CÓ Thằng cuội già Ôm một mối mơ!


GIA TÀI QUÝ GIÁ CỦA CỤ HƯƠU NÓNG TÍNH



tải về 5.39 Mb.
trang5/24
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích5.39 Mb.
#36425
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

GIA TÀI QUÝ GIÁ CỦA CỤ HƯƠU NÓNG TÍNH


Năm 2000, cụ Hươu Nóng Tính lìa rừng, có trưởng nói: “Hổ chết để da, Hươu ra đi để tiếng”. Ngẫm lại không sai.

Hôm nay tại chùa Tây Tạng ở Bình Dương, trời nắng gắt vẫn không cản nỗi những anh chị em Hướng Đạo tấp nập về dự lễ giỗ lần thứ 10 của Tr Trần Trung Du. Cả thảy khoảng độ 120 người.

Về thân quyến thì ngoài chị Trần Trung Du (bà Nguyễn Thị Ngọc Anh), con trai, con dâu, con gái và 2 cháu nội. Chị Như Quỳnh (Pháp danh Diệu Hạnh), con gái cả là ni cô tu ở chùa này lo sắp xếp mọi chuyện.

Về phía HĐ thì phần nhiều là huynh trưởng nhiều thế hệ: thế hệ thứ nhất là các Tráng huynh như Hoàng Kỳ Anh, Hoàng Trung Ký, anh chị Bùi Văn Đức, Tiểu Bình, Nguyễn Viết Thông, Trần Trọng Thảo, Lê Ngọc Bưu, Phạm Văn Nhơn. Thế hệ thứ 2 là các Trưởng trung niên: Trần Minh Thiện, Ngọc Nga, Diệu Quỳnh, Phạm Đông, Hồ Viết Lĩnh, Hoàng Oanh, Nguyễn Đức Hanh (Ngựa Ngang) Trần Văn Chương, Nguyễn Thanh Sơn (Voi Lăn Xả), Cao Bá Hưng, Nguyễn Thị Anh Đào, Vũ Quang Phúc, Nguyên Phổ.

Thế hệ thứ 3 là những em mà khi Bạch Đằng sinh hoạt, những năm cuối của thập niên 1990 các em mới chỉ là Sói con mà nay đã là huynh trưởng cốt cán của Đạo Bạch Đằng: Kha Trưởng Nguyễn Thành Cát, Akela Mai Chi, Akela Ngô Chí Chương, Akela Hoàng Minh, Anh Thư, Thiện Chi, Trang, Hoàng Anh, Nghi Thanh, Đông Tùng Minh, Hồ Viết Huy, Minh Tuấn.

Ngoài ra một số phụ huynh cũng đến dự, trong đó có Bs Hương, trong ban Bảo trợ.

Trên đây là thành phần cơ bản của Bạch Đằng. Đặc biệt còn có một số huynh trưởng các đơn vị khác cũng đã không quản ngại đường xa về dự lễ giỗ, như các trưởng: Tuấn Mã Trần Xê của An Hải, Đà Nẵng; Sơn Miêu Bửu Mai, Bạch Đằng, Huế, anh chị Diệp Thu Hương, Phan Văn Hùng, LĐ Nguyễn Trãi, Vũ Anh Tuấn, Tráng đoàn 812, Nguyễn Ngọc Hà (Đạo Cửu Long xưa), Lê Ngọc Bưu và Tráng sinh Lê Thị Ngọc Tuyết (Tây Sơn), Hoàng Thị Lý (Quảng Tế, Huế), Trần Trung Phúc, Nguyễn Phước Ái Huy (Ban ĐH), Trần Sung (Tráng Trưởng Hải Đăng), Ngô Minh Khiêm (Hải Đăng).

Buổi lễ diễn ra thật trang trọng và thân mật: sau khi cúng Phật và cầu nguyện siêu thăng tịnh độ ở Chánh điện, cúng cơm và thọ trai ở hậu liêu. Nữ tráng Ngọc Tuyết đã thành thật thố lộ “Đây là lần đầu tiên em vào Chùa lễ Phật và cũng là lần đầu tiên được dùng cơm chay, thật tuyệt vời và hạnh phúc cho em quá”.

Tuyết ơi, em sẽ thấy hạnh phúc được nhân đôi khi biết rằng trong 10 bàn tiệc hôm nay không phải chỉ mình em ngoại đạo mà còn có nhiều người khác nữa, có cả các anh chị Tin Lành, Thiên Chúa, Cao Đài, Khổng giáo…

Và em cũng đừng ngạc nhiên khi gặp các khuôn mặt này hiện diện ở một nguyện đường Công Giáo hay Thánh Thất nào đó để cầu nguyện. Hòa đồng tôn giáo là đặc trưng của HĐ. Đây là “gia bảo” quý giá nhất của “con nhà Hướng Đạo”. HĐ khuyến khích mọi thành viên có tín ngưỡng nhưng không cần biết anh chị theo tôn giáo nào.

*

* *


Sau khi nhận túi trái cây “lộc Phật”, mọi người lục tục ra về. Anh Bửu Mai, vị hoàng thân vui tính chở tôi về Saigòn. Đại lộ Bình Dương thênh thang không một bóng cây. Sợ trúng nắng tôi bèn bàn với anh Mai rẽ vào tiểu lộ Lái Thiêu.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, con đường nhỏ phủ đầy bóng cây vừa im vừa mát làm con mèo núi chao đảo mấy lần vì buồn ngủ nên chúng tôi tạt vào 1 quán vườn bên đường, để nghỉ chân. Một cô bé chừng 18 đôi mươi đon đả ra chào:

- Hai anh dùng gì?

Bửu Mai cười nói:

- Anh mụ mệ nội…

Cô bé tần ngần, tôi giải thích:

- Hai ông đây đều quá tuổi 70, cháu nội ngoại cỡ tuổi bằng cô. Vậy cháu gọi 2 tôi bằng ông cho phải phép. Cháu cho chúng tôi 2 trái dừa Xiêm.

Nằm đong đưa trên võng dưới tán cây râm mát, vừa thưởng thức nước dừa ngọt lịm, tai nghe chim hót, mùi hoa bưởi, hoa ngâu phảng phất thì còn gì thú bằng.

Bửu Mai lật báo Tuổi trẻ đọc cho tôi nghe chuyện mấy cô nữ sinh giải quyết chuyện xích mích bằng cách thượng cẳng chân hạ cẳng tay như bọn du đảng. Tệ hơn nữa chúng còn xúm nhau đánh hội đồng thật man rợ làm 1 nữ sinh gục ngã. Anh Mai đọc đến đây thì ngưng bặt chỉ còn nghe tiếng ngáy đều đều. Tôi thèm sự thoải mái của anh và cố dỗ giấc ngủ bằng những ý nghĩ miên man. Giá mà các em được sinh hoạt HĐ thì đâu đến nỗi. Tôi cười thầm vì ý nghĩ đội đá vá trời của mình.

Nghĩ đến chuyện buổi sáng hôm nay thấy cụ Hươu Nóng Tính quả là người may mắn: cụ ra đi đã 10 năm vẫn để lại niềm thương nỗi nhớ trong anh em được như vậy nhờ lúc sinh tiền cụ đem hết tâm huyết phục vụ phong trào. Cụ coi HĐ như 1 tín ngưỡng và cụ ra sức phụng thờ tín ngưỡng đó. Trong phong trào có hàng vạn huynh trưởng nhưng mấy ai hào sảng như cụ: có tiền là dành ưu tiên cho HĐ, mỗi khi chi tiền để tổ chức trại, hội đoàn, cứu giúp anh em là cụ vui hẳn lên.

Gia tài quý giá nhất mà cụ để lại là hiền thê (bà Nguyễn Thị Ngọc Anh). Có người bảo bà Ngọc Anh tuy chưa 1 ngày chơi HĐ nhưng lại là người tạo ra 1 tráng trưởng Trần Trung Du. Khi cụ Hươu lìa rừng thay vì ẩn mình như bao phu nhân khác thì chị Du lại xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt HĐ để giữ gìn hình ảnh mẫu mực của phu quân.

Các người con của Tr Du gồm 4 trai 3 gái, đó là Trần Thị Như Quỳnh, Trần Trung Sơn, Trần Trung Hà, Trần Thị Thanh Huyền, Trần Trung Hòa, Trần Thị Phương Lan, Trần Trung Lương.

Những người con này có người là dân HĐ, có người không, có người đồng ý và cũng có người không thích cách chơi HĐ thái quá của cha già, nhưng tất cả đều răm rắp tuân mệnh như đội sinh tuân hành lệnh đội trưởng, cho đến nay dù cụ Hươu đã lìa rừng, lệnh ấy vẫn còn hiệu lực. Có ai đến nhà Tr Du mồng 2 tết sẽ thấy ở đấy là 1 cái chợ ồn ào náo nhiệt vì đạo Bạch Đằng đến chúc tết.

Họ thích cái thích của cha, họ vui nỗi vui của cha. Cho nên Tr Hươu lìa rừng đã 10 năm, ánh hào quang vẫn còn sáng chói.

Điểm hay khác là khi ra đi Trưởng Du còn đơn vị, đó là Liên đoàn Bạch Đằng mà hôm nay đã lên Đạo với 3 LĐ: Bạch Đằng 1, Bạch Đằng 2 và Vân Cừ với những khuôn mặt thân quen luôn gắn bó với đơn vị.

Cả vạn huynh trưởng HĐ có mấy ai được như Tr Du.

*

* *


Bốn giờ chiều chúng tôi giã từ cái quán vườn mát mẻ. Trên đường về Bửu Mai nằng nặc đòi viếng mộ phần Tr Du. Tôi phải chìu và dẫn đường đi. Chỗ an nghỉ của anh thật khiêm tốn và giản dị nằm trong vườn chùa Pháp Bửu. Nhiều cây nhang đang cháy chứng tỏ có ai đó vừa đến viếng mộ.

Tha ma buổi chiều lộng gió, những cánh hoa mong manh rơi rụng trên mộ. Anh Mai chu đáo sắp xếp lại những bó hoa rồi kêu lên:

- Mười bó tất cả, chắc là gia đình dâng 10 bó hoa để biểu hiện 10 năm thương nhớ.

Tôi cười thầm vì sự tưởng tượng thơ mộng của Bửu Mai, từ tờ mờ sáng nay anh Vũ Anh Tuấn và tôi đã đến đây rưới nước rửa bụi cho mộ phần, dâng 1 bó hoa tươi, thắp nén nhang tưởng nhớ cụ Hươu Nóng Tính. Như vậy 10 bó hoa này là của các nhóm khác nhau.

Con số 10 tròn trịa, trùng hợp ngẫu nhiên linh ứng. Ngày giỗ lần thứ 20 chắc sẽ có 20 tràng hoa. Điều đó không có gì chắc chắn nhưng phần chắc là lúc ấy tôi không còn nữa để đến đây ngồi đếm hoa.

Sáo Dễ Thương

Phạm Văn Nhơn

Tự sự của Gấu Cần Mẫn

HOA HƯỚNG ĐẠO


Gấu Cần Mẫn

Trần Trung Phúc




Cầm tấm hình mà Nhiếp ảnh gia Cao Đàm chụp Gấu Cần Mẫn năm 1961 với lời đề tặng: "Thân tặng anh Phúc người đã làm nở "CÁNH HOA HƯỚNG ĐẠO". Đến tuổi thất thập cổ lai hy, mình mới nhận ra được sự mong ước kỳ vọng của Nhiếp ảnh gia Cao Đàm thì người đã ra đi về nơi vĩnh hằng rồi.

Ngày ấy, năm 1961, Gấu Cần Mẫn mới 23 tuổi là Thiếu trưởng Thiếu đoàn Lê Văn Duyệt, Đạo Tân Bình về dự khóa III Tùng Nguyên HHR ngành Thiếu cùng với Quý Trưởng Nguyễn Duy Thu Lương (lúc đó đương chức TUV/HĐVN 1960- 1962), LM Đinh Quang Điện, Phạm Quang Lộc, Ngô Anh Giang, Nguyễn Quý Thục, Phạm Văn Mạnh, Ngô Viết Hoàng, Phạm Quang Chánh và một trưởng (lâu quá quên mất tên rồi!), tất cả mười khóa sinh, mà Huấn luyện viên và Trưởng phục vụ lại đông gấp rưỡi số trại sinh tham dự. Khóa trại gồm có 3 đội:

- Đội Hổ, đội trưởng Trưởng Thu Lương

- Đội Trâu, đội trưởng Trần Trung Phúc

- Đội Mãnh Sư, đội trưởng Nguyễn Quý Thục

Tuy trại sinh có 10 người, tụi mình rất hăng say trong học tập, ghi chép từng chi tiết của bài khóa và những kinh nghiệm cầm đoàn được các Trưởng Huấn luyện viên truyền đạt rất tận tình. Làm sao quên được những lời truyền đạt cho nghề Trưởng của Quý Trưởng: Trại trưởng Cung Giũ Nguyên, Cò yêu đời Tôn Thất Đông, Sói trầm lặng Mai Liệu, Hoàng đa ngôn Vũ Thanh Thông, Cáo vui vẻ Nguyễn Xuân Long, Mèo ưa rình Lê Gia Mô, Báo lý luận Trần Trung Hợp, Sư tử đảm đang Tôn Thất Sam, v.v. . . Những ngày đi thám du Langbian đầy hứng thú và hữu ích cho công tác huấn luyện sau này được thể hiện qua lập lộ trình Gilwell do Trưởng Lê Phỉ hướng dẫn.

Những buổi sáng còn hơi sương, trong gió bấc, mưa phùn, trại sinh đã thức dậy tập thể dục tự nhiên, vượt qua các chướng ngại vật từ trại thiếu chạy qua khu vực bàn thờ tôn giáo, vào đại lộ Baden Powell, xuống hồ Than Thở và Trưởng Hoẵng đa ngôn ra lệnh: "Tất cả xuống hồ, bơi ra đầu cầu". Chà! đến đây mới có sự cố xảy ra: Cha Đinh Quang Điện không bơi được (?) - Không sao, xin cha cứ xuống kéo áo chùng đen lên và nhúng đôi chân xuống nước quá đầu gối là được rồi (Trưởng Thông nói) - Lại còn trưởng Ngô Anh Giang, người mập mạp, đẫy đà, thích uống sữa bò đặc cũng không biết bơi, thế là "a lê hấp" cởi bỏ y phục tay vịn lan can cũng lần ra tới đầu cầu, chỉ thấy thương cho cha Điện, đôi chân nhúng nước bị gió heo may vờn nhè nhẹ làm người lạnh run, phải vội vàng tụt áo chùng che khuất đôi chân. Còn tụi mình thì bơi, vùng vẫy thỏa thích vì được ngâm trong nước, gió không làm gì được, mọi người có cảm tưởng như đang được tắm trong nước ấm vậy. Thời gian trôi qua mau, tuổi thanh niên đã dứt, bước sang tuổi trung niên, qua các khóa huấn luyện BR/LDT-UV do Trưởng DCC Tôn Thất Đông làm khóa trưởng. Khóa học đã đưa đến cho mình nhiều điều thú vị và điểm quan trọng nhất là cách điều hành người lớn, là các trưởng thuộc liên đoàn và các vị phụ huynh trong Ban bảo trợ Liên đoàn cũng như phối hợp được các sinh hoạt của các đơn vị đi vào mục đích của Hướng Đạo.

Năm 1970, được trao trách nhiệm là Huấn luyện viên của toán Huấn luyện Miền III. Năm 1971 và 1973 tham dự NTC1 và NTC2 do Trưởng LT Lê Mộng Ngọ làm Khóa Trưởng và Trưởng Tôn Thất Sam làm Bảo Huynh. Năm 1974 về dự khóa ôn luyện Trưởng tổ chức tại dòng Đồng Công - Thủ Đức. Năm 1972 được trao trách nhiệm phụ tá Huấn luyện viên trưởng cho LT Vũ Thanh Thông, trưởng Miền III Huấn luyện. Năm 2007, Hội đồng LT/BĐH/HĐVN trao trách nhiệm Huấn luyện viên trưởng (LT) phụ trách toán Huấn luyện ngành Thiếu.

Kể từ ngày đầu tiên về Trại Trường đào tạo Huynh trưởng HĐVN đến nay đã nửa thế kỷ qua đi, các Trưởng lão HLV đã đem hết tinh anh truyền lại cho thế hệ đàn em, với mong ước mỗi anh em chúng ta là một viên gạch xây dựng vững chắc cho căn nhà Hướng Đạo.

HOA HƯỚNG ĐẠO lúc nào cũng ở trong tâm chúng ta, sẽ bừng nở rạng rỡ, nếu thực sự chúng ta sống theo Luật Hướng Đạo với tấm lòng nhân hậu và công minh.
LTS: Đầu thập niên 1970 Trưởng Trần Trung Phúc đã từng đảm nhiệm chức vụ Đạo Trưởng Đạo Tân Bình – một trong những Đạo kỳ cựu của HĐVN mà chỉ riêng Đạo này đã có đến 4 LT: Trần Văn Lược, Vũ Thanh Thông, Trần Trung Hợp và Trần Trung Phúc.

Những ai đã từng theo học các khóa HL ở Tùng Nguyên từ năm 1958 đến 1975 đều biết đến kỳ công của Trại sinh khóa Bạch Mã Gấu Cần Mẫn, người đầu tiên dám leo lên cành cao chót vót của cây thông cổ thụ cao nhất Tùng Nguyên để móc dây cờ của toàn trại.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 5.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương