Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Định giá rừng và hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng khu vực ven biển



tải về 3.15 Mb.
trang30/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   57

6.1.3. Định giá rừng và hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng khu vực ven biển


a. Bối cảnh

Tại nghị đinh số 99/NĐ/2010/NĐ ngày 24/9/2010 của Chính phủ về ban hành chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đề cập đến một số loại hệ sinh thái rừng có thể được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đó là (i) Bảo vệ đất, chống xói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, (ii) Điều tiết duy trì nguồn nước phụ vụ sản xuất và đời sống, (iii) Hấp thụ, lưu trữ carbon, giảm phác thải khí nhà kính, (ii) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học ... phục vụ du lịch; (iv) dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

Qua hơn 5 năm nghị định này đã thực thi đã thực đi vào cuộc sống, đã thu được hơn 6000 tỷ đồng từ người sử dụng dịch vụ chi trả cho các chủ rừng và hộ nông dân và các tổ chức tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

Tuy nhiên, đối tượng chi trả mới chỉ tập trung ở những hệ sinh thái rừng ở khu vực đầu nguồn các con sông, suối có các công trình thủy điện và các nhà máy cung cấp nước sạch.

Hệ sinh thái rừng ven biển có vai trò rất quan trọng trong việc (i) Hấp thụ, lưu trữ carbon, giảm phác thải khí nhà kính, (ii) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học ... phục vụ du lịch; (iii) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản, (iv) Bảo vệ hệ thống đê, (v) Bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống cho người dân, nếu được đánh giá một cách chính xác giá trị của nó sẽ góp phần thay đổi cách nhìn của các bên liên quan, của xã hội đối với những đóng góp lớn của nó, góp phần tính toán những khoản phải trả mà các bên liên quan có hưởng lợi từ hệ sinh thái rừng này.

Bên cạnh đó, từ năm 2007, Chính phủ cũng đã ban hành nghị định số 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc, phương pháp nguyên tắc, phương pháp.



b. Những vấn đề mà dự án có thể can thiệp

Những can thiệp của dự án sẽ góp phần cải thiện nội dung của Nghị định cũng như các văn bản hướng dẫn kỹ thuật liên quan thông qua việc thực hiện các nghiên cứu về định giá rừng, tiềm năng chi trả dịch vụ môi trường rừng, xây dựng một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng khu vực ven biển để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách.



c. Những kết quả đầu ra mong muốn

(1) Một nghiên cứu định giá giá trị của rừng khu vực ven biển bao gồm và giá trị về kinh tế và môi trường.

(2) Một nghiên cứu đánh giá tiềm năng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng khu vực dự án được thực hiện

(3) Các cuộc hội thảo quốc tế và trong nước về định giá rừng và cơ hội thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện với sự tham gia của các bên

(4) Một số mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng khu vực rừng ven biển được thực hiện

(5) Phương pháp định giá rừng cũng như cơ chế chi trả dịch vụ rừng khu vực ven biển được hoàn thiện.

(6) Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức cho người dân khu vực về giá trị của rừng ven biển cũng như trách nhiệm trong việc chi trả dịch vụ môi trường rừng ở những nơi có tiềm năng được triển khai sâu rộng trên toàn xã hội.

6.1.4. Các giải pháp tổ chức thực hiện hợp phần 1


Hợp phần 1 sẽ do Tổng cục Lâm nghiệp trực tiếp thực hiện. Tổng cục Lâm nghiệp là một cơ quan tham mưu trực tiếp cho Bộ trưởng Bộ NN và PTNT trong việc dự thảo các văn bản pháp quy, ban hành các cơ chế chính sách phát triển ngành, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, điều phối các nguồn lực cho sự phát triển ngành, giám sát điều hành các hoạt động ở địa phương. Tổng cục Lâm nghiệp có các cục/vụ chức năng là nơi tập trung các nhà làm chính sách, các chuyên gia giỏi của ngành Lâm nghiệp.

Trên cơ sở những hoạt động cụ thể của dự án Tổng cục Lâm nghiệp sẽ cử cán bộ làm việc kiêm nhiệm giữ những vị trí quan trọng của Hợp phần như giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, .... các vị trí khác có thể huy động/biệt phái từ các đơn vị trong Tổng cục hoặc hợp đồng từ bên ngoài. Trên cơ sở sổ tay thực hiện dự án, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ phối hợp với Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp và sở NN và PTNT các tỉnh để các hoạt động của dự án có thể đạt được các mục tiêu đề ra.


6.2. Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển


Hệ sinh thái rừng ven biển có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sản sản xuất ở vùng ven biển. Thích ứng dựa trên hệ sinh thái kết hợp việc sử dụng khôn ngoan đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái vào chiến lược chung nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong những năm qua rừng ven biển vùng dự án bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng rừng. Nguyên nhân dẫn đến mất rừng xuất phát từ nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan. Một số quan trọng dẫn đến suy giảm rừng ven biển được liệt kê dưới đây:

(i) Mất rừng do chuyển đổi đất rừng sang nuôi trồng thuỷ sản. Rừng và đất rừng ven biển chưa được giao cho người dân cộng đồng địa phương quản lý dài hạn gắn với sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển sinh kế.

(ii) Mất rừng do chuyển đổi mục đích do chưa có qui hoạch bảo vệ rừng rõ ràng, dài hạn.

(iii) Rừng bị suy thoái, suy giảm diện tích do chưa được quan tâm quản lý, bảo vệ thoả đáng.

(iv) Suất đầu tư hạn chế, chưa kịp thời, chưa tương xứng với điều kiện khó khăn về đất đai, địa hình, và xói lở ở vùng ven biển.

Việc thiết lập hệ thống rừng ngập mặn, rừng trên cạn ven biển đòi hỏi đầu tư với chi phí rất lớn, thực hiện trên địa bàn các xã ven biển nơi có điều kiện lập địa rất phức tạp và khó khăn đồng thời bị ảnh hưởng các yếu tố thiên tai như bão lũ và thuỷ triều. Dự án xác định việc thiết lập và bảo vệ rừng ven biển gắn với qui hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển, lấy người dân cộng đồng là trọng tâm.

Hợp phần này sẽ hỗ trợ phát triển, phục hồi và quản lý bền vững hệ thống rừng ven biển và đầu tư phát triển vùng đệm (vùng có người dân địa phương sinh sống có liên quan/phụ thuộc vào rừng ven biển) để khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia quản lý bảo vệ rừng. Dự án sẽ tiến hành những lựa chọn giải pháp kỹ thuật phù hợp điều kiện tự nhiên (xác định các yếu tố liên quan đến lập địa, thể nền, thuỷ triều…) và nguồn tài chính đầu tư (khả năng cung cấp tài chính từ dự án) để nâng cao vai trò của rừng ven biển trong việc tăng cường tính chống chịu trước biến đổi khí hậu cho các tỉnh vùng dự án.

Các khoản đầu tư sẽ được thực hiện tại các tỉnh với điều kiện chính quyền các tỉnh sẽ phải cam kết trong quy hoạch tổng thể của tỉnh về việc “Phục hồi và Bảo vệ bền vững rừng ven biển” và các cơ quan quản lý cấp tỉnh (UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường); phải sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo rừng được bảo vệ bền vững, phát huy các lợi ích lâu dài, an toàn cho các bên liên quan ở địa phương. Các tỉnh tham gia dự án sẽ được xác định chi phí đầu tư cho phục hồi và phát triển rừng, qui hoạch và lập bản đồ quy hoạch rừng ngập mặn và rừng trên đất cát, hỗ trợ cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng lâm sinh để quản lý rừng hiệu quả hơn.



Hợp phần này bao gồm hai Tiểu hợp phần là:

Tiểu hợp phần 2.1: Trồng, bảo vệ và quản lý bền vững rừng ven biển: Dự án sẽ hỗ trợ cấp đủ kinh phí từ nguồn vốn vay IDA để thiết lập rừng mới, phục hồi rừng và bảo vệ bền vững rừng ven biển. Tất cả các hoạt động đề xuất phải đảm bảo sự tham gia của người dân cộng đồng ven biển trong suốt quá trình thiết lập, bảo vệ rừng và quản lý. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo rừng được quản lý bền vững sau khi kết thúc dự án.

Tiểu hợp phần 2.2. Bảo vệ rừng trồng thông qua các giải pháp bảo vệ bờ biển: Đầu tư xây dựng các cấu trúc bảo vệ rừng nhằm nâng cao tính hiệu quả của rừng ven biển, tăng cường tính chống chịu của rừng ven biển.

Phần dưới đây mô tả chi tiết các nội dung của hợp phần 2:




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương