CÓ Thằng cuội già Ôm một mối mơ!


NÉT MỚI TRONG HAI TẬP GVMD SỐ 3 VÀ 4



tải về 5.39 Mb.
trang6/24
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích5.39 Mb.
#36425
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

NÉT MỚI TRONG HAI TẬP GVMD SỐ 3 VÀ 4

Tôi gọi là mới có nghĩa là có thêm tiết mục mới; có thêm một số cây bút mới; có thêm một số đơn vị mới tham gia… so với hai số cũ là số một và số hai. Trong bài này, tôi viết dưới góc nhìn từ người đọc về tập kỷ yếu chứ không phải nhận định hay phê bình gì cả. Với tư cách gì mà phê với bình, mà chỉ là thưởng ngoạn tác phẩm, vả lại là người Hướng Đạo, thấy người nào nói hay, làm giỏi thì “hoan hô anh này một cái... hoan hô anh này, …chúng mình hoan hô” đơn giản và vui vẻ thế thôi.


Sau khóa HHR LĐT-UV 2008, tập Kỷ yếu GIỮ VỮNG MỐI DÂY ra đời, phát hành nội bộ, nhằm mục đích giữ chặt mối dây quyến luyến đoàn kết của các ACE trong khóa, và cũng để thông tin, trao đổi những hiểu biết về phong trào Hướng Đạo… Khi tập kỷ yếu số 1 đến tay ACE thì được nhiều người hưởng ứng, ủng hộ, khuyến khích và đề nghị nên mở thêm nhiều tiết mục mới. Do vậy, nên từ KỶ YẾU số 3 trở đi ngoài những mục cũ, còn có những mục mới như: mục Uống nước nhớ nguồn; Có thêm nhiều cây bút tham gia; Chuyên mục huấn luyện; Nhiều đơn vị góp mặt…

1.- Mục Uống nước nhớ nguồn:

Mục này nhằm giới thiệu các trưởng lão thành, kỳ cựu của Hướng Đạo Việt Nam, như viết về Trưởng LT Báo Vui Lê Văn Ngoạn trong bài “Cụ Báo Vui chưa có tên rừng” của Nam Trân; Trưởng Gấu Kiên Nhẫn Bạch Văn Quế trong bài “Người quản lý trại trường Bạch mã năm xưa: Trưởng Gấu kiên nhẫn Bạch Văn Quế” của Sói Đắn Đo Trần Văn Hồng hay Trưởng Gà Cần Mẫn Đoàn Lai trong bài “Chân dung trưởng Gà Cần Mẫn Đoàn Lai” của Sáo Dễ Thương, trong tập Kỷ Yếu số 3.

Nhưng đến tập Kỷ Yếu số 4, mục này dành năm mươi trang để giới thiệu về “những cây cổ thụ của Hướng Đạo Việt Nam”. Mở đầu phần này, BBT dành hẳn một trang, trang trí rất đẹp, màu sắc rực rỡ, nổi bật trên nền đỏ viền tím với mấy hàng chữ lớn màu vàng: Các Trưởng khai đường mở lối Hướng Đạo Việt Nam. Ngăn cách bởi hoa huệ và phía dưới mấy hàng chữ màu trắng: “Các Trại Trưởng Quốc gia, Các Tổng Ủy viên, từ khởi đầu đến 1975. Lần lượt những trang bên trong, mỗi Trưởng được dành một trang. Đầu tiên là Trưởng DCC Tạ Quang Bửu, tiếp đến là Trưởng Tôn Thất Dương Vân, đến Trưởng DCC Cung Giũ Nguyên, Trưởng Trần Điền, đến Trưởng DCC Mai Liệu, Trưởng DCC Lê Mộng Ngọ, Trưởng Võ Thanh Minh, Trưởng Hoàng Đạo Thúy, Trưởng Trần Văn Khắc, Trưởng Phan Như Ngân, Trưởng Vũ Văn Hoan, Trưởng Nguyễn Duy Thu Lương, Trưởng Nguyễn Hữu Mưu, Trưởng Huỳnh Văn Diệp và sau cùng là Trưởng LT Trần Văn Lược. Chắc khó nhọc lắm BBT mới tìm được những tấm ảnh quý hóa đó, vì có những trưởng đi tham gia kháng chiến, có trưởng lìa rừng đã lâu. Nếu nhìn kỹ có những trưởng không phải mặc áo HĐ mà là áo lính rồi nhờ kỹ thuật vi tính thêm khăn quàng… BBT làm được như vậy là quá hay, nhờ vậy mà ACE HĐ biết được hình ảnh các vị lão làng của HĐVN. Có điều BBT không sắp xếp theo trình tự hay là vì dưới mỗi tấm ảnh đều có ghi chú về Trại Trưởng, Tổng Ủy viên với năm tháng là đủ rồi.

Những trang tiếp theo, có một loạt bài viết về các Trưởng, nhằm góp phần minh họa giúp cho người đọc hiểu thêm về cuộc đời của các trưởng như bài:



Người Sáng lập HĐVN của BBT Giữ Vững Mối Dây. Bài viết cho biết Trưởng Trần Văn Khắc và Trưởng Hoàng Đạo Thúy “có thể là một trong những người đã sáng lập HĐVN” Bài viết tuy ngắn gọn, nhưng phần nào đã giải đáp thắc cho một số ACE trước đây.

Bài “Cánh Sếu trời Nam” của Sư tử Đảm đương Tôn Thất Sam nói rất nhiều về cuộc đời thường và cuộc đời HĐ của Trưởng Trần Văn Khắc. Với tư cách là người công dân Trưởng Khắc là người làm ăn lương thiện mà thành phố Dalat ai cũng biết. Với tư cách là chủ gia đình thì Trưởng là người mẫu mực, rất chu toàn với vợ, với con. Quả thực Trưởng Khắc sống quá khiêm tốn, là cây cổ thụ của HĐVN, là một trong những người sáng lập ra phong trào HĐVN. Trưởng sống ở Dalat khá lâu, vậy mà ACE HĐ Lâm Viên đại đa số chỉ biết Trưởng là cựu HĐ thôi, chứ ít người biết gì thêm về Trưởng…

Tiếp theo cũng của Sư tử Đảm đương Tôn Thất Sam là bài “DCC Tạ Quang Bửu, Trại trưởng huấn luyện đầu tiên của Hướng Đạo VN”. Trong bài này Trưởng Sam viết về Trưởng Tạ Quang Bửu rất đầy đủ: từ tiểu sử, đến tác phẩm, đến con người toàn năng, trích dẫn những nhận định về nhân cách của Trưởng Bửu, sau đó nói đến người Trưởng HĐ và cuối cùng có trích một số câu chuyện trong Báo Hồn Việt. Qua bài này, nó giúp cho ACE hiểu biết về Trưởng lão thành Tạ Quang Bửu.

Cùng trong loạt bài Uống nước nhớ nguồnnày Trưởng Sư Tử Đảm đương lấy lại bài Một đóa hồng dành cho người anh cả” đã đăng trong cuốn “Lưu niệm mừng lễ thượng thọ Bát thập niên” viết về Trưởng Bò Rừng Lém, cách đây mười năm và nay có bổ sung một số chi tiết mới. Trong bài viết, Trưởng Sam hết lời tôn vinh trưởng Trần Văn Lược. Và có điều đáng chú ý là những điều Trưởng Sam nhận xét mười năm trước đây thì nay Trưởng Lược vẫn giữ được những nét tốt đẹp đã có… Đoạn cuối bài này Trưởng Sam kết luận: “Đây cũng là một kỷ lục Guiness của HĐVN vì từ trước đến giờ chưa có Trưởng TUV nào sống trên 90 tuổi mà còn hòa đồng với ACE vậy.”

Trưởng Gấu Tận Tâm, “già làng” Đạo Lâm Viên, nay đã ngoài tám mươi cũng tham gia với bàiCuộc gặp lần cuối với Anh Vũ Văn Hoan tại Hà nội”. Bài viết không dài, vừa là như một thông tin cho mọi người biết một trưởng từng là Tổng Ủy Viên HĐVN giai đoạn 1951-1952 đã lìa Rừng vào lúc 5 giờ sáng ngày 30-9-2009, đồng thời thể hiện lòng thương tiếc một “đại thụ” đã lìa rừng. Sự ra đi của Trưởng Hoan là nỗi đau, là sự mất mát lớn của ACE HĐ.

Sáo Dễ Thương cũng đóng góp hai bài với chủ đề này :

Bài “Tưởng nhớ Đại Đức Châu Toàn, Tổng cố vấn giáo hạnh HĐVN”. Phong trào Hướng Đạo nhằm giáo dục cho thanh thiếu niên một cách toàn diện, cho nên về mặt tín ngưỡng tâm linh cũng được quan tâm đúng mức. Sự hiện diện của Đại Đức Thích Châu Toàn là Tổng cố vấn giáo hạnh cho HĐ Phật giáo Việt nam là điển hình. Đại Đức đến với HĐ cũng là duyên, Thầy đã dày công xây đắp đạo tâm cho ACE HĐ trong 10 năm. Với thời gian ấy tuy không nhiều nhưng công đức của Bồ Câu Đạo Hạnh là vô lượng, đạo hạnh là vô biên. Quả thật cuộc đời là vô thường, chỉ tiếc Thầy viên tịch quá sớm, quá đột ngột. Dẫu biết rằng “Hoa khai kiến Phật”, nhưng không khỏi làm cho người trần ngậm ngùi luyến nhớ, thương tiếc.

Bài “Mèo Ưa Rình gặp Ngựa Rừng” của Sáo Dễ Thương. Bài này viết về cuộc gặp gỡ của Trưởng LT Lê Gia Mô và một số Trưởng kỳ cựu gặp Trưởng Hồng Sơn Dã Mã Võ Thanh Minh. Trưởng Võ Thanh Minh, nguyên là TUV HĐ Trung Kỳ, Tổng thư ký Liên Hội HĐ Đông dương, là người năm 1954 đã sang Thụy Sỹ ngồi bên lề hội nghị Geneve để thổi sáo kêu gọi hòa bình cho Việt Nam và tuyệt thực phản đối việc chia cắt đất nước. “Một con người mà cuộc đời thật mà như bịa, như huyền thoại”. Câu chuyện kể lại, hôm Lễ khai mạc Khóa Dự bị Kha vừa xong thì Khóa Trưởng Lê Gia Mô và các Trưởng thấy “ổng” (vị huynh trưởng ấy) đến và Trưởng nói “Tráng sinh đến nhận việc” (xin phục vụ trại). Công việc diễn tiến sau đó làm cho từ Trưởng Báo Nghiêm Chỉnh Nguyễn Thúc Toản, Gà Hùng Biện Trần Điền, cho đến Trưởng Đông, Trưởng Đạm, Trưởng Hòe, Trưởng Đệ, Trưởng Tuân…; từ cụ Tổng Ủy Viên cho đến Khóa trưởng, Đạo trưởng thấy bậc hiệp sĩ, trưởng thượng đã xuống sân quét rác thì mọi người đều lục tục xuống theo. Việc ấy càng làm cho người đọc vừa ngỡ ngàng vừa khâm phục một vị trưởng đầy quyền biến đầy thông minh, xốc vác và qua đó ta thấy được tinh thần HĐ của các bậc đàn anh. Một câu chuyện thật mà như chuyện đùa…

Phần cuối tiết mục này là một bài thơ “Con ngựa hoang trên ngọn núi Hồng” viết về Trưởng Võ Thanh Minh. Với bài thơ không dài mà Nguyễn Xuân Hoàng Quân gần như tóm tắt hết những nét chính về Trưởng Võ Thanh Minh. Ngay tựa bài thơ cũng chính là tên Rừng của Trưởng. Một người hết lòng yêu nước thương nòi, bằng những việc làm cụ thể, nhưng ước vọng không thành. Dẫu vậy hình ảnh người Hướng Đạo Hiệp sĩ ấy đẹp đẽ lạ thường:

Từng sợi tóc yêu người trong ý nghĩ.



Từng tình nồng thương nước vẫn miên man.

Tiếng sáo đó

Bên hồ xanh

héo hắt.

Nức nở buồn giọt lệ khóc mai sau”.

……………….



Bóng ngựa cũ bên đồi vang tiếng hí

Đỉnh non Hồng sương khói đẹp như mơ.
Sau khi đọc một loạt bài văn xuôi, đến khi đọc bài thơ “Con ngựa hoang trên ngọn núi Hồng” của Nguyễn Xuân Hoàng Quân, người đọc bỗng thấy nhẹ nhàng nhờ tính thi nhạc, tiết tấu trong bài thơ mới đã làm ta thoải mái. Nhờ cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh thơ mang tính đặc trưng in đậm dấu ấn nhân vật làm cho người đọc khi sảng khoái, khi đau nhói, khi luyến tiếc ngậm ngùi.
Một loạt bài nằm trong tiêu đề “Uống nước nhớ nguồn” có đoạn kể lại tiểu sử, sự nghiệp, hoặc câu chuyện về các trưởng: có người thì tài hoa, có người mẫu mực liêm khiết, có người khiêm tốn thật thà, có người thông minh quyền biến… mỗi người mỗi vẻ đáng trân trọng. Kể cả hôm nay và sau này ai muốn tìm hiểu HĐVN, phải chăng đây là một trong những tư liệu họ cần. Ngay cả trong ACE Hướng Đạo nó cũng là tài liệu để chúng ta nghiên cứu tham khảo. Dĩ nhiên, chúng ta mong rằng Tập Kỷ yếu GVMD cung cấp cho chúng ta nhiều bài viết về các Trưởng thêm nữa. Ngay trong tập Kỷ yếu số 2 đã có viết về các trưởng rồi, nhưng phải đến số 3 và nhất là số 4 mới được tập trung và thành một đề mục rõ ràng. Cho nên đây là nét mới so với số 1, số 2 là vậy.
2.- Một nét mới nữa là có thêm nhiều cây bút tham gia trong hai số này đó là: Trưởng Bò Rừng Lém Trần Văn Lược, Sơn Ca Ngoài Trời Nguyễn Thúc Tuân, Sói Đắn Đo Trần Văn Hồng, Beo Vui vẻ Tôn Thất Cảnh, Hổ Hăng Hái Phạm Văn Nhân, Voi hoạt bát Tiến Lộc, Trưởng Đại bàng Vui Trần Văn Hợp, Trưởng Phạm Xuân Vỹ, Vành Khuyên Nhã Nhặn Đoàn Thu Hương, Phượng Hoàng Điềm Đạm Đoàn Thị Lan Hương, Kao La Tận tâm, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Hổ Dũng mãnh Tôn Thất Tý, Gấu Điềm đạm Ngô Văn Phương, Voi Khờ Nguyễn Văn Minh, Nguyễn văn Thuất, một số cây bút trẻ Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Hồ Tường Khang của các Tráng đoàn Cần Thơ và có hai cựu Hướng Đạo sinh ở Huế là Anh Nguyễn Đình Hiền và chị Sơn ca Kiên Trì Qua Thị Hồng Loan… Với sự tham gia đông đảo của ACE làm cho gia đình Kỷ Yếu GV càng đông vui, nhiều tay vỗ nên kêu. Với số lượng bài nhiều, cho nên ở đây tôi chỉ trích dẫn vài ba bài:

- Trưởng Voi Hoạt Bát tham gia ngay từ tập Kỷ Yếu số 3 rất khiêm tốn với bài “The giving tree Cây xả kỷ”. Bài viết dưới dạng song ngữ Anh-Việt. Trong phần ghi chú của BBT có ghi: “Chuyện dành cho con nít nhưng người lớn đọc cũng nhức đầu. Hình bóng và hành động của cây táo trong truyện khiến ta nhớ đến hình ảnh một huynh trưởng Hướng đạo suốt đời xả thân phụng sự trẻ em”. Trong tập Kỷ Yếu số 4, Voi Hoạt Bát tham gia với bài nhạc “Tuổi xanh”. Rừng Lâm Viên có nhiều ông Voi: Voi Nhẹ Dạ, Voi Văn Nghệ (Bồ Bạch Mai, đã lìa rừng), Voi hoạt Bát… Hai ông voi kể sau, ông nào cũng “phốp pháp, phúc hậu” và nhất là văn nghệ đầy mình, thật đáng gườm...



- Trưởng Đại Bàng Vui tham gia với GVMD ngay từ số 3 với bài “Vị trí, nhiệm vụ và điều kiện để trở thành trưởng đơn vị HĐ: Bầy trưởng, Thiếu trưởng, Tráng trưởng, Liên đoàn trưởng, Đạo trưởng”. Đến kỳ GVMD số 4, Trưởng tham gia với bài “Trưởng Cung giũ Nguyên với công cuộc huấn luyện trưởng HĐ”. Trưởng Đại Bàng Vui là cánh chim đầu đàn của GHX. Năm 1980, Trưởng đã qui kết một số trưởng GHX tìm những tài liệu huấn luyện HĐ cũ, và lần lượt tổ chức các khóa huấn luyện với sự tham gia của các trưởng LT và ALT. Đặc biệt là được Trưởng DCC Cung Giũ Nguyên chỉ đạo trực tiếp và hỗ trợ. GHX đã tổ chức được 8 khóa BR. Trong giai đoạn còn nhiều khó khăn, thế mà GHX đã làm những việc thiết thực, hữu ích cho Hướng Đạo Việt Nam là quá hay.

- Trong tập Kỷ Yếu số 4, bài viết làm cho mọi người chú ý nhiều có lẽ là bài “Khẳng định một niềm tincủa Trưởng Gấu Điềm Đạm Ngô Văn Phương. Điều dễ hiểu là tất cả ACE Hướng Đạo đang mong đợi được sinh hoạt trở lại, thì Trưởng Phương lại khẳng định điều đó và tin chắc như vậy: “Phong trào Hướng Đạo Việt Nam đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại mãi mãi”. Nghe nó sướng làm sao! giống như người đang đi trong sa mạc được tiếp nước, như người con đang đói sữa được mẹ cho bú, thật là hả hê, sảng khoái. Trong bài Trưởng Phương viết rất khéo. Lập luận chặt chẽ, lý lẽ vững chắc. Trình bày có lý, có tình, đầy tính thuyết phục:

Mở đầu tác giả khẳng định Phong trào Hướng Đạo “đang thực hiện Tư tưởng Hồ Chí Minh” và Phong trào Hướng Đạo đã được “chính Unesco, Cơ Quan Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc cũng đã thừa nhận và bằng một việc làm cụ thể là công nhận Phong Trào Hướng Đạo là phong Trào có đóng góp quan trọng cho Hòa Bình Thế Giới và bảo vệ môi trường

.Về mặt pháp lý, tác giả viết “ Hội Hướng Đạo Việt Nam đã được chính phủ Việt Nam Dân chủ Công Hòa công nhận và cho phép hoạt động từ ngày 07-02-1946” “Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm Danh Dự Hội Trưởng”. Và Trưởng trích lời của Đại Tướng Mai Chí Thọ gởi cho Ban tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhận làm Danh Dự Hội Trưởng Hội Hướng Đạo Việt Nam: “Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời Bác Hồ đã công nhận Hội Hướng Đạo Việt Nam là tổ chức quần chúng hợp pháp. Trên cơ sở những tài liệu đó, Hội Hướng Đạo Việt Nam đương nhiên có quyền công khai hoạt động.”



Về mặt thực tế lịch sử: Tác giả trích dẫn thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp gởi cho Hội HĐVN: “Hướng Đạo Việt Nam thế hệ 45-46 là những người con của dân tộc, tuyệt đại bộ phận đã hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ tham gia kháng chiến, cứu nước góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ Quốc, nhiều anh em đã trở thành cán bộ ưu tú của cách mạng, có những đồng chí đã trở nên những cán bộ giữ trọng trách trong Quân Đội” Rồi tiếp theo tác giả dẫn chứng hàng loạt những Hướng Đạo sinh đã là những người yêu nước mà tên của họ đã được ghi danh trên những con đường từ Nam chí Bắc hiện nay.

Cách dùng câu văn nghị luận đầy tính thuyết phục như :

“ … ….một điều chắc chắn và không ai có thể phủ nhận được là……..

…… Chúng ta tuyệt đối tin tưởng nhà nước…………

………. Chúng ta càng khẳng định niềm tin tưởng trên đây là chính xác,……..

…….. Trên những cơ sở rõ ràng minh bạch như trên, chúng ta có quyền khẳng định một niềm tin ………..

Sau khi đọc bài của Trưởng Gấu Điềm Đạm, ta có cảm tưởng như ta vừa được Trưởng truyền thêm lửa nhiệt tình Hướng Đạo cho chúng ta. Nỗi ước mong Phong trào Hướng Đạo sớm được hoạt động từ lâu, nay đã trở thành “niềm tin”, như Trưởng Phương đã “Khẳng định”.
Trong hai số 3 và 4 của tập Kỷ Yếu còn rất nhiều những cây bút rất nhiệt tình, rất sắc nét, rất duyên dáng và cũng rất di dỏm mới tham gia sau này: như bài “Hướng Đạo là một cuộc chơi”, một bài viết quá khéo và quá hay của Nguyễn Văn Thuất, bài “Những giây phút chạnh lòng” của Voi Khờ Nguyễn Văn Minh….. và còn nhiều bài nữa. Được sự hướng ứng tham gia đông đảo ngày càng nhiều của ACE, có lẽ đó là điều mong muốn của Gia đình GVMD để “….. Càng đông chúng ta càng vui nhiều, càng vui nhiều, càng ĐOÀN KẾT nhiều “.

3.- Một nét mới nữa trong hai số vừa rồi là Chuyên mục huấn luyện. Mục đích của mục này được ghi rất rõ trong LTS: “Trong chuyên mục này, GVMD sẽ thường xuyên dành một số trang để trình bày những đường lối hoặc tài liệu huấn luyện, hoặc trả lời thư độc giả thắc mắc muốn tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến huấn luyện và Phong trào HĐ.” Mục này vừa ra đời đã được ACE “truy vấn” ngay và Sư tử Đảm đương cũng đã “gở rối tơ lòng” cho một số ACE “chiếu cố” vừa mời đã đến.

4.- Có nhiều Đơn vị tham gia :

Sự hiện diện của GHX, của các Trưởng HĐ Đaklak Ban Mê Thuột, Đakbla Kontum, Bình Định… hoặc bằng bài viết hoặc bằng hình ảnh sinh hoạt… ngày càng nhiều đơn vị tham gia góp sức cho tập Kỷ Yếu làm tăng thêm nhiều nét mới đáng trân trọng.


Như nhan đề bài viết là Nét mới trong hai tập Kỷ Yếu 3 và 4, chính vì vậy cho nên những mục nào đã có trong hai số đầu, ….tôi không nói đến ở đây. Và kể cả những gì còn hạn chế, những sơ suất do in ấn… tôi cũng không đề cập đến trong bài này.

Thật lòng mà nói, trong hai tập Kỷ Yếu sau này có thêm được nhiều tiết mục mới, có nhiều đơn vị, nhiều ACE tham gia góp sức, nhờ vậy Tập Kỷ Yếu phong phú hơn, khang trang và đẹp đẽ hơn. Chúng tôi mong rằng Tập Kỷ Yếu Giữ Vững Mối Dây là giềng mối đoàn kết, là nơi giao lưu gặp gỡ của những người bắt tay trái, và cũng là nơi nối vòng tay lớn của ACE HĐ.



Chồn Kiên Tâm Đinh Quang Diêm




Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 5.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương