Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi



tải về 3.15 Mb.
trang48/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   57

9.1.7. Kiểm toán dự án


Hàng năm, Ban quản lý dự án trung ương phải thuê một công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán cho toàn dự án theo thủ tục tuyển chọn hãng tư vấn đã được quy định trong "Quy định về sử dụng tư vấn của Ngân hàng Thế Giới và các bên vay", ban hành tháng 4/2002 hồ sơ mời thầu kiểm toán lập theo mẫu quy định phải gửi cho phía WB thông qua trước khi tiến hành mời thầu tuyển chọn kiểm toán. Các công ty kiểm toán được mời đấu thầu là các công ty kiểm toán quốc tế hiện đang hoạt động và có văn phòng tại Việt Nam và một số các công ty kiểm toán có uy tín tại Việt Nam.

Kiểm toán độc lập sẽ tiến hành kiểm toán hàng năm đối với các Báo cáo tài chính của dự án tại các cấp của dự án. Báo cáo kiểm toán được nộp cho Ban điều hành dự án TW. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và Ngân hàng WB vào ngày 30/4 của mỗi năm sau khi dự án bắt đầu hoạt động.

Cấp trung ương và cấp tỉnh phải giải trình mọi vấn đề nêu trong biên bản kiểm toán cần được giải quyết: cung cấp những tài liệu giải thích trong vòng 30 ngày và giải quyết trong vòng 90 ngày đối với thắc mắc đầu tiên đưa ra.

Trong trường hợp dự án nằm trong kế hoạch kiểm toán hàng năm của cơ quan kiểm toán Nhà nước và được Ngân hàng thế giới chấp thuận thì báo cáo tài chính của năm đó không bắt buộc phải kiểm toán độc lập.


9.1.8. Quyết toán vốn đầu tư dự án


  1. Quyết toán dự án hàng năm:

Các Ban quản lý dự án lập các báo cáo thực hiện kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và báo cáo quyết toán công trình, dự án hoàn thành theo qui định hiện hành tại các văn bản sau:

- Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách theo niên độ ngân sách hàng năm.

b. Quyết toán kết thúc dự án:

Trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc dự án, Ban Quản lý dự án trung ương dựa trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các báo cáo quyết toán hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện lập báo cáo quyết toán kết thúc dự án gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sau đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Các báo cáo quyết toán kết thúc dự án được lập theo qui định tại Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về việc quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

Báo cáo quyết toán dự án được gửi cho WB trong vòng 3 tháng kể từ ngày chính thức kết thúc dự án. Ngoài ra còn phải gửi cho WB một bản báo cáo với tư cách Chính phủ Việt Nam về việc đánh giá tính tuân thủ Hiệp định vay và việc thực hiện chỉ tiêu của dự án.


9.2. Thủ tục mua sắm và đấu thầu dự án

9.2.1. Chính sách của Ngân hàng thế giới


Chính sách về mua sắm mới của NHTG có hiệu lực từ 1/7/2016 sẽ được áp dụng cho dự án này. Theo đó, nhóm chuẩn bị dự án của Bộ NN và PTNT phải xây dựng một bản Chiến lược mua sắm của dự án vì sự phát triển (PPSD), đây là điều kiện bắt buộc theo khung chính sách mua sắm mới của NHTG. PPSD sẽ giúp xử lý việc các hoạt động mua sắm sẽ hỗ trợ như thế nào cho các mục tiêu phát triển dự án và đem lại giá trị đồng tiền tốt nhất theo phương pháp tiếp cận quản lý được rủi ro, thể hiện được bối cảnh và thị trường trong nước. PPSD cũng sẽ cung cấp các thông tin đầu vào cốt lõi cho chương Mua sắm trong Cẩm nang thực hiện dự án mà sẽ hướng dẫn việc thực hiện dự án (PIM).

Để xây dựng PPSD, việc đánh giá năng lực và quản lý rủi ro mua sắm đối với các Cơ quan thực hiện dự án (Ban Quản lý dự án) sẽ được thực hiện ở cấp trung ương và cấp tỉnh thông qua các bảng câu hỏi chi tiết theo mẫu của NHTG. Dựa trên các thông tin được cung cấp, cán bộ chuyên môn của NHTG đã trực tiếp tiến hành khảo sát thí điểm tại tỉnh Quảng Bình và Hải Phòng.

Căn cứ trên kết quả khảo sát, đánh giá, việc sắp xếp bố trí các nội dung liên quan đến hoạt động mua sắm (ngưỡng áp dụng mỗi phương pháp mua sắm, ngưỡng xem xét của NHTG) sẽ được xây dựng dựa theo quy định tại:


  • Chính sách mua sắm trong Tài trợ dự án đầu tư và Các vấn đề khác về hoạt động mua sắm (Procurement Policy in Investment Project Financing and Other Operational Procurement Matters).

  • Các quy định mua sắm trong Tài trợ dự án đầu tư đối với Bên vay (Procurement Regulations for Investment Project Financing Borrowers). Tài liệu này tương đương với các Hướng dẫn về mua sắm và Tuyển chọn tư vấn (hay còn được gọi là Quyển đỏ và Quyển xanh) đang áp dụng cho các dự án trước ngày 1/7/2016.

9.2.2. Kế hoạch mua sắm


Việc lập kế hoạch mua sắm sẽ do MBFP và các PPMU chủ động thực hiện. MBFP sẽ là đầu mối theo dõi tổng hợp kế hoạch mua sắm tổng thể và kế hoạch mua sắm hàng năm của Dự án để phục vụ công tác điều phối. Các kế hoạch này sẽ đưa ra những thông tin về sắp xếp các gói thầu, phương pháp mua sắm và lịch thời gian cho mỗi gói, cũng như đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện. Các kế hoạch mua sắm hàng năm sẽ được NHTG xét duyệt và chỉ được triển khai thực hiện sau khi nhận được thư không phản đối của NHTG. Các mục trong kế hoạch mua sắm được gộp thành các hạng mục hàng hóa, công trình xây lắp và dịch vụ tư vấn. Trong mỗi hạng mục, việc chia các gói thầu phải dựa trên nguyên tắc kinh tế và hiệu quả trong triển khai và bàn giao hàng hóa, công trình xây lắp và dịch vụ... dựa trên các kết quả đã được xác định trong PPSD.

Bản Kế hoạch mua sắm cho 18 tháng đầu tiên của dự án được xây dựng sử dụng ý tưởng và phương pháp tiếp cận trong PPSD.


9.2.2.1. Phân cấp thực hiện kế hoạch mua sắm


Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (MBFP) tổ chức đấu thầu các nội dung thuộc nhiệm vụ dự án triển khai ở cấp trung ương và các nội dung sẽ được thực hiện chung ở nhiều tỉnh dự án bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ phi tư vấn và dịch vụ tư vấn. Mục tiêu của đấu thầu tập trung là nhằm đảm bảo thiết kế tổng thể của Dự án, đầu tư đồng bộ, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, tiết kiệm chi phí tổ chức, có khả năng mua hàng hóa, dịch vụ ở mức giá thành tốt nhất khi mua sắm với số lượng lớn.

Ở trung ương, MBFP sẽ chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu tập trung bao gồm: (a) Tuyển chọn tư vấn cho các nhiệm vụ tư vấn được thực hiện chung tại các tỉnh dự án; (b) Một phần các nhiệm vụ đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở quy mô toàn bộ dự án. Ngoài ra MBFP sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật cho các PPMU trong việc chuẩn bị và tổng hợp báo cáo tiến độ, các kế hoạch mua sắm...

Ở các tỉnh tham gia Dự án, PPMU sẽ chịu trách nhiệm: (a) tiếp nhận kết quả hợp đồng do MBFP chủ trì thực hiện tập trung và phối hợp quản lý thực hiện hợp đồng; (b) Tổ chức đấu thầu các hợp đồng theo kế hoạch mua sắm đã được phê duyệt; (c) Thông qua Ban Lâm nghiệp huyện/xã, tổ chức lựa chọn các cộng đồng, các hộ dân để ký hợp đồng trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng theo kế hoạch mua sắm đã được phê duyệt. PPMU sẽ quản lý và giám sát các hợp đồng, nghiệm thu khối lượng và chất lượng công việc đã thực hiện, xác định khối lượng thực hiện và giá trị thanh toán cho nhà thầu, quản lý nguồn vốn, lập kế hoạch thực hiện và kế hoạch ngân sách, thanh quyết toán các khoản vốn dành cho các hoạt động được giao.

Sổ tay thực hiện Dự án sẽ quy định cụ thể trách nhiệm, hướng dẫn quy trình thực hiện chi tiết đối với mỗi phương pháp mua sắm được sử dụng trong dự án.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương