôi

ơi

ua

ui



ưa

ưu


- Đánh dầu thanh trên các nguyên âm đầu.

- Ngoại trừ UÊ, đánh dấu trên âm Ê có dấu mũ: Tuế, Huệ, Thuế



- Nguyên âm + phụ âm

(NÂ + PÂ)



an

am

ac, at



ap, ay

ăn

ăc

ăm



ăp, ăt

âm

âc, ât âp, ât âp, ân ây



em, en, ec et, ep

ên, êm, êp, êt êc

it, in im, ip ic

op, on, om, ot, op

ôn, ôm, ôc, ôt ôp

ơt, ơn ơm ơp

uc, un um up, ut uy

ưc, ưn ưt

- Đánh dấu trên các nguyên âm.

TỪ GỒM 3 CHỮ CÁI

- Ba nguyên âm

(3 NÂ)

















iêu

oai







uôi

ươi

- Đánh dấu trên nguyên âm giữa dù nguyên âm đó có dấu mũ (^) hay không có dấu mũ.

- Hai NÂ + PÂ
















iêt iêm iên

oan oac oăt oăn







uân uôn uôt uôc

ươm ươn ươc ươt ươp

- Đánh dấu trên NÂ thứ 2 đứng liền trước phụ âm.

NÂ + VPÂ

ach anh ang

ăng

âng




êch ênh

ich inh

ong

ông




Ung, uyt (1)

ưng

- Đánh dấu trên nguyên âm đầu.

(1) Đánh dấu trên y. VD: xe buýt, tu-huýt.



TỪ GỒM 4 CHỮ CÁI

- 2 NÂ + VPÂ
















iêng

oach oanh oang oăng







uâng uông uêch uynh uych uyên uyêt uich

ương

- Đánh dấu trên nguyên âm thứ 2, đứng trước vần phụ âm (VPÂ), ngoại trừ “uyêt”, “uyên” đánh dấu trên nguyên âm có dấu mũ: ê.

- uynh: đánh dấu trên y (quỳnh, huỳnh).



- Các vần: yên, yêm, yêu, yết: đánh dấu trên NÂ có dấu mũ: ê.


Phụ lục II

CÁC PHỤ ÂM (PÂ)

STT

Chữ cái

Phụ âm

Cách phát âm

Pronunciation

Cách diễn âm

Spelling

Ghi chú



B



Bờ






C



Cờ (Xê)






D



Dờ






Đ

Đê

Đờ






G



Gờ






H

Hát

Hờ






K

Ca

Cờ (ca)






L

En-lờ

Lờ






M

Em-mờ

Mờ






N

En-nờ

Nờ






P



Pờ






Q

Cu

Cờ (cu)

- Chữ Q luôn liên kết với U => QU đọc là QUỜ và luôn đứng trước các nguyên âm, trừ các nguyên âm O, U, Ư (xem TLTK 5: Sách Tìm Hiểu lịch sử Chữ Quốc Ngữ của TG. Hoàng Xuân Việt và (TLTK 6): Tiếng Việt tập 2 lớp 5. của NXB Giáo Dục, trang 137.



R

E-rờ

Rờ



S

ết

Sờ



T



Tờ



V



Vờ



X

Ít

Xờ



Y

i-cờ-rết

I

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương