Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Hiệu quả về mặt môi trường của dự án



tải về 3.15 Mb.
trang52/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   57

10.4.2. Hiệu quả về mặt môi trường của dự án


Vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ là địa bàn đặc biệt quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng và kinh tế, xã hội. Hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng là khu vực phát triển kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc góp phần rất lớn trong tăng trưởng GDP toàn quốc, tổng thu ngân sách năm 2013 của hai tỉnh là 75.600 tỷ VNĐ từ các nguồn thu chính là công nghiệp, du lịch và xuất khẩu thuỷ sản. Vùng này có những hệ thống bến cảng, nhà máy, trung tâm công nghiệp, hệ thống giao thống, các trung tâm du lịch là những trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước. Đối với 6 tỉnh Miền Trung, nơi có địa hình hẹp, có nhiều cảnh quan đẹp, có nhiều cảng biển, đường giao thông, khu công nghiệp, khu công nghiệp, dịch vụ du lịch và kinh tế biển đang phát triển.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vùng ven biển đang bị đe dọa và thường xuyên bị thiệt hại bởi bão lũ, với tần suất hàng năm trên 10 cơn bão. Trong đó, có những năm thiệt hại gần 30.000 tỷ đồng (như năm 2013). Những thiệt hại này có nguy cơ ngày càng cao. Mặt khác, vùng ven biển cũng thường xuyên bị đe dọa ô nhiễm môi trường từ các trung tâm công nghiệp ở phía đất liền và phía biển, thảm họa môi trường FOMOSA tháng 4 năm 2016 là một thí dụ điển hình.

Dự án sẽ thực hiện các hoạt động bảo vệ, trồng mới và phục hồi 72.080 ha rừng phòng hộ ven biển, trong đó có 10.000 ha rừng được trồng mới, 11.803 rừng nghèo được làm giàu và bảo vệ 50.277 ha rừng hiện có, và trồng 10 triệu cây phân tán sẽ làm tăng độ che phủ rừng. Sẽ đóng góp thiết thực vào bảo vệ bờ biển, bảo vệ hệ thống giao thông và các khu công nghiệp, các khu du lịch; giảm thiểu chi phí đầu tư và bảo dưỡng hàng năm, sử chữa hàng năm do bão lũ và thiên tai; Bảo vệ và cải thiện môi trường biển, cải thiện sinh kế của các công đồng dân cư vùng ven biển. Dự án góp phần quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai cho các tỉnh, khi các khu rừng ven biển được phục hồi và quản lý bền vững.

10.5. Phương án huy động vốn và tính bền vững các hạng mục công trình đã đầu tư sau khi dự án kết thúc


Đối với hợp phần 1: Hỗ trợ quản lý hiệu quả rừng ven biển. Sau khi dự án kết thúc, các thành quả của tiểu hợp phần 1.1 Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch quản lý tổng hợp không gian vùng ven bờ và của tiểu hợp phần 1.3: Định giá rừng và hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng khu vực ven biển sẽ được xây dựng thành các chính sách để thực hiện trên phạm vi các tỉnh vùng ven biển. Tiểu hợp phần 1.2: Hỗ trợ các tổ chức ở cấp vùng để nâng cao chất lượng sản xuất giống, sẽ tiếp tục phát triển thông qua các dịch vụ sử dụng nguồn giống từ các hoạt động liên kết vùng.

Đối với Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển, Dự án thực hiện dựa trên hướng tiếp cận dựa vào cộng đồng với sự tham gia của các bên liên quan. Trong đó các cộng đồng địa phương là đối tượng chính tham gia thực hiện dự án và cũng đối tượng hưởng lợi từ dự án. Dự án tiến hành khoán rừng lâm nghiệp lâu dài cho các cộng đồng địa phương và hỗ trợ cộng đồng xây dựng các quy chế quản lý rừng cộng đồng nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho các hộ dân. Sau khi dự án kết thúc, với các quy chế quản lý rừng và các cơ chế liên kết đã được xây dựng, các cộng đồng dân cư địa phương sẽ chủ động thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ hệ sinh thái rừng để hưởng các nguồn lợi kinh tế trực tiếp và các lợi ích từ các giá trị dịch vụ của rừng.

Hợp phần 3. Tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển (Generating Sustainable Benefits from Coastal Forest), tiểu hợp phần 3.1: Các gói đầu tư hỗ trợ các hộ dân hoặc các nhóm hộ dân giúp các hộ dân có các hoạt động sinh kế giảm sự phụ thuộc và thu nhập từ rừng. Dự án cũng hỗ trợ các cộng đồng phát triển các hình thức canh tác tổng hợp, bền vững dựa vào các giá trị dịch vụ môi trường của hệ sinh thái, tạo cơ chế liên kế giữa các cộng đồng với các doanh nghiệp, hình thành các chuỗi giá trị cho các sản phẩm sạch từ các hệ sinh thái rừng ven biển. Sau khi dự án kết thúc, với các cơ chế liên kết giữa các cộng đồng với các doanh nghiệp do dự án hỗ trợ xây dựng, các cộng đồng dân cư địa phương và các doanh nghiệp sẽ chủ động tiếp tục thực hiện các hoạt động sinh kế bằng nguồn vốn của họ.

Đối với tiểu hợp phần 3.2: Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất, dự án xây dựng cơ chế đầu tư cạnh tranh.Trong đó, ngay từ giai đoạn đề xuất dự án các huyện và các xã sẽ phải cam kết đóng góp vào quá trình thực hiện các gói đầu tư bằng tiền hoặc các nguồn lực khác. Sau khi dự án kế thúc, các huyện và các xã có trách nhiệm tiếp tục duy, tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình để sử dụng lâu dài.


10.6. Tính khả thi của dự án


Về mặt tổ chức, quản lý, giám sát, điều hành dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiều kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện các dự án hợp tác quốc tế và các chương trình lớn về quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Các tỉnh tham gia dự án cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai các dự án quốc tế và các chương quản lý bảo vệ rừng của quốc gia. Dự án đã thiết kế hệ thống tổ chức quản lý chặt chẽ từ trung ương đến cấp xã. Trong quá trình tổ chức triển khai dự án đã thiết kế quy trình theo dõi, giám sát đánh giá chặt chẽ cho từng mục tiêu đã được đặt ra. Mặt khác, dự án đã có kế hoạch tổ chức tập huấn cụ thể cho từng hoạt động quản lý và thực hiện dự án.

Dự án kết hợp chặt chẽ công tác quy hoạch với đầu tư, bao gồm các hợp phần xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ quản lý rừng ven biển; đầu tư bảo vệ, trồng và phục hồi/làm giàu rừng; đầu tư phát triển kinh tế từ các hệ sinh thái rừng ven biển. Dựa trên các kết quả "Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016" theo quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 ở các tỉnh, dự án sẽ tiến hành các bước rà soát quy hoạch rừng ven biển, đóng mốc ranh giới, đánh giá lập địa, thiết kế trồng rừng và phục hồi rừng, xây dựng các cấu trúc bảo vệ rừng.

Dự án thực hiện dựa trên hướng tiếp cận dựa vào cộng đồng với sự tham gia của các bên liên quan. Trong đó các cộng đồng địa phương là đối tượng chính tham gia thực hiện dự án và cũng đối tượng hưởng lợi từ dự án. Dự án tiến hành khoán rừng lâm nghiệp lâu dài cho các cộng đồng địa phương và hỗ trợ cộng đồng xây dựng các quy chế quản lý rừng cộng đồng nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho các hộ dân. Dự án cũng hỗ trợ các cộng đồng phát triển các hình thức canh tác tổng hợp, bền vững dựa vào các giá trị dịch vụ môi trường của hệ sinh thái, tạo cơ chế liên kế giữa các cộng đồng với các doanh nghiệp, hình thành các chuỗi giá trị cho các sản phẩm sạch từ các hệ sinh thái rừng ven biển. Sau khi dự án kết thúc, với các quy chế quản lý rừng và các cơ chế liên kết đã được xây dựng, các cộng đồng dân cư địa phương sẽ chủ động thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ hệ sinh thái rừng để hưởng các nguồn lợi kinh tế trực tiếp và các lợi ích từ các giá trị dịch vụ của rừng.

Dự án xây dựng cơ chế phát huy sự tham gia của các ngành, các cấp, các bên liên quan biển thông qua quy hoạch tổng hợp không gian vùng bờ và chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái. Trên cơ sở đó, sẽ nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, đặc biệt là Chính quyền địa phương ở các cấp của 8 tỉnh, 47 huyện, 257 xã, các chủ rừng, các tổ chức chính trị xã hội tham gia tham gia quản lý, bảo vệ phát triển rừng và các thành quả của dự án.

CHƯƠNG 11. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương