CÓ Thằng cuội già Ôm một mối mơ!


HƯỚNG ĐẠO QUẢNG TRỊ NGÀY ẤY



tải về 5.39 Mb.
trang8/24
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích5.39 Mb.
#36425
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   24

HƯỚNG ĐẠO QUẢNG TRỊ NGÀY ẤY


BBT – Đây là một bài hồi ký của Trưởng Quỳnh Loan đăng trong tập san của Hội Ái hữu Quảng Trị. Trưởng Quỳnh Loan là thứ nam của Cựu TUV Tôn Thất Dương Vân và bào đệ của Trưởng Quỳnh Hòe. Trưởng Loan đã từng là Phó Thiếu trưởng Mai An Tiêm (Đạo Thừa Thiên) từ 1952-1955 và Phó Tráng trưởng Đống Đa (Tráng đoàn sinh viên ĐH SàiGòn, thuộc Đạo Cửu Long từ năm 1956-1960). GVMD xin trích đăng để nhớ lại một số Trưởng & HĐS kỳ cựu của HĐVN mà Trưởng Loan đã đề cập trong bài viết.

* Nguyên nhan đề của bài này là “Bầy sói Ái Tử và Tỉnh Quảng Trị”. Chúng tôi mạn phép sửa lại là “Hướng đạo Quảng Trị ngày ấy”.

* Vì khuôn khổ báo có hạn nên chúng tôi xin lược trích. Mong Trưởng Quỳnh Loan thông cảm.

Bầy sói Ái Tử do nhiều anh chị Tỉnh Quảng Trị lần lượt điều khiển, gọi là bầy trưởng hay sói già - kêu anh chị theo truyền thống của tổ chức, thực sự đáng vai cô chú - từ các anh Vệ, Trúc, Thầy Trần Trọng Sanh, Thầy Dương Túy, đến cô Oanh, cô Liêm. Thầy Sanh vui tính và yêu trẻ, được các sói cảm mến, nhà Thầy ở cạnh khu tòa sứ, các sói thường tập họp ở đây mỗi khi đi trại. Anh Vệ bị bệnh mất lúc còn trẻ để lại cho các sói nhiều thương tiếc, cô Oanh làm huấn luyện viên thể dục (về sau trở thành nữ tu Công Giáo), cô Liêm dạy học, Thầy Túy tánh hơi nghiêm khắc.

Mỗi sáng Chủ Nhật, dân chúng thường chứng kiến cảnh bầy sói đồng phục áo xanh da trời, quần cụt xanh nước biển, mang huy hiệu hoa bách hợp màu vàng trên nền lục, sắp hàng dài vừa đi vừa ca hát những bài vui tươi “đời ta bao tươi vui như hoa hồng thắm...”. Giữa đám mũ bê rê đen luôn nổi bật chiếc nón cối màu trắng khác thường của Võ Ái Ngự. Các sói thường sinh hoạt trên đồi cỏ phía trước đình làng Thạch Hãn, gần khu rừng Bến Hộ. Mỗi khi đến đây, bầy sói thường đi qua khu phố chợ, hướng về Vườn Bông cạnh bờ sông, qua trước ngôi nhà thầy Thúy đang làm thanh tra giáo dục, thỉnh thoảng thấy cô bé Chi con thầy đứng ở sân nhìn theo. Thầy Thúy sớm qua đời gây bàng hoàng trong giới học sinh (mười mấy năm sau, gặp lại cô Chi học Ban C Khải Định).

Năm 1941, Hướng Đạo tổ chức trại hè trong hai tuần ở một rừng phi lao thuộc thị trấn nghỉ mát Cửa Tùng, gồm đủ ba ngành tráng, thiếu và ấu. Sói Ái Tử cũng dự trại do Trưởng Túy coi sóc. Các sói rất xúc động khi lần đầu thấy biển, tưởng như lạc vào cõi thần tiên. Cửa Tùng quá đẹp và thơ mộng, với con đường trồng đầy hoa cùng rặng phi lao chạy dọc bờ biển cát trắng, những chiếc ghe thúng lạ mắt nhấp nhô trên sóng, đảo Hòn Cọp xanh nhạt ẩn hiện xa xa ngoài khơi, nhà dòng Cát Sơn trồng nhiều thứ cây lạ.

Khu cắm trại nằm cạnh một phi trường nhỏ, máy bay lên xuống hàng ngày, đặc biệt sát một giếng nước bờ thành thấp, Bầy trưởng ngăn cấm các sói chơi gần. Năm sau, trại hè cũng tổ chức ở địa điểm cũ, thêm bầy Long Phúc mới thành lập. Các sói Võ Ái Ngự, Quỳnh Hòe, Cao trọng Lữ, Trần Văn Dĩnh, Lê Trọng Đàm, Võ Văn Nhơn, Nguyễn Đình Đơn... về sau đều cùng học Trường Khải Định. Thời gian cùng sinh hoạt giữa cảnh thiên nhiên đem lại cho các sói những tình cảm thân thiết. Trước ngày chuẩn bị rời trại, ba thế hệ nối vòng tay quanh ngọn lửa hồng, bùi ngùi cất tiếng trầm bổng hát bài Giữ Chặt Mối Dây “…sông núi không ngăn tình thương, mưa gió không lay can trường...”. Mãi về sau, kỷ niệm những ngày trại Cửa Tùng là một nỗi nhớ tiếc.

Quảng Trị là thành phố đẹp đối với những ai đã sống thời thơ ấu ở đây. Các bàn chân non nớt của sói in dấu khắp nơi, qua những vùng đất mang di tích lịch sử. Như làng Ái Tử, nơi chúa Nguyễn Hoàng đóng quân ngày xưa, với sự tích quần chúng dâng lên chúa bảy lu nước; chợ Sãi nhắc nhở chúa Nguyễn Phúc Nguyên; chùa Phật Lồi, nơi tượng Phật từ đất trồi lên, nghe kể tượng được chôn giấu từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh; đền Tử Đạo ở làng Nhan Biều cạnh bờ tả sông Thạch Hãn với tượng hai nhà truyền giáo mang dây thòng lọng nơi cổ; tháp Tri Bưu đứng sừng sững giữa một hồ nước, đánh dấu nơi ngày trước giáo dân bị tàn sát.

Các sói ngoài những buổi sinh hoạt chung, được khuyến khích mỗi ngày làm một việc thiện, như lượm mảnh chai trên đường, quét nhà, giữ em. Tất cả đều ghi vào sổ. Việc làm của các hướng đạo sinh đàn anh thường là những gương tốt. Về đức tính ngay thẳng, phải kể Hướng đạo sinh Lê Phú Em, người dong dỏng cao, chơi túc cầu rất thạo, trong những trận đá giao hữu với các đội khác, có lúc đã lừa được banh trong chân, bỗng đứng khựng lại đưa tay lên cao ra dấu cho trọng tài biết mình vừa phạm lỗi (ông mất lúc ở Quảng Trị). Các Hướng đạo sinh công chức biểu lộ sự thanh liêm vào những dịp cuối năm, khi một số người từ các vùng thôn quê mang lễ vật đến nhà biếu xén để đền ơn những việc giúp đỡ trong năm. Họ bị la rầy và từ chối thẳng thừng. Xã hội thời này đã tạo ra những thế hệ công chức biết tận tình phục vụ dân chúng mà không đòi hỏi đền đáp. Người Hướng Đạo biết tuân thủ lời hứa khi chính thức gia nhập tổ chức, là “luôn luôn giúp ích mọi người”. Vị sáng lập phong trào (Baden Powell) còn đi xa hơn khi ông cho rằng tục lệ “'buộc boa” làm hạ phẩm giá người cho cũng như người nhận. Mấy chục năm sau, xã hội đổi thay, guồng máy hành chánh mang đầy hiện tượng tiêu cực tham ô, cửa quyền, mất chất, hủ hóa. Và, trước cuộc tranh sống bằng mọi thủ đoạn, những người thuộc các thế hệ xưa cũ cảm thấy lạc lõng.

Ở thành phố nhỏ như Quảng Trị, những người ra làm việc thường được dân chúng biết mặt và kính nể. Một tráng sinh làm việc ở nhà Dây Thép (bưu điện) sáng Chủ Nhật mang balô đi trại, khi qua phố gặp bà cụ đến chào hỏi và nói gần như muốn khóc “tội nghiệp quá, răng thầy không thuê người vác?”. Có lần Hướng đạo sinh Võ Thanh Minh ghé lại nghỉ ngơi nhiều hôm, trong bộ y phục cố hữu mũ nỉ áo choàng và ghết da. Đây là con người thích cuộc sống phiêu lưu, từng một mình đạp xe đi vòng quanh Đông Dương, được vua Cao Miên tặng kiếm và dùng kiếm này chém cọp khi ngủ đêm trên đèo Rù Rì.

Vào dịp nghỉ hè, trường Tiểu Học thường tổ chức đêm văn nghệ, trình diễn những màn kịch nhạc giúp vui phụ huynh. Thầy Lê Quang Duật (thân phụ anh Lê Quang Mại - Nhị Hà), còn gọi Thầy Kiểm - có lẽ do ngạch trật hay chức vụ trong ngành giáo dục - là người có địa vị tên tuổi ở thành phố, nhưng tính rất bình dân. Có năm, trong một vở hài kịch, thầy đóng vai người đầy tớ, khi nghe chủ gọi liền “dạ” thật lớn và bước ra sân khấu, rút điếu cẩm lệ đang hút dán lên vách, rồi khúm núm bước đến trước chủ. Nhiều khán giả tỏ vẻ khâm phục tài diễn xuất của Thầy. Bầy Ái Tử cũng tham gia trong một màn vũ nhạc. Bầy sói ca hát nhảy múa chung quanh ngọn lửa hồng, bỗng giông tố sấm sét nổi dậy, lửa tắt tối om; khi ánh sáng trở lại, bầy sói biến mất. Một sói khác, do bé Cả thủ vai, đến tìm các bạn mình chỉ thấy còn lại những xương trắng, anh xúc động đứng khóc òa trên sân khấu (khóc thiệt) làm người xem mủi lòng (năm 1945, sói Cả cùng mẹ chết trong một vụ máy bay Đồng minh ném bom trúng hầm núp).

Lúc phong trào thể dục, thể thao được phát động mạnh, thành phố rộn rịp với những cuộc chạy đuốc, đua xe. Đặc biệt chuẩn bị cho ngày hội ở sân vận động, đón tiếp nhiều viên chức lớn từ xa tới. Huấn luyện viên Trần Hữu Khuê lo lắng tập dượt cho học sinh để thực hiện màn thể đục đồng diễn. Bầy Ái Tử góp mặt bằng một màn chữa lửa. Đến ngày hội, quan khách tề tựu ở khán đài, đội ngũ học sinh dàn ra hàng ngang hàng dọc ngay ngắn, nhưng có chỗ bỏ trống, thiếu mất Võ Ái Ngự. Thầy Khuê quay mắt đi tìm, gặp Ngự bình thản đứng giữa bầy sói. Mặc cho Thầy năn nỉ, anh nhất quyết ở lại, rốt cuộc Thầy cầm tay lôi đi. Các sói nhìn theo, thông cảm nỗi bất bình của anh, chơi trò chữa lửa dù sao vẫn thích hơn.

Thành phố Quảng Trị, ngoài vùng phố xá buôn bán và khu hành chánh dọc theo bờ hữu ngạn Thạch Hãn, còn có khu cổ thành vô ra bằng bốn cửa có vọng lâu, mang tên Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Bên trong, đáng kể là hành cung của vua, kỳ đài, dinh các ông Tuần vũ, án sát và lãnh binh, nhà lao, sở mật thám, tòa án, riêng đồn lính tập (khố xanh) chiếm trọn một góc thành.

Cuối năm 1944, cuộc sống của dân chúng ở các vùng quê bắt đầu gặp khó khăn, Hướng đạo phát động phong trào làm việc thiện. Vào lúc gần Tết Nguyên Đán, các sói nỗ lực làm đồ chơi trẻ em mang đến các nhà hảo tâm bán để quyên góp. Tiền thu được biến thành những đòn bánh tét giúp đồng bào nghèo đón Xuân, đặc biệt các làng ven biển thuộc phủ Triệu Phong. Khi nạn đói thực sự hoành hành, dân từ các vùng quê kéo lên thành phố. Họ đi thất thểu từng đoàn, mặt mày hốc hác, áo quần tả tơi, nhai cả lá cây hái hai bên đường. Dân thành phố đến bữa ăn đóng chặt cửa nẻo, thỉnh thoảng cửa bật tung, cả chục cánh tay trơ xương đưa vô với tiếng kêu gào thảm thiết. Hướng đạo tổ chức đi từng nhà quyên góp những vắt cơm cứu đói, mỗi trưa mang ra phân phát ở sân vận động. Có hôm anh phụ trách cùng giỏ cơm bị cả núi người tranh giành đè ụp chôn vùi.

Năm 1945, quân Nhật kéo tới đồn trú trong trường Tiểu Học, trẻ em phân tán ra học ở các đình làng. Trên đường phố thỉnh thoảng xây ra những vụ lính Nhật gốc Việt đánh đập người Pháp, viên phó sứ cũng lãnh một trận đòn bể mất cái mũi cà chua. Một chiều Chủ Nhật, máy bay Mỹ đột nhập bầu trời Quảng Trị, sà xuống phía nhà ga thả bom sập cây cầu sắt bắt qua sông Thạch Hãn. Thành phố lãnh trái bom đầu tiên, dân chúng hốt hoảng đổ xô ra các vùng lân cận, bước chân chạy rầm rập lẫn với tiếng kêu khóc réo gọi nhau, guốc dép và mũ nón quăng đầy hai bên đường. Một bầu không khí kinh hoàng bao trùm lấy thành phố, buổi tối dân chúng không dám thắp đèn đề phòng máy bay trở lại, người lớn hì hục đào hầm núp, trẻ em sợ hãi bỏ ăn, có đứa ngồi co rúm lâm râm đọc kinh, niệm Phật. Máy bay còn ném bom trúng đoàn xe lửa ra Đồng Hới, một số hành khách chết và bị thương. Suốt đêm ấy, các anh Hướng đạo đi tải thương, ra tận nơi cáng những người lâm nạn về bệnh viện thành phố, băng qua những quãng đường khá xa, có nơi phải đi đò. Một ông béo mập bị trúng mảnh bom, nằm trên cáng còn ráng nói “tui có hơi nặng, mấy chú chịu khó khiêng về tui thưởng”. Hai anh Hướng đạo chỉ biết nín cười. Những ngày kế tiếp, máy bay đến thường hơn, bay từng đoàn trên cao, thân màu trắng bạc lấp lánh dưới ánh mặt trời, cảnh tượng thật hùng vĩ. Còi báo động hụ lên từng hồi, phụ họa với tiếng kèn đồng của anh lính tập đứng trên cửa thành thổi cả tràng dài, đôi khi run rẩy làm tắt tiếng hay đổi nốt giữa chừng.

Thời kỳ này, một Huynh trưởng Hướng đạo được bổ nhiệm làm thủ lãnh thanh niên tỉnh. Ông để hết tâm huyết vào công cuộc đoàn ngũ hóa thanh niên từ cấp thành phố đến phủ huyện, cử nhiều Hướng đạo sinh trẻ có khả năng giữ các vai trò điều khiển, và đưa tinh thần cùng phương pháp Hướng đạo vào sinh hoạt của tổ chức mới này. Mộng của ông là đào tạo những thế hệ thanh niên hữu ích cho xã hội. Các đàn anh lúc này thường ca hát những bài mới lạ, như “hai mươi năm nay ta 'nhắm' mắt ta đi theo Thầy, đường và cầu ta không đắp ta không xây. Hai mươi năm nay ta nhắm mắt ta đi theo Thầy, chữ nghĩa dùi mài nước mắt đầy...”. (Lời Việt của Tạ Quang Bửu).

Từ giai đoạn này, Hướng đạo ngưng hoạt động, nhiều sói già trông nom các đoàn thể thiếu nhi, đường phố vang vọng những câu ca hùng tráng “...ta đi hiên ngang mặc gió mưa, ta đi xông pha mặc núi rừng, đoàn thanh niên xông xáo dưới ánh trời tựa như cá vẫy vùng biển khơi…”. Một hôm, đoàn cắm trại ở khu đất gần cầu xe lửa. Nửa đêm, anh đoàn trưởng đánh thức mọi người dậy để báo tin có mấy lính Nhật ẩn núp gần nhà ga, và kêu gọi một số đi dọ thám. Trời đang mưa lất phất, gió lạnh, nghĩ băng qua cánh đồng trong đêm tối đã thấy e ngại. Còn ngán hơn khi nhớ tới vùng đất này mới xảy ra không lâu vụ máy bay Mỹ bị bắn rơi nổ tung, xác nhân viên phi hành rơi vãi khắp nơi. Cuối cùng, ba người tình nguyện đi, trong số có Võ Ái Ngự. Các anh trở về lúc trời gần sáng, thực sự chỉ là vụ dàn cảnh để thử thách lòng can đảm. Các thiếu nhi hăng hái tham gia nhiều hoạt động có tính cách văn nghệ, nhưng không tán thành loại công tác như ban đêm chui vô hàng rào nhà người khác để rình theo dõi những người không đi họp. Ở khu vườn nhà bên trong góc thành cạnh cửa Tiền, nhiều thiếu nhi tổ chức trò chơi tập lính. Đặc biệt cô bé Tôn Nữ Tiểu B. tham dự tập trận, đội nón sắt làm bằng mo cau, ôm súng gỗ bò lết, la hét hô xung phong chẳng thua kém mấy đứa con trai, mồ hôi nhễ nhại, áo quần bê bết đất thường bị cô chị la rầy “Nè, B. Chơi chi dữ rứa!”. Quả thực, lính nữ chơi rất hăng, vẫn được cô bác hàng xóm đứng xem tấm tắt khen ngợi (về sau cô trở thành nhà mô phạm, chắc không quên những chuyện vui chơi ngày xưa?).

Năm 1950, hội Hướng Đạo Việt Nam được tái lập sau một thời gian ly loạn vì chiến tranh. Riêng ở Huế, phát triển sâu rộng với sự chỉ đạo của các Huynh Trưởng kỳ cựu Nguyễn Thúc Toản, Trần Điền, Tôn Thất Đông, Lê Cảnh Đạm, Tôn Thất Dương Vân, Trần Song Hòe, Lê Văn Ngoạn, Đoàn Lai v.v... Nhiều khóa huấn luyện mở ra ở vườn Canh Nông ở Tây Lộc, hồ Tịnh Tâm, cồn Giả Viên đào tạo những Huynh Trưởng thuộc thế hệ trẻ, như các anh Võ Tam Anh, Đoàn Ý . . . Nhiều thiếu đoàn được thành lập, thâu nhận phần lớn thiếu sinh là học sinh Khải Định.

Thiếu đoàn An Tiêm ra đời rất sớm, đoàn trưởng sau cùng là anh Trần Minh Toàn, đã dẫn dắt thiếu sinh đặt bước khắp nơi. Từ buổi đầu, có mặt các thiếu sinh Trần Kiêm Khiết, Quỳnh Tiêu, Tôn Thất Quỳnh Anh, Đinh Xuân Dũng, Hồ Văn Mẫn, Nguyễn Hữu Doãn, Quỳnh Quế, Quỳnh Sâm, Tôn Thất Sam, Trần Tiễn Huyến, Phan Thanh Thiên, Trương Tiếu Cầu... Đoàn thực hiện nhiều chuyến đi trại đáng ghi nhớ. Năm 1953, trại ở cù lao làng Thái Dương Thượng và đập Thuận An, thời còn chiến tranh được đánh dấu bằng cuộc đón tiếp của vị đồn trưởng ở đây, khi vào đêm mới tới ông cho bắn một loạt nhiều hỏa châu làm sáng rực cả một vùng bờ biển. Năm 1955, đi trại bằng xe đạp ra Quảng Trị, băng qua truông Văn Xá rộng mênh mông và vắng bóng người, qua khu rừng tràm đặt lò nấu dầu khuynh diệp của bác sĩ Tín. Cùng năm ấy các thiếu sinh leo núi Bạch Mã, đi lạc vào ngõ cụt, Quế và Thiên suýt tử nạn vì đất lở khi leo lên sườn núi để dò đường, người đoàn phó kịp quăng dây cứu được cả hai.

Tráng đoàn Bạch Đằng ra đời với sự góp mặt của nhiều thế hệ học sinh Khải Định. Các anh Ngô Kỳ Phong, Đặng Văn Châu, Trần Tiễn Tự, Vĩnh Công... Về sau, Võ Ái Ngự cũng nhập cuộc, nối tiếp hoạt động bị gián đoạn từ thời đi sói con ở Quảng Trị. Hướng Đạo là tổ chức theo tôn chỉ đứng ngoài lãnh vực chính trị nên chính quyền thời ấy không thể ép buộc hoặc mua chuộc, nhưng cũng không cấm đoán vì HĐ là một phong trào giáo dục thanh thiếu niên mà quốc tế đều công nhận là một phong trào phụng sự Hòa Bình.



CHUYÊN MỤC HUẤN LUYỆN


LTS. Trong chuyên mục này, GVMD sẽ thường xuyên dành một số trang để trình bày những đường lối hoặc tài liệu Huấn luyện, hoặc trả lời thư độc giả thắc mắc muốn tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến Huấn luyện & Nguyên lý – Phương pháp Hướng Đạo.
- Hỏi: Sao cùng là Trưởng HL 4 gỗ của ngành Ấu mà có người gọi là Akela Leader, có người gọi là Leader Trainer? Còn các ngành khác thì có người gọi là DCC, có người là LT? Sao cùng là Trưởng HL 3 gỗ mà có người gọi là ADCC, có người gọi là ALT? Tại sao có người bảo Trưởng NTH không phải là Akela Leader và Trưởng NQM không phải là DCC?

hohang@gmail.com

- Đáp: Có lẽ Trưởng chưa đọc bài TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN từ trang 147 đến 154 trong Giữ Vững Mối Dây số 1 nên mới hỏi như trên?! Vì GVMD số 1 đã hết từ lâu nên để giải đáp thắc mắc của Trưởng cũng như một số người khác chưa được đọc bài trên, tôi xin giải thích ngắn gọn như sau:

Từ 1969 trở về trước, hệ thống HL Trưởng trên thế giới đều do Ban HL của Gilwell điều hành mà người đứng đầu là Trại Trưởng (Camp Chief) của Gilwell. Những Trại trưởng Quốc gia đều do Trại Trưởng Gilwell ủy nhiệm đại diện cho mình để HL Bằng Rừng nên có chức danh là Deputy Camp Chief (DCC) đối với ngành Thiếu – Kha, Rover Deputy Camp Chief (RDCC) đối với ngành Tráng, còn đối với ngành Ấu thì gọi là Akela Leader (Ak.L). Mỗi Trưởng 4 gỗ có thể chọn từ 3-5 Trưởng BR có khả năng để phụ tá cho mình trong việc HL và đưa danh sách cho Trại trưởng QG để đệ trình Trại Trưởng Gilwell ủy nhiệm làm người phụ tá cho các DCC hoặc AkL nên có danh xưng là Assistant Deputy Camp Chief (ADCC), Assistant Akela Leader (A.AkL).

Bắt đầu từ 1970 trở đi, HĐTG không muốn lệ thuộc Gilwell nên lập Ủy ban HLTG điều hành bởi UVHLTG (thời gian đầu vẫn mời Trại Trưởng Gilwell kiêm nhiệm) và ở các Vùng thì có UVHLV để điều hành ngành HL và bổ nhiệm các Trưởng HL 4 gỗ, nên từ đó đổi danh xưng Akela Leader (AkL) và Deputy Camp Chief (DCC) thành LT (Leader Trainers) đối với các Trưởng 4 gỗ và Assistant Leader Trainer (ALT) đối với Trưởng 3 gỗ.

Theo nguyên tắc, khi muốn được phong nhậm Trưởng HL 4 gỗ thì phải được sự đồng thuận của Hội Đồng HLQG (Gồm tất cả các DCC/LT) chứ TUV hoặc Chủ tịch Hội đồng Trung ương của Hội HĐ cũng không có quyền đơn phương phong nhậm hoặc đề nghị UBHLTG bổ nhiệm.

Các DCC, AkL hay LT đều mang 4 gỗ như nhau và các ADCC hay ALT đều cùng mang dây 3 gỗ, đều có giá trị và quyền hạn như nhau, ngoại trừ những nhiệm vụ lãnh đạo (Trại Trưởng QG hoặc Trưởng Miền HL). Thật ra trong HĐ không có chức tước và quyền lợi mà chỉ có trọng trách do tập thể tin tưởng giao phó để điều hành chung nên không có chuyện ỷ quyền cậy thế như ở ngoài đời.

Theo nguyên tắc thì từ 1970 trở đi, các Trưởng 4 gỗ đều gọi là LT và các Trưởng 3 gỗ đều gọi là ALT. Sở dĩ có việc ghi là DCC, AkL, ADCC, A.AkL… là để cho biết đã được phong nhậm trước năm 1969, nhưng phần lớn là do người khác gọi chứ ít khi thấy các vị ấy tự “Vỗ ngực xưng tên” bởi họ là những bậc lão làng đã từng đi HL các khóa BR nhiều năm ở Trại Trường trước 1970 nên không cần xưng thì ai cũng biết rồi.

Nếu chúng ta gọi cho “chính danh” thì chẳng ai có cớ gì để bắt bẻ: ví dụ như có ai bảo tôi là ADCC Thiếu – Kha từ 1968 và LT Thiếu – Kha thì chẳng sao cả nhưng nếu bảo tôi là DCC thì sẽ có người bắt bẻ ngay vì đến năm 1973 Hội đồng HLQG mới ủy nhiệm tôi lên 4 gỗ… Vì thế sau năm 1970 những ai lên 3 gỗ mà xưng là ADCC hoặc lên 4 gỗ mà xưng là DCC hay Akela Leader thì có thể bị người có thói gièm pha bảo là không phải vì không được “chính danh”. Người ta thường bảo “danh không chính thì ngôn không thuận” là vậy đó! Chứ Akela Leader, DCC và LT đâu có khác gì nhau vì cùng mang 4 gỗ và đều có nhiệm vụ như nhau, vậy bắt bẻ nhau về cái danh xưng mà làm gì?! Chẳng qua con gà ghét nhau vì tiếng gáy mà gièm pha nhau đó thôi!


- Hỏi: Trong cuốn HUẤN LUYỆN: TRỌNG TRÁCH & NGHỆ THUẬT của Trưởng, em thấy thủ bản HLBR ngành Ấu do Gilwell ấn hành đề là The Akela Leader’s Handbook, của ngành Thiếu là The Deputy Camp Chief’s Handbook, của ngành Tráng đề là The Rover Deputy Camp Chief ’s handbook, còn cuốn của ngành Liên đoàn trưởng/UV thì đề là The Deputy Camp Chief ‘s Handbook GROUP SCOUTMASTERS AND COMMISSIONERS PART II WOODBADGE COURSE.

Vậy chỉ DCC ngành Thiếu mới được làm Khóa trưởng BR LĐT/UV? Tại sao không để Trại Trưởng QG làm Khóa trưởng BR LĐT/UV.

traudam46@.msn.com

- Đáp: Trong phong trào HĐ, ngành Thiếu là ngành trung gian giữa ngành Ấu và ngành Tráng (Trước kia chưa tách Thiếu lớn – Senior Scout – ra thành một ngành riêng, mà chỉ lập thêm 1 đội Thiếu lớn ở trong Thiếu đoàn, ở VN gọi là Đội Kha – đọc trại của chữ Ca là Anh lớn. Từ 1946, HĐTG bắt đầu tách riêng Thiếu lớn thành 1 ngành mới, còn ở VN phải chờ đến 1965. Ở Anh quốc & các nước Liên Hiệp Anh vẫn gọi ngành mới này là Senior Scout, ở các nước khác thì dùng Explorer, Venturer, Raider Scouts… còn theo VN nếu muốn gọi là Ngành Kha hay Ngành Thanh cũng được). Do đó Thiếu trưởng thường giao tiếp chặt chẽ với 2 ngành trên để khi nhận Sói lên đoàn thì tiếp tục huấn luyện thế nào cho hiệu quả và biết chuẩn bị những điều cần thiết cho Thiếu sinh lớn tuổi để khi lên Tráng đoàn mà vẫn còn tiếp tục sinh hoạt với Phong trào, thành thử Thiếu trưởng được xem là người thông hiểu đầy đủ các ngành hơn cả. Do đó trong HĐ khuyến cáo nên chọn người từng làm Thiếu trưởng đảm nhiệm vai trò LĐT hoặc các UV Đạo, Châu… kể cả UVHL (Trại Trưởng QG) cũng thế. Bởi vậy thường chọn Khóa trưởng BR LĐT/UV trong số các DCC (Trại Trưởng QG cũng là DCC) đã từng đảm nhiệm vai trò Châu Trưởng trở lên để điều hành cho có hiệu quả nhờ đã có kinh nghiệm bản thân.

- Hỏi: Đọc bài “4 gỗ xưa – 4 gỗ nay…” trong GVMD 3 không thấy tên các Trưởng HL kỳ cựu của HĐVN như: Võ Thanh Minh, Trần Văn Khắc, Hoàng Đạo Thúy, Huỳnh Văn Diệp, Trần Điền, Tôn Thất Dương Vân… Vậy các Trưởng này mang mấy gỗ? Tại sao?

huouhienhoa@gmail.com

- Đáp: Trong HĐ chỉ có nhiệm vụ chứ không đặt nặng chức tước, tùy theo khả năng và thì giờ rãnh rỗi mà mỗi người chọn cho mình một nhiệm vụ thích hợp để chung sức xây dựng Phong trào. Ai có tài lãnh đạo thì được ACE tín nhiệm làm UV điều hành (các UV trong Bộ TUV, Châu trưởng, Đạo trưởng…), người có khiếu truyền đạt thì được tập thể đề cử theo ngành HL để đào tạo Trưởng cho Phong trào.

Trước kia, Trưởng Võ Thanh Minh giữ nhiệm vụ Tổng thư ký Liên Hội HĐ Đông Dương (FIAS) kiêm Tổng Ủy Viên HĐ Trung kỳ nhưng vẫn tham gia HL Trưởng ở Bạch Mã, sau này trao TUV HĐ Trung kỳ cho Trưởng Tạ Quang Bửu. Vì nhiệm vụ điều hành Liên Hội HĐ Đông Dương quá nặng nề nên Trưởng Minh chỉ nhận làm HLV khi có thì giờ rãnh rỗi mà thôi. Trưởng Hoàng Đạo Thúy bận làm TUV HĐ Bắc kỳ, Trưởng Trần Văn Khắc và Trưởng Huỳnh Văn Diệp bận làm TUV HĐ Nam kỳ… nên chỉ làm HLV cho Trại Trường Tùng Nguyên và Bạch Mã từ những ngày đầu mới thành lập… Trưởng Tôn Thất Dương Vân, TUV HĐVN từ 1952 đến 1958 kiêm Trại Trưởng QG từ 1955 – 1957 nhưng chỉ mang 2 gỗ mà thôi. Còn Trưởng Trần Điền đã làm Trại Trưởng trại Ôn Luyện Trưởng toàn quốc năm 1953 và năm 1966 làm Trại Trưởng QG nhưng cũng không đề nghị Trại Trưởng Gilwell phong nhậm DCC. Từ 1963, DCC Cung Giũ Nguyên đã thôi làm Trại Trưởng QG, nên các Trưởng HL kỳ cựu yêu cầu Trưởng Trần Điền – là người thâm niên và uy tín nhất – nhận lãnh trách nhiệm Trại Trưởng QG để tổ chức HLBR cho 4 ngành: Ấu – Thiếu – Kha – Tráng tại Tùng Nguyên năm 1966, nhưng vì lúc ấy Trưởng Điền rất bận công vụ nên chỉ đảm trách điều hành chứ không nhận dây 4 gỗ.

Điều này cho thấy các Trưởng tiền bối của chúng ta rất cao cả, có đủ tài – đức và đã góp nhiều công sức để xây dựng PTHĐ mà chỉ mang dây 2 gỗ (vì đó là “Bằng Trưởng”) chứ không màng đến chức tước. Các Trưởng ấy đã nhận định rất đúng đắn rằng DCC/LT chỉ là nhiệm vụ danh dự (Honourable charge) mà các Trưởng HL đảm trách chứ không phải một bằng cấp để ăn trên ngồi trốc, thật đáng kính phục!

Đeo dây 4 gỗ cũng như mang cái “ách” (của con trâu kéo cày), Trưởng HL phải chấp nhận hy sinh nhiều thì giờ và công sức để hoàn thành trọng trách được giao phó, nếu tự xét mình không thể đủ thì giờ và phương tiện để cống hiến cho PT thì nên thoái thác để khỏi mang tiếng ham danh.

Đừng nhắc gì chuyện ngày xưa, tôi xin kể một việc mới đây thôi: sau khi Trưởng Tiến Lộc qua Úc học khóa CLT, Trưởng Nguyễn Mạnh Hà mang 1 dây 4 gỗ về cho Trưởng Voi Hoạt Bát nói rằng Ban HL Úc trao nhiệm vụ LT để giúp Trưởng Tiến Lộc thuận lợi trong việc HL. Tôi có hỏi Trưởng Hà:

- Sao Trưởng đang là UV trong Bộ TUV của Úc cũng vẫn chỉ mang 3 gỗ mà lại đề nghị BHL của HĐ Úc trao nhiệm vụ LT cho Cha Tiến Lộc?

Trưởng Hà trả lời:

- Em đang là một UV trung ương trong Bộ TUV của HĐ Úc, nhiệm vụ đã nặng nề vả lại Em còn bận công việc làm ăn nên không thể đủ thì giờ lo cho nhiệm vụ HL, thành thử Em chỉ nhận làm Phụ tá HL thôi, chứ nhận 4 gỗ mình phải dành mọi ưu tiên cho việc HL thì Em không thể. Để giúp cho việc HL Trưởng ở VN, với uy tín của Em trong BTUV HĐ Úc, Em đề nghị Ban HL Úc nhận Trưởng Tiến Lộc làm thành viên viễn cư (member at large) thì họ chấp nhận liền, không có gì khó cả!

Hiện giờ Trưởng Hà vẫn mang 3 gỗ, nếu ham danh thì Trưởng Hà đã mang 4 gỗ từ lâu rồi! Tinh thần HĐ là thế đấy!

- Hỏi: Nghe nói HĐ Mỹ (BSA) không muốn chịu ảnh hưởng của HĐ Anh nên tổ chức các ngành HĐ cũng hơi khác; vậy hệ thống HL có theo các DCC’s Handbook của Gilwell không?

- Đáp: Lúc ban đầu, HĐ Mỹ cũng dùng các thủ bản HL của Gilwell, về sau rút tỉa được kinh nghiệm trong huấn luyện và để đáp ứng với nhu cầu thực tế các ngành của nước mình, vả lại BSA có đầy đủ phương tiện và dồi dào nhân lực nên họ soạn lại những thủ bản HL rồi in ấn để phổ biến cho khắp nước Mỹ dùng, khỏi phải mua tài liệu của Gilwell.

Trong thế kỷ 20, các thủ bản HL của Hoa Kỳ có riêng từng ngành, không đề là DCC’s Handbook mà ghi Staff Guide, kèm theo còn có một cuốn sách hướng dẫn Wood Badge Administration of Practical Training để biết cách quản trị và điều hành một khóa trại HL.

Nhưng bắt đầu từ năm 2000 trở đi thì BSA dùng thủ bản HL Trưởng Bằng Rừng Thế kỷ XXI; WOODBADGE for the 21st Century – Staff Guide The Syllabus, có kèm theo những hình ảnh, những đoạn film ghi hình vào đĩa CD để minh họa cho Trại sinh thấy. Chương trình huấn luyện này dùng chung cho tất cả các ngành, có đề cập đến sinh hoạt Ấu – Thiếu – Kha… nhưng đặt nặng về Thuật Lãnh Đạo (Leadership), coi như mọi ngành đều có chung một “Bằng Trưởng”.

(Có niềm hãnh diện cho Trưởng HĐ gốc VN là Trưởng Nguyễn Tấn Đệ điều hành Khóa trại đầu tiên theo chương trình này của BSA. Trưởng 4 gỗ Nguyễn Tấn Đệ là một trong những Ủy Viên cao cấp của Trung ương Hội BSA hiện nay).

Về đẳng cấp Trưởng HL của BSA cũng theo như Quốc tế để cho thống nhất.

Từ ngày ngành HL trực thuộc VPHĐTG, Trưởng HL 4 gỗ của BSA không dùng danh xưng DCC hay LT mà gọi là Wood Badge Course Director (WBCD) vì ở Mỹ Trưởng HL được trao 4 gỗ ngay trước khi khai mạc khóa BR để điều hành khóa đó mà thôi, sau đó vẫn mang dây 4 gỗ suốt đời nhưng chỉ ở trong ban cố vấn HL chứ không được làm Khóa Trưởng nữa để đàn em có dịp tiến lên mà thi thố tài năng.

Ngay sau khi làm Lễ nhận 4 gỗ, Khóa Trưởng (giữ vai trò Đoàn Trưởng) sẽ trao dây 3 gỗ cho các phụ tá của mình (Đoàn phó, Quản lý trại, Đội trưởng nhất (Trưởng trực), các Huấn Luyện Viên vừa là Bảo huynh (Counselor)) để họ huấn luyện trại sinh. Trưởng 3 gỗ sẽ mang với vai trò phụ tá khóa trưởng thuộc toán HL cho tới khi khóa BR hoàn tất. Với thủ bản hiện nay của BSA, quy định 18 tháng để khóa sinh hoàn thành phần lý thuyết (Ticket, Dự án), nếu không có trường hợp ngoại lệ để xin gia hạn thì sẽ khóa sổ sau 18 tháng kể từ ngày mãn trại, cùng thời hạn này, các Trưởng HL 3 gỗ cũng hoàn tất nhiệm vụ giúp khóa sinh của mình làm Dự án (Ticket) và sẽ trở về vai trò của một Trưởng bình thường có đẳng cấp cao nhất là Huy Hiệu Rừng với dây da 2 gỗ, chứ không phải mang dây 3 gỗ suốt đời như ở các nước khác. Sau đó, nếu được Khóa Trưởng BR sắp tới mời cộng tác thì các Trưởng này sẽ được trao dây 3 gỗ tiếp trong 18 tháng. Nếu được tham dự HL cho nhiều khóa BR và đã đảm nhiệm qua các vai trò (từ Bảo huynh, HLV, Quản lý… ) cho đến khi lên đến Đội trưởng nhất (Senior Patrol Leader) hoặc Đoàn phó thì sẽ được mời tham dự một khóa học có tên là Wood Badge Course Director Conference để chuẩn bị lên làm Khóa Trưởng BR cho những khóa tới với điều kiện Anh mời được những Trưởng có năng lực để lập Staff huấn luyện và các HLV này có nhiệm vụ tuyển mộ 4-5 khóa sinh để tối thiểu phải đủ 32 người theo học thì mới được mở Khóa BR. Ngay trước Lễ khai mạc trại HL anh mới được trao dây 4 gỗ.

Như vậy việc tuyển mộ khóa sinh không phải chỉ do ban tổ chức chiêu sinh mà chính yếu là do các HLV rủ bạn bè hoặc các Trưởng quen biết tham dự cho đủ túc số tối thiểu là 4 đội với 32 trại sinh.

- Hỏi: Trong khóa HL HHR/UV 08, Trưởng khuyên chúng tôi không nên chia rẽ nhóm này với nhóm khác. Vừa rồi có một bài báo viết rằng Trưởng và Trưởng Thái Hùng là nhóm hds 97 làm chúng tôi rất ngạc nhiên. Xin Trưởng xác nhận điều ấy đúng hay là tin vịt?

traungangrs@yahoo.com.vn

- Đáp: Có nhiều ACE đã trực tiếp hỏi tôi điều đó và hơi bức xúc khi thấy chúng tôi bị “dán nhãn” như vậy. Có lẽ khi hỏi câu này Trưởng cũng đã có sẵn câu trả lời rồi vì Trưởng hiểu rõ chúng tôi. Riêng chúng tôi vẫn bình chân như vại vì thời gian sẽ trả lời cho họ và trước mắt là những ae hds 97 chắc chắn sẽ mỉm cười trước sự “cố ý” nhầm lẫn như thế?!

- Chúng tôi đã lớn tuổi, nhất là Trưởng Thái Hùng là một người rất chín chắn và điềm tĩnh, không đủ sức để “tả xung hữu đột” như những hiệp sĩ của các nhóm.

- Một lần nữa tôi xin nhắc lại lập trường của chúng tôi khi gửi gắm vào hành trang của Quý Trưởng trong Câu chuyện mãn khóa HHR LĐT/UV 08, và cũng đã đăng ở trang 215 cuốn GIỮ VỮNG MỐI DÂY 1, ngoài phần nhắn nhủ của John Thurmann – Trại Trưởng Gilwell; tôi đã nhắc các điều tâm huyết sau đây:

… “- Mong rằng Quý Trưởng đem kinh nghiệm và tình huynh đệ thu thập được ở trại này để thực hành trong đơn vị của mình, dù đang sinh hoạt ở nhóm nào, làm cho đơn vị mình thêm vững tiến, chứ không nên bỏ nhóm này qua nhóm khác, vì tất cả đều là huynh đệ HĐ, các nhóm tiến lên thì ngôi nhà chung của HĐVN sẽ vững vàng”.

- Là Trưởng HĐ chân chính thì không nên kỳ thị bất cứ ai. Hãy đem tinh thần Đoàn kết và Xây dựng đối đãi với mọi người để tình huynh đệ HĐ thêm bền vững thì lời mong ước “Thiên hạ nhất gia” mà Trưởng Hổ Sứt gửi gắm ở Trại trường Bạch Mã trước đây sẽ trở thành hiện thực.

Những điều phát biểu trên xuất phát từ lòng mong ước thật sự của tôi, vì tôi xem tất cả các nhóm đều vì quá yêu HĐ mà trở thành “tình địch”, chứ nếu không yêu HĐ thì họ đã theo các Đoàn thể khác để được tài trợ và nhiều ưu đãi hơn rồi!

Vậy không nên chia rẽ để giảm sút tiềm lực của Phong trào. “Câu chuyện bó đũa” mà chúng ta đã học trong “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” từ thời Tiểu học vẫn là tấm gương sáng để chúng ta noi theo và thực hành.

- Hỏi: Nghe nói vừa rồi “Nhóm Liên Ngành” ủy nhiệm Anh Trần Xê phụ trách HL Miền I và Miền II, như vậy có phải dẫm chân lên công việc của Trưởng không?

traungangrs@yahoo.com.vn

- Đáp: Mọi công việc HĐ, kể cả trong lãnh vực Huấn Luyện đều là “ăn cơm nhà vác tù và hàng Tổng” đâu có lương bổng và danh lợi gì đâu mà giành nhau.

Công việc Huấn Luyện và Tu thư của Miền II do tôi đảm trách từ trước 1970 khi HĐVN còn có Hội chính thức. Sau này vì nhu cầu của ACE HĐ nhưng chẳng ai dám làm trong giai đoạn khó khăn, nên tôi phải gồng mình để làm nhiệm vụ chứ không phải chức vụ… vì hiện giờ không có Hội thì làm gì có Tổng Ủy Viên, Trại Trưởng, UV HL Miền… Nếu ai có thể viết, dịch, và bỏ tiền in sách căn bản HĐ để cho các HĐS dùng thì tôi xin ủng hộ hết mình và nhường chỗ để có thể thảnh thơi an hưởng tuổi già, vì trong cuốn: “HUẤN LUYỆN: Trọng trách & Nghệ thuật” mà tôi viết và in ra cách đây gần 2 thập kỷ, đã có đề nghị rằng các Trưởng trên 70 tuổi nên làm cây cổ thụ ven đường tỏa bóng mát che chở cho đàn em tiến bước… chứ không nên chắn đường cản lối hoặc “qua cầu rút ván” để chặn bước tiến của người đi sau. Ý tưởng đó tôi cũng đã nhắc lại trong bài “Chung một đường lên” đăng trong GVMD 4.

Vì muốn giữ thế “trung lập” để có thể giao hảo với mọi người hầu kết nối huynh đệ HĐ thành một khối bền vững nên tôi không kỳ thị bất kỳ ai và cũng không gia nhập nhóm nào. Do đó để có người đảm nhiệm công việc HL của nhóm mình, họ phải cử người đang cùng tham gia trong nhóm, như HĐLTT đã họp ở Đại Lãnh đề cử Trưởng Hà Quang Đức thì nhóm LN cũng vội họp ở TP HCM đề cử Trưởng Trần Xê vậy thôi… vì họ thừa hiểu rằng khi chưa có Hội HĐVN chính thức, thì dù có mời, tôi cũng không bao giờ nhận. Thật lòng mà nói, dù bây giờ HĐVN được phép phục hoạt thì tôi cũng không giữ một chức vụ gì vì đã qua tuổi “cổ lai ky”, vả lại ACE HĐ chúng ta thường có tính khôi hài và hóm hỉnh, nên tôi không dám “có chức” vì sợ lối nói lái của người VN chúng ta.

Sư tử Đảm đương TTS



Bốn gỗ xưa, bốn gỗ nay
Gỗ nào hay, gỗ nào dở


“Lương sư hưng quốc”, thầy giáo tốt thì đất nước cường thịnh. Hướng Đạo cũng vậy mà thôi, các trưởng huấn luyện giỏi thì phong trào mạnh.

Trong GVMD số 3 đã có bài viết về 18 huynh trưởng đẳng cấp 4 gỗ.

Trong số này chúng tôi sẽ có vài nét chấm phá về các LT đương thời, kể từ 1990 đến nay. Nếu viết theo lối kê khai lý lịch trích ngang thì khô khan quá nên phải có ít chuyện bên lề cho đậm đà hương sắc Hướng Đạo.

Cũng xin minh định rằng, người viết cũng như GVMD hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc bất cứ phe nhóm nào nên không có chuyện bênh ai bỏ ai, nhất bên trọng nhất bên khinh mà chỉ thấy sao viết vậy, nghe sao ghi vậy mà thôi.

Chỉ chưa đầy 20 vị nhưng

Mỗi người mỗi vẻ


* Có trưởng thật đáng kính với bề dày HĐ 50-60 năm, mang 3 gỗ từ 30-40 năm mới chịu nhận 4 gỗ.

* Trái lại có những trưởng chớp nhoáng trong vài năm vừa tuyên hứa vừa nhận LT. Quả là Phù Đổng Hướng Đạo.

* Có những LT sinh hoạt có thứ tự từ Sói con – Thiếu – Kha- Tráng sinh thì cũng có những LT đi ngang về tắt rất nhặm lẹ.

* Có những trưởng 2 gỗ, không cần kinh qua 3 gỗ mà nhận 4 gỗ, gọn gàng.

* Có những vị ban ngày dự khóa ALT, ban đêm dự khóa LT, đúng là nhất cử lưỡng tiện.

* Thêm một ghi nhận nữa là tuy phái đẹp đã sát cánh phái nam sinh hoạt HĐ ngay từ đầu nhưng mãi cho đến nay chưa có 1 bóng hồng nào mang 4 gỗ, dù rằng chị Võ Thanh Thủy đã từng sang Australia dự khóa LT năm 2005.

(Thật ra, năm 1939 đã từng có Ủy viên ngành Ấu của HĐ Bắc kỳ đã sang Gilwell dự khóa và được phong nhậm Akela Leader nhưng đó là một người Pháp sinh hoạt với HĐVN, chị Chauvet).

CÁCH SẮP XẾP THỨ TỰ

HĐ mình bây giờ có cái tật: không chịu làm mà chỉ ngồi bắt bẻ, phê bình nên chúng tôi phải cẩn thận trong việc sắp xếp.

Mười tám vị 4 gỗ trước 1975 thì dễ dàng xếp theo thứ tự ABC vì các cụ đồng nhất ở trại Huấn luyện Quốc gia còn nay 3 phe bốn phái nếu sắp như trên thì lộn xộn lắm, nếu sắp theo thâm niên thì càng lôi thôi, nếu để khối có nhiều LT thì cho là thiên vị người lớn. Cuối cùng thì chọn cách: trước hết là khối thiểu số, sau cùng là khối đa số.


LT PHAN ĐỨC ĐÔ (Ngựa Chịu Khó)

LT Phan Đức Đô hiện sinh hoạt ở Đạo Phong Châu trong chức vị Đạo Phó phụ trách phần Huấn luyện.

Tr Đô sinh năm 1943, tham gia phong trào tại Lâm Viên. Phó rồi Thiếu trưởng Thiếu đoàn Quang Trung. LĐT Liên đoàn biệt lập Đức Trọng - Ủy viên ngành Thiếu Đạo Lâm Viên.

HHR Thiếu Tùng nguyên 1966.

Dự Khóa NTC 2 năm 1973 tại Thủ Đức do DCC Lê Mộng Ngọ làm Khóa trưởng.

Năm 2005 sang Brunei dự khóa LT.

Năm 2007 sang Thái Lan dự trại và nhận 4 gỗ do Tr Phan Mạnh Lương trao.

Trưởng Đô có khoa ăn nói, có bề dày HĐ, đã nhiều lần làm HLV các khóa trại Dự bị, Bạch Mã và giữa năm 2009 tại Bình Dương đã làm Khóa Trưởng Khóa HHR Thế kỷ 21, qui tụ nhiều anh chị em xưa nay bơ vơ không biết chịu huấn luyện từ nơi đâu. Trong kỳ trại này Tr LT Trần Tiễn Huyến, LT Tôn Thất Hàn, ALT kỳ cựu Tôn Thất Lôi… có đến giảng khóa. Các anh Dương Văn Việt, Lương Mậu Dũng, Nguyễn Hữu Lô, Phan Ngọc Tuấn, ALT Lê Thanh Cảnh, LT Nhan Trừng Sơn, Phạm Văn Nhơn, nhà sử học Dương Trung Quốc có đến thăm trại…

- Kỳ trại này có thêm các trưởng sau nhận 3 gỗ: Trần Hà Nam, Trương Quang Thìn, Ngô Văn Phương, Tôn Thất Tứ.

Quả là cờ đến tay ai người nấy phất.


LT TRẦN VĂN HỢP (Đại Bàng Vui)

Tr Trần Văn Hợp là LT có thâm niên nhất, cao tuổi nhất, chín chắn nhất trong vai trò gia trưởng đại gia đình HĐ Xuân Hòa.

Tr Trần Văn Hợp sinh hoạt HĐ từ nhỏ: tuyên hứa (Sói) năm 1945 tại Bầy Nguyễn Trường Tộ của Đạo Vị Hòa thuộc Châu Sơn Nam. Thiếu sinh 1948, Tráng sinh: 1952. Năm 1960 Tr Hợp qua HHR Thiếu ở Tùng Nguyên. Năm 1966 qua HHR Kha ở Tùng Nguyên. Năm 1973 nhận trách nhiệm trưởng HL đẳng cấp 3 gỗ và năm 1990 Tr LT Vũ Thanh Thông, Trưởng Miền HL 3 trước khi xuất ngoại đã ủy thác trách nhiệm huấn luyện cho Trưởng Hợp. Đây là việc trao đuốc trong hoàn cảnh đặc biệt và Tr Hợp đã không phụ lòng đàn anh; tính đến nay anh đã mở 68 Khóa Cơ Bản, 38 Khóa Dự bị, 8 Khóa Bằng Rừng, 5 Khóa NTC.

(Gặp 1 trại sinh dự khóa BR do anh Hợp tổ chức, tôi hỏi kết quả, em ấy nhăn mặt, dự trại lần 2 xong gặp tôi em lắc đầu. Năm sau em ấy vẫn lều chỏng dự trại tiếp. Quả thật nhận được 2 gỗ của Đại Bàng Vui cũng nhiêu khê trầy da tróc vẩy)

Huấn luyện kỹ càng như vậy còn sinh hoạt đơn vị thì sao? Chất thì chưa rõ nhưng lượng đáng nể lắm: thấy Đạo bó gọn trong phạm vi lãnh thổ khó bề vẫy vùng nên Đạo Xuân Hòa được đổi thành “gia đình HĐ Xuân Hòa”, viết tắt là GHX, gồm 3 Đạo và 6 LĐ biệt lập với 500 HĐS mà tuyệt đại đa số là Công giáo, dàn trải ở nhiều nơi TP Hồ Chí Minh, Bến tre, Đồng Nai, Bình Thuận…

Hoàn cảnh này sống còn đã khó mà GHX phát triển được như vậy là một điểm son. LT Trần Văn Hợp quả là một huynh trưởng HĐ chuyên nghiệp có tài và có lòng đối với phong trào.

Ngày 23.4.1990 được trao tặng Hiệp sĩ Thánh giá vàng của HĐ Công giáo do LM Tổng tuyên úy HĐCG trao.
LT PHẠM THANH HIỆP (Mèo Lém)

Chuyện Tr Hiệp thì nói mấy cho vừa vì anh là LT cực kỳ năng động, hết sức bén nhạy. Nhiều tài những cũng lắm tật, nhiều bạn nhưng cũng lắm kẻ không ưa.

HĐS Phạm Thanh Hiệp là người của thời sự HĐ. Chính sinh hoạt đa dạng với những nét chấm phá độc đáo của anh là nguồn cảm hứng dài dài cho những câu chuyện HĐ.

Sau đây là đôi nét chấm phá về cuộc đời vị LT đặc biệt này.

Sinh năm 1944, từ nhỏ sinh hoạt ở Ấu đoàn Lê Lai của LĐ Gia Phú (tức Phú Nhuận – Gia Định) Đạo Cửu Long. Akela Bầy Lê Lai là Tiến sĩ Trần Kim Thạch (vừa mới lìa rừng năm 2009 tại Sàigòn).

Lúc lên Thiếu thì sinh hoạt ở Đạo Đông Thành. Về sau Đông Thành tách làm hai, anh Hiệp là Thiếu trưởng Thiếu đoàn Bạch Đằng.

Năm 1967 tham dự khóa BR Thiếu tại Tùng Nguyên. Năm 1972 nhận HHR.

Năm 1987 nhen nhóm lại sinh hoạt HĐ bằng cách lập “chi hội nghiên cứu hoạt động thanh niên” của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, mời Tr Trần Hữu Khuê là Tổng Thư ký các Trưởng kỳ cựu sau sinh hoạt Hồ Văn Khuê, Lê Bằng, Trần Thành Nhơn, Võ Văn Tất, Nguyễn Hữu Huỳnh… Mời Tr Lê Gia Mô làm Khóa trưởng Khóa Cơ bản (tương tự Khóa Dự bị). Học viên mang khăn quàng xanh (nhóm khăn quàng xanh). Đang ngon trớn thì nhật báo SGGP có bài “Không thể đổi màu”, thế là tiêu luôn. Sau đó lập “Câu lạc bộ Giáo dục và công tác xã hội” qui tụ anh em. Bình mới rượu cũ cũng không tồn tại được lâu nhưng là tiền đề cho các trưởng HĐ lập các đơn vị tại TP Hồ Chí Minh. Tr Hiệp lập đoàn Thái Dương và trong khi các Trưởng đang loay hoay lập Đội kiểu mẫu thì Tr Hiệp như một phù thủy cao tay ấn đã hú gió gọi mưa, phất tung tay áo 1 cái là có Đoàn, phất 2 cái là có Liên đoàn, rồi Đạo, rồi Châu, rồi Liên Châu – Liên Tỉnh Thành và bây giờ thì Hội Đồng Hướng Đạo Quốc gia (làm gì mà đao to búa lớn thế này!).

Lập đơn vị thì vậy còn huấn luyện thì sao? Đơn giản gọn nhẹ lắm: Khi cần thì mở khóa, ai cần thì trao bằng. Nói thì dễ nhưng làm cũng công phu lắm: Anh kéo anh em lên tận Tây nguyên, ra miền duyên hải, ngoạn mục hơn đưa sang cả Thái Lan để học HHR, ALT và cả LT. Phần anh, năm 2000 anh nhận 3 gỗ do Ủy viên HL Châu trao cho Châu Trưởng. Năm anh cùng với Tr Phan Đức Đô bay sang Brunei ngồi phòng lạnh dự khóa LT. Mãn khóa, Ủy viên HL của Châu từ xa bay sang trao 4 gỗ.

Khi chưa có trưởng 4 gỗ để lập Hội đồng LT thì anh đã nhờ một số LT trước 75 hiện ở nước ngoài hỗ trợ, anh nhanh chóng đào tạo LT và chỉ trong mấy năm anh đã có 5 LT chính thức và 5 chuẩn LT…

Cái tài nổi trội nhất của Tr Hiệp là “móc”: móc người và móc lò. Không hiểu nhờ đâu, bùa phép gì mà nhiều trưởng giỏi về với anh: Tr Phạm Văn Nhân. Trường hợp Tr Hoàng Thạch Quảng là điển hình: trước 1975 Tr Quảng là ALT ngành Ấu. Sau 1980 LT gác bỏ mọi sự đời xuống tóc đi tu, đạo hiệu là Thích Niệm Từ. Yên phận với chay trường, với câu kinh tiếng mõ… thế mà Ngài lại thản nhiên (tên rừng của Tr Quảng là Gấu Thản Nhiên) theo Tr Hiệp sang Thái Lan dự trại HĐ. Hình ảnh 1 Tỳ kheo khoác áo nâu sòng suốt ở trại trong nước lấy Phật giáo làm Quốc giáo thì quả là độc đáo chỉ có Mèo Siêu Lém mới làm được.

Anh thường lâm vào cảnh “được chim quên ná, được cá quên nơm” hay bị thay ngựa giữa dòng nên đâm cáu và móc lò anh em. Không ngại động chạm đối với các trưởng lão và cả… Mọi người xúm nhau muốn làm thịt con mèo, anh phải quào, cấu để chống cự. Thế là tự nhiên hình thành thế gà nhà không cần bôi mặt cũng đá nhau.

Nội vi bất an, ngoại vi công kích, Trưởng Hiệp vẫn vững vàng, quả là người có sức chịu đựng dẻo dai.
LT PHẠM VĂN NHÂN (Hổ Hăng Hái)

Tr Phạm Văn Nhân là vị LT có biệt tài viết lách, nhiều nhất là những sách kỹ năng sinh hoạt dã ngoại, chuyên hiệu, chương trình đẳng thứ, mưu sinh thoát hiểm.

Ngoài những sách đặc trưng của HĐ, anh còn mở rộng tầm nhìn cho cả thế hệ thanh thiếu niên nước nhà. Tính cho đến nay (12/2009) đã có 62 đầu sách được xuất bản; trong đó có 20 đầu cuốn do nhà xuất bản Trẻ ấn hành, phần còn lại anh tự lo, phần lớn là lưu hành nội bộ giúp anh em mở mang kiến thức.

Anh Nhân sinh hoạt HĐ từ nhỏ. Nam 1960 tuyên hứa do Tr Nguyễn Cao Lộc (Gấu Cương Trực) nhận lời hứa, về sau nhắc lại lời hứa trước Tr Nguyễn Tiến Lộc (Voi Hoạt Bát).

Năm 1994 trong hoàn cảnh xã hội và bản thân đầy khó khăn, Tr Nhân vẫn mạnh dạn nhen nhúm lửa HĐ tại Bà Rịa với Thiếu đoàn Huỳnh Tịnh Của, rồi Liên đoàn Bà Rịa. Trong cương vị Thiếu Trưởng, LĐT anh đã từng bước dẫn dắt đơn vị ngày một vững mạnh cho đến hôm nay.

Năm anh tham dự Khóa HHR Tráng tại Thủ Đức, cùng khóa với chị Nguyễn Thị Bích Ngọc và các anh Tôn Thất Hùng, Võ Anh Tuấn, Nguyễn Trọng Luyện…

Sau khi anh chuyển qua sinh hoạt với HĐ Liên Tỉnh Thành, ở đây anh như được chắp cánh; năm 2006 sang Thái Lan dự khóa ALT, năm 2007 cũng lại sang Thái Lan dự khóa LT rồi nhận lãnh trọng trách Trưởng ban Huấn luyện HĐ.LTT. Anh đã chu toàn nhiệm vụ; làm HLV và Khóa Trưởng nhiều khóa Dự bị và HHR. Điểm đáng quí nhất ở anh là đối xử hữu hảo với tất cả anh chị em không phân biệt phe nhóm nào.

Nói đến LT Nhân là nói đến một huynh trưởng vượt khó; cụt chân què tay, bạn đời mất sớm, cảnh gà trống nuôi con trong hoàn cảnh khó khăn cực kỳ như thế mà anh vẫn vươn lên được giữa “Cánh đồng hoang”. Ngày nay thì cánh đồng hoang ấy đã vững vàng, anh trao lại cho con để dành thì giờ cho HĐ.

Giữa năm 2009, sau khi hoàn thành nhiệm vụ Trại Trưởng Trại Họp bạn Đội trưởng toàn quốc của HĐ. LTT anh đột nhiên từ nhiệm lui về cõi riêng của mình để lo trước tác lưu lại những kinh nghiệm quí báu về kỹ năng sống cho anh em.

Mùa hè năm 2007, HĐ Liên Tỉnh Thành tổ chức Trại Họp bạn toàn quốc tại Biển xanh, có khoảng 600 trại sinh tham dự, anh Nhân làm Trại Trưởng. Ngày khai mạc, trên đại lộ BP anh “chân giả chân thật” bước thấp bước cao dẫn đầu đoàn diễu hành. Khi ngang qua khán đài anh đưa tay lên chào, bàn tay trái chỉ còn có 3 ngón: ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út thì chào kiểu HĐ thế nào được nên anh chào theo kiểu quân đội. Hào hùng và cảm khái biết dường nào. Đây là hình ảnh sống động nhất trong đời HĐ của LT Phạm Văn Nhân.

Đầu năm 2010, anh dự trại họp bạn AC/TBD lần thứ 26 tại Philippines. Anh là vị HĐS độc đáo đã gây nguồn cảm hứng và sự kính phục cho các trại sinh.
LT HOÀNG NGỌC HÙNG (Gấu Co)

Tr Hùng là huynh trưởng trẻ mang đẳng cấp 4 gỗ của HĐ Liên Tỉnh Thành, bây giờ có danh xưng mới là Hội Đồng HĐ Quốc gia. Anh tiến cực kỳ nhanh trong HĐ thông qua con đường giảng huấn hiện đại chứ không phải do thâm niên theo kiểu sống lâu lên lão làng.

Anh Gấu Co tham gia sinh hoạt HĐ 2002 tại Thiếu đoàn Ngũ Hành Sơn, Tráng Đoàn Hàn Giang (Đà Nẵng).

Năm 2005 nhận HHR Thế kỷ 21 tại Sàigòn, Khóa Trưởng là LT Trần Văn Hợp.

Năm 2006 dự khóa ALT ở Thái Lan.

Năm 2006 dự khóa LT ở Thái Lan, sau đó được Hội đồng LT.HĐ.LTT phong nhậm LT.

Ủy viên Hội đồng Huấn luyện,

Ủy viên Thường vụ Hội đồng HĐQG

Phụ trách Huấn vụ nhóm Huấn luyện miền Trung và Tây Nguyên (2009)

Thư ký Hội đồng LT của HĐ.HĐ.QG

LT Hoàng Ngọc Hùng là giảng viên đại học nên đã vận dụng tối đa cách giảng huấn của giảng đường với những trợ huấn cụ tân kỳ đến với HĐ.

Xin nêu một số đề tài thuyết trình của anh:

* Giới thiệu học thuyết HĐ (năm 2007, Phú Lợi).

* HĐVN hội nhập và phát triển.

* Khái lược về giá trị khóa Bằng Rừng.

Tr Hùng quả là một khám phá hữu lý của Tr Phạm Thanh Hiệp, vì tuy là Gấu co nhưng anh lại hay giãn, có mặt mọi lúc mọi nơi, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm.


LT NHAN TRỪNG SƠN (Cò Cố Gắng)

Trưởng Sơn là con người rất dễ mến và dễ gần vì tính cách vui vẻ và nhỏ con của anh. Anh thường kể vui: mình nhỏ con quá nên mỗi khi đi họp Trưởng thường bị đuổi vì tưởng mình là Đội Trưởng.

Thật ra cụ Cò Cố Gắng sinh năm 1937 và sinh hoạt HĐ từ nhỏ ở Thiếu đoàn Trần Hưng Đạo. Tuyên hứa năm 1952. Thiếu phó Thiếu đoàn Hoàng Hoa Thám.

Năm 2000 ông Cò sinh hoạt trong Tráng đoàn Hùng Vương của Tr Mã Siêng Năng Phạm Văn Phụng.

Năm 2003 Toán trưởng Toán Hải Thượng, qui tụ nhiều y, bác sĩ, dược sĩ chuyên đi vùng sâu vùng xa khám bệnh, cấp thuốc cho người nghèo.

Năm 2007 nhận trọng trách Tráng Trưởng Tráng đoàn Hùng Vương.

Các khóa học đã tham dự:

Năm 1959 khóa Dự bị ở Đà Lạt, Khóa Trưởng là Sư Tử Đảm Đương Tôn Thất Sam.

Năm 2006 khóa Dự bị BR Tráng ở Bò Cạp Vàng do Tr Tiến Lộc làm Khóa Trưởng.

Năm 2007 HHR thế kỷ 21 ở Suối Mơ do Tr Trần Văn Hợp làm Khóa Trưởng.

Năm 2007 sang Thái Lan dự khóa ALT.

Năm 2008 sang Thái Lan dự khóa LT.

Đã tham gia huấn luyện nhiều khóa Dự bị, Bạch Mã. Năm 2008 làm Khóa Trưởng khóa HHR Tổng hợp do Hội đồng HĐQG tổ chức tại Bình Dương.

Hiện đang giữ chức Trưởng ban Bảo trợ HĐQG (2009).

Tr có viết 1 số sách về HĐ, trong đó có tập kỹ năng Đẳng thứ tân sinh.

Trường hợp Tr Sơn là “lạ lùng” và “quí hiếm”. Lạ vì tính cách “tiền thủ hậu tiến” ngoạn mục của anh: anh thủ chức Thiếu phó trên 40 năm đến những năm đầu của thế kỷ 21 thì anh dấn thân gánh lấy nhiều trách vụ và chỉ một thời gian ngắn anh đạt 2-4 gỗ; một danh hiệu quan yếu trong ngành huấn luyện. Còn sao lại bảo quí hiếm? Nếu ta biết rằng Tr Sơn là một Tiến sĩ Y khoa đầy danh vọng và bận rộn, sức khỏe kém vì bệnh tim… mà vẫn hăng hái đến với phong trào trong cảnh đìu hiu như buổi chợ chiều. Thử hỏi có được bao người như vậy.


LT HÀ QUANG ĐỨC (Thiên Nga Vui Ca)

Tr Đức sinh hoạt trong khối HĐQG. Thuở nhỏ sinh hoạt ở Hà Nội. Sau vào Nha Trang và lần lượt làm Akela cho các Bầy Hoa Lư, Phù Đổng, Hàn Thuyên 1, Hàn Thuyên 2.

Năm 1974 tham dự khóa HHR ngành Ấu tại Tam Bình, Thủ Đức.

Mấy chục năm sinh hoạt cầm chừng nhưng khi vào khối HĐ.LTT thì Sơn Ca bay vút lên cao.

Năm 2006 sang Thái Lan dự khóa NTC.

Nằm 2007 sang Thái Lan dự khóa ALT và luôn cả LT.

Tháng 9/2009 anh được phong nhậm LT.

Ở tuổi 72 (anh sinh năm 1937) mà nhận 4 gỗ, quả là mang trọng trách quá nặng nề nhưng biết làm sao trong hoàn cảnh tre già mà măng chưa mọc.


LT TRẦN TRUNG PHÚC (Beo Gấu Cần Mẫn)

Là vị huynh trưởng hiền hòa, lịch duyệt, có bề dày HĐ, đã kinh qua nhiều chức vị căn bản cần phải có của một trưởng huấn luyện viên.

Sinh năm 1937, sinh hoạt HĐ từ bé, tuyên hứa năm 1956. Từng giữ các trách vụ Thiếu Trưởng, Liên Đoàn Trưởng LĐ Lê Văn Duyệt thuộc Đạo Tân Bình. Đạo Trưởng Tân Bình từ 1973-1975. Từng tham dự các khóa:

Dự bị Thiếu (1958).

Bạch Mã Thiếu (1959) ở Bảo Lộc – Lâm Đồng.

Bằng Rừng Thiếu (năm 1961. Trại trưởng Cung Giũ Nguyên).

Khóa NTC năm 1971 do DCC Lê Mộng Ngọ điều hành.

Khóa Ủy viên Liên Đoàn Trưởng (1973).

Khóa NTC 2 tại Đồng Công, do DCC Lê Mộng Ngọ điều hành.

Khóa ôn luyện cao cấp dành cho các HLV (năm 1974 tại Đồng Công, Thủ Đức).

Năm 1970 được chính thức bổ nhậm làm ALT ngành Thiếu miền 3.

Năm 2004 làm Trưởng toán HL ngành Thiếu.

Ngày 27.4. 2007 được phong nhậm LT ngành Thiếu, hiện giữ chức Trưởng toán HL ngành Thiếu của BĐH.HĐVN.

Năm 2009 Khóa trưởng Khóa LĐT/UV của BĐH.

LT Trần Trung Phúc vốn là con nhà nòi HĐ, là bào đệ của LT Trần Trung Hợp, một trong “thập bát La Hán” về Huấn luyện của HĐVN trước 1975, cộng thêm tính khí ôn hòa điềm đạm dễ mến… sẽ là 1 Trưởng Huấn luyện cần thiết trong hoàn cảnh sóng gió này.
LT TRẦN XÊ (Tuấn Mã Tận Tâm)

LT Trần Xê là một trong những trụ cột của Ban Điều Hành. Anh hùng cứ một phương với mấy trăm nhân mã của An Hải và Bắc Đẩu.

Tuấn Mã chào đời năm 1941, sinh hoạt HĐ từ nhỏ (1955). Thiếu Trưởng Lam Sơn, Chí Linh, Kha Trưởng Kha đoàn Hải Vân.

Năm 1963: Bạch Mã Thiếu.

Năm 1967: BR Thiếu.

Năm 1971 dự khóa NTC tại Thủ Đức do Tr DCC Lê Mộng Ngọ làm Khóa Trưởng.

ALT phụ tá huấn luyện Miền 1 ngành Kha và ngành Thiếu.

Năm 1970 Phó Đạo Trưởng Đạo An Hải.

Năm 1990 Đạo Trưởng Đạo An Hải.

Năm 2007 nhận LT do Hội đồng LT của BĐH.

Anh là HLV và Khóa Trưởng của nhiều khóa Dự bị, Bạch Mã và Huy hiệu Rừng.

Năm 2009 anh nhận trọng trách trưởng khối quản trị và huấn luyện miền Trung và Tây Nguyên.

Tr Xê là người đứng mũi chịu sao trên sông Hàn nên lâu lâu phải gặp Bác sĩ . Lo lắng điện hỏi thì anh cười hề hề: Chuyện bình thường. Lạc quan thật và anh vững tay chèo.

Năm 2007 trong kỳ trại họp bạn toàn quốc bãi biển Kỳ Vân anh đã dìu dắt anh chị em ở Đà Nẵng về dự với thủ công trại đầy đủ và đồ sộ. Đây là đơn vị xa xôi nhất có nhiều trưởng nhất. Hiền thê của anh, chị Hải Âu Du nửa chùng bỏ dở cuộc chơi. Chị lìa rừng để lại gánh nặng cho anh: vừa làm cha vừa làm mẹ, vừa làm Đạo Trưởng, lại thêm trách vụ LT. Tất cả anh đã cố gắng vượt qua.

Mừng cho anh và mừng cho phong trào.
LT TRẦN VĂN HỒNG (Sói Đắn Đo)

Tr Trần Văn Hồng là ALT trước 1975, được cụ Cò Yêu Đời chọn mặt gửi con thuyền HĐ xứ Huế đang chơi vơi giữa lòng thác lũ.

Cụ Cò, sau 1975 đã trao đuốc cho 3 trưởng Trâu Liều, Beo Điềm Tĩnh và Sói Đắn Đo. Tr Trâu Liều xem ra liều không nổi nên xin rút lui, còn Sói Đắn Đo kiên trì giữ tay lái có Beo Tận Tâm vào chèo mũi và tát nước. Nhờ thế mà con thuyền tồn tại, ung dung lướt nhẹ trên sông Hương.

Tính cách trung dung vừa cứng cỏi vừa hòa đồng của Tr Hồng đã gây niềm tin tưởng: “cung cách HĐ xứ Huế vẫn tiềm tàng, vẫn sống động”.

Ngày 1/2/2004 cụ Cò bay về trời, thì một thời gian sau mọi người chưng hửng khi anh Hồng vào Sàigòn nhận 4 gỗ từ BĐH.

Mãn khóa ALT, một bữa cơm thân mật gồm toàn trưởng gốc Huế tham dự được tổ chức tại nhà Sáo Dễ Thương để anh em cùng nhau “tâm sự”. Hiện diện gồm các anh Nguyễn Thúc Tuân, Lê Bá Ngữ, Trần Thanh Vệ, Nguyễn Xuân Tăng, Nguyễn Hữu Lô, Ái Huy, Song Nguyên, Hoàng Xuân Diên, Nguyễn Tuấn, Trần Bá Thùy.

Trong bữa cơm thân mật này anh em có dịp thắc mắc và anh Hồng cũng có dịp giải bày để thông cảm lẫn nhau.

Trên đây là những điều tâm sự, sau đây là đôi nét về đời HĐ của LT Trần Văn Hồng.

Sinh năm 1936. Tuyên hứa 1950, Đội trưởng Đội kiểu mẫu của Thiếu đoàn Bạch Đằng, Đạo Thừa Thiên. Năm 1955, Thiếu Trưởng Bạch Đằng.

Năm 1967: HHR Thiếu Tùng Nguyên.

Năm 1970 ALT phụ tá Trưởng HL Miền 1.

Năm 2007 được phong nhậm LT.

Năm 2008 sang Thái Lan dự khóa Phương pháp và kỹ năng Huấn luyện.

Đã làm HLV và Khóa Trưởng các khóa:

Huấn luyện viên khóa Bạch Mã và Dự Bị ở Huế.

Khóa ALT 2007 và 2008 tại TP HCM.

Khóa Trưởng khóa HHR Thiếu năm 2009 do BĐH tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.

Trong các LT có lẽ LT Hồng là người gặp nhiều khó khăn nhất; nắng bụi mưa bùn, khí hậu nóng lạnh thất thường thì làm sao HĐ phát triển được; Trưởng đã hiếm mà đoàn sinh lại càng hiếm hơn nên ngoại trừ 2 LĐ A và B có chỗ dựa thì tương đối có đoàn sinh, còn những LĐ khác thì toàn là cháu chắt nội ngoại của Trưởng, mà thời buổi sinh đẻ có kế hoạch này thì đào đâu ra 24 hay 32 cháu để lập Bầy-Đoàn. Thông cảm và thương cảm HĐ Huế biết dường nào. Thông thường, “mũi không phải lái chịu đòn” nhưng nhiều lúc mũi phải mà lái vẫn chịu đòn. Tr Hồng hay gặp cảnh này. Có người khuyên anh ngơi nghỉ an hưởng tuổi già, anh khẳng khái trả lời: Giáo dục con em trở thành người tốt là việc làm cần thiết, không bao giờ được ngơi nghỉ.

Thế là Sói Đắn Đo lại hăng hái tiếp tục cuộc chơi.
LT NGUYỄN TUẤN (Sói Yêu Đời)

Là Trưởng trẻ nhất trong BĐH được phong nhậm LT. Sinh năm 1954 tại Huế, sinh hoạt HĐ từ nhỏ: Thiếu sinh Đoàn Trường Sơn của Đạo Thừa Thiên. Kha sinh Kha đoàn Nam Tào Đạo Bắc Đẩu, Đà Nẵng).

Năm 1973 Thiếu phó, năm 1974 Thiếu Trưởng Thiếu đoàn Duy Tân (Huế).

Năm 1990 Toán Trưởng Toán Sóc Xiêm trong cộng đồng Tráng sinh Gia Định. Liên Đoàn Trưởng LĐ Thái Dương, sinh hoạt trong Toán Giữ Vững.

Đã qua trại Dự bị và Bạch Mã Thiếu năm 1974 tại Huế. Khóa trưởng là ALT Trần Văn Hồng. HHR Tráng (đăng ký với HĐ Canada của Tr LT Lê Phục Hưng, Khóa học HHR theo lối hàm thụ này kéo dài 3 năm (1996-1998).

Năm 2005 tham dự khóa LT tại Australia.

Tham gia huấn luyện các khóa Dự bị, Bạch Mã và HHR của Thiếu, Kha, Tráng.

Năm 2007 chính thức được phong nhậm LT ngành Tráng. Hiện nay đang giữ chức.

Năm 2008 sang Thái Lan dự khóa “Phương pháp và kỹ năng Huấn luyện”.

Hiện nay là Trưởng toán Huấn luyện ngành Tráng (BĐH).

Tuy là một huynh trưởng trẻ nhưng anh Sói Yêu Đời được mọi người quí mến vì tính cách làm việc thầm lặng mà hiệu quả. Lại nữa, với bản chất hiền hòa cởi mở cùng chan hòa tình huynh đệ cũng đã là yếu tố giúp anh thành công.
LT NGUYỄN THÀNH NGHĨA (Nai Cần Mẫn)

Tr Nguyễn Thành Nghĩa là LT trẻ tuổi và mới nhất của ngành Bầy thuộc BĐH.

Sinh năm 1962, 6 tuổi nhập Sói Bầy Kim Sơn Đạo Bắc Đẩu. Sau năm 1975 theo gia đình vào Sàigòn sinh sống. Cả gia đình mấy anh em đều là dân Bách Hợp nhưng cuộc sống tha phương khó khăn nên đành xếp lều trại để lo việc mưu sinh.

Năm 1990 cuộc sống tạm ổn, máu HĐ trỗi dậy, mấy anh em Bắc Đẩu cũ họp nhau lập (?).

Năm 1992 tại tổ Đại Bàng Vui, cụ Thượng Rùa Vô Tư mở cuộc “động rừng” để lấy một số dân rừng làm nòng cốt như: Lạc Đà Điềm Đạm Nguyễn Thành Hiếu, Voi Tháo Vát Nguyễn Quốc Khánh, Sơn Miêu Nhanh Nhẹn Võ Thà, Nai Cần Mẫn Nguyễn Thành Nghĩa, Ngựa Điềm Tĩnh Nguyễn Thành Trung.

Sau đó LĐ Bắc Đẩu ra đời do Tr Cò Bình Tĩnh Nguyễn Trọng Ngọc đảm trách Liên Đoàn Trưởng với 2 đơn vị Ấu và Thiếu, sinh hoạt tại công viên Gia Định. Tr Nghĩa cũng lớn dần theo đơn vị và đã kinh qua:

Năm 1993 tham dự Khóa Dự bị Ấu ở Suối Tre do Tr Trần Văn Đức làm Khóa Trưởng.

Năm 1995 Bạch Mã Ấu, Bà Rịa do Tr LT Nguyễn Thới Hòa làm Khóa Trưởng.

Năm 2004 Khóa HHR Ấu tại Suối Hồng, Khóa Trưởng là ALT Trần Văn Hiến.

Năm 2007 Khóa ALT tại Bình Tân.

Tháng 4 năm 2009 dự khóa LT 24 tại Australia, cùng tham dự có ALT Nguyễn Duy Thông của Đạo Cần Thơ. Đặc biệt khi mãn khóa, Ban HL có lời khen đây là 2 khóa sinh xuất sắc, có khả năng tiếp thu và diễn đạt ý tưởng của mình… Mãn khóa có được cấp Diplomate.

Tháng 11. 2009 Tr Nghĩa được chính thức phong nhậm LT ngành Ấu của BĐH.

*

* *


Năm 2006, khi tham dự Hội Trăng Rằm của Sói con được tổ chức tại khu A Công viên HVT, tôi thầm phục cách tổ chức qui củ, nhiều tiết mục mới lạ, hấp dẫn… Hỏi ra mới biết đó là nhờ tài tổ chức của anh Nghĩa. Hỏi tới nữa thì các Sói già em tôi đều công nhận Nghĩa có tài.

Nhân đây, xin có mấy điểm về đơn vị LĐ Âu Lạc (Bắc Đẩu) nơi chốn xuất thân của LT Nguyễn Thành Nghĩa. Tính đến 2009 Âu Lạc có:

2 Bầy Nhi (chỉ có ở HĐ Hoàng gia)

3 Bầy )Sói + Chim Non)

2 Thiếu đoàn

1 Tráng đoàn với 60 Tráng sinh (chỉ toàn Tráng sinh trẻ, những Trưởng lớn tuổi thì ở khối Tráng huynh).

Rõ ràng đây là Liên đoàn hùng mạnh vững vàng nhất hiện nay.

Một gợi ý: khi nào anh chị ưu tư, phiền muộn chuyện HĐ, xin đến xem Bầy Hải ly tung tăng sẽ thấy thoải mái ngay.


LT TRẦN MINH THIỆN (Sóc Láu)

Là một LT trẻ nhưng lại nhận lãnh những trách nhiệm nặng nề: Đạo Trưởng Đạo Bạch Đằng với 3 LĐ Bạch Đằng 1, Bạch Đằng 2 và Vân Cứ, Trưởng khối sinh hoạt của BĐH/HĐVN.

Trưởng Thiện sinh hoạt HĐ từ nhỏ trước 1975 là Sói con rồi Thiếu sinh của Bạch Đằng thuộc Đạo Hoa Lư, Châu Gia Định.

Sau 1975 nghỉ sinh hoạt một thời gian đến thập niên 1990 là Tráng sinh Bạch Đằng nằm trong Cộng Đồng Tráng Gia Định.

Dự Bạch Mã Kha tại Bình Châu cùng với các trưởng đàn anh như Lê Bá Ngữ, Vũ Đình Triều, Nghi Yên, Bạch Văn Nghĩa, Khóa Trưởng là LT Lê Gia Mô.

Thời gian sau dự khóa HHR Kha ở Thác Mai do anh Lê Gia Mô điều khiển.

Tr Trần Minh Thiện thăng tiến nhanh không phải vì hoàn cảnh cơ hội mà chính từ nội lực của mình: xuất thân trong một dòng tộc có nhiều người là HĐS, trội nổi nhất là cụ Gà Hùng Biện Trần Điền Tổng Ủy Viên kiêm Trại Trưởng, LT Trần Tiễn Huyến, một trong những ngôi sao sáng của HĐVN trước 1975. Tr Thiện đã kinh qua các chức vụ Thiếu Trưởng, LĐT và bây giờ là Đạo Trưởng.

Tư cách tốt, có trình độ học vấn, tri thức xã hội rộng cộng với tâm hồn của một HĐS được đào tạo chính quy, anh Thiện đương nhiên là một trưởng cốt cán của phong trào.

Một ưu thế tuyệt vời là cả gia đình Tr Thiện đều là dân Bách Hợp: cả 4 con đều là HĐS thứ thiệt, đặc biệt hiền thê của anh luôn luôn sát cánh để giúp chồng làm cái việc mà thiên hạ có người gọi là “thổi tù và hàng Tổng”.

Hiện đang giữ trọng trách trưởng khối sinh hoạt của ban điều hành và anh tỏ ra xứng đáng trong chức vị quan trọng này.


LT NGUYỄN QUỐC KHÁNH (Voi Tháo Vác)

Tìm mãi rồi cũng thấy: nếu ai đã từng vào ắc ê ở quân trường chắc có thấy những huấn luyện viên già đầy kinh nghiệm vì họ đã trải qua đời binh nghiệp từ binh nhì, binh nhất leo lên các nấc thang cấp bực trong quân đội. Họ là những người có đủ tư cách nhất để huấn luyện về căn bản quân sự.

HĐ cũng vậy mà thôi. Các trưởng huấn luyện cần phải sống qua với Sói, Thiếu, Kha, Tráng và huynh trưởng. Anh Khánh đã trải qua đủ các giai đoạn: Sói con, Thứ đàn, Đầu đàn, Đầu đàn nhất, Thiếu sinh, Đội phó, Đội trưởng, Đội trường nhất, Kha sinh, Tuần phó, Tuần trưởng, Chán tuần trưởng, Tráng sinh, Toán phó, Toán trưởng. Tất cả đều tuần tự nhi tiến ngay trong Bắc Đẩu, trước và sau 1975, từ Đà Nẵng đến Sàigòn.

Sau khi qua trại Dự bị và Quốc gia Kha. Năm 1998 tham dự khóa HHR Kha tại Thác Mai do LT Lê Gia Mô làm Khóa Trưởng.

Năm 1999 dự Khóa đào tạo Trưởng huấn luyện ngành Kha. Khóa học này kéo dài 1 năm, di chuyển qua nhiều địa điểm và cuối cùng chỉ còn 5 khóa sinh. Anh Khánh là 1 trong 5 người trụ lại được.

Tr Khánh từng gánh vác nhiều trách vụ trong LĐ như Kha Trưởng Kha đoàn Nam Tào, Tráng Trưởng Tráng đoàn Bắc Đẩu, Liên Đoàn Phó Âu Lạc từ khi thành lập đến nay.

Đã làm HLV nhiều khóa Dự Bị, Quốc gia Kha và HHR Kha.

Năm 2007 được mời làm phụ tá HL cấp ALT và tháng 9 năm 2009 được phong nhậm LT ngành Kha.

53 tuổi đời, gần nửa thế kỷ HĐ không ngừng nghỉ, Tr Khánh đã góp công sức nhiều cho HĐVN.
LT TRẦN VĂN HIẾN (Khướu )

LT Trần Văn Hiến là vị huynh trưởng có tài của ngành Bầy nhưng cuộc đời HĐ của anh khá lận đận và ly kỳ.

Sinh năm 1935, nhập Bầy Sói Trần Lục ở Phát Diệm. Sau Liên đoàn này đổi thành Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu…

Năm 1952 qua khóa Dự bị, làm Thiếu phó Hoàng Diệu.

Năm 1955 tái lâp LĐ Phan Đình Phùng ở Sàigòn trực thuộc Đạo Tân Bình, về sau chuyển qua Xuân Hòa. Thời gian này anh làm Liên Đoàn Trưởng.

Năm 195? anh làm việc tại Bộ Thanh niên và được Bộ này cử đi làm quan sát viên trại HL của HĐ tại Blao, Hồi Nguyên, Lâm Đồng. Là quan sát viên nhưng anh thi thố tài riêng của mình về ca vũ nhạc nên lọt vào mắt xanh của cụ Báo Vui, anh được làm khóa sinh khóa Ấu Khóa Bạch mã cùng đàn với Tr Trần Văn Lược, Đinh Xuân Phức.

Năm 1958 anh lại ba lô lều trại lên Hồi Nguyên lần thứ 2 để dự khóa Bạch Mã Thiếu do Voi Già Nghiêm Văn Thạch làm Khóa Trưởng. Mãn trại ra về với 2 kỷ vật: bằng Bạch Mã và cái tên rừng chẳng giống ai: Khướu Láu Táu. Láu thì được nhưng “láu táu, láu cá” thì xem ra chẳng ổn thế nào. Gia đình, bạn bè, cháu chắt sẽ nghĩ thế nào về sự cố láu táu này của anh. Nhiều lần anh đem việc này trình bày với các bậc đàn anh ngành Ấu như Tr Trần Văn Lược, Võ Văn Thơm, Lê Văn Ngoạn… Các vị này cũng chỉ biết lắc đầu rồi an ủi: ta thấy múa giỏi, hát hay, sinh hoạt linh động lắm, có gì láu táu đâu? Nhưng Hội đồng Rừng đã đặt như vậy ai dám đổi thay.

May cho anh Khướu, về sau khi anh sinh hoạt ở Tráng đoàn Ra Khơi. Tr Mai Liệu đã mạnh dạn lập hội đồng rừng cải đổi tên rừng cho anh là Khướu Tận Tâm.

Đạo Trưởng Đạo Tây Hồ (Đạo này do Trưởng Trần Văn Lược sáng lập).

Năm 1970 ALT ngành Sói, phụ tá huấn luyện Miền 3. Ủy viên ngành Ấu Bộ TUV. HĐVN.

Năm 2007 được phong nhậm LT ngành Bầy.

LT Trần Văn Hiến là một Sói già lành nghề có ưu thế về múa hát nên đã được mời làm HLV nhiều khóa HL từ Căn bản đến BR. Anh lại có tư thái trung dung, giúp đỡ, sinh hoạt với các đơn vị khác nhóm. Việc này là điểm son vì thể hiện tính cách “bạn khắp mọi nơi” nhưng dường như cũng góp phần long đong đời HĐ của anh.

Ngành Bầy hiện có 5 vị LT, ngoại trừ anh Hiến mới được phong nhậm tháng 11.2009, còn lại 3 cụ đều là núi Thái Sơn. Xem ra cụ Khướu mãi mãi là danh ca của ban hợp xướng chứ không phải là nhạc trưởng.
LT NGUYỄN TIẾN LỘC (Voi Hoạt Bát)

Đã lên danh sách LT của HĐVN từ 1990 trở về sau nên phải có đôi dòng cho phải phép chứ thật ra Tr Tiến Lộc là khuôn mặt thân quen mà ai cũng biết.

Sinh năm 1943, sinh hoạt HĐ từ nhỏ ở Bầy Nguyễn Hoàng ở Hà Nội. Bầy này mang khăn quàng màu tím. Sau đó lên Thiếu và ở Thiếu đoàn Nguyễn Hoàng.

Năm 1955 theo gia đình lưu lạc đó đây nên không có dịp sinh hoạt HĐ, mãi đến năm 1965 lúc lên Đàlạt tu học ở nhà Dòng Cứu Thế và theo học tại Viện Đại học Đàlạt thì mới có dịp khoác lại áo HĐS; trước tiên lập Toán Nguyễn Trường Tộ mà Tráng sinh toàn là đại chủng sinh. Khi đơn vị đã vững Toán trưởng Tiến Lộc tìm Tr Lê Xuân Đằng (Voi Nhẹ Dạ) và Tr Tôn Thất Sam để trình bày sự việc và xin được giúp đỡ. Hai trưởng này đã tận tình hướng dẫn và sau đó 16 Tráng sinh Toán Nguyễn Trường Tộ sát nhập với Tráng đoàn Hùng Vương do anh Lê Đường làm Tráng Trưởng. Khi Tr Đường du học nước ngoài, Toán Trưởng Tiến Lộc lên làm Tráng Phó, quyền Tráng Trưởng rồi Tráng Trưởng Hùng Vương.

Năm 1970 Tr Lộc được thụ phong Linh mục chuyển về làm mục vụ nơi khác, bàn giao Tráng đoàn Hùng Vương cho Trưởng khác.

Từ 1970-1972 Tr Lộc lập 4 Tráng đoàn, là người có tài tổ chức và phát triển đơn vị nổi tiếng.

Là người ham học hỏi, Tr Lộc đã tham dự Khóa Dự bị, Bạch Mã. Năm 1968 Dự bị Tráng và năm 1970 Huy Hiệu Rừng Tráng.

Năm 1972 Tr TUV Trần Văn Lược mời Tr Lộc làm UV ngành Tráng. Sự việc nầy đã gây phản ứng mạnh, đặc biệt là trong anh em HĐ công giáo. Tiêu biểu nhất là Trại Trưởng Mai Liệu:

- Hội Trưởng Công giáo, TUV Công giáo, Trại Trưởng Công giáo… nay ông lại chọn Tiến Lộc làm UV ngành Tráng nữa, xem sao được, hơn nữa Tiến Lộc mới 29 tuổi, còn quá trẻ.

Trưởng Lược từ tốn trả lời: - “Tôi đã đi một vòng toàn quốc, tìm không ra người, chán nản lắm. Anh A chỉ giỏi về hội thảo, anh B có tài lý luận viết lách, anh C chỉ giỏi việc tổ chức. Theo tôi, Tiến Lộc có đủ 3 điều cần yếu trên. Trẻ ư? Đúng là quá trẻ so với trách vụ UV ngành Tráng nhưng chỉ trong vòng có 2 năm, với hoàn cảnh khó khăn, thanh niên hầu hết bị cuốn hút vào guồng máy chiến tranh mà anh ta đã lập được 4 Tráng đoàn. Cần phải trẻ trung hóa HĐ, còn chần chờ gì nữa.

Khi đảm nhận UV ngành Tráng, Tr Lộc đã nhanh chóng vực dậy ngành Tráng và kết cuộc ngành Tráng có: 44 Tráng đoàn với 882 Tráng sinh và 134 Trưởng (Tài liệu của Bộ TUV tháng 12-1974).

Tr Sói Trầm Lặng, năm trước phản bác việc bổ nhậm Tr Lộc thì năm sau đích thân mời trưởng này làm phụ tá huấn luyện cho mình. Trong kỳ trại HHR tổ chức tại Đồng Công Thủ Đức khi các Trưởng Nguyễn Thới Hòa, Trần Trung Hợp, Tôn Thất Sam được phong nhậm LT thì Tiến Lộc nhận ALT cho Trưởng Mai Liệu.

Từ năm 1975 đến nay thì Tr Tiến Lộc vẫn sinh hoạt hăng say, mạnh dạn mở nhiều khóa HL từ Cơ bản đến BR.

Năm 2001 sang Australia dự khóa LT thứ 21. Là một trong những khóa sinh xuất sắc nên khi mãn khóa là 1 trong 7 người được nhận đầy đủ cấp bằng LT. Đây là 4 gỗ LT của Australia và họ muốn hỗ trợ Tr Lộc sang Thái Lan mở khóa huấn luyện nhưng Tr Lộc đã từ chối và về Việt Nam mở nhiều khóa huấn luyện với ý nghĩ quê hương đẹp hơn cả, ao nhà vẫn hơn.

Hiện nay Tr Tiến Lộc đảm trách Trưởng khối Huấn luyện, Chủ tịch Hội đồng LT của BĐH. Làm việc quần quật, vẫn mập, vẫn vui vẻ mọi lúc mọi nơi.

Trong chỗ thân mật, có một lần tôi nghe ông nói: “Có anh em bảo mình nhu nhược anh Sáo ạ”. Tôi chưa kịp nói gì thì ông cười hà hà rất hồn nhiên rồi tiếp: “Nhu thì có nhưng nhược thì không, nhu để giữ niềm hòa khí giữa anh em, nhu để giữ mối dây huynh đệ, nhu để phong trào tồn tại…”

Nhiều người cũng đã nghe Tr Lộc nói: - Nếu có Hội HĐ Công giáo và Hội HĐ thế tục thì tôi chọn ở hội thứ 2 vì tôi không muốn mất ¾ anh em.

Nói về Voi Hoạt Bát thì mấy cho vừa nên xin dừng lại đây với lời nhận xét của một trưởng lão 92 tuổi: “Ông ấy chỉ có mỗi một cái tội là tốt bụng quá”.


LT TÔN THẤT HÀN (Beo Tận Tâm)

Trong các LT sau 1975 Tr Hàn là người thu hút sự chú ý của nhiều anh em vì tính cách nghênh ngang và sự làm việc có hiệu quả của anh. Không ai chối cãi là nhờ anh mà ngành Kha đã được vực dậy và phát triển tương đối vững vàng trong hoàn cảnh khó khăn này.

Tr Hàn sinh ra và lớn lên tại Huế nhưng lại sinh hoạt HĐ ở Tây Nguyên khi anh từ Quảng Tính bị đày lên dạy ở trường Trung học Pleiku.

Giữa khung cảnh núi rừng hùng vĩ lại được gặp các huynh trưởng giỏi… đã chắp cánh cho anh bay cao vào khung trời HĐ. Lần lượt anh đảm nhận các trách vụ:

Kha Trưởng Kha đoàn Xuyên Sơn thuộc LĐ Tây Sơn, Đạo Gia Lai do Tr Cọp Gia Lai (TTH) làm Đạo Trưởng (1967).

Năm 1970 dự trại HHR Kha tại Đồng Công.

* Tham dự K. NTC2 do DCC Lê Mộng Ngọ làm Khóa Trưởng.

* Dự Khóa ôn luyện do DCC Mai Ngọc Liệu làm Khóa Trưởng.

Đã kinh qua các trách vụ Liên Đoàn Trưởng, Phó Đạo Trưởng Gia Lai.

Trong vai trò Phụ tá Trưởng Miền Huấn Luyện 2 đặc trách về ngành Kha, năm 1974 Trưởng Hàn nhận 3 gỗ do Tr Phan Mạnh Lương, Trưởng Miền HL 2 trao. Năm 1998 nhận 4 gỗ do Trưởng Lê Gia Mô trao lại với tính cách ủy thác vực dậy ngành Kha.

Không phụ lòng đàn anh giao phó trách nhiệm, Trưởng Hàn đã liên tiếp tổ chức các khóa HL sau để đào tạo huynh trưởng cho ngành Kha:

HHR nâng cao 2004

Ôn luyện I, II, III, IV Kha

Năm 2007 BĐH chính thức trao nhận 4 gỗ và trọng trách hiện nay (2010) là Trưởng toán huấn luyện ngành Kha, thực tế là lãnh đạo ngành Kha.

Ngoài việc chăm lo về huấn luyện đặc biệt là cuốn “Ngành Kha HĐVN”.

*

* *



Hướng Đạo không trải thảm đỏ cho bất cứ ai; Beo Tận Tâm cũng tự mình vươn lên để xây dựng ngành Kha, tức là xây dựng phong trào nhưng cũng đã có tiếng bấc tiếng chì. Có người không ngần ngại đem tặng anh cành quế, anh tủm tỉm cười nói: “Anh em HĐ ai cũng đều là “quế” chứ làm gì có Mán với Mường”.

Có chị thắc mắc không hiểu sao chỉ trong một buổi họp mà Tr Hàn 3 lần thay đổi áo mão cân đai. Có anh cho rằng Tr Hàn là chiếc xe tank bọc nhung. Có vị trưởng lão còn tếu táo: “Ông ấy như chiếc hủ lô… cứ thế mà húc. Ông cụ thân sinh anh ấy là bậc thâm nho đấy nhé, không dưng mà ông cụ đặt tên con trai là Hàn”.

(Theo người viết thì hàn ở đây không có nghĩa là lạnh mà có nghĩa là cây bút lông để viết).

Thật ra LT Hàn làm việc có tính toán kỹ lưỡng, tiến thoái nhịp nhàng. Anh muốn HĐVN mà trước tiên là ngành Kha phải hưng thịnh nên anh đã không ngần ngại qui tụ một số huynh trưởng (kể cả những trưởng ngoài ngành Kha) để lập thành toán HL gọi là “nhị thập bát tú”, trong đó có 3 LT và lố nhố nhiều ALT như Lê Thanh Cảnh, Vũ Quang Phúc, Nguyễn Thành Chánh Trực.

Nhiều người cho rằng ngành Kha hào sảng quá đáng việc trao gỗ. Ưa lập triều đình riêng chăng? Đúng ra đây cũng chỉ là điều bình thường. Vương triều nhà Nguyễn đã cáo chung từ lâu nhưng dòng máu hoàng tộc vẫn còn luân lưu trong huyết quản cậu “Tôn” nên thỉnh thoảng ngông nghênh một tí để hoài niệm Hoàng Triều.

Kết thúc về LT Tôn Thất Hàn, xin mượn lời của Tr Phạm Văn Nhơn viết về Beo Tận Tâm trong sách Kỳ thú chuyện Tên Rừng:

…“Trước ALT Beo vùng vẫy ở vùng Tây Nguyên, sau bỏ rừng về sinh sống ở đồng bằng; lập nghiệp ở Trảng Bom. Chí thú làm ăn, vất vả mãi rồi cũng có đồng ra đồng vào thế là máu HĐ của cậu Tôn lại bùng lên, tìm mọi cách vực dậy ngành Kha, khôi phục HĐ. Liên tục mở các lớp huấn luyện đào tạo huynh trưởng, viết một số sách như Góp nhặt, Tiêu điểm, Bánh đúc có xương, Bạch Mã xưa và nay… Năm 2006 làm Trại Trưởng trại Huynh Đệ (của BĐH)…

Đến nay ngành Kha đã vững, cơ ngơi cậu Tôn hưng thịnh với ngôi biệt thự khang trang, nhà hàng tấp nập thực khách và một nông trại bốn mùa cây trái sum sê. An cư lạc nghiệp rồi, bây giờ chỉ còn lo chuyện HĐ và vui thú điền viên.


LT NGUYỄN… (Đại bàng Bền chí)

Năm 1994 Tr Nguyễn sinh hoạt ở LĐ Lạc Hồng, nằm trong Ban Sói già của Bầy Văn Lang.

Sau về sinh hoạt với Liên Tỉnh Thành của Tr Phạm Thanh Hiệp.

Năm 2007 đặc cách nhận HHR tại Thái Lan.

Năm 2008 nhận 3 gỗ cũng ở Thái Lan.

Năm 2009 sang Singapore dự trại dành cho HLV cao cấp.

Năm 2010 nhận 4 gỗ do Chủ tịch Hội đồng LT của HĐ.HĐ Quốc gia là Tr Phạm Thanh Hiệp trao, tại công viên Tao Đàn.

Trong chỗ riêng tư Tr Hiệp cho biết: tương lai Tr Nguyễn sẽ là 1 HLV Quốc tế vì anh ấy thạo Anh ngữ và có điều kiện đi lại dễ dàng.

Nghe thì mừng nhưng lại nghĩ mấy điều trên chưa phải là điều kiện để làm 1 HLV của APR Quốc tế nên tôi đã tìm gặp Tr Nguyễn để tìm hiểu tường tận hơn về đời HĐ của Trưởng. Rất tiếc, phòng mạch của anh ấy luôn đầy ắp thân chủ nên không gặp được.

Trước đây tôi cũng đã nhiều lần gặp Tr Nguyễn; thấy anh hoạt bát, năng nổ, vui vẻ, hào sảng, chịu khó… Hoàn cảnh này, tình thế này mà còn đeo đuổi HĐ là điều đáng quí.


Tr NGUYỄN THÔNG (Trâu Kiên tâm)

Sinh năm 1952, tham gia sinh hoạt HĐ từ nhỏ ở Thiếu đoàn Saint Thomas do Tr Trần Văn Hợp làm Thiếu Trưởng (1960). Thoạt tiên Thiếu đoàn này sinh hoạt ở nhà thờ Ba Chuông, sau chuyển về nhà thờ Tân Hòa và đổi tiên là Thiếu đoàn Tân Hòa.

Về sau sinh hoạt ở Tráng đoàn Trai Việt ở Nha Trang do Sư huynh Trần Trọng An Phong (Nai Nhớ nguồn) làm Tráng trưởng.

Năm 1994 làm Thiếu trưởng Thiếu đoàn Đồng Hành (Sàigòn).

Năm 1996 làm Kha trưởng Kha đoàn Đồng Hành.

Đã qua các khóa Quốc gia và Bằng Rừng Kha do DCC Lê Gia Mô làm Khóa Trưởng. Khóa Dự Bị và Bằng Rừng Tráng ở Suối Tiên do LT Tiến Lộc làm Khóa Trưởng. Ngoài ra còn tham dự khóa HHR số 6 do GHX tổ chức và Khóa BR nâng cao do DCC Lê Gia Mô làm Khóa Trưởng.

Năm 2006 sang Thái Lan dự Trại huấn luyện và nhận 3 gỗ.

Năm 2007 dự Khóa huấn luyện cao cấp ở Thái Lan.

Năm 2008 sang Thái Lan dự khóa LT (cùng dự khóa với Tr Kiều An và Thiện Khánh).

Sáng Chúa nhật 18.4.2010 tại công viên Tao Đàn Tr Thông đã được phong nhậm LT do Tr Phạm Thanh Hiệp, Chủ Tịch Hội đồng LT của HĐQG trao gỗ.

Tr Nguyễn Thông đã nhiều lần làm HLV cho các khóa Dự bị và HHR của HĐ Liên Tỉnh Thành. Bây giờ là thành viên của Hội đồng HĐQG.
ĐÔI ĐIỀU TÂM SỰ

1. Quan niệm của tôi là phong trào chỉ phát triển vững mạnh khi có huynh trưởng giỏi. Huynh trưởng muốn giỏi thì phải chịu khó học. “Không thầy đố mày làm nên”. Do vậy các Trưởng huấn luyện là then chốt của phong trào. Vì vậy tôi đã cố gắng ghi lại những HLV cao cấp của HĐVN.

2. Sao anh viết về tôi ít quá. Lỗi tại anh đấy chứ, anh không cung cấp tài liệu thì lấy gì mà viết. Có một số LT được (hay bị) viết dài ngoài việc có tài liệu còn có sự cảm khái về cuộc đời HĐ của họ. Chỉ nhìn mặt tích cực mà thôi, tỉ như:

* Một giảng viên đại học khó khăn biết bao nhiêu khi anh tham gia sinh hoạt HĐ. Anh vẫn can đảm dấn thân.

* Chỉ còn 1 chân, 1 tay mà bàn tay cũng không còn ngón cái và ngón trỏ. Ngay cả chuyện chào theo lối HĐ cũng không được. Thế mà vẫn miệt mài với cuộc chơi.

* Một huynh trưởng thâm niên, âm thần giữ mối giềng HĐCG với 5-600 HĐS, trong hoàn cảnh khó khăn này.

* Một huynh trưởng đã tả xung hữu đột, mạnh dạn đem cái chuông rè HĐVN sang đánh ở xứ người. Nhờ thế mà các bầu bạn biết đến HĐVN.

* Một tiến sĩ y khoa đầy danh vọng, bị bệnh tim nhưng vẫn “cố gắng” gánh vác trọng trách.

* Một tu sĩ danh phận rỡ ràng, lo mục vụ nhưng trong HĐ chưa khi nào nghe ông rao truyền về tôn giáo mình, ngoại trừ câu nói thú vị: “Nếu có HĐ thế tục, tôi sẽ sinh hoạt ở đấy cùng với ¾ anh em”.

Đó, người nào cũng có nét đẹp riêng đáng trân trọng.

* Chắc chắn bài nầy có nhiều sai sót, đó là chuyện bình thường. Vì ngay quí trưởng cũng có nhiều người quên không nhớ mình qua HHR năm nào! Thôi thì sai đâu sửa đó, xin các vị chỉ dẫn để bổ túc, chỉnh sửa trong số tới.

Với ước hẹn trong số GVMD số 6 sắp tới dứt khoát sẽ có bài “So sánh 4 gỗ xưa và 4 gỗ nay gỗ nào hay hơn. Mời các Trưởng đón xem.

Sáo Dễ Thương


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 5.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương