CHỮ quốc ngữ TẠi bình đỊNH


Bận tâm về các thực hành đạo đức



tải về 0.83 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.83 Mb.
#9383
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bận tâm về các thực hành đạo đức

TCTGKM không chỉ là một cuốn giáo lý trình bày các lý thuyết của đức tin, mà còn đề cập đến, hướng dẫn và giải thích ý nghĩa của các thực hành đạo đức. Như vậy, phương pháp huấn giáo của linh mục Girolamo Maiorica là không chỉ giảng dạy mà còn xây dựng lối sống đạo phù hợp, được đặt nền trên đức tin và nuôi dưỡng đức tin. Ngoài những thí dụ đã đề cập ở trên, sau đây là một số thí dụ khác trong TCTGKM liên quan đến việc hướng dẫn hay giải thích các thực hành đạo đức.

Ở TCTGKM, 33 có câu: “Nhân sao ta nghe tên Đức Chúa Giê-su thì bái, cùng cất nón, mà nghe tên khác Đức Chúa Trời chẳng có kính làm vậy?”. Câu hỏi này gợi ý rằng thực hành tôn kính tên cực trọng Chúa Giêsu đã xuất hiện trong các nghi thức phụng vụ, trước khi linh mục Girolamo Maiorica viết những dòng này. Bái kính và cất nón là những hành động của người Tây phương khi tỏ lòng kính thờ và tôn trọng. Như vậy, có thể là tín hữu người Việt đã thấy người Tây phương thực hành các việc này trong các nghi thức phụng vụ, và thắc mắc ý nghĩa của các việc ấy. Câu hỏi này có thể chỉ là biểu hiện của việc linh mục Girolamo Maiorica nắm bắt nhạy bén những bận tâm của thính giả hay độc giả (xin xem phần tiếp theo dưới đây), nhưng cũng có thể là gợi ý hướng dẫn thực hành phụng vụ trong các cộng đoàn tín hữu Việt, rập theo phong cách của truyền thống Tây phương.

Ở TCTGKM, 48-49, khi kể chuyện Chúa Giêsu hiện ra, nói cho một người biết làm thế nào để giúp Chúa vác thánh giá, linh mục Girolamo Maiorica viết: “Lòng con nhớ đến sự thương khó Cha đã chịu xưa cho được chuộc tội con, lỗ tai thì nghe sự cưc Cha đã chịu, cật thì hãm mình thì mới giúp Cha là vác làm vậy”. Đây thực chất là hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng, cầu nguyện chiêm niệm và gắn bó với Chúa Giêsu vác thánh giá. Linh đạo “mến thánh giá” này đã ăn sâu vào trong lòng đạo của các tín hữu Việt, và là lời giải thích cho sự long trọng và cuốn hút của các nghi thức Tuần Thánh trong các cộng đoàn tín hữu Việt.

Ở TCTGKM, 114 có câu: “Nhân sao đánh chuông nguyện A-ve một ngày ba lần…?”. Câu này cho thấy phong tục này đã được đưa vào đất Việt từ thế kỷ XVII. Khi giải thích ý nghĩa của phong tục này, TCTGKM đã góp phần bảo tồn và duy trì phong tục này trong các cộng đoàn tín hữu Việt cho tới ngày nay.

Bận tâm thứ hai, liên quan tới việc sống đạo còn được thể hiện mạnh mẽ hơn nữa qua một công cụ văn chương khác – các câu chuyện – vốn xuất hiện với tần suất cao trong TCTGKM.

Chuyện kể

Những giảng giải trong TCTGKM không mang tính suy lý nhiều; linh mục Girolamo Maiorica đã tránh dùng các khái niệm thần học hay triết học trừu tượng để giải thích các chân lý cao siêu. Bù lại, ngài dùng rất nhiều câu chuyện để gây ấn tượng và khuyến khích độc giả dùng đức tin mà đón nhận và sống các chân lý của đạo thánh. Đích nhắm của các câu chuyện đó không phải là để giúp độc giả hiểu các khoản giáo lý cho bằng giúp họ có tâm tình xác tín, hoán cải và dốc lòng thực thi điều họ đang học. Chính vì bận tâm tới đời sống đạo của độc giả chứ không chỉ nói với “cái đầu” của họ mà linh mục Girolamo Maiorica đã dành phần lớn cuốn sách cho các câu chuyện. Kể chuyện là một nét trong văn hoá Baroque Tây phương, nhưng cũng rất phù hợp với văn hoá Việt và là một trào lưu khá phổ biến trong văn chương Việt thế kỷ XVII, vốn cũng hay thích dùng những câu chuyện ly kỳ để chuyển tải những sứ điệp thực tế. Các câu chuyện trong TCTGKM thường thuộc vào các loại sau:

Trước hết là các câu chuyện kể về người chết sống lại hoặc hiện về, kể lại những gì xảy ra trong thế giới bên kia, cho biết những gì đạo thánh dạy đều là chân thực và hữu ích. Thí dụ như câu chuyện đầu tiên của cuốn sách kể về một bà ở Manila sau khi chết được vài giờ thì sống lại kể rằng được Đức Bà dạy kinh cho và đọc làu làu các kinh trước đây không hề thuộc (x. TCTGKM, 16-18).

Thứ đến là các câu chuyện kể về các điềm lạ xảy ra trong thế giới này, như là minh chứng cho các mầu nhiệm (Ba Ngôi, Đức Mẹ đồng trinh) hay biến cố thánh trong đạo (Chúa Giêsu ra đời). Thí dụ như các chuyện minh hoạ cho mầu nhiệm Ba Ngôi: chuyện ba viên ngọc lưu ly giống nhau hoàn toàn, đột nhiên xuất hiện rơi từ nóc nhà thờ xuống, kết lại thành một viên ngọc quý; khi được khảm vào Thánh Giá thì trở nên sáng láng và làm các ngọc khác nảy ra hết (x. TCTGKM, 35-36); hoặc chuyện người ta thấy trong trái tim bà thánh Clara sau khi chết có “ba hòn thịt bằng nhau, vì cân hai nén thì nặng bằng một, cân một năng bằng hai” (TCTGKM, 36).

Ngoài ra, còn có các câu chuyện kể về việc Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu, Đức Mẹ hay các thánh hiện ra và có cả các câu chuyện kể về hoạt động của ma quỷ, hoặc về việc người trần gian thấy được những gì xảy ra ở thế giới “bên kia”.

Như vậy, đặc tính chung của các câu chuyện là thể hiện điểm giao tiếp giữa thế giới “bên kia” – thế giới thiêng liêng của Thiên Chúa, thần thánh, người chết, ma quỷ – và thế giới này. Qua những câu chuyện đó, những gì xảy ra ở thế giới bên kia được tỏ lộ cho con người ở thế giới bên này biết. Và những điều xảy ra đó được mặc định là thực tại, là chân lý mà người trần gian hiếm khi thấy, biết hay chân nhận. Những chân lý này chính là chân lý của đạo thánh Chúa đang được dạy ở đây, trong cuốn TCTGKM, xoay quanh các mầu nhiệm chính về Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Giáo Hội, và về hậu quả của các tội.

Những câu chuyện dạng này, vốn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với tín hữu Việt và vẫn còn rất phổ biến ngày nay, cần được đọc và hiểu theo nghĩa biểu trưng. Đất sống của các câu chuyện là trí tưởng tượng và cảm xúc của độc giả, giá trị của chúng chỉ thực sự được phát huy khi độc giả để trí tưởng tượng được mở rộng và tô màu bởi những tình tiết ly kỳ và để cho cảm xúc tự do dâng trào mà không bị gò ép hay đè nén bởi các phân tích mang tính suy lý.

Những câu chuyện này cũng cần được đọc trong bối cảnh chung của các lời dạy trong toàn cuốn sách, chứ không nên bị tách ra và đọc riêng rẽ. Khi đọc riêng rẽ, chúng dễ gây ấn tượng rằng linh mục Girolamo Maiorica chủ trương một phương cách huấn giáo mang tính “hù doạ”, gây sợ hãi trong lòng độc giả. Ngược lại, nhiều lần trong cuốn TCTGKM, chúng ta thấy linh mục Girolamo Maiorica nhấn mạnh đến lòng từ bi của Thiên Chúa, Đấng luôn tìm cách tha thứ hơn là trừng phạt. Chẳng hạn ở TCTGKM, 123 có câu: “…vì chưng ý Đức Chúa Trời rộng thưởng hơn phạt, vì thưởng bởi tính lành vô cùng mà ra, phạt bởi tội mà chớ. Cho nên khi phạt như ép Đức Chúa Trời vậy”. Hơn nữa, cũng có những câu chuyện tuy vẫn thể hiện tính răn đe, nhưng điểm nhấn cuối cùng vẫn là lòng từ bi của Thiên Chúa, như ở TCTGKM, 61-62, có câu chuyện nói về việc Chúa Giêsu nói với một giám mục đang mong kẻ có tội bị phạt rằng hãy đóng đinh Người lại vào Thánh Giá, vì Người muốn chịu khổ cho kẻ có tội để họ được rỗi linh hồn. Ở TCTGKM, 70-74 có chuyện kể về việc kẻ tội lỗi rất nặng, đã bị Chúa Cha và Chúa Giêsu bỏ, không cứu được, nhưng vẫn có thể được Chúa Thánh Thần cứu khi ăn năn tội.  



Bận tâm đến điều thính giả quan tâm

Những nét độc đáo của TCTGKM không chỉ nằm trong những câu trả lời, mà còn trong cách đặt câu hỏi. Ngoài các câu hỏi mang tính chất gợi ý hay dẫn dụ vào việc giảng giải (thí dụ: “là đí gì?”, “nhân sao?”, “xin giảng…cho tỏ hơn…”, v.v.), linh mục Girolamo Maiorica còn thêm vào những câu hỏi độc đáo, phản ánh những quan niệm phổ biến nơi người Việt. Những câu hỏi độc đáo cho thấy linh mục Girolamo Maiorica viết TCTGKM sau khi đã có kinh nghiệm giảng dạy giáo lý cho người Việt, nắm bắt và hiểu rõ những bận tâm và thắc mắc của họ. Như vậy, cuốn TCTGKM để lộ rõ đặc tính của một nỗ lực thần học khởi đi từ bối cảnh và nói cho bối cảnh, tức là khởi đi từ bận tâm của độc giả hay thính giả và nói với họ.Để minh hoạ, chúng tôi xin đưa ra vài thí dụ điển hình.

Khi nói về việc Thiên Chúa tạo dựng trời đất, linh mục Girolamo Maiorica thêm vào câu hỏi “Nhân sao rằng dựng nên trời đất mà thôi, Đức Chúa Trời chẳng có dựng nên nước, lửa, là đá, cây cối, người ta cùng muôn vật ru?” (TCTGKM, 30). Câu hỏi phản ánh sự phân biệt ngây ngô giữa “trời,đất” và các vật khác; như vậy, trời và đất được hiểu theo nghĩa vật lý và được xem như là hai trong số nhiều vật khác. Dĩ nhiên, để trả lời cho câu hỏi này, linh mục Girolamo Maiorica đã viết “lấy tên trời vì tóm lại mọi sự ở trên trời, lấy tên đất có ý nói đến mọi sự ở dưới đất…”. Tương tự, khi giảng về Kinh Tại Thiên (Kinh Lạy Cha), linh mục Girolamo Maiorica thêm câu hỏi: “Sao rằng [Thiên Chúa] ở trên trời chẳng có khắp mọi nơi ru?” (TCTGKM, 96). Câu hỏi này phản ánh quan niệm trời như một nơi chốn, là quan niệm rất phổ biến trong tâm thức người Việt, mãi cho đến ngày nay. Dĩ nhiên, để trả lời câu này, linh mục Girolamo Maiorica nói về “trời thiêng liêng” (TCTGKM, 97).

Khi giảng giải việc Đức Bà Maria chịu thai Chúa Giêsu bởi phép Chúa Thánh Thần, linh mục Girolamo Maiorica thêm câu hỏi: “Nếu Đức Chúa Phi-ri-tô San-tô làm việc trọng ấy thì gọi Đức Chúa Phi-ri-tô San-tô là Cha Đức Chúa Giê-su nên chăng?” (TCTGKM, 38). Câu hỏi này phản ánh thắc mắc bình dân, rất phổ biến và tự nhiên của những người lần đầu nghe nói về mầu nhiệm Chúa Con làm người và Đức Mẹ chịu thai đồng trinh. Để trả lời câu hỏi này, linh mục Girolamo Maiorica đã phân biệt giữa “lấy tính mình mà cho con” (trong trường hợp cha sinh ra con) và “làm nên” một vật gì đó từ các chất liệu có sẵn (trong trường hợp chế tác: tác giả, thợ). Công việc của Chúa Thánh Thần là “lấy máu sạch Đức Bà mà dựng nên xác Đức Chúa Giêsu, thì chẳng có lấy tính mình mà cho” (TCTGKM, 39), nên không được gọi là Cha của Chúa Giêsu.

Ngoài ra, còn có những câu hỏi khác vẫn còn mang tính thời sự mà tín hữu người Việt ngày nay vẫn còn hay thắc mắc: Chúa Giêsu là Thiên Chúa, sao lại chết được? (TCTGKM, 46); Chúa Giêsu đã đền tội thay cho mọi người, cớ sao vẫn còn nhiều kẻ mất linh hồn, và ai cũng phải đền tội riêng? (TCTGKM, 46-47); Chúa Giêsu sống lại sau ba ngày, hay là vào ngày thứ ba? (TCTGKM, 52); tại sao mỗi người đã được phán xét riêng sau khi chết rồi lại còn chịu phán xét chung nữa? (TCTGKM, 63-64); tại sao vẽ Chúa Thánh Thần như chim bồ câu? (TCTGKM, 68); tại sao gọi Giáo Hội là thánh thiện trong khi có nhiều tín hữu tội lỗi? (TCTGKM, 77); v.v.

Mối bận tâm thứ ba, đặt độc giả và não trạng của họ làm trọng tâm, còn được thể hiện bằng một công cụ văn chương mà đặc điểm của nó là giải thích chân lý đức tin bằng các thí dụ hay so sánh lấy từ đời sống hằng ngày của độc giả.



So sánh, thí dụ

Đây cũng là nét độc đáo của TCTGKM: linh mục Girolamo Maiorica dùng các kinh nghiệm, thói tục hay nếp sống địa phương thay vì các khái niệm triết học để giúp độc giả hiểu các mầu nhiệm đức tin.

Phương pháp này đưa độc giả trở về với những sự vật, sự kiện, kinh nghiệm quen thuộc trong đời sống thường nhật của họ; bất ngờ làm cho họ ý thức về điều họ vẫn biết, tức mở rộng ý thức của họ đi vào chiều sâu của thực tại quen thuộc; rồi liên hệ điều đã được ý thức đó với mầu nhiệm đức tin, để độc giả thấy rằng mầu nhiệm đức tin không lạ lẫm hay vô lý, nhưng rất phù hợp với kinh nghiệm nhân sinh ở bề sâu của nó. Đây là phương cách TCTGKMđưa mầu nhiệm về gần với đời thường bằng cách làm cho độc giả ý thức rằng cuộc sống chứa đựng sẵn các mầu nhiệm và luôn mở ra với mầu nhiệm.Các thí dụ trong cuốn TCTGKM, đôi khi được gọi rõ là thí dụ, nhưng nhiều khi chỉ được dẫn vào bằng chữ “như”,thường thuộc vào các loại sau:

Các thí dụ liên quan tới nghề nghiệp, như nghề nông (x. TCTGKM, 38), nghề mộc (x. TCTGKM, 38), nghề làm nhà (x. TCTGKM, 16), v.v. Chẳng hạn, thí dụ “thợ mộc làm nên nhà thì chẳng được gọi là cha nhà” (TCTGKM, 38) được dùng để giải thích tại sao Chúa Thánh Thần không được gọi là Cha của Chúa Giêsu.

Các thí dụ liên quan tới đời sống hằng ngày, như việc soi gương (x. TCTGKM, 31), mặc áo (x. TCTGKM, 40, 59, 91), uống thuốc (x. TCTGKM, 132) và vật dụng hàng ngày như vò nước (x. TCTGKM,  111), v.v. Chẳng hạn, thí dụ soi gương được dùng để giải thích Chúa Cha sinh ra Chúa Con đồng thời với Mình, hoàn toàn giống Mình, cùng bản tính với Mình như thế nào (x. TCTGKM, 31).

Các thí dụ liên quan tới tương quan xã hội, giữa người với người (x. TCTGKM, 20, 67), vua chúa với quan (x. TCTGKM, 59, 109), tướng, quan với dân (x. TCTGKM, 29, 45), chủ nợ với con nợ (x. TCTGKM, 47-48, 104-105), anh em trong nhà (x. TCTGKM, 91), v.v. Chẳng hạn, thí dụ áo vua ngồi trên ngai thì cao hơn quan văn võ ở dưới, chẳng phải vì vải trọng hơn người, nhưng vì áo vua làm một cùng vua (x. TCTGKM, 59) được dùng để giải thích nhân tính Chúa Giêsu kết hợp làm một với Ngôi Hai Thiên Chúa cao cả thế nào.

Các thí dụ về tự nhiên, liên quan tới cơ thể con người (x. TCTGKM, 30, 77), sông ngòi (x. TCTGKM,  66), cây cối (x. TCTGKM,  78, 113), v.v.  Chẳng hạn, thí dụ miệng ăn xác lành (x. TCTGKM, 77) được dùng để giải thích mầu nhiệm thông công giữa mọi thành phần trong Giáo Hội; hoặc thí dụ trái tốt là do cây tốt (x. TCTGKM, 113) được dùng để giải thích lời khen Chúa Giêsu có phúc cũng là khen Đức Mẹ có phúc.

Kết luận

Qua việc sưu tầm tìm hiểu về linh mục Girolamo Maiorica, bài viết này góp phần nhỏ bé vào việc đưa ra ánh sáng nhân cách và công trình của một vị tiền nhân âm thầm nhưng đã có công lớn trong việc gầy dựng nền tảng vững chắc và lâu bền cho Giáo Hội Việt Nam.

Qua việc phân tích các điểm độc đáo của tác phẩm đầu tay của linh mục Girolamo Maiorica, đặc biệt là ba công cụ văn chương có tính biểu trưng, bài viết này thử trình bày những nguyên nhân sâu xa giải thích cho sự thành công của linh mục Girolamo Maiorica nói chung và của TCTGKM  nói riêng trong việc truyền giảng Tin Mừng cho người Việt bình dân. Ngoài ra, việc trình bày này cũng gợi mở những phương cách cụ thể, đơn giản nhưng không kém phần đòi hỏi về mặt hội nhập, thích nghi và sáng tạo.

Tài Liệu Tham Khảo Chính

COOK, Michael L. Christology as Narrative Quest. Collegeville, Minnesota: the Liturgical Press, 1997.

ĐỖ Quanh Chính. Dòng Tên trong Xã Hội Đại Việt 1615-1773. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2008.

NGUYỄN Thị Tú Mai. Chữ Nôm và Tiếng Việt Thế Kỉ XVII qua Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông của Jeronimo Maiorica. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012.

OSTROWSKI, Brian Eugene. The Nôm Works of Geronimo Maiorica, S.J. (1589-1656) and their Christology. Luận án Tiến sĩ, Cornell University, 2006.

PHỤ LỤC

Một số tài liệu viết về linh mục Girolamo Maiorica và các tác phẩm của ngài

HOÀNG Xuân Hãn. “Girolamo Maiorica: Ses oeuvres en langue vietnamienne conservées à la Bibliothèque Nationale de Paris”. Trong Archivum Historicum Societatis Iesu XXII (1953): 203-214.

LÃ Minh Hằng. “Nguồn tư liệu từ vựng thế kỷ 17 – qua khảo sát truyện ông thánh Inaxu”. Trong Thông Báo Hán Nôm Học. Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, 2013.

NGUYỄN Quốc Dũng. Ngôn ngữ trong “Truyện các thánh” của tác giả Maiorica – khía cạnh từ vựng và ngữ pháp. Khóa luận tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ, Trường Đại học Sư phạm Huế, 2009.

NGUYỄN Thị Tú Mai. Chữ Nôm và Tiếng Việt Thế Kỉ XVII qua Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông của Jeronimo Maiorica. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012.

NGUYỄN Văn Ngoạn. Khảo cứu văn bản Nôm Kinh những lễ mùa phục sinh của Maiorica. Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội, 2012.

SOMMERVOGEL, Carlos. “Maiorica, Jérôme”. Trong Bibliothèque de la Compagnie de Jésus. Bibliographie, Tome V, 360-361. Bruxelles: Oscar Schepens, 1894.

SOTVELLO, Nathanaele. “Hieronymvs Maiorica”. Trong Bibliotheca Scriptorvm Societatis Iesv, 343-344. Rome: Iacobi Antonij de Lazzaris Varesij, 1676.



Một số tài liệu có đề cập đến linh mục Girolamo Maiorica và các tác phẩm của ngài

CAO Thế Dung. Việt Nam công giáo sử tân biên (1533-2000). Gretna, LA: Cơ sở Truyền thông Dân Chúa, 2002.

TRẦN Tuyết Nhung. Vietnamese Women at the Crossroads: Gender and Society in Early Modern Dai Viet. Luận án tiến sĩ, University of California at Los Angeles, 2004.

NGUYỄN Thế Thoại. Công giáo trên quê hương Việt Nam. Lưu hành nội bộ, 2001.

13.12.2015

Nguyễn Hai Tính, SJ



--------------------------------------------------------------------------

CHỮ QUỐC NGỮ TRONG TRIẾT LÝ HÀI HƯỚC

CỦA DÂN GIAN NƯỚC TA

TS TRẦN HỒNG LƯU*

Nhân ngày hội thảo về chủ đề "BÌNH ĐỊNH VỚI CHỮ QUỐC NGỮ", chúng tôi muốn ôn lại trong kho tàng văn hoá dân gian của dân tộc sự sáng tạo hài hước, dí dỏm được toát lên và có thể thấy được trong các sáng tác của quần chúng nhân dân tinh thần hứng khởi đó. Bài viết nêu lên tính lạc quan của quần chúng nhân dân được biểu hiện qua  triết lý hài hước, hóm hỉnh của nó mà dòng văn học chính thống khó mà biểu hiện được. Chính chất liệu ngồn ngộn của cuộc sống, hơi thở trực tiếp tươi mát của cuộc sống sẽ tiếp tục cung cấp nguồn cảm hứng cho các sáng tác trong quần chúng nhân dân tiếp tục phát triển ngày càng tươi vui hơn. Và đó cũng chính là lợi thế của dòng văn học dân gian, tiếp tục tạo nên sức sống của nó dù hiện nay xã hội loài người đã bước vào nền kinh tế tri thức với các công cụ phương tiện hiện đại của nó. Chất hóm hỉnh đó, phải chăng cũng phần nào làm giàu thêm cho chữ quốc ngữ, khiến cho nó ngày càng lóng lánh hơn và bền vững hơn.

Đọc những áng thơ tuyệt tác của thi hào Nguyễn Du ta như thấy được những tinh hoa của ngôn ngữ Việt làm xao lòng người đọc:

Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Đó như là một phác thảo sơ lược cảnh cuối đông, đầu xuân lại pha lẫn tâm hồn của người con gái xanh đến “rợn” cả chân trời. Cách tả chân thực về tâm trạng con người kết hợp với cảnh sắc thiên nhiên bên ngoài khó mà có ai có thể đạt đến tầm đó. Về sau khi tả về màu biển xanh, một thi sỹ nước ta thời hiện đại đã không thể dùng sự so sánh nào khác bằng cách mô tả: Biển thì xanh đến chẳng thể nói gì hơn. Và tuyệt tác hơn nữa là cảnh sắc:



Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

Những vần thơ “long lanh” ấy tưởng chừng như chỉ được rút ra từ cốt tuỷ của tài năng thi sỹ Nguyễn Du nhưng thực chất lại được kế thừa, chắt lọc từ những sáng tác đầy hứng khởi của quần chúng nhân dân mà Hồ Chí Minh đã gọi đích danh những sáng tác của quần chúng nhân dân là những hòn ngọc long lanh trong kho tàng văn hoá dân gian. Những sáng tạo ngẫu hứng đó của nhân dân lao động chắc chắn là những gợi ý hay ít ra là chất liệu phong phú, đa dạng ở nhiều góc cạnh khác nhau để các văn nghệ sỹ nâng lên thành những tác phẩm tinh hoa hơn về chất.

Thật thế, có xuất thân từ một vùng quê trữ tình, của xú sở thấm đậm chất dân ca, hò vè, hát đối, hát ví dặm của sông Lam, núi Hồng, Ngàn Sâu, Ngàn Phố… thì Nguyễn Du mới viết ra được nhiều câu thơ gợi cảm, gợi tình đến thế. Trong kho tàng văn học dân gian xứ Nghệ có đoạn thơ tả cảnh cô gái một mình đi trong đêm được diễn tả bằng ngôn ngữ mà khó ai có thể làm hay hơn thế:

Lội trong trăng em băng qua cồn cát

Man mác bụi bờ, xao xác sương sa

Phải chăng đây là gợi ý để Nguyên Du tả cảnh Thuý Kiều “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đến với Kim Trọng, vượt qua vòng khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến. Và tôi chắc rằng đoạn thơ trên cũng là chất liệu rất “đắt” để thôi thúc tác giả của ca khúc “cắt nửa vầng trăng” để “làm…con đò nhỏ”mạnh dạn hơn khi “ chặt đôi câu thơ” làm…mái chèo lướt sóng. Sự liên tưởng trên, có lẽ không phải là quá đáng khi trong dân gian Nghệ Tĩnh trước đó đã có người dám để cho một cô gái liễu đào yếu tơ dám lội trong trăng để vượt qua một vùng bụi bờ, xao xác sương sa mà không một chút sợ hãi do dự. Và cũng có lẽ là động lực để Nguyễn Du dám để Thuý Kiều vượt qua đêm đen của xã hội  phong kiến đến với Kim Trọng một cách mạnh dạn, tự tin chứ không phải là liều lĩnh, mất nết, mất gia phong như có người bình luận. Đó phải chăng là sức sống mãnh liệt của cô gái nông thôn thời phong kiến đã được bùng phát trong dân gian, ngấm vào huyết mạch của thi sỹ họ Nguyễn để ông giao sứ mệnh đó cho Thuý Kiều đi vào văn học chính thống và tạo nên sự lay động lòng người ở nhiều thế hệ người Việt khác nhau. Biết đâu khi truyện Kiều được chuyển ngữ sang các ngôn ngữ khác lại chẳng để lại một nốt trầm cho các dân tộc khác ít ra là các dân tộc vùng Á Đông. Và phải chăng đó cũng chính là sự hối thúc để nhạc sỹ An Thuyên tự tin dám cắt nửa vầng trăng rồi tiếp tục bẻ đôi câu thơ đi vào miền cổ tích đầy thơ mộng của sáng tạo. Đọc đến đây, có thể có người cho rằng là người viết… tán cho có chuyện để nói. Song trong thơ văn xưa nay nếu không có chuyện ý tại ngôn ngoại thì liệu các áng văn thơ của các văn nghệ sỹ có thể bay xa mãi và có sức lay động, ngân nga mãi trong trí tuệ người đọc, người nghe? Đó cũng là đất để các nhà phê bình hay người thưởng ngoạn mở rộng ý tứ của các tác phẩm gốc, tạo ra sự lan toả cho mọi người cùng thưởng thức, chiêm ngưỡng. Và điều đó tôi cho rằng cũng không hề làm xúc phạm đến các tác giả nếu đó là sự mở mang phân tích, bình luận đó theo hướng chân- thiện –mỹ? Bản thân Nhà thơ Tố Hữu khi còn sống cũng từng nói: khi đọc những bài bình luận, phân tích, phê bình các tác phẩm của mình ông cũng phải ngạc nhiên vì các phát hiện mới, những ý tứ mới ngoài dự kiến của tác giả.

Có thể thấy, cũng từ một câu dân ca:

Yêu nhau cởi áo cho nhau

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay

rất có thể là gợi ý cho nhạc sỹ An Thuyên tiếp tục đi đến ý tưởng tuy không phải là mới nhưng cái mới ở đây chính là chỗ ông là người đầu tiên đưa nó được vào thơ và nhạc làm cho nó mang chất trữ tình sâu đậm hơn và dễ truyền tải lan rộng đến đại chúng hơn dưới hình thức ca nhạc: Yêu nhau rồi xin đừng…cởi áo cho ai. Đọc 2 câu dân ca trên, lớp trẻ có người ngộ nhận là các cụ ngày xưa yêu nhau quá…tự do, vô tổ chức đến mức cởi áo trao cho người tình, để rồi gian dối đến mức về nhà nói mẹ là qua cầu gió bay. Đó chỉ là cách hiểu bề ngoài, sơ lược về hiện tượng bề ngoài một cách hời hợt, nếu chịu khó nghĩ sâu hơn, tìm hiểu kỹ hơn ta thấy các cụ bà ta thời phong kiến mặc ba, bốn áo thì mới thấy được sự kiên cố của các cụ, chứ  cởi một áo cũng vẫn còn đến 2-3 áo cơ mà.

Liên quan đến chủ đề áo, trong dân gian cũng đề cập không ít. Chẳng hạn:

Hôm qua tát nước bên đình

Bỏ quên chiếc áo bên đình hoa sen

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà

Và: Áo anh rách chỉ đường tà

Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu

Hình như tứ thơ này cũng được tác giả của Màu tím hoa sim, một thời vận vào một đoạn thơ nào đó, góp phần làm cho thơ ông bay mãi vào tâm trí người yêu thơ và làm vương vấn không ít  người kể cả những người không có tâm hồn văn học lắm.

Đọc đến khúc: Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua, mới thấy tình yêu của các cụ ngày xưa thật là dữ dội. Yêu nhau đến bao nhiêu sông núi, bao nhiêu đèo cũng không ngại, yêu đến đổ quan xiêu đình, đến lội trong trăng, đến xăm xăm băng lối vườn khuya… chỉ để..yêu mới thấy tình yêu của các cụ thật là mãnh liệt, đáng để cho hậu thế phải suy tưởng, ngưỡng mộ.

Như đã nói ở chủ đề trên về tính hài hước, nghịch ngợm pha lẫn sự hóm hỉnh, cách thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu, của các sáng tác trong quần chúng nhân dân  là yếu tố rất quan trọng để nó dễ đi sâu vào lòng người và lắng đọng mãi với thời gian. Chẳng hạn trong lối tỏ tình của họ rất tế nhị, chỉ đem Mận và Đào ra để ẩn dụ rất tinh tế và sự trả lời rất tường minh không lấp lửng: vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. Tình yêu đó cũng được khẳng định rất rõ ràng và mộc mạc:



Có yêu nhau thì yêu cho chặt

Có trục trặc thì trục trặc cho luôn

Đừng như con thỏ dưới truông

Khi vui giỡn bóng khi buồn giỡn trăng

Có lẽ không ít người Việt Nam chẳng còn xa lạ với câu thơ :

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Thể hiện sự trêu chọc của anh chàng nhưng tìm kỹ hơn trong kho tàng văn hoá dân gian chúng ta còn thấy câu thơ tương tự nhưng sự nghịch ngợm còn đạt đến độ thâm sâu hơn:



Hỡi cô tát nước bên đàng

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

Giữa đồng không mông quạnh chỉ có trâu mới bứt dây rững mỡ chạy lồng lên. Nhãn ở đây có thể hiểu là nhãn lồng nhưng ý thơ nghịch ở chỗ là ví cô gái với con trâu chạy lồng sang mà ăn.

Đặc biệt trong bài hát ví dặm nổi tiếng của xứ Nghệ, qua sự đối đáp của đôi trai gái khi trách cứ nhau dưới đây chúng ta mới thấy được sự sâu sắc trong tình yêu đôi lứa được phản ánh rất rõ nét :

Chàng trách:

Anh đến bên giàn hoa thì hoa kia đã nở

Anh đến bến đò thì đò đầy đò đã sang sông

Anh đến tìm em thì em đã có chồng

Anh yêu em được rứa hỏi có mặn nồng chi không?



Nàng trả lời:

Hoa đến thì thì hoa phải nở

Anh đến bến đò thì đò đầy đòphải sang sông

Đến duyên em thì em phải lấy chồng

Em yêu anh được rứa hỏi có mặn nồng chi không?

Qua đoạn đối đáp trên có thể thấy rõ cách dùng từ của cô gái ở đây rất thâm thuý. Lột tả được tình cảm của mình, hai chữ thì(tôi nhấn mạnh) lại biểu cảm ý nghĩa khác nhau, đồng thời thì của hoa được gắn liền với thì của đời con gái một cách tự nhiên không phải bàn cãi. Như con đò đầy người phải qua sông. Có duyên, có thì thì phải lấy chồng. Sao khi chưa có gì thì anh không đến. Liên tưởng ngầm, ta còn thấy cô gái rất tinh tế khi không nhắc đến một câu khác có liên quan đến mình:



Ba đồng một mớ trầu không

Sao anh không hỏi những ngày còn không?

Đời người co gái có thời như là luật ngầm định, như đò đầy, như có duyên thì đến, còn đến muộn thì cũng đừng nên trách. Cuộc đời người con gái khi không lấy được chồng hay vì lý do gì đó phải ở một mình nếu người con gái bỏ qua thì thì số phận thật đáng buồn như ai đó:



Chòng chành như nón không quai

Như thuyền không lái như ai không chồng.

Đời người, nhất là người con gái  thời phong kiến như bông hoa phải có thì (thời), có duyên thì mới lấy được chồng, nếu bỏ qua thời cơ đó thì cuộc đời sẽ bất hạnh.  Cho nên có câu: Còn duyên kẻ



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương