Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Các giải pháp về tài chính



tải về 3.15 Mb.
trang46/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   57

9.1. Các giải pháp về tài chính

9.1.1. Cơ sở pháp lý của cơ chế quản lý tài chính dự án


Nguồn vốn vay IDA cho dự án là nguồn vốn của Ngân sách nhà nước và được quản lý theo các quy định về quản lý vốn ngân sách nhà nước và các quy định của nhà tài trợ.

Cơ chế tài chính, giải ngân của dự án được lập dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

- Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

- Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 11 năm 2009;

- Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

- Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

- Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

- Nghị định số 78/2010/NĐ-CP của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

- Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

- Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

- Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của chính phủ v qun lý d án đu tư xây dựng;

- Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 9/1/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Thông tư số 111/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Hiệp định vay vốn tín dụng và các Điều ước quốc tế về vay đối với các khoản viện trợ không hoàn lại.



9.1.2. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý tài chính


a. Cấp trung ương

* Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)

- Thay mặt Chính phủ, là người vay từ IDA và là cơ quan nhận tài trợ từ các nhà tài trợ.

- Tham vấn với Bộ Tài chính, Ngân hàng chính sách và CPMU trong việc lựa chọn ngân hàng thương mại mở Tài khoản chỉ định; và

- Tổng hợp báo cáo 6 tháng và hàng năm về việc rút vốn và giải ngân thông quan tài khoản chỉ định và báo cáo thực trạng với Chính phủ.



* Bộ Tài chính (MOF)

- Ban hành hướng dẫn và các qui chế về quản lý tài chính cho việc thực hiện dự án;

- Phê duyệt đơn rút vốn của CPMU và PPMU để giải ngân từ IDA và Tài khoản chỉ định;

- Xem xét các báo cáo tài chính, các báo cáo kiểm toán độc lập do CPMU đệ trình;

- Cử nhân viên làm việc với Ngân hàng thế giới và các đoàn giám sát giữa kỳ của các nhà tài trợ khác liên quan đến vấn đề quản lý tài chính; và

- Là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất trước Chính phủ đối với việc quản lý tài chính của dự án phù hợp với vai trò và chức năng của Bộ quản lý tài chính.



* Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD)

- Ban hành hướng dẫn và giám sát hoạt động của CPMU và PPMU;

- Xem xét và phê duyệt chương trình công tác tổng hợp và ngân sách của CPMU;

- Phân bổ vốn đối ứng và cấp vốn ứng trước cho các hoạt động liên quan ở cấp Trung ương; và

- Phê duyệt kết quả đấu thầu do cấp VNFOREST và CPMU thực hiện.

* Kho bạc Nhà nước Trung ương

- Tiến hành kiểm soát chi tiêu của CPMU của dự án và đảm bảo chỉ duyệt thanh toán cho các chi phí hợp lệ;

- Tiến hành thanh toán trên cơ sở yêu cầu của CPMU đối với người được thụ hưởng từ nguồn vốn đối ứng và vốn ứng trước theo tỷ lệ được xác định.

* Ban Quản lý dự án trung ương (CPMU)

- Chuẩn bị kế hoạch làm việc hàng năm, ngân sách hàng năm và các yêu cầu về dòng ngân sách;

- Quản lý Tài khoản chỉ định của CPMU tại (các) ngân hàng thương mại;

- Đảm bảo sự tuân thủ đúng các qui định của Việt Nam về quản lý chi tiêu qua Kho bạc Nhà nước;

- Chuẩn bị Đơn rút vốn cùng với các tài liệu liên quan và trình Bộ Tài chính để xem xét và gửi IDA để giải ngân và để cấp phát từ Tài khoản chỉ định (DA);

- Lập hệ thống kế toán, duy trì ghi chép sổ sách kế toán đối với các nguồn vốn tuân thủ đúng Luật kế toán và Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Thế giới. Thiết kế và/hoặc điều chỉnh hệ thống kế toán máy tính hoá và đảm bảo hoạt động hiệu quả;

- Lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ và đảm bảo hệ thống này hoạt động hiệu quả;

- Thuê công ty kiểm toán bên ngoài cho toàn bộ dự án và trình báo cáo kiểm toán cho các bên liên quan đúng thời hạn;

- Tổng hợp các báo cáo giám sát tài chính dự án.

* Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST)

- Phối hợp với chi nhánh của ngân hàng phục vụ để thực thi phần tín dụng;

- Chuẩn bị chương trình công tác và ngân sách hàng năm và các yêu cầu về dòng ngân quỹ;

- Chuẩn bị Hồ sơ rút vốn với các Sao kê chi tiêu (SOE) kèm theo và trình CPMU để giải ngân;

- Lập hệ thống kế toán, duy trì ghi chép sổ sách kế toán đối với các nguồn vốn theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới.

- Lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ và đảm bảo hoạt động hiệu quả;

- Lập báo cáo tài chính 6 tháng và báo cáo hàng năm.

* Ngân hàng thương mại - Ngân hàng phục vụ đối với CPMU

- Đóng vai trò là ngân hàng dịch vụ cho dự án;

- Mở Tài khoản chỉ định cho CPMU;

- Chi trả cho người thụ hưởng theo yêu cầu của CPMU và PPMU;

- Chuyển vốn từ các tài khoản chỉ định đến tài khoản của bên nhận theo yêu cầu của CPMU và PPMU.

b. Cấp tỉnh

* Uỷ ban nhân dân tỉnh (PPC)

- Ban hành hướng dẫn và giám sát hoạt động của PPMU;

- Xem xét và phê chuẩn chương trình công tác và ngân sách do PPMU lập;

- Phân bổ vốn đối ứng và cung cấp tiền cho các hoạt động phù hợp trước thời điểm tài trợ ; và

- Phê duyệt kết quả đấu thầu do PPMU tiến hành ở cấp tỉnh.

* Sở Tài chính (DOF)

- Cùng với Sở Kế hoạch đầu tư (DPI) phân bổ vốn đối ứng cho dự án dựa trên dự toán ngân sách tổng thể của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt;

- Xem xét dự toán chi phí hàng năm cho các hoạt động của dự án do PPMU đệ trình và trình PPC để phê duyệt; và

- Thẩm định báo cáo quyết toán hàng năm của PPMU, tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương hàng năm, báo cáo UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.



* Kho bạc nhà nước tỉnh:

- Kiểm soát chi tiêu của PPMU đối với phần phi tín dụng của dự án và để đảm bảo chỉ duyệt các thanh toán cho những chi tiêu hợp lệ;

- Huy động các nguồn vốn để đáp ứng các yêu cầu về “vốn ứng trước” của PPMU để ứng cho phần đóng góp của IDA trong chi phí; và

- Chi trả theo yêu cầu của PPMU cho bên thụ hưởng sử dụng vốn đối ứng và vốn ứng trước theo tỷ lệ đã được xác định.



* Ban quản lý dự án cấp tỉnh (PPMU)

- Phối hợp với chi nhánh của ngân hàng phục vụ để thực thi phần tín dụng;

- Chuẩn bị chương trình công tác và ngân sách hàng năm và các yêu cầu về dòng ngân quỹ;

- Chuẩn bị Hồ sơ rút vốn với các Sao kê chi tiêu (SOE) kèm theo và trình CPMU để giải ngân;

- Lập hệ thống kế toán, duy trì ghi chép sổ sách kế toán đối với các nguồn vốn theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới.

- Lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ và đảm bảo hoạt động hiệu quả; và

- Lập báo cáo tài chính 6 tháng và báo cáo hàng năm.



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương