Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Tổ chức quản lý, thực hiện dự án



tải về 3.15 Mb.
trang42/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   57

8.1. Tổ chức quản lý, thực hiện dự án


Tổ chức quản lý, thực hiện dự án bao gồm các chi phí lương cán bộ dự án và chi thường xuyên cho bộ máy quản lý thực hiện dự án từ cấp Trung ương đến địa phương.

+ Ở cấp Trung ương: Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (MBFP) làm chủ đầu tư các hoạt động thực hiện ở Trung ương bao gồm các công việc hỗ trợ kỹ thuật toàn cho toàn dự án; Đào tạo nâng cao năng lực, cung cấp hàng hoá, thiết bị cần thiết cho các tỉnh; Thực hiện các công việc có tính chất liên tỉnh và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp; Kết nối các bên liên quan từ Nhà tài trợ, các Bộ, ngành và địa phương trong suốt quá trình thực hiện dự án; Kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư của các tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

(i) MBFP sẽ thành lập Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU) để trực tiếp giúp MPFB tổ chức quản lý, triển khai dự án. CPMU sẽ thuê tuyển Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật (TA) được xem xét tuyển chọn từ các đơn vị/tổ chức trong nước có năng lực, kinh nghiệm liên quan đến các hoạt động đầu tư của dự án (Viện Sinh thái và Môi trường rừng-Viện khoa học Lâm nghiệp, Viện Điều tra, qui hoạch rừng, Trung tâm nghiên cứu, các Trường Đại học....) từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ do phía nhà tài trợ chưa tìm kiếm được nguồn viện trợ không hoàn lại cho dự án. TA được tuyển dụng sẽ hỗ trợ cho CPMU và PPMUs các tỉnh triển khai các hoạt động Hợp phần 2 và Hợp phần 3 của dự án.

(ii) Tổng cục Lâm nghiệp (VNForest) được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao chủ đầu tư quản lý Hợp phần 1. VN Forest sẽ thành lập Ban quản lý dự án (PMU) trực thuộc để tổ chức triển khai các hoạt động đầu tư bao gồm các cán bộ kiêm nhiệm và các cán bộ hợp đồng.

+ Ở cấp địa phương: UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT (DARD) làm chủ đầu tư các hoạt động dự án triển khai ở địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ thành lập Ban quản lý dự án cấp tỉnh (PPMU) để tổ chức quản lý, triển khai các hoạt động Hợp phần 2 và Hợp phần 3 của dự án. Do các hoạt động mua sắm, quản lý tài chính và giải ngân tập trung ở cấp tỉnh (PPMUs) nên dự án sẽ hướng đến việc thành lập các Tổ công tác huyện bao gồm Lãnh đạo huyện và các cán bộ phòng chức năng liên quan làm công tác kiêm nhiệm với nhiệm vụ hỗ trợ triển khai các hoạt động dự án ở cấp huyện.

Với mục tiêu quan trọng của dự án là Thiết lập rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn các xã ven biển. Với đặc điểm là hiện tại rừng và đất lâm nghiệp ven biển chủ yếu được giao cho UBND xã quản lý; mật độ dân cư cao, mức độ sử dụng đất rất lớn. Do vậy, dự án cần xem xét đặc biệt đến vai trò của cấp xã và cộng đồng trong việc duy trì, quản lý, bảo vệ bền vững rừng ven biển sau khi được thiết lập bởi dự án. Toàn bộ vùng đầu tư mục tiêu (72.080 ha) thuộc địa bàn 47 huyện, 257 xã cần thành lập Ban Lâm nghiệp xã (Communee Forest Board-CFB) sẽ sẽ được PPMU giao các nhiệm vụ ký kết các hợp đồng trồng và bảo vệ rừng ven biển với các “nhóm hộ/cộng đồng” trong thời gian thiết lập rừng, quản lý rừng cộng đồng. CFB sẽ bao gồm các cán bộ xã làm công tác kiêm nhiệm và cần sắp xếp các cán bộ cấp xã làm việc dài hạn ở UBND xã (chẳng hạn như những cán bộ thuộc diện công chức qui định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP). Các hoạt động đầu tư cho lâm nghiệp sẽ cần nghiên cứu về Quĩ bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã để đảm bảo việc duy trì, vận hành CFB sau khi dự án kết thúc (ví dụ như cơ chế thu nhập gia tăng từ nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng của người dân cần có một tỷ lệ % nhất định để lại chi cho hoạt động của CFB).


8.2. Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật


Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật (TA) là hoạt động không thể thiếu để hỗ trợ tổ chức triển khai dự án. Chi phí cho TA sẽ được lấy từ nguồn vốn IDA khoảng 1% tổng kinh phí dự án.

- Nhiệm vụ của TA: TA sẽ hỗ trợ Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU) và Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU) bao gồm các lĩnh vực: quản lý dự án (đấu thầu, mua sắm, tài chính và kỹ thuật; đào tạo và tập huấn nâng cao năng lực).

Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có nhiều các hoạt động liên quan đến phát triển các thể chế địa phương; tuyển dụng các dịch vụ tư vấn liên quan đến khảo sát, thiết kế, qui hoạch…Do vậy, nhiệm vụ của TA sẽ hỗ trợ CPMU, PPMU phát triển các hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng đề cương, điều khoản tham chiếu (TOR) và dự toán để làm đầu vào cho việc tuyển chọn các dịch vụ tư vấn.

- Cơ cấu bộ máy của TA: bao gồm các chuyển gia trong nước như:

+ Cố vấn trưởng (chuyên gia trong nước)

+ Chuyên gia về mua sắm, đấu thầu

+ Chuyên gia tài chính

+ Chuyên gia lập lập kế hoạch, quản lý dự án

+ Chuyên gia giám sát đánh giá và lưu trữ số liệu

+ Chuyên gia đào tạo, tuyên truyền

+ Chuyên gia về rừng ngập mặn

+ Chuyên gia về rừng trên đất cát ven biển

+ Chuyên gia về lập địa (chuyên về rừng ngập mặn và đất cát)

+ Chuyên gia về Lâm nghiệp cộng đồng và quản lý rừng bền vững

+ Chuyên gia về giống Lâm nghiệp

+ Chuyên gia về Qui hoạch lâm nghiệp và GIS

+ Chuyên gia về Nuôi trồng Thuỷ sản

+ Chuyên gia về sinh kế bền vững

+ Chuyên gia về thể chế, chính sách lâm nghiệp

- Việc tuyển chọn tư vấn trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh trong nước. Các tổ chức/đơn vị thuộc các Viện, trường, Trung tâm nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm liên quan (Viện Sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học lâm nghiệp, Viện điều tra, qui hoạch rừng…) là những tổ chức, đơn vị dự án có thể tiếp cận để lựa chọn trên cơ sở đánh giá kinh nghiệm và năng lực đảm bảo minh bạch và cạnh tranh để tìm được đối tác làm dịch vụ tốt nhất cho dự án.


8.3. Nâng cao năng lực


Để đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện dự án đạt hiệu quả, đúng tiến độ cũng như chi phí dự án. Nhu cầu đạo tạo, nâng cao năng lực cho:

- Cán bộ quản lý dự án: Cán bộ thực thi dự án cấp tỉnh, huyện, xã về quản lý, giám sát và tổ chức thực hiện dự án

- Đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện/xã và người dân cộng đồng về kỹ thuật, quản lý, bảo vệ bền vững rừng ven biển; quản lý rừng cộng đồng; đồng quản lý rừng; các chính sách, thể chế; phát triển sinh kế gắn với rừng ven biển và thị trường sản phẩm.

- Việc đánh giá, xác định nhu cầu và xây dựng chiến lược đào tạo, nâng cao năng lực một cách tổng thể cho dự án sẽ được thực hiện bởi TA ngay trong năm đầu tiên thực hiện dự án làm cơ sở để triển khai xuyên suốt toàn dự án. Các vấn đề kỹ thuật cơ bản sẽ được thiết kế bởi TA và TA sẽ nâng cao năng lực cho cán bộ các tỉnh. Khi xác định được các nhu cầu đào tạo, phát triển năng lực, các tỉnh sẽ ký hợp đồng với các Trung tâm khuyến nông, hoặc các đơn vị chuyên môn liên quan để triển khai theo tiến độ dự án đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương