Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho quản lý, bảo vệ rừng



tải về 3.15 Mb.
trang38/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   57


6.2.2.2. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho quản lý, bảo vệ rừng


Trang thiết bị để hỗ trợ trong quá trình thực hiện dự án cũng như duy trì việc vận hành sau khi dự án kết thúc cần được mua sắm để cung cấp cho địa phương và các bên liên quan tham gia dự án, bao gồm:

- Ô tô bán tải (08 xe): cần trang bị cho mỗi tỉnh 01 xe bán tải pick-up nhằm mục đích hỗ trợ phương tiện đi lại cho các PPMU triển khai các hoạt động tổ chức chỉ đạo, triển khai các hoạt động dự án.

- Vùng rừng ngập mặn sẽ được xem xét trang bị xuồng máy/ca nô cho các đơn vị chủ rừng là Ban QLRPH nhằm phục vụ công việc tuần tra, bảo vệ rừng cũng như triển khai các hoạt động giám sát thiết lập rừng với những nơi có qui mô lớn cần di chuyển bằng phương tiện này.

- Đối với vùng rừng trên cạn ven biển miền Trung nơi thường chịu áp lực thời thiết khắc nghiệt, khô, nóng sẽ được trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng cho các chủ rừng là Ban QLRPH hoặc các UBND xã/Ban Lâm nghiệp xã.

6.3. Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững, lâu dài từ rừng ven biển


Bối cảnh

Những bài học kinh nghiệm từ kết quả thực hiện các chương trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển trong thời gian qua cho thấy, hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ven biển chưa đạt hiệu quả cao. Các chương trình bảo vệ và phát triển rừng chưa quan tâm cải thiện sinh kế của các cộng đồng dân cư vùng ven biển.

Các kết quả điều tra nghiên cứu về kinh tế xã hội ở các tỉnh trong vùng dự án đã cho thấy 95% các hộ gia đình thuộc vào nông nghiệp. Khoảng 25% số hộ phụ thuộc vào nghề cá, có 3% số hộ sống là phụ thuộc vào nghề rừng. Khoảng 31% tổng số các thành viên trong các hộ được khảo sát, tham gia lao động trong các lĩnh vực nông-lâm nghiệp và thủy sản. Dưới 5% số tổng số thành viên của các hộ là viên chức, cán bộ, công nhân, làm thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nội trợ. Sinh kế của các hộ tại các khu vực rừng ngập mặn ven biển là thu thập động vật thân mềm, cua và sò từ các bãi bồi, thu nhập của họ có thể bị ảnh hưởng, khi diện tích rừng ngập mặn tăng lên khả năng tiếp cận các vùng bãi bồi ven biển để thu thập thủy sản sẽ bị giảm đi. Ở các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, nơi có rừng trên đất cát, hoạt động sinh kế có sự phân hóa cao hơn. Các hộ giàu hơn thì có khả năng đầu tư thực hiện nuôi trồng thủy sản thâm canh và đánh bắt xa bờ. Những hộ nghèo hơn đánh bắt thủy sản gần bờ, vùng ven biển cạn, hoặc sản xuất các loại rau, trái cây, và chăn thả gia súc.

Tình trạng mất rừng và suy giảm tài nguyên rừng xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa là dưới đây:

(i) Nhận thức về vai trò, chức năng và giá trị của rừng đối với tính bền vững môi trường ở một số địa phương còn hạn chế. Một địa phương đã giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân nhưng họ chưa chủ động trong quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng.

(ii) Đời sống, thu nhập của các cộng đồng dân cư của các địa phương còn thấp. Các hoạt động sinh kế chủ yếu phụ thuộc khai tài nguyên thiên nhiên, với kỹ thuật sản xuất thô sơ, nặng sản xuất quảng canh, khai thác tài nguyên thiên nhiên là chính, năng suất lao động thấp. Thiếu vốn đầu tư cho các công nghệ sản xuất tiên tiến. Do đó, các cộng đồng dân cư vùng ven biển cố gắng lấn chiếm đất rừng, mở rộng diện tích canh tác. Sau một thời gian canh tác không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, đất đai bị bỏ hoang.

(iii)Việc liên kết sản xuất giữa người sản xuất, chế biến và tiêu thu các sản phẩm chưa được phát triển. Các tổ chức nhà nước và chính quyền địa phương chưa đủ năng lực, công cụ và cơ chế hữu hiệu để xây dựng chuỗi sản phẩm và hỗ trợ khối tư nhân tham gia vào quá trình sản xuất của địa phương. Những sản phẩm sạch và các giá trị dịch vụ của hệ sinh thái chưa được quảng bá rộng rãi để chuyển đến người tiêu dùng. Do đó, giá trị sản xuất hàng hóa ở vùng ven biển còn thấp, đời sống của nhân dân còn khó khăn, phải khai thác cạn kiện nguồn tài nguyên của hệ sinh thái, khai phá đất rừng.

(iv) Các giá trị của hệ sinh thái chưa được định giá. Nhà nước chưa có đủ công cụ và phương pháp định lượng các các giá trị dịch môi trường của rừng ven biển. Các cộng đồng dân cư định phương là người quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng là người cung cấp các dịch vụ môi trường nhưng chưa được chi trả. Do vậy, các cộng đồng chưa và khối tư nhân chưa quan tâm đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.

Để bảo vệ, phục hồi rừng ven biển sẽ cần phải đầu tư, phát triển kinh tế, nhằm đảm bảo rằng cả các bên liên quan, nhà nước, cộng đồng và khối tư nhân đều được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên rừng. Các lợi ích thu được từ rừng (bao gồm giá trị bằng tiền tệ và các lợi ích khác) phải lớn hơn so với các thu nhập không bền vững từ rừng. Do đó, ngoài việc đầu tư bảo tồn các khu rừng ven biển, cần đầu tư tạo động lực cho sự thay đổi trong việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên rừng ven biển và các giá trị của hệ sinh thái rừng ven biển.

Các cách tiếp cận của dự án tại các tỉnh là đầu tư có tính cạnh tranh. Qua đó có thể thúc đẩy hợp tác và liên kết theo định hướng thị trường để tạo ra các thu nhập tăng thêm. Các biện pháp can thiệp cần thúc đẩy, hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ ở các xã và huyện tạo ra các lợi ích kinh tế để hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên ven biển theo hướng bền vững. Kinh nghiệm từ các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ đã tạo ra doanh thu từ rừng ven biển thông qua thực hành kết hợp nuôi trồng thủy sản sinh thái ở rừng ngập mặn (Dự án MAM do SNV thực hiện). Đây là những thí dụ điển hình về việc thanh toán cho các dịch vụ hệ sinh thái từ nuôi trồng thủy sản. Các định hướng về các mối liên kết sử dụng dịch vụ hệ sinh thái và quản lý bảo vệ rừng cũng có thể áp dụng đối với lĩnh vực du lịch.

Trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, những cách tiếp cận chuỗi giá trị đã được chứng minh là một phương tiện tốt để tạo ra một tác động tích cực đối với các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Mục tiêu của các quan hệ đối tác đó đã xuất hiện trong nông nghiệp ở nước ta, tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị và hỗ trợ các nhà sản xuất tiếp cận thị trường mới. Điều này đòi hỏi phải phát triển mối liên kết rất đa dạng giữa các bên liên quan (như nông dân, các hiệp hội, các công ty chế biến, buôn bán, thu mua sản phẩm, vv) nhằm tạo nên một môi trường ổn định, hợp tác lâu dài. Mặt khác cần hỗ trợ các nhà sản xuất và doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.

Mục tiêu của hợp phần này là giảm nhẹ những sức ép từ các cộng đồng địa phương gây mất rừng và suy thoái rừng bằng cách cung cấp cho họ các lợi ích từ chính các hệ sinh thái rừng ven biển một cách ổn định và bền vững.

Kết quả khảo sát nghiên cứu đã cho thấy các cộng đồng dân cư ở các tỉnh vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An phụ thuộc vào các hệ sinh thái rừng ngập mặn thông qua các hoạt động canh tác thủy sản quảng canh, sản xuất nhỏ, năng suất thấp do thiếu vốn và thiếu kỹ thuật canh tác bền vững nên có xu hướng mở rộng diện tích canh tác quảng canh gây mất rừng. Các hoạt động sinh kế của các cộng đồng dân cư ở các tỉnh ven biển Bắc Trung bộ (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), chủ yếu là làm nông nghiệp chẳng hạn như trồng rau, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ở đây, các khu rừng ven biển có tác dụng giảm nhẹ những tác động bất lợi của thời tiết và khí hậu khắc nghiệt, bảo vệ sản xuất.

Hợp phần 3 sẽ cung cấp các cơ hội cải thiện đời sống của các cộng đồng dân cư vùng ven biển nhằm giảm nhẹ sức ép gây mất rừng và suy thoái rừng thông qua hai tiểu hợp phần: (i) Cung cấp các gói đầu tư nhằm đem lại các lợi ích cho các cộng đồng từ chính các hệ sinh thái rừng ven biển; (ii) Hỗ trợ cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất.




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương