Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi



tải về 3.15 Mb.
trang57/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   57

12.1. Kết luận


Ven biển đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có tầm quan trọng đặc biệt về mặt an ninh, quốc phòng và kinh tế, xã hội, đồng thời cũng là những trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước. Tuy nhiên, vùng ven biển cũng đang bị đe dọa và thường xuyên bị thiệt hại bởi bão lũ, với tần suất hàng năm trên 10 cơn bão. Trong đó, có những năm thiệt hại gần 30.000 tỷ đồng (như năm 2013). Những thiệt hại này có nguy cơ ngày càng cao. Mặt khác, vùng ven biển cũng thường xuyên bị đe dọa ô nhiễm môi trường từ các trung tâm công nghiệp ở phía đất liền và phía biển. Trong bối cảnh đó, dự án “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” triển khai trên 8 tỉnh, với chiều dài trên 900 km bờ biển, sẽ giảm nhẹ những thiệt hại do bão lũ và thiên tai, bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế của các công đồng dân cư vùng ven biển. Góp phần thực hiện thành công Nghị định 119/2016/NĐ-CP về bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020.

Dự án tập trung vào vùng ven biển, trong đó có 129 xã đặc biệt khó khăn, là phù hợp với Chiến lược tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo của Chính phủ. Với phương pháp xây dựng dự án và lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng thể hiện rõ chủ trương của Đảng và Chính phủ là đầu tư phát triển phải phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, của cộng đồng. Dự án có mục tiêu rõ ràng, các hoạt động thiết kế hợp lý giữa hỗ trợ triển khai thực hành tốt các hoạt động trong ngành Lâm nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành; bảo vệ và phát triển rừng ven biển với hỗ trợ phát triển sinh kế của cộng đồng địa phương trên cơ sở phát triển chuỗi giá trị sản phẩm sạch, an toàn và các dịch vụ từ hệ sinh thái rừng ven biển.

Dự án kết hợp chặt chẽ công tác quy hoạch với đầu tư và tăng cường năng lực cho cán bộ các cấp. Đối tượng hưởng lợi của dự án là các hộ gia đình nghèo, cộng đồng thôn, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các xã của 8 tỉnh vùng dự án. Hệ thống rừng phòng hộ ven biển được bảo vệ và quản lý bền vững sẽ tăng cường khả năng phòng hộ, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các cộng đồng dân cư địa phương được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng làm giàu rừng, tham gia các hoạt động hỗ trợ sinh kế của dự án. Các ban quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp liên quan được hưởng lợi trong việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ phát triển rừng, phát triển sinh kế. Chính quyền địa phương ở các cấp của 8 tỉnh, 47 huyện, 257 xã và các sở ngành được hưởng lợi từ việc tham gia các hoạt động tổ chức quản lý, bảo vệ phát triển rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được hưởng lợi sau khi một số cơ chế, chính sách được soạn thảo làm công cụ quản lý, như: qui hoạch không gian vùng ven biển; nâng cao năng suất chất lượng rừng; phát triển các mô hình kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp; hỗ trợ cộng đồng quản lý rừng; hỗ trợ hợp tác công tư để nâng cao giá trị của các sản phẩm và các dịch vụ hệ sinh thái rừng ven biển. Qua đó, góp phần tái cấu trúc ngành Lâm nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

12.2. Kiến nghị


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng các Bộ/ngành có liên quan tổ chức thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ra quyết định phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu Tiền Khả thi Dự án Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển với các nội dung chủ yếu như sau:

Chủ quản dự án ở Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ dự án ở Trung ương: Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp

Chủ quản dự án ở địa phương: UBND tỉnh 8 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Chủ dự án ở địa phương: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Ban quản lý dự án 8 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Địa bàn thực hiện dự án: Dự án thực hiện trên địa bàn 08 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Các hợp phần của dự án:

Hợp phần 1: Hỗ trợ quản lý hiệu quả rừng ven biển.

Tiểu hợp phần 1.1: Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch quản lý tổng hợp không gian vùng ven bờ.

Tiểu hợp phần 1.2: Nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp thông qua liên kết vùng và hợp tác xản xuất

Tiểu hợp phần 1.3: Định giá rừng và hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng khu vực ven biển.

Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển

Tiểu hợp phần 2.1: Trồng, bảo vệ và quản lý bền vững rừng ven biển

Tiểu hợp phần 2.2: Bảo vệ rừng trồng thông qua các giải pháp bảo vệ bờ biển

Hợp phần 3. Tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển

Tiểu hợp phần 3.1: Các gói đầu tư tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển.

Tiểu hợp phần 3.2: Đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất

Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Thủ tướng Chính phủ:

1. Giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi của dự án ”Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” trong thời gian sớm nhất.

2. Phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu Tiền khả thi cho phép đầu tư dự án ”Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế Giới.

3. Giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập Đoàn đàm phán Hiệp định tín dụng.

4. Phê duyệt chính sách đầu tư và hưởng lợi đối với các hộ gia đình, cộng đồng thôn/xã, Ban quản lý rừng phòng hộ, Lâm trường Quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia dự án ”Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” do WB tài trợ.

5. Phê duyệt danh mục các phương tiện đi lại nhập khẩu phục vụ cho công tác quản lý dự án.

6. Giao cho Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành những hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính dự án và cơ chế quản lý dự án tiểu hợp phần ”Hỗ trợ cộng đồng” của dự án ”Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” do WB tài trợ.

7. Giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án ”Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển”, chỉ đạo triển khai thực hiện dự án và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả đầu tư của Dự án./.



1 Tình hình kinh tế - xã hội năm 20015 và 2010 https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507) và (http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=403&idmid=2&ItemID=10835)

2Phân hóa giàu nghèo khu vực thành thị, nông thôn việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế http://www.khoathongke.neu.edu.vn/ViewNCKH.aspx?ID=44

3 Đề xuất dự án“Hiện đại hoá ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển”

(Kèm theo công văn số 7279/BNN-HTQT ngày 29 tháng 8 năm 2016 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)




4 Theo Báo cáo khảo sát của Viện Khoa học Thủy Lợi, 2016

5 Đề xuất dự án“Hiện đại hoá ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển”

(Kèm theo công văn số 7279/bnn-htqt ngày 29 tháng 8 năm 2016 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)




6 Dự thảo Quyết định Ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây ngập mặn: Mấm trắng, Mấm biển, Đước đôi, Đưng, Bần trắng và Cóc trắng.


7 Kết quả tổng hợp báo cáo về bảo vệ và phát triển rừng của các tỉnh trong vùng dự án do các chuyên gia FIPI thực hiện năm 2016.

8 Bộ Kế Hoạch Đầu Tư (2014). Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển và phát triển kinh tế biển thích ứng với biến đổi khí hậu.

9 Báo cáo nghiên cứu của Vũ Đoàn Thái, 2005

10 Báo cáo nghiên cứu của Nguyễn Danh Tĩnh, 2007

11 Báo cáo nghiên cứu của Vương Văn Quỳnh, Bùi Xuân Thông, 2010

12 Báo cáo nhiên cứu của Vũ Tấn Phương, Trần Thị Thu Hà, 2012.

13 Trữ lượng rừng: tính bình quân theo các trạng thái rừng ngập mặn và rừng trên cạn từ kết quả Kiểm kê rừng theo Quyết định 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013;Phương trình tính toán trữ lượng các bon từ trữ lượng rừng: theo tài liệu Định giá rừng (tác giả: Vũ Tấn Phương, Ngô Đình Quế, Nguyễn Quang Hồng năm 2008); Tăng trưởng rừng ngập mặn 2%/năm, rừng trên cạn 3%/năm: tham khảo tài liệu Sổ tay Điều tra rừng (Viện Điều tra, Quy hoạch rừng) và Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Chương “Tăng trưởng rừng”, năm 2006; Giá bán tín chỉ Các bon là 6,063 USD/tấn CO2e: tham khảo https://congnghiepxanh.wordpress.com/tag/thi-truong-cac-bon/; (Nguồn: trích “Thông tin tóm tắt về cơ chế phát triển sạch và thị trường các-bon quốc tế”, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013).


14 Theo Biên bản ghi nhớ đoàn công tác NHTG dự án FRMC ngày 25/7-2/8/2016

15 ICMP –GIZ Quản lý Rừng ngập mặn, Sổ tay hướng dẫn phương thức trồng và bảo tồn rừng ngập mặn thích hợp ở Đồng bằng sông Cửu Long. http://daln.gov.vn/en/icmp-cccep.html


16 Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN-KHKT ngày 25 tháng 01 năm 2000.

17 http://vafs.gov.vn/vn/2014/06/ky-thuat-trong-keo-la-liem/

18 http://vafs.gov.vn/vn/2014/06/ky-thuat-trong-keo-lai/

19 Theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số: 89/2005/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

20 Nguồn Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE) cung cấp

21 Quyết định số 3016/QĐ-BTC ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2014



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương