Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Mô tả các lợi ích của dự án



tải về 3.15 Mb.
trang50/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   57

10.1. Mô tả các lợi ích của dự án


Các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của các hợp phần của dự án được mô tả trong bảng dưới đây (cột 2). Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, chỉ những giá trị được nêu trong cột 3 được coi là những chỉ số được đưa vào phân tích hiệu quả đầu tư của dự án.

Bảng 50. Các lợi ích tiềm năng và chỉ số đo lường hiệu quả của dự án



Các hợp phần của dự án

Các lợi ích tiềm năng của dự án

Các chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư

Hợp phần 1: Hỗ trợ quản lý hiệu quả rừng ven biển




* Lợi ích kinh tế:

- Thu nhập từ sản xuất cây giống cho hoạt động trồng rừng mới.






* Lợi ích xã hội:

- Nâng cao năng lực trong thực thi PFES, REDD+ và quản lý rừng bền vững đối với cán bộ và người dân.






Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển.

Tiểu hợp phần 2.1 Trồng, bảo vệ và quản lý bền vững rừng ven biển.

* Lợi ích kinh tế:

- Thu nhập từ các hoạt động trồng mới, khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng ven biển.



- Thu nhập từ nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản;

- Thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ;

- Thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái;


* Lợi ích môi trường:

- Tăng tích luỹ và hấp thụ carbon từ trồng mới, khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng ven biển (ngập mặn và trên cạn)



- Giá trị tích luỹ và hấp thụ carbon

- Giảm rủi ro từ thiên tai nhờ diện tích rừng phòng hộ ven biển;

- Giảm tình trạng thoái hoá/xói mòn đất;



- Giá trị bảo vệ bờ biển của rừng ngập mặn;

- Giá trị bảo vệ đất củarừng trên cạn ven biển.



- Lợi ích bảo tồn đa dạng sinh học

- Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học.

Tiểu hợp phần 2.2. Bảo vệ rừng trồng thông qua các giải pháp bảo vệ bờ biển

* Lợi ích kinh tế:

- Tăng thu nhập cho người dân nhờ cải thiện cơ sở hạ tầng;






* Lợi ích môi trường:

- Giảm rủi ro thiên tai do cơ sở hạ tầng được cải thiện.






Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển

Tiểu hợp phần 3.1. Các gói đầu tư tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển.

* Lợi ích kinh tế:

- Nâng cao thu nhập của người dân




- Thu nhập tăng thêm từ các hoạt động phát triển sinh kế thông qua các gói đầu tư hỗ trợ

* Lợi ích môi trường:

- Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thuỷ sản sinh thái trong rừng ngập mặn.






Tiểu hợp phần 3.2.Đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất

* Lợi ích kinh tế:

- Nâng cao thu nhập cho người dân do cơ sở hạ tầng sản xuất được nâng cấp.






* Lợi ích xã hội:

- Nâng cao khả năng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do hạ tầng sản xuất được nâng cấp.






Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh gía dự án

* Lợi ích xã hội:

- Nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp và người dân vùng dự án;






- Thúc đẩy quản trị tốt vùng ven biển.



10.2. Phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính

10.2.1. Các giả định cho phân tích kinh tế và tài chính


- Chu kỳ của dự án là 25 năm do thời gian vay là 25 năm;

- Suất chiết khấu sử dụng cho phân tích kinh tế là 5%, đây là suất chiết khấu được quy định cho các dự án của Ngân hàng Thế giới;

- Chỉ đưa vào phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính đối với các giá trị được thể hiện trong cột về chỉ số đánh giá hiệu quả của dự án. Dự án có 04 hợp phần nhưng các hợp phần 1 và 4 chủ yếu dành cho nâng cao năng lực và giám sát đánh giá, đó là các lợi ích xã hội vô hình và khó đánh giá.

- Trong phân tích hiệu quả đầu tư, các lợi ích kinh tế sẽ được đưa vào tính toán hiệu quả tài chính (dòng tiền), trong khi toàn bộ các lợi ích kinh tế và môi trường sẽ được đưa vào tính toán hiệu quả kinh tế (lợi ích).

- Hợp phần 2 và hợp phần 3 chiếm 87% vốn đầu tư của dự án và cũng là các hợp phần mang lại lợi ích kinh tế lớn, chính vì vậy phân tích hiệu quả đầu tư sẽ chủ yếu tính toán dựa trên các chỉ số đánh giá hiệu quả của các lợi ích của 2 hợp phần này.

+ Đối với hợp phần 2:

Chi phí của hợp phần 2 là toàn bộ chi phí của hai tiểu hợp phần 2.1. và 2.2. (theo bảng tổng hợp vốn đầu tư của dự án);

Các lợi ích của hợp phần 2 được tính toán cho toàn bộ diện tích 72.080 ha rừng ven biển được phát triển, phục hồi và bảo vệ, trong đó diện tích rừng ngập mặn trồng mới, khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ là 27.736 ha; và diện tích rừng trên cạn trồng mới, phục hồi và bảo vệ là 44.344 ha.

Các lợi ích kinh tế được đưa vào tính toán hiệu quả tài chính gồm giá trị lâm sản ngoài gỗ, giá trị thuỷ hải sản và giá trị du lịch sinh thái.

Hiệu quả kinh tế sẽ được tính toán từ các lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường bao gồm các giá trị bảo vệ bờ biển, tích luỹ carbon và bảo tồn đa dạng sinh học.

Các lợi ích kinh tế (thu nhập tăng thêm của người dân do cơ sở hạ tầng được cải thiện) và lợi ích môi trường (chi phí phòng tránh được do giảm rủi ro thiên tai khi cơ sở hạ tầng được cải thiện) của tiểu hợp phần 2.1. chưa được đưa vào tính toán trong phân tích hiệu quả đầu tư.

Các giá trị tài chính, kinh tế các lợi ích của hợp phần 2 đưa vào đánh giá hiệu quả đầu tư được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 51. Giá trị tài chính, kinh tế các lợi ích của hợp phần 2

TT

Lợi ích

Giá trị kinh tế ($US/ha/năm)

Ghi chú

I

Lợi ích kinh tế




- Lâm sản ngoài gỗ

17

Củi đun, bắt đầu có lợi ích từ năm thứ 5 của dự án (UNEP, 2011) đối với rừng ngập mặn;

- Đối với rừng trên cạn gía trị này bằng ½ của rừng ngập mặn và bắt đầu từ năm thứ 7 của dự án.






- Giá trị thuỷ hải sản

1.289

- Giá trị này tương ứng với giá trị của rừng ngập mặn có độ che phủ từ 31%-69% ở Cà Mau (T.Quoc Vo và cộng sự, 2015).

- Bắt đầu có lợi ích từ năm thứ 5 của dự án.

- Gỉa định rằng chỉ 1/2 diện tích rừng ngập mặn có thể cung cấp giá trị này vì không phải diện tích nào cũng có thể NTTS.





- Du lịch sinh thái

7

Bắt đầu có lợi ích từ năm thứ 5 của dự án (UNEP, 2011) đối với diện tích rừng ngập mặn.

II

Lợi ích môi trường




- Bảo vệ bờ biển của rừng ngập mặn (chống xói lở)

337

- Gía trị sử dụng cho tính toán bằng 75% giá trị bảo vệ bờ biển với khoảng cách đến bờ biển 4000 m (T.Quoc Vo và cộng sự, 2015)

- Tham khảo thêm giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn là 852.000 đồng/ha/năm;Giá trị bảo vệ đất: 120.000 đến 419.000 đồng/ha/năm(Vũ Tấn Phương, 2008);

- Tham khảo thêm giá trị bảo vệ bờ biển 92 $US ở Kenya(UNEP, 2011)





- Chống cát bay của rừng trên cạn ven biển

22.8

- Giá trị phòng hộ chống cát bay của rừng phi lao Quảng Bình (Vũ Tấn Phương, 2008)




- Tích luỹ carbon

209.5-1.300

- Giá trị tích lũy carbon ($/ha/năm)= khối lượng carbon tích luỹ trung bình theo năm (tCO2e/ha/năm)*giá carbon ($5/tCO2e theo WB);

- Khối lượng carbon tích luỹ theo tuổi rừng(McNally, et al, 2010):

+ 5-10 năm: 41.9 (tCO2e/ha/năm)

+ 11-15 năm: 143.4 (tCO2e/ha/năm)

+ 16-20 năm: 202.8 (tCO2e/ha/năm)

+ 21-31 năm: 277.6 (tCO2e/ha/năm)

- Giá trị này khá gần với giá trị hấp thụ carbon bình quân 620$US/ha/năm của rừng ngập mặn Cà Mau (T.Quoc Vo và cộng sự, 2015).

- Đối với rừng trên cạn giá trị tích lũy carbon bằng 1/3 của rừng ngập mặn.






- Bảo tồn đa dạng sinh học

5

Bắt đầu có lợi ích từ năm thứ 5 của dự án (UNEP, 2011) đối với diện tích rừng ngập mặn.

Toàn bộ diện tích trồng mới, khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn đều bắt đầu có lợi ích từ năm thứ 5 của dự án; Toàn bộ diện tích trồng mới, phục hồi và bảo vệ rừng trên cạn đều bắt đầu có lợi ích từ năm thứ 7 của dự án.

+ Đối với hợp phần 3:

Chi phí của hợp phần 3 là toàn bộ chi phí của ba tiểu hợp phần 3.1 và 3.2 (theo bảng tổng hợp vốn đầu tư của dự án).

Lợi ích của hợp phần 3 được tính toán trong phân tích kinh tế và tài chính là thu nhập tăng thêm của hộ gia đình khi dự án hỗ trợ phát triển sinh kế và số hộ được hưởng lợi trực tiếp từ dự án trong vòng 6 năm thực hiện dự án.

Các giả thuyết cho tính toán hiệu quả của hợp phần 3.1: Tỷ lệ thu nhập tăng thêm là 30% đối với các mô hình nuôi trồng thuỷ sản quảng canh, nuôi trồng thuỷ sản thâm canh và chăn nuôi. Riêng mô hình du lịch sinh thái là 140%; Tỷ lệ các hộ hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ sinh kế sau khi dự án kết thúc là 30%; Khoảng 30% diện tích rừng ngập mặn có khả năng tạo ra giá trị du lịch, giải trí.

Thu nhập tăng thêm của hộ ước tính bằng 50% của thu nhập bình quân ($US/hộ/năm) khi tham gia và được hưởng lợi từ các mô hình hỗ trợ sinh kế.

Bảng 52. Giá trị thu nhập tăng thêm của hộ sau hỗ trợ sinh kế của tiểu hợp phần 3.1



Mô hình hỗ trợ sinh kế

Số mô hình

Định mức chi phí (USD/mô hình)

Tỷ suất lợi ích ròng/chi phí bình quân của mô hình

1. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh

67

70.000

1.2

2. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh

30

100.000

0.6

3. Chăn nuôi

120

90.000

0.2

4. Du lịch sinh thái

13

190.000

2.4

TỔNG

230

20.960.000




Ngoài lợi ích kinh tế nêu trên, các lợi ích khác của hợp phần 3 là những lợi ích có thực và góp phần lớn vào sự thành công của dự án cũng như tính bền vững của các mô hình sinh thái sau khi dự án kết thúc, tuy nhiên rất khó để lượng giá nên chưa được đưa vào tính toán trong phân tích hiệu quả đầu tư.


tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương