CÓ Thằng cuội già Ôm một mối mơ!


Phong trào Hướng Đạo: Một phong trào giáo dục Thanh Thiếu niên toàn diện



tải về 5.39 Mb.
trang24/24
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích5.39 Mb.
#36425
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

Phong trào Hướng Đạo: Một phong trào giáo dục Thanh Thiếu niên toàn diện


(Bài tham luận KN 80 năm phong trào Hướng Đạo Việt Nam)
Nhân đọc Thế giới mới số 863 (ngày 07/12/2009) với bài viết “Loay hoay giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường” và mới trong Thế giới mới (các số 869-870-872 ra tháng 1/2010) với một loạt bà “Thăng trầm Hướng Đạo” – nhà báo Anh Thoan tuy đã cho đăng những nét cơ bản về phong trào Hướng Đạo trên thế giới và ở Việt Nam – nhưng cho cùng bài viết chỉ nói lên được phương pháp rèn luyện kỹ năng sống dã ngoại, rèn luyện tính khí, vượt khó. Bài viết chưa nói lên được ý nghĩa sâu xa, tích cực của phong trào Hướng Đạo là giáo dục thanh thiếu niên như thế nào để trở thành người công dân hữu ích cho xã hội.

Phong trào Hướng Đạo không đơn thuần là một phong trào rèn luyện kỹ năng sống như một số ý kiến hiện nay của một vài nhà xã hội học, một số nhà giáo có chút quan tâm.

Chúng tôi không đồng ý với một số bài viết trên báo mới đây cho rằng: “Hiện nay về cơ bản chưa có một môn học nào gọi là giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường – Chưa có sự phân công trách nhiệm cho một cá nhân hoặc tổ chức tập thể nào trong vấn đề giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) trong nhà trường, trong gia đình và trong cộng đồng hoặc tổ chức sã hội…” (bài viết của Ô. Phùng Khắc Bình (Tiến sĩ), vụ trưởng vụ công tác học sinh sinh viên (TGM số 863 ngày 7/12/2009).

Nhiều loạt bài trong báo Tuổi trẻ cũng thăm dò ý kiến của phụ huynh học sinh và nhà trường đã nêu lên vấn đề hết sức bức thiết về giáo dục:

* một sân chơi lành mạnh cho các Thanh-Thiếu niên hiện nay.

* Giúp con tránh bạo lực học đường – các hoạt động đoàn thể, ngoại khóa, sinh hoạt dã ngoại, hội trại nhằm giúp trẻ hòa đồng, thân thiện → tránh được bạo lực học đường.

* Xin các nhà giáo dục, xã hội – Các bậc phụ huynh đừng thờ ơ với tâm tư của trẻ.

Tiếng kêu cứu của nhiều nhà giáo dục, nhiều bậc phụ huynh: con em của chúng ta thiếu sân chơi lành mạnh – ngoài giờ học chúng chỉ biết vùi đầu với các trò chơi trên mạng hay la cà ở các quán cà phê… karaoke…

Đã đến lúc chúng ta phải nhận rõ vấn đề về sự giáo dục toàn diện cho thanh thiếu niên hiện nay, lứa tuổi hiếu động, đang mong được cống hiến cho xã hội mai sau – Xin đừng để tuổi trẻ rơi vào những tệ nạn không lối thoát.

Tôi rất tâm đắc với lời nói của một Trưởng HĐ (Tráng huynh) trong một lần họp mặt vui chơi với các em Sói-Thiếu-Tráng nhân lễ sinh nhật thành lập Liên đoàn – Trưởng đã nói với các phụ huynh, với các Tráng huynh cảm tình viên: “…Xin hãy trao trách nhiệm giáo dục con em của quý vị cho chúng tôi nhận lãnh một phần - ở gia đình các em được sự giáo dục của cha mẹ, ở học đường các em được sự dạy dỗ của thầy cô – còn khoảng cách từ nhà đến trường nghĩa là trong xã hội – trong cộng đồng… Xin hãy giao trách nhiệm đó cho chúng tôi…”

Nhiều bậc phụ huynh đã phải bất lực trước lối sống buông thả của con em mình: đua đòi hư hỏng – thậm chí có phụ huynh không còn biết ngoài giờ học con em mình đi đâu… Tiếng chuông đã gióng lên…

Thưa quý vị phụ huynh và các nhà giáo dục, chúng ta phải nhận lãnh trách nhiệm trước thực trạng đó.

Trở lại vấn đề Phong trào Hướng Đạo là một phong trào giáo dục tích cực nhằm rèn luyện cho lứa tuổi Thanh Thiếu niên không chỉ những kỹ năng sống mà còn chú trọng đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức, tình thương yêu và bổn phận công dân – Hướng Đạo dùng trò chơi làm đòn bẫy chính trong giáo dục: Trò chơi là nhu cầu thiết yếu để nẩy nở bản tính thiên nhiên – Chơi là thật sự sống đời sống trẻ thơ và dần dần đưa chúng vào cuộc đấu tranh thật sự, lớn lao và khó khăn: đó là cuộc đời.

Phong trào HĐ không cho rằng chơi là giải trí, chỉ vui chốc lát mà HĐ coi trò chơi là một phương tiện để giáo hóa – đó là một phương pháp giáo dục tốt và hay nhất.

HĐ cần cho trẻ em chơi để hiểu trẻ, việc hiểu trẻ cần cho chúng ta để biết được tính tốt xấu từng em mà giáo dục, uốn nắn – Trong khi chơi trẻ thường để lộ ra tính tiết, tật xấu của trẻ nhờ vậy Trưởng mới rõ ưu khuyết điểm của từng em để uốn nắn, động viên…

Tóm lại, trong mọi hoạt động HĐ đều mang hình thức trò chơi, kể cả khi học tập kỹ năng sống, khi làm việc thiện, kể cả phần tinh thần cốt lõi của phong trào như Luật – Lời hứa – Châm ngôn, một cuộc cắm trại, một buổi xuất du đều được xem như là một thể lệ của một cuộc chơi lớn… Hơn nữa muốn cho trẻ chơi một cách bổ ích cần phải lựa chọn trò chơi thích ứng với lứa tuổi, với đất chơi, thời tiết, hợp với năng khiếu hay đức tính mà chúng ta muốn làm phát triển ở trẻ: Đó là đặc điểm của giáo dục HĐ.

Tóm lại mục đích của giáo dục HĐ:

- Dùng đời sống ngoài trời để giáo dục trẻ.

- Dùng trẻ để dạy trẻ.

- Dùng Lời Hứa và Luật HĐ để giáo dục trẻ.

- Phát huy thói quen làm việc thiện để nẩy nở tình thương yêu cộng đồng trong xã hội…

Tưởng cũng nên nói ở đây Bộ đồng phục HĐ cũng là một công cụ trong giáo dục HĐ: khi mặc bộ đồng phục trên người nhắc nhở em HĐS ấy đang tin tưởng và quyết tâm theo đuổi một lý tưởng – thế giới cùng chung một lý tưởng – mặc đồng phục gây được tình đồng đội và tình cảm chúng ta anh em một nhà, gây được tình cảm đối với phụ huynh, với bà con lối xóm mà em tiếp xúc – mặc đồng phục làm nẩy sinh tinh thần tự trọng và ảnh hưởng lớn đến thanh danh phong trào.

BiPi định nghĩa: “Phong trào Hướng Đạo là một trường học giáo dục công dân thông qua phương tiện tự nhiên…”

BiPi chủ trương rằng “Không có con người hoàn toàn hư hỏng và dù có hư hỏng đến bao nhiêu cũng giữ được 5% cái tốt – Nếu chúng ta chịu khó phát triển cái tốt đó cho nẩy nở dần ra thì một ngày kia cái tốt đó sẽ dần dần lấn át cái xấu và con người đó cũng sẽ trở thành tốt…”

Kính thưa quý Trưởng, thưa các bậc phụ huynh, các nhà xã hội học, các nhà giáo dục đã và đang hằng quan tâm đến sự giáo dục con em chúng ta, với cảm nghĩ chân thành, với lòng ưu tư của một người đã từng đứng trên bục giảng, với trách nhiệm hiện nay của một Tráng huynh, chúng tôi ước mong quý vị phụ huynh, các nhà giáo dục, hãy dành cho chúng tôi một góc sân chơi ngoài trời để được cùng quý vị góp một phần nhỏ trong việc giáo dục con em.

Chúng tôi nghĩ rằng không quá bi quan và quá trễ như một số ý kiến đã nói thực trạng “nổi loạn” trong học đường và ngoài xã họi của giới trẻ - điều này đã khẳng định phải tạo một nếp sống lành mạnh bằng một sân chơi bổ ích cho con em mà theo tôi thiết nghĩ không gì hơn mong quí vị cùng chúng tôi xây dựng môi trường đó, chính là những suy nghĩ thiết tha của gia đình Bách Hợp – Phong trào HĐ đang chờ đón con em của quí vị tham gia một cuộc sống có ý nghĩa và nên người công dân tốt, có ích cho xã hội.

Huế 25/4/2010

Thân kính chào và giữ chặt mối dây

(RS) Phạm Hữu Hiệp

Gấu Kiên Tâm – Đạo Huế


Ghi chú: Bài viết dựa theo tài liệu đã tham khảo:

- Các sách hướng dẫn căn bản do BP viết.

- Sách và tài liệu của các Tr/HĐ gần xa biên soạn.

Xin chân thành cám ơn


HỌP MẶT LÂM VIÊN XUÂN CANH DẦN 2010


Theo thư mời của Trưởng Lương Mậu Dũng được gửi đi từ trước Tết Canh Dần 2010, ngày Họp Mặt Tân Niên của Nhóm Cựu Hướng Đạo Sinh Đạo Lâm Viên tại Tp. HCM sẽ được tổ chức tại nhà Trưởng Dũng, 207/2G Trần Kế Xương, Phường 7, Quận Phú Nhuận từ lúc 18g chiều Thứ Bảy 27-02-2010 (tức ngày 14 tháng giêng năm Canh Dần). Sau những ngày Tết đầm ấm, vui vẻ cùng gia đình và bạn hữu, các anh chị em Cựu HĐS Đạo Lâm Viên đều hân hoan chờ đón ngày Họp Mặt thân ái này để gặp gỡ các Huynh Trưởng, các bạn HĐS đã từng hoạt động hăng hái bên nhau dưới khung trời Đà Lạt thân yêu. Để nắm vững số lượng người tham dự và tổ chức chu đáo cho ngày Họp Mặt, nên trước đó vài ngày ban tổ chức đã điện thoại, nhắn tin cho từng ACE HĐS để xác định lại việc dự họp. Biết được sẽ có nhiều người tham dự hơn các năm trước, nên việc liên hoan và phần quà tặng được tăng cường nhiều hơn dù quỹ chung còn hơi ít sau các chi tiêu phúng điếu, thăm hỏi trong năm.

Chiều 27-2, khí trời đã mát dịu dần, đường phố đông vui, nhộn nhịp. Trên con đường Hoa Sữa dẫn vào hẻm nhà Trưởng Dũng, tiếng gọi nhau, chào mừng vui vẻ... Cha Tiến Lộc đang xem số tìm nhà, thì nghe tiếng gọi mừng “ Chào Cha Tiến Lộc “ và thấy một nhóm anh em đang vừa đi vừa nói cười sang sảng bên nhau. Thế là đúng Lâm Viên mình rồi. Nào! Ta cùng tiến vào nơi họp mặt. Nơi đây nhiều anh chị em đã đến, tay bắt mặt mừng và hỏi thăm nhau rối rít. Chị Trần thị Hóa đến sớm nhất và mang theo cả hai trái mãng cầu xiêm và một hộp mứt dâu Đà Lạt để làm mồi cho tất cả. Anh Trà Lợi đến tiếp theo với nhiều vật dụng chở dùm cho em Cường để tổ chức liên hoan. Anh vui vẻ kể cho các Trưởng khác cùng nghe chuyến du lịch Mỹ với nhiều cuộc gặp gỡ thân thương cùng anh em Lâm Viên bên đó. Ở đâu, tình cảm HĐ cũng chan hòa và sâu đậm. Tinh thần hăng hái tham dự mọi cuộc họp mặt của chị Hóa và anh Trà Lợi là một tấm gương sáng cho tất cả chúng ta.



Một vài trưởng nữ khác như Hoàng Tú, Lệ Châu.. vào bày biện các thức ăn vừa mang thêm đến. Tiếng điện thoại của anh Dũng, em Cường tiếp tục reo lên. Vội thay nhau ra đón vài trưởng chưa tìm được nhà. À, đây rồi! Trưởng Phan Đức Đô với bước chân đi hơi khó nhọc vì thấp khớp, đang tiến vào cùng con trai là Phan Đức Quang… Rồi Trưởng Trần Trọng Thảo chở một thùng lớn chứa nhiều món ăn cho buổi liên hoan. Và nhiều anh chị em khác lại tiếp nối vào nhà. Tiếng nói chuyện, hỏi thăm nhau thật thân thương, đầm ấm. Tiếng cười vang vọng khắp nơi. Mọi người đều vui vẻ khi gặp lại nhau, kể cho nhau nghe những kỷ niệm êm đềm, những trò chơi hấp dẫn, những đêm lửa trại dưới màn sương đêm phủ nhẹ, bên ngọn lửa bập bùng. Những buổi trại Đạo đông vui, những đêm tĩnh tâm sâu lắng với giọng nói trầm ấm, thiết tha của Ban Huynh trưởng và các HĐS đi trước, những ngày trại hè thú vị tại Phan Rang, Nha Trang với nhiều điều mới lạ, những buổi tiễn Sói lên Đoàn tuy bịn rịn, nhưng vẫn háo hức, hăng say.

Khi số người đã gần đông đủ, tất cả cùng lên sân thượng để bắt đầu buổi họp mặt. Dù đã chuẩn bị thêm ghế, nhưng số người tham dự vẫn nhiều hơn ( gần 30 người)và không gian hơi hẹp do chưa khéo sắp xếp, nên không đủ chỗ ngồi trên ghế, mọi người vui vẻ thực hiện “ đất ta, ta ngồi “ trừ vài trường hợp đặc biệt. Đầu tiên, với giọng nói rõ ràng và ấm cúng, Trưởng Thảo giới thiệu nội dung buổi họp. Bài Hội Ca được bắt lên, mọi người cùng hát vang một cách nhịp nhàng. Gương mặt ai nấy đều vui tươi, rạng rỡ như sống lại những ngày sinh hoạt hăng say dưới đồi thông Đà Lạt, bên tiếng gió thổi rì rào, tiếng suối reo róc rách. Một phút tưởng niệm những Huynh trưởng và HĐS đã mất, nhất là các Trưởng vừa lìa rừng trong thời gian gần đây như Trưởng Vũ văn Hoan, Lê văn Ngoạn, Nguyễn đình Thư. Tiếng kèn harmonica trầm trầm của Cha Tiến Lộc làm cho tâm hồn càng thêm bâng khuâng, lắng đọng… Xong phần nghi thức, Trưởng Lương mậu Dũng nói về ý nghĩa cuộc họp mặt hôm nay. Đây là dịp các Huynh trưởng và nam nữ HĐS Đạo Lâm Viên gặp gỡ đầu năm, hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống của nhau, kể lại những kỷ niệm êm đềm khi cùng sinh hoạt, thắt chặt thêm tình thân hữu và chia sẻ, giúp đỡ nhau khi có chuyện vui buồn. Trưởng Dũng cũng thân ái chúc mọi người một năm mới khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc. Giọng nói ôn tồn, chậm rải của Trưởng Dũng như dễ đi sâu vào tâm hồn mỗi người. Bài hát “Cái nhà” được vang một cách vui tươi như cùng nhắc nhở: hãy giữ gìn, xây đắp những ngôi nhà chung càng thêm xinh đẹp, vững bền: Ngôi nhà Lâm Viên yêu dấu, Ngôi nhà Hướng Đạo Việt Nam, bằng sự nhường nhịn, thông cảm, thương yêu, tha thứ và thực hiện triệt để điều luật thứ tư. Trước lúc liên hoan, cùng nhau chấp tay, cất lên bài hát, nhớ đến những người đã nhiều vất vả, gian nan, cho ta từng bát cơm đầy. Chai rượu thơm ngon, ngọt ngào của Cha Tiến Lộc đem tặng, được rót ra, chuyền tay cùng uống, như để cùng chia ngọt xẻ bùi. Mỗi người một hộp thức ăn được chia sẵn, cố sao cho hết, nếu không thì sẽ đem về. Vừa ăn vừa nói chuyện thật vui. Một lát sau, Trưởng Dũng báo cáo một số sinh hoạt trong năm vừa qua và sự thu chi của Quỹ Thân hữu. Trong phần góp ý, Trưởng Đinh quang Diêm nêu ra việc viết lại lịch sử và sinh hoạt của Đạo Lâm Viên mà các Trưởng tại Đà Lạt đã phát động và Trưởng Vĩnh Tôn bắt đầu bằng bảng ghi nhiều sự kiện và sinh hoạt. Trưởng Phan đức Đô hưởng ứng ngay việc này và cho biết hiện có được hơn 100 tấm ảnh về các sinh hoạt của Đạo Lâm Viên qua các thời kỳ. Trưởng Đô hứa khi về Đà Lạt sẽ sắp xếp lại theo thời gian và scan thành một đĩa ảnh, gửi cho Trưởng Dũng để phối hợp thêm với các ảnh khác, nếu có, làm thành một bộ sưu tập ảnh về Đạo Lâm Viên. Xin hoan hô nhiệt tình đóng góp của Trưởng Đô! Trưởng Dũng nêu ý kiến và kêu gọi các Trưởng ở dưới này bắt đầu sưu tập các tư liệu về sự thành lập và hoạt động của đơn vị mình như Ngành Kha và Kha Đoàn 216 của Trưởng Diêm, Thiếu Đoàn Quang Trung của các Trưởng Đô, Dần, Thiếu Đoàn Trần Quốc Toản của các Trưởng Sửu, Dũng, Thiếu Đoàn Trai Việt của các Trưởng Hậu, Việt, Ấu Đoàn Lê Lai của các Trưởng Hóa, Tú, Nữ Thiếu Trưng Trắc, Châu Phong của Trưởng Trần thị Hường và các em khác … Mọi việc sẽ được dần dần thảo luận kỹ hơn và lên kế hoạch thực hiện. Sau phần gây Quỹ Thân hữu để chi dùng trong năm, có thêm phần đóng góp tự nguyện để làm quà đầu năm khi đi thăm một vài trưởng cũ. Mọi người nhiệt tình và mau lẹ tham gia: tổng số thu được là một triệu rưởi đồng, chia tặng ba trưởng (mỗi phần năm trăm ngàn đồng): anh Phan đức Đô đem tặng khi thăm Trưởng Phan Công Lý tại Đà Lạt, các anh Đinh quang Diêm, Trần trọng Thảo sẽ tặng khi thăm hai Trưởng Lê thanh Nhàn, Trương nguơn Hoàng tại Long An. Món quà tuy nhỏ, nhưng mang nặng tình cảm chân thành của các anh chị em HĐ Lâm Viên đối với các Trưởng đã từng nhiều năm hoạt động, đóng góp vào sự vững mạnh của Đạo Lâm Viên. Được biết sau khi về Đà Lạt, anh Phan đức Đô đã đến thăm Trưởng Phan Công Lý và tặng món quà đầu năm của anh em dưới này. Trưởng Lý nhận quà mà ánh mắt rưng rưng, vui mừng và cảm động khi biết nhiều người vẫn còn nhớ đến mình. Và ngày thứ bảy 6-3-2010, các anh Đinh quang Diêm, Phạm văn Dzương, Nguyễn chí Trung và vợ chồng anh Võ hữu Dần đã xuống thăm nhà anh Lê thanh Nhàn (Thiếu đoàn Quang Trung)và trao món quà cho con anh Nhàn để nhờ chuyển lại, vì hôm đó anh Nhàn đưa vợ lên SG có việc gấp. Nói chuyện qua điện thoại, anh Nhàn rất xúc động và vui vẻ trước tình cảm uống nước nhớ nguồn của các anh em…Trong tuần sau, các anh Trần trọng Thảo, Đinh quang Diêm.. sẽ đi thăm Trưởng Trương ngươn Hoàng khi biết được địa chỉ rõ ràng.

Bên cạnh việc góp ý chung, niềm vui càng dạt dào, tình cảm càng gắn bó với các bài hát ngắn gọn vui tươi, vài trò chơi nhẹ nhàng và những món quà HĐ nho nhỏ, xinh xinh đặt trong các chiếc hộp nhiều màu, đủ kiểu, lớn nhỏ khác nhau. Nụ cười luôn nở trên môi, gương mặt tràn đầy phấn chấn. Một số anh chị em lần đầu tiên đến tham dự, thật đáng quí biết bao: Này đây Chị Trần thị Diệu (Ấu đoàn Lê Lai) với nét mặt thật tươi, nụ cười thật thân ái, các anh Chí Trung, Nguyễn trí Hương, Phạm viết Khánh (Thiếu đoàn Lê Lợi), Phạm ngọc Long (Thiếu đoàn Trần quốc Toản) với giọng nói thật vui, nụ cười thoải mái, khuôn mặt có khi rạng rỡ, có lúc trầm ngâm như nhớ về những ngày hoạt động hăng say ở tuổi thiếu sinh. Một số Trưởng không đến dự được và đã gửi lời thăm hỏi, chúc mừng năm mới như Trưởng Nguyễn minh Nghĩa ( vì đường xa sức yếu), Trưởng Nguyễn văn Sửu ( bận dự đám cưới người cháu), Trưởng Nguyễn thế Hậu (đi công tác ở Hà Nội) và các em Ngô anh Việt, Nguyễn xuân Thành, Tôn thất Hùng, Trần đình Thung, Nguyễn thị Phúc.. ( do có công việc gia đình đột xuất). Các Trưởng kỳ cựu và đáng kính ở Đà Lạt như Trưởng Lê Phỉ, Trưởng Tôn Thất Sam, Trưởng Nguyễn xuân Tăng đều điện thoại hay nhắn tin xuống thăm hỏi và thân ái chúc mọi người một năm mới gặp mọi điều như ý. Xin chân thành cảm ơn Quý Trưởng. Trong các thành viên tham dự, chúng ta hãy cùng “A, A, A” ba tiếng thật to để khen tặng sự nhiệt tình và hăng hái tham dự của Trưởng Võ hữu Dần: dù ở Bảo Lộc xa xôi, năm nào cũng đi xe đò về dự, góp nhiều mục vui, và 10g tối lại vội vã lên xe về với gia đình, chu toàn công việc ngày mai, hay sự chịu khó của chị Thái thị Mơ: đi dạy ở trung tâm tại Quận 10, 7g30 tối mới xong, cũng vội vã tìm đường về họp mặt, dù chưa ăn tối chút gì và thời gian gặp nhau còn ít. Theo ý kiến của nhiều anh chị, các cuộc họp mặt sau này nên tổ chức vào chiều Chủ Nhật, giữa khung cảnh thiên nhiên để vui chơi thỏa thích và tìm lại không khí sinh hoạt ngày xưa. Xin ghi nhận và cố gắng thực hiện điều này. Niềm vui đang tràn ngập, nhưng thời gian không chờ đợi. Đã đến lúc phải chia tay khi vài anh chị chuẩn bị xin về. Cùng nhau chụp vài tấm ảnh, kỷ niệm một buổi họp mặt thật vui tươi và nhiều ý nghĩa. “Lúc thú vui này, lòng còn quyến luyến … “Bài hát lại vang lên như lòng người luyến tiếc khi phải xa nhau và mong sớm đến ngày gặp lại. Trước lúc ra về, mỗi người một tay, nhanh chóng thu dọn, trả lại sân thượng gọn gàng, sạch sẽ như lúc ban đầu.

Màn đêm xuống dần, anh chị em lần lượt ra về. Mỗi người một tâm trạng, buồn vui lẫn lộn. Thương mến thay! Đáng quí biết bao những tâm hồn Hướng Đạo! Hãy nhớ mãi điều luật thứ tư để càng gần gũi nhau hơn, càng đoàn kết, chung tay xây dựng, làm cho mỗi gia đình lớn nhỏ càng thêm hạnh phúc, ngôi nhà Lâm Viên càng keo sơn gắn bó, bền vững dài lâu, và Phong trào Hướng Đạo nước ta sẽ vượt qua muôn vàn thử thách, cùng qui về một mối, sớm góp phần xứng đáng vào việc giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam.

Lương Mậu Dũng



VUI HỌP MẶT

Hôm nay họp mặt thật vui tươi

Thương mến trao nhau những nụ cười

Siết tay thân ái từng đôi bạn

Ngước mắt yêu thương khắp mọi người

Niềm vui rộn rã thời trai trẻ

Kỷ niệm êm đềm tuổi mấy mươi

Tuy xa luôn nhớ thương Đà Lạt

Ngọn lửa Lâm Viên vẫn rạng ngời

Gấu điềm đạm



Tráng Trường Sơn – Huế một thời.

Mùa hè năm 1955, một đơn vị Tráng sinh được thành lập tại Huế lấy tên là Tráng Trường Sơn do hai Trưởng Bùi Ngươn Khánh và Đoàn Mộng Ngô là Trưởng và phó của Tráng đoàn.

Tráng Trường Sơn hình thành gồm có Thiếu sinh lớn tuổi của các thiếu đoàn Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng, Mai An Tiêm. Có thể nói đây là đơn vị Tráng đoàn đầu tiên của Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ (sau ngày tái sinh hoạt năm 1951).

Nhân kỷ niệm 80 năm HĐVN, không thể không nhắc đến một đơn vị HĐ của đất Thần Kinh đã đào tạo một lớp Trưởng cho thế hệ thứ 3 mà nay kẻ còn người mất. Tuổi đời của họ nay không còn dưới 73 tuổi.



Khoảng thập niên 60 – 70 họ đã đi khắp các miền của đất nước để phụng sự và gây dựng nhiều đơn vị HĐ cho phong trào. Đa số họ là Trưởng đơn vị Ấu, Thiếu, Kha, Tráng. Có người đã từng giữ trọng trách Liên Đoàn Trưởng, Đạo Trưởng, Châu Trưởng.

Trong thời gian sinh hoạt Tráng đoàn. Địa điểm chính sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng là rạp Lửa Hồng – Huế và Phú Văn Lâu. Với những Tráng sinh áo nâu, khăn quàng đỏ phía sau thêu 3 hòn núi màu trắng. Phần lớn các chiều thứ 7 và chiều chủ nhật Tráng đoàn thường tổ chức các cuộc thám du trong địa bàn tỉnh. Lăng tẩm, chùa chiềng, các địa danh như cửa Thuận An, cửa Tư Hiển, rừng Thiên An, điện Hòn Chén, núi Kim Phụng v.v. là những địa điểm Tráng đoàn thường đi thám du và cắm trại.

Để một số Tráng sinh của Tráng đoàn Trường Sơn hiện đang ở Huế khỏi ngỡ ngàng tôi xin thưa – Tôi đang nói về Tráng Trường Sơn của thế hệ đầu. Vì tôi được biết về sau Tráng đoàn Trường Sơn vẫn được nối tiếp qua các Trưởng Lê Chí Thiện, Dương Tấn Vang, Nguyễn Nhượng lần lượt là Tráng Trưởng.

Những cuộc thám du, cắm trại thì nhiều – Tôi xin ghi lại một vài kỷ niệm còn lưu lại trong mỗi anh em khi được nhắc đến.



Chinh phục đỉnh Kim Phụng - Lê Chí Thiện là người đầu tiên leo lên chóp đá trên đỉnh núi Kim Phụng, rồi anh em khác cũng lần lượt vượt suối leo rừng để chinh phục đỉnh núi.

Một điểm thám du khác, chắc rằng đến nay ít đơn vị nào lên đến. Đó là núi Voi Phục trước Lăng Gia Long. Đứng trước Lăng nhìn thấy gần nhưng leo lên đến đây mất 3 giờ đồng hồ. Xuất phát từ chân núi lúc 8 giờ đến hơn 11 giờ trưa mới đến nơi. Vừa leo lên núi vừa uống nước nên khi lên đến nơi các bình nước đều cạn khô. Tìm nước đâu đây khi đây là đỉnh núi bằng phẳng, anh em reo mừng khi phát hiện có nhiều chân cột bằng đá ở giữa có khoét lổ tròn đầy cả nước mưa. Mừng thì mừng nhưng cũng sợ vì nước toàn loăn quăng. Thế rồi cũng phải giải quyết, Tráng sinh mà lại chịu thua sao? Lấy nước cho vào ca đun sôi để hơi nguội, đến bữa ăn trưa là có nước uống. Trở lại nói về vị trí này, chúng tôi thắc mắc sao ở đây lại có nhiều chân trụ cột vậy? Có lẽ trước đây nhà Vua có cho xây dựng điện đền chi đó mà nay không còn di tích nữa, mà chỉ sót lại chân cột bằng đá. Nghỉ ngơi sinh hoạt và ăn cơm trưa xong, 13 giờ chuẩn bị xuống núi. Anh em ai cũng muốn tranh nhau xuống trước, thế rồi mỗi người mỗi hướng. Ai về theo đường cũ thì không gặp trở ngại gì, một số tưởng đi băng gần hơn trong đó có tôi, khi xuống gần đến nơi, vướng phải một hồ sen rộng, không thể đi vòng được, đành cùng nhau lột áo, đội ba lô lên đầu mà lội qua hồ. Đó là bài học nhớ đời. Mới năm vừa rồi gặp tôi, Sếu mộng mơ Song Nguyên có nhắc đến chuyện lội hồ sen, thì ra hôm đi lạc đường đó có cả Song Nguyên mà tôi không nhớ.

Trong một buổi thám du khác – Anh em phát hiện một Lăng mộ (tôi quên mất là khu vực nào), ngôi mộ được nằm trong 3 vành bọc quanh thay vì như các mộ khác chỉ một vành – Bia mộ bằng đá tương đối lớn hơn các mộ thường đã bị đẩy sấp xuống. Anh em cố sức nâng lên để xem bia mộ của ai, nhưng bia đã bị đục hết chữ. Anh em Tráng sinh có đặt vấn đề tìm hiểu về ngôi mộ. Nhưng rồi sau này mỗi người mỗi ngã và quên mất sự việc này. Không biết sau này có đơn vị nào tham quan hoặc thám du đến đây và tìm hiểu ngôi mộ này không ?

Tráng sinh, thiếu sinh thời bấy giờ tất cả trong tư thế sắp sẵn – Có lụt lội hoặc cháy nhà v.v. nhiều khi với quần cụt áo ngắn, chỉ có chiếc khăn quàng cổ của đơn vị mới biết đó là những HĐS đang xả thân cứu giúp người lâm nạn.

Sau những trận lụt lớn giữa thập niên 50 – Tráng sinh Trường Sơn Huế đã cùng nhau đốn cây chẻ lạt làm lại cầu Bãng Lãng do nước đã cuốn trôi giúp dân trong vùng qua lại được dễ dàng.

Tráng đoàn Trường Sơn đầu tiên còn lưu lại một ít kỷ niệm cho Thừa Thiên Huế và châu Hải Trung một vài hình ảnh đáng nhớ sau đây.

Trong trại họp bạn Châu Hải Trung năm 1956 tại rừng Thiên An - Huế. Khu vực Tráng đoàn Trường Sơn dựng lều sàn ngang qua thân cây thông trong lúc các khu trại của các tỉnh về dự đều bằng lều vải. Mặt khác còn giúp ban Quản trại vẽ bản đồ Trại và làm cổng trại Họp Bạn.

Một sinh hoạt đáng nhớ nữa của Tráng đoàn Trường Sơn là trang trí cho buổi lễ kỷ niệm ngày gia nhập phong trào HĐTG 7/5/1957 tại rạp Lửa Hồng – Huế. Với 2 tráng sĩ một xưa, một nay đứng hai bên quả địa cầu phía trước rạp Lửa Hồng. Cũng như dàn dựng sân khấu, phông màn và sắp xếp ghế ngồi cho quan khách đến dự lễ. Để rồi sau đó mỗi người mỗi ngã đi nhiều nơi góp phần phát triển phong trào HĐVN.


  • Cọp cần mẫn Lê chí Thiện tiếp nối Tráng Trưởng Tráng Trường Sơn và sau đó là Đạo Trưởng đạo Thủ Đức.

  • Lê Kế Chí, Đạo Trưởng đạo Darlak.

  • Sơn miêu vui tính Phan Gia Anh, đạo trưởng đạo Phú Xuân

  • Gấu linh hoạt Nguyễn Đức Chánh, Châu trưởng Châu Trường Sơn Thượng.

  • Beo cần mẫn Trương Văn Linh, liên đoàn Trưởng một liên đoàn ở Quy Nhơn.

  • Chồn từ tốn Phan Thanh Thiệu góp phần phục hoạt lại HĐ Khánh Hòa sau thời gian bị gián đoạn.

  • Song Nguyên Nguyễn Đức Tín Sếu mộng mơ, hiện nay ở Sài Gòn – Nghe đâu có trại HĐ là áo mão ba lô đến dự.

  • Tráng trưởng Nguyễn Nhượng sau thời gian đi làm bổn phận người trai, trở về đất Thần Kinh cố thủ sông Hương, núi Ngự bên quán cà phê cạnh sông An Cựu.

Ôn cố tri tân – Biết rằng thời gian quá lâu, với tuổi thất thập không còn minh mẫn như trước nữa, nhưng có viết còn hơn không. Xin các Trưởng chúng ta cố gắng ghi lại những gì mình đã làm trước đây, hoặc đang làm. Thước đo thời gian để các Trưởng của thế hệ sau noi gương kế tục sự nghiệp phát triển phong trào Hướng Đạo. Điều quan trọng nhất chúng ta phải giữ là tác phong, đạo đức của người Trưởng HĐ – Không tạo hình tượng cho mình, không mặc cảm với các anh em khác để gây chia rẻ vì chúng ta tất cả đều tự nguyện. Cơm nhà áo chợ đến với phong trào. Không màng danh lơi, địa vị. Có Trưởng từng là Đạo Trưởng, Châu Trưởng, nhưng sau đó vẫn làm Thiếu phó, phụ tá cho một Thiếu Đoàn mà không có chút gì tự ty, mặc cảm.

Nha Trang, hè 2010.

Chồn từ tốn – Phan Thanh Thiệu

Möøng thoï cuï Sôn Ca

Thaùch thöùc thôøi gian Ngöôøi ñöùng ñaây

Maëc cho theá söï cöù vaàn xoay

Chín taùm muøa xuaân nôi traàn theá

Maõi vui Höôùng Ñaïo queân ñöôøng veà
Baïch Maõ – Tuøng Nguyeân töøng löu daáu

Soâng Höông – Nuùi Ngöï vaãn rong chôi

Soáng maïnh, soáng vui hoa Baùch Hôïp

Huynh ñeä chuùng ta ñöôïc maáy ngöôøi

Ñan Thanh
Cụ Nguyễn Thúc Tuân là Akéla đầu tiên của HĐVN, năm nay đã 98 tuổi vẫn còn mạnh khỏe, minh mẫn, vui vẻ và hồn nhiên như Sói con.

Hàng ngày vẫn dạy Anh văn và đang dịch tờ Le Chief, một tài liệu quí viết bằng tiếng Pháp dành cho các Trưởng của HĐ Đông Dương từ năm 1937.

Tháng tư năm 2009 cụ lên ĐàLạt làm Chủ Đường cho cụ Tráng sinh trên 80 tuổi lên đường. Tháng tư năm nay cụ hứng chí đứng ra chủ trì Khóa HHR Ấu. Quả là hy hữu.

NHÂN ĐẠI TƯỜNG CỌP YÊN TỬ, NHẮC LẠI CHUYỆN XƯA

Nhân ngày đại tường của Trưởng Trần Văn Thao, một huynh trưởng kỳ cựu đã có nhiều đóng góp xây dựng phong trào HĐVN. Chúng tôi viết bài này như một nén nhang tưởng niệm.

TÓM TẮT TIỂU SỬ

Họ và tên: Trần Văn Thao.

Ngày và nơi sinh: năm 1906 tại Hải Phòng.

Gia nhập HĐ: năm 1930, năm 1931 thành lập LĐ Trần Lục ở Hải Phòng.

Tên rừng: Hổ Cáu, Cọp Yên Tử.

Ủy viên HĐCG Bắc Kỳ.

Trưởng ban vận động tái lập HĐVN (1949-1952). LĐT LĐ Cựu HĐSVN đặc trách cựu HĐS.

Ủy viên ngoại ngạch.

Lìa rừng: hồi 7.30 giờ ngày 22.2.2008 tại Hoa Kỳ, thọ 102 tuổi.
ĐÔI NÉT ĐAN THANH ĐỜI HĐ

Tháng 9.1930 Tr Trần Văn Khắc lập đoàn Lê Lợi, tháng 10.1930 Tr Hoàng Đạo Thúy lập đoàn Vạn Kiếp ở Hà Nội thì 1931 Tr Trần Văn Thao lập đoàn Trần Lục ở Hải Phòng dành riêng cho anh em Công giáo. Đây là đoàn HĐ Công giáo đầu tiên của HĐVN, đây cũng là nơi sản sinh những HĐS về sau nắm giữ những chức vụ quan trọng của phong trào như các trưởng Trần Văn Thao, Vũ Thanh Thông, Trần Văn Lược.

TÀI TỬ HAY CHUYÊN NGHIỆP

Về sau Tr Thao với chức vị Ủy viên đặc trách cựu HĐS sinh hoạt tự do theo ý thích nhưng thuở trước cụ là 1 HĐS chuyên nghiệp đã chuyên cần tham gia các kỳ trại, đặc biệt đã qua trại Bạch Mã Thiếu và Tráng, HHR Thiếu ở Bạch Mã, HHR Ấu ở Thủ Đức.

VIỆC ĐỂ ĐỜI: TÁI LẬP HỘI

Năm 1946 HĐVN phân thành 2 nhóm HĐ Cứu Quốc và HĐ Việt Nam. Tuy cái đuôi có khác nhau nhưng lý tưởng phụng sự tổ quốc thì cùng chung nên kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ thì hàng hàng lớp lớp Tráng sinh và Huynh trưởng của cả 2 nhóm hăng hái lên đường. Số trưởng không lên rừng thì ở lại thành phố: trong số này có một thiểu số tham gia chính quyền còn đa phần hành nghề tự do.

Thiếu huynh trưởng, thiếu an ninh vì chiến tranh… nên HĐ bị phân rẽ, chỉ còn hoạt động cầm chừng, manh múm và thôi.

Không thể để cảnh rệu rã này kéo dài làm tiêu vong phong trào, cuối năm 1949 Tr Thao lập Ban Liên lạc vận động tái lập HĐVN, khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng, trong số đó có 2 trưởng Trần Trung Du và Nguyễn Văn Tư là hăng hái nhất. Các đơn vị cấp Đạo lần lượt ra đời; ngay tại Hà Nội đã có 4 Đạo: Đạo Đồng Nhân do Tr Trần Trung Du làm Đạo Trưởng; Đạo Kiếm Hồ do Trưởng Lê Trường Thọ, Đạo Vĩnh Thuận do Trưởng Đoàn Văn Thiệp, và Đạo Thọ Xương do Trưởng Nguyễn Tấn Hơn. Cả 4 Đạo này và các Liên đoàn biệt lập họp thành Châu Thăng Long do Trưởng Nguyễn Văn Tư (Hổ Xám) làm Châu Trưởng.

Năm 1950 Trưởng Thao đòi lại được Hội quán ở 86 Hàng Trống được Phủ Thủ Hiến Bắc Kỳ cấp 10.000đ. Vật về cố chủ rồi, Trưởng Thao bèn nhờ Trưởng Huỳnh Văn Nhu (Kiến trúc sư) sửa sang lại, phân làm hai: một để làm văn phòng, một làm rạp chiếu bóng lấy tên là Lửa Hồng. Tự mình làm quản lý không thành công, cụ Hổ nhờ Trưởng Lê Trường Thọ trông nom, vẫn èo uột cho đến khi giao cho Trưởng Trần Trung Du quản lý thì rạp mới thành công mỹ mãn, quỹ hội nhờ đó mà trở nên dồi dào. Anh chị em đề cử Trưởng Thao làm Tổng Ủy viên Bắc Kỳ. Tự thấy mình khó lòng từ bỏ thú vui riêng, cái thú mà thanh niên đa tình ao ước nhưng HĐ lại không dung chấp nên Trưởng Thao mời Trưởng Vũ Trọng Hoàn.

Cũng trong thời gian này Trưởng Thao đi khắp nước để vận động. Với thiện ý và lòng kiên nhẫn Trưởng đã “nối dây” HĐ Bắc-Trung- Nam. Rồi một Đại Hội đồng trù bị được tổ chức tại Sàigòn từ ngày 17 đến 19/2/1951, khắp nơi đều cử đại diện vào tham dự.

* Phái đoàn miền Bắc:

- Trưởng Hổ Xám Nguyễn Văn Tư: Châu Trưởng Thăng Long.

- Đoàn Văn Thiệp: Đạo Trưởng Đạo Vĩnh Thuận.

- Trâu Hay Làm: Nguyễn Văn Tất.

- Hươu Nóng Tính: Trần Trung Ru: Đạo Trưởng Đạo Đồng Nhân.

- Sóc Siêng Năng: Huỳnh Văn Nhu - Hải Phòng.

- Gà Yêu Đời: Trần Văn Bách: Đạo Kiến An.

- Voi Ống Sậy: Nguyễn Phú Đốc.

- Thiên Lý Mã: Trần Quang: Đạo Nam Định.

* Phái đoàn miền Trung và cao nguyên gồm:

- Trưởng Nguyễn Chữ (Cọp Thẳng Thắn): Đạo Lâm Viên – ĐàLạt.

- Phan Tú Lan: ĐàLạt.

- Trịnh Hùng Dũng (Sẻ Im Lặng): Nha Trang.

- Nguyễn Hữu Phước.

- Lê Quang Giao: Đà Nẵng.

- Nguyễn Phước Đoàn.

- Trương Thiệp: Hội An.

- Akela Quỳnh Châu: Huế.

* Phái đoàn miền Nam:

- Nguyễn Văn Điểu (Gà Lý Thuyết): Tổng Ủy viên (Tháng 4/1950, các huynh trưởng hợp tại Hội quán Sao Mai, bầu anh Trần Văn Quế làm Tổng Ủy viên. Anh Quế rất được anh em mến mộ nhưng sau đó mật thám Pháp biết được anh là Việt Minh nên bắt giam tại bót Catinat và tra tấn đến chết. Trưởng Nguyễn Văn Điểu - Ủy viên ngành Tráng lên thay và dẫn đầu phái đoàn miền Nam phó hội gồm:

- Huỳnh Minh Quang (Tây Khiêm Tốn) - Ủy viên ngành Thiếu.

- Nguyễn Đình Long, Nguyễn Văn Thuận.

- Check Abdul (Beo Tận Tâm).

- Nguyễn Hồng Phước (Beo Hầm Hừ).

- Nguyễn Sử Khương (Trĩ Ưa Hạp).

Đại hội Huynh trưởng này làm việc hết sức tích cực và đoàn kết với những quyết định quan trọng.

1. Sẽ họp Đại Hội đồng chính thức vào dịp Noel 1951 tại Hà Nội để bầu nhân sự Bộ Tổng Ủy viên, mời Hội Trưởng và lập Ban Bảo trợ.

2. Thông qua quy trình, nội lệ để trình xin chính quyền cho thành lập Hội HĐVN.

Hội nghị cử Trưởng Thao, Chữ và Điểu soạn thảo quy trình, nội lệ để dự Đại Hội đồng là có ngay. Các Trưởng này đã dựa theo quy trình 1946 để soạn quy trình mới và đến ngày 07/06/1952 thì hoàn thành bản quy trình mới.

Cuối năm Trưởng Thao với tư cách Ủy viên liên lạc triệu tập Hội nghị Huynh trưởng toàn quốc tại Hà Nội. Nhân vật sáng giá nhất trong chức vụ Tổng Ủy viên là Trưởng Thao nhưng ông khước từ vinh dự này và giới thiệu Trưởng Vũ Văn Hoa, Ủy viên HĐ Bắc Việt, Kỹ sư Trần Văn Thân được mời làm Hội Trưởng. Quy trình được thông qua và Chính phủ chuẩn nhận qua Nghị định số 326/NĐ/TN ngày 09/02/1953 của Bộ Thanh Niên và Thể Thao mở đầu một chương mới cho HĐVN.

Riêng Hổ Cáu lại lui về góc rừng riêng tư của mình, cùng với Trưởng Trần Văn Hớn sắm 1 máy chiếu phim đi đây đó giúp vui cho đồng bào, cho anh em HĐ. Cũng là một cách cổ súy cho phong trào.

HOA ĐÀO VÀ HƯỚNG ĐẠO

Nghiên cứu cuộc đời của cụ Thao, thấy có điểm khác thường: ngoài đời cụ giữ nhiều chức vị cao nhưng trong HĐ thì ông cụ cự tuyệt.

Năm 1950 Tr Nguyễn Văn Tư Châu Trưởng Châu Thăng Long đề cử cụ Thao làm TUV, cụ Thao liền đẩy qua cho Tr Phạm Văn Nam (Ngựa Dò Từng Bước), cụ Ngựa đưa sang Tr Vũ Trọng Hoàn (Mèo Từ Bi). Sau đó Tr Hoàn đi làm Giám đốc Thanh Niên Bắc Việt, từ chức TUV và yêu cầu Trưởng Trần Văn Thao đảm nhận, Tr Thao cũng cương quyết từ chối và đề cử Tr Vũ Văn Hoan, Kỹ sư Trần Văn Thân được mời làm Hội Trưởng. Tr Thao lui về nếp sống riêng tư của mình.

Đem chuyện này hỏi cụ Trần Văn Lược, cụ cười sang sảng rồi nói: - Anh cả tôi sinh năm Tân Mùi, tôi sinh năm Kỷ Mùi, ông ấy hơn tôi một giáp mà trẻ trung hào hoa lắm, số đào hoa có nhiều người yêu. Ngoài đời thì không sao nhưng trong HĐ thì ông ấy ngại. Ổng thường nói: HĐ khó lắm, thôi ta cứ đứng vòng ngoài cho yên thân.

TIÊN CHỈ LÀNG BÁCH HỢP

Trưởng Hổ Cáu định cư tại Hoa Kỳ, nhiều lần về thăm Việt Nam và muốn định cư tại Nha Trang nhưng việc bất thành.

Trưởng có viết cuốn “Nước Việt Nam” đăng báo và in phổ biến rộng rãi trong giới Việt kiều để đồng bào tha hương nhớ đến cội nguồn oanh liệt kiên cường của dân tộc Việt.

Mừng “bách tuần đại thọ” (100 tuổi) cụ được dân làng Bách Hợp bầu làm “Tiên chỉ” và rồi cụ Hổ đã chọn một ngày tốt 22.2.08 để ra đi thanh thản ở tuổi 102.

HĐVN đang ở trong cảnh ngặt nghèo, chia năm xẻ bảy ngổn ngang trăm mối tơ vò. Ngóng trông mãi mà vẫn chưa thấy Trần Văn Thao thứ hai. Than ôi.

Thôn Mai, 22.2.2010

Nam Trân


NGHĨ GÌ – LÀM GÌ VỚI NĐ 45 CỦA CHÍNH PHỦ


Phải thành thật mà nói là từ giữa năm 2008 đến nay hoạt động của HĐ mất hết sinh khí; các huynh trưởng âu lo vì tương lai bấp bênh quá, một số đoàn sinh rơi nước mắt từ giã đơn



1 Ở trại họp bạn, dù sớm, trưa, chiều, tối… các trại sinh đều chào nhau Good morning… vì đối với Hướng Đạo, mọi lúc đều là buổi sáng, cuộc đời luôn rạng rỡ như mặt trời lúc bình minh.

2 Ghi chú: chỉ 7 Trưởng sau đây: Tôn Thất Dương Vân – TUV, Tôn Thất Đông – TTK, Trần Trọng Lân – UV Thiếu, Nguyễn Thúc Toản – UV Tráng, Phan Như Ngân – cố vấn, Huỳnh Văn Nhu – Thủ quỹ của đoàn, Võ Văn Thơm – phụ trách văn nghệ của đoàn.

3 Vì các Trưởng lớn tuổi không thuộc bài hát nên chọn Anh Võ Văn Thơm theo để làm hoạt náo viên, khi đoàn VN trình diễn thì Anh Thơm hát bài “Đèo cao” còn các Trưởng chỉ biết “hát nhép” và phụ họa “Dô ta” cho rập ràng là thành công bởi vì HĐS các nước đều hò theo nên rất xôm trò.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 5.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương