CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 48.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích48.26 Kb.
#85

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

SỞ TÀI CHÍNH - SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO - SỞ LĐTB & XH

Số: 2230 /LN



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Lâm Đồng, ngày 03 tháng 10 năm 2012

V/v hướng dẫn thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non




Kính gửi: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc

Thực hiện Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và Thông tư Liên tịch số 28/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi thống nhất với Bảo hiểm xã hội tỉnh; Liên ngành: Sở Tài chính – Sở Giáo dục & Đào tạo – Sở Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí trên địa bàn tỉnh như sau:



1. Đối tượng áp dụng:

Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng), đã có thời gian công tác trước năm 1995 tại các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc các loại hình công lập, dân lập và bán công chưa chuyển đổi loại hình (sau đây gọi chung la cơ sở giáo dục mầm non), liền sau đó được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng lao động làm việc trong các cơ sở mầm non. Khi nghỉ việc đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ và có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc mà chưa nhận chế độ BHXH 1 lần, cam kết tham gia BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo qui định của Luật BHXH.



2. Mức hỗ trợ và thời gian được hưởng hỗ trợ:

2.1. Mức hỗ trợ:

Các đối tượng nêu trên tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự được ngân sách nhà nước hỗ trợ 13% tiền lương tối thiểu chung do nhà nước quy định tại thời điểm người được hưởng hỗ trợ tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.



2.2. Thời gian được hưởng hỗ trợ:

Thời gian được hưởng hỗ trợ là số tháng thực tế làm giáo viên mầm non trước ngày 01/01/1995, nhưng tối đa không quá 60 tháng. Cụ thể như sau:

- Trường hợp số tháng thực tế làm giáo viên mầm non trước ngày 01/01/1995 của người được hưởng hỗ trợ nhiều hơn hoặc bằng số tháng cần đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm thì thời gian được hưởng hỗ trợ là số tháng cần đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm.

Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị B là giáo viên trường mầm non, có Quyết định nghỉ việc vì hết tuổi lao động (đủ 55 tuổi) từ ngày 01/11/2012. Tính đến hết tháng 10/2012, bà B đã có 17 năm 10 tháng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, còn thiếu 02 năm 02 tháng mới đủ 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí. Bà B không hưởng chế độ bảo hiểm 1 lần và có đơn cam kết tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Bà B đã có thời gian công tác làm gíao viên mầm non trước ngày 01/01/1995 là 05 năm 4 tháng (tính từ ngày 01/9/1989 đến 01/01/1995). Như vậy, bà B thuộc đối tượng được hưởng hộ trợ theo quy định là 02 năm 02 tháng. Mức hỗ trợ tại thời điểm 01/11/2012 là 1.050.000 đồng x 13% = 136.500 đồng/tháng.

- Trường hợp số tháng thực tế làm giáo viên mầm non trước ngày 01/01/1995 của người được hưởng hỗ trợ ít hơn số tháng cần đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm thì thời gian được hưởng hỗ trợ là số tháng thực tế làm giáo viên mầm non trước ngày 01/01/1995. Số tháng còn lại (không được Ngân sách nhà nước hỗ trợ) do cá nhân tự đóng toàn bộ kinh phí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí.



Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị C, giáo viên Trường Mầm non Y, có Quyết định nghỉ việc vì hết tuổi lao động (đủ 55 tuổi) từ ngày 01/9/2012. Tính đến hết tháng 8/2012, bà C đã có 17 năm 08 tháng tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Bà C còn thiếu 02 năm 04 tháng (để đủ 20 năm) tham gia đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí. Bà C không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần và có đơn cam kết tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Bà C đã có thời gian công tác làm giáo viên mầm non trước ngày 01/01 /1995 là 01 năm 04 tháng (tính từ ngày 01/9/1993 đến ngày 31/12/1994). Bà C thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Thông tư liên tịch này là 01 năm 04 tháng. Mức hỗ trợ tại thời điểm 01/9/2012 là 1.050.000 đồng x 13% = 136.500 đồng/tháng (mức lương tối thiểu chung tại thời điểm ngày 01/9/2012 là 1.050.000 đồng/tháng).

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến hết thời gian được Nhà nước hỗ trợ kinh phí (01 năm 04 tháng), bà C có tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 19 năm. Để có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí, bà C phải tự túc đóng 100% kinh phí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 12 tháng tiếp theo.



3. Hồ sơ, trình tự xét duyệt đối tượng hưởng hỗ trợ:

3.1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ của cơ sở giáo dục mầm non gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ có xác nhận của cơ sở giáo dục mầm non nơi đối tượng đang công tác (Phụ lục I);

- Danh sách đối tượng thuộc diện được hưởng hỗ trợ (Phụ lục II).

Để xác nhận những nội dung cần thiết về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian công tác trước năm 1995, cơ sở giáo dục mầm non phải đối chiếu với sổ bảo hiểm xã hội và một trong các tài liệu, giấy tờ của đối tượng và đơn vị, cụ thể sau: Hợp đồng lao động; Lý lịch công tác; sổ theo dõi quản lý nhân sự; Sổ chấm công hoặc chi trả tiền lương, tiền công của cơ sở giáo dục mầm non; Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận hoặc chuyển công tác trong đó có ghi rõ thời gian công tác của người được hưởng hỗ trợ; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý, chủ quản cơ sở giáo dục mầm non, nơi người được hưởng hỗ trợ đã công tác.

Cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, tài liệu trên theo quy định về lưu trữ hồ sơ để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra.

Trong trường hợp không có tài liệu chứng minh thời gian công tác trước năm 1995 như đã nêu trên thì người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non, nơi đối tượng đang công tác có trách nhiệm lập danh sách kèm theo đơn của đối tượng gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổ chức việc xác minh.



3.2. Trình tự xét duyệt đối tượng hưởng hỗ trợ

a) Đầu quý I hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho đối tượng được hưởng (bao gồm cả đối tượng đang công tác sẽ nghỉ việc vì hết tuổi lao động trong năm tài chính liền kề và đối tượng đã nghỉ việc nhưng chưa được hưởng hỗ trợ) viết đơn đề nghị hỗ trợ (Phụ lục I) nộp cho cơ sở giáo dục mầm non nơi công tác trước khi nghỉ việc.

Cơ sở giáo dục mầm non căn cứ hồ sơ đề nghị hỗ trợ quy định tại Điểm 3.1 văn bản này để duyệt, ký xác nhận tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn đề nghị hỗ trợ của người được hưởng hỗ trợ;

b) Chậm nhất ngày cuối cùng của quý I hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non hoàn thành việc xác nhận đơn của người được hưởng hỗ trợ và lập danh sách (Phụ lục II) gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trường hợp nếu cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan, ngành khác thì nộp hồ sơ về Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi cơ sở đóng để xét duyệt, tổng hợp theo địa bàn;

c) Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị hưởng hỗ trợ (Phụ lục II) và đơn của người được hưởng hỗ trợ, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện, tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trực thuộc tỉnh xét duyệt.

Trường hợp có đối tượng phải xác minh thì chậm nhất sau 20 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc xác minh và phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện để thẩm định danh sách đề nghị hưởng hỗ trợ (Phụ lục II), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt;

d) Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách người được hưởng hỗ trợ và chuyển Phòng Giáo dục và Đào tạo để chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện kèm theo đơn đề nghị hỗ trợ của người được hưởng hỗ trợ để theo dõi và tổ chức thực hiện; Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non để thông báo cho người được hưởng hỗ trợ biết; người được hưởng hỗ trợ phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Lập dự toán, cấp phát, quản lý sử dung và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ:

4.1. Lập dự toán và cấp phát kinh phí:

Hàng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện căn cứ danh sách người được hưởng hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (phụ lục II) đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho người được hưởng chế độ (Phụ lục III) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch cùng cấp tổng hợp báo cáo Sở Tài chính để trình Bộ Tài chính phê duyệt.

Căn cứ dự toán kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người được hưởng hỗ trợ đã được phê duyệt. Định kỳ 6 tháng một lần, Phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện, thành phố chuyển kinh phí hỗ trợ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện theo qui định. Thời gian chuyển kinh phí hỗ trợ như sau: Quý I hàng năm, chuyển kinh phí 6 tháng đầu năm; quý III hàng năm chuyển kinh phí 6 tháng cuối năm.

4.2. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ trợ:

Sau khi nhận được kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm liên hệ với người được hưởng hỗ trợ để xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, xác định phần kinh phí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn lại mà người được hưởng hỗ trợ phải tự đóng thêm, hoàn thiện các hồ sơ liên quan và thực hiện chế độ chính sách đối với người được hưởng hỗ trợ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn luật Bảo hiểm xã hội.

Người được hưởng hỗ trợ có trách nhiệm đóng phần kinh phí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn lại sau khi đã được Nhà nước hỗ trợ theo quy định và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Người được hưởng hỗ trợ không thực hiện đúng cam kết quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp bị chết trong thời gian đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện) thì cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm trích lại từ khoản bảo hiểm xã hội một lần của người được hưởng hỗ trợ khoản kinh phí đã được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để nộp lại Ngân sách nhà nước.

Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Số kinh phí hỗ trợ cấp thừa, được trừ vào số cấp của năm sau; số kinh phí cấp thiếu được xử lý vào dự toán năm sau.

5. Quy định đối với một số trường hợp riêng:

Người được hưởng hỗ trợ nghỉ việc trước ngày 01/10/2012 thì cá nhân có trách nhiệm liên hệ với cơ sở giáo dục mầm non nơi công tác trước khi nghỉ việc để làm thủ tục xét duyệt đối tượng hưởng hỗ trợ. Kinh phí hỗ trợ được thực hiện như sau:

5.1. Đối với người được hưởng hỗ trợ nghỉ việc trước ngày 01/10/2012 mà chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì kinh phí hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại điểm 4.2 Mục 4 nêu trên.

5.2. Đối với người được hưởng hỗ trợ nghỉ việc, đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01/10/2012 thì thời điểm áp dụng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện kể từ ngày 05/10/2011 là ngày Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành. Kinh phí hỗ trợ tương ứng với số tháng được hưởng hỗ trợ mà người được hưởng hỗ trợ đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (trong khoảng thời gian từ ngày 05/10/2011 đến trước ngày 01/10/2012 được cấp 1 lần vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội để chuyển trả cho người được hưởng hỗ trợ hoặc chuyển vào phần tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của những tháng tiếp theo (nếu người được hưởng hỗ trợ còn đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có yêu cầu).



Ví dụ 3: Bà Nguyễn Thị Đ có Quyết định nghỉ việc (đủ 55 tuổi) từ ngày 01 tháng 8 năm 2011. Tính đến ngày 31/7/2011, bà Đ đã có 16 năm 7 tháng tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Bà Đ còn thiếu 03 năm 05 tháng thì đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí. Bà Đ đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 và hiện vẫn đang tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bà Đ đã có thời gian công tác làm giáo viên mầm non trước ngày 01/01 /1995 là 05 năm 01 tháng. Bà Đ thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ. Thời điểm áp dụng hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với bà Đ được tính từ ngày 05/10/2011 là ngày Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành. Bà Đ được cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển trả 1 lần khoản kinh phí nhà nước hỗ trợ đối với các tháng Bà đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội (thời điểm từ ngày 05/10/2011 đến ngày 30/9/2012) hoặc bà Đ có thể đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển số kinh phí trên vào phần tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bà ở những tháng tiếp theo.

Trên đây là văn bản hướng dẫn của liên Sở Tài chính – Sở Giáo dục & Đào tạo – Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về thực hiện hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Tài chính, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu hướng dẫn./-



SỞ TÀI CHÍNH

KT/GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Đã ký


Nguyễn Gia Khang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞ LAO ĐỘNG – TB VÀ XÃ HỘI

Nơi nhận:

- Như trên;

- UBND tỉnh;

- BHXH tỉnh;

- BHXH các huyện, TP;

- Sở GD & ĐT, LĐTB & XH;

- Phòng TCKH các huyện, TP;

- Phòng giáo dục các huyện, TP;

- Ban Giám đốc;

- Lưu VT, NS.












Каталог: vi-VN -> stc
vi-VN -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-VN -> Huyện thanh liêM
vi-VN -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-VN -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-VN -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-VN -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
vi-VN -> TỈnh uỷ quảng ninh ban tuyên giáO
stc -> TỈnh hà nam số: 372/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
stc -> LIÊn sở tc- xd số: 5/2016/cbgvl-ls cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
stc -> Ubnd tỉnh hà nam liên sở tc- xd số: 02/2015/cbgvl-ls cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 48.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương