Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Trồng và phục hồi rừng trên cạn ven biển



tải về 3.15 Mb.
trang35/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   57

6.2.1.5. Trồng và phục hồi rừng trên cạn ven biển


Vùng mục tiêu tác nghiệp đầu tư tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung với đặc điểm chung là đất cát ven biển và đất cát nội đồng; một số vùng khác đề xuất vào dự án là các dải đất ven biển có dạng lập địa là bãi cát, cồn cát, đụn cát, có tầng đất mỏng và lập địa khó khăn. Ngoài ra, các tỉnh cũng đề xuất đưa vào một số diện tích mặc dù cách bờ biển tương đối xa một vài ki-lô-mét. Tuy nhiên những khu vực này lại làm những vùng thuộc các dòng sông đổ thẳng ra biển cần được trồng rừng để giảm bồi lắng và sạt lở cho các vùng cửa biển.

Rừng phòng hộ chống cát bay và gió bão ven biển đóng góp rất lớn về bảo vệ mùa màng cho các khu dân cư, bảo vệ các công trình nhà cửa, giao thông và chống sạt lở bờ biển cũng như góp phần cảnh quan môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiệt hại nếu xảy ra sóng thần.

Đối với trồng rừng trên đất cát ven biển, Dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển (PACSA) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ từ năm 2001-2014 (hai giai đoạn) thực hiện ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên cho thấy: Cây trồng chính cho mục đích phòng hộ là cây Phi Lao (Casuarina equisetifolia) và cây phụ trợ là cây Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa); với những khu vực giáp biển bị ảnh hưởng rất lớn của gió và nước mặn thì cây Phi lao phù hợp nhất cho vùng này với điều kiện không bị úng ngập. Đối với vùng đất cát nội đồng, bán ngập nếu không có các chi phí lên líp (luống) sau khi bàn giao thì kể cả khi cây đã sinh trưởng và phát triển tốt sau 3-5 năm có thể vẫn bị chết do ngập nước và nhiễm phèn (điển hình là ở Quảng Nam sau khi Dự án PACSA kết thúc và bàn giao cho địa hàng ngàn ở huyện Thăng Bình về cơ bản các cây Phi Lao chết rất nhiều và địa phương phải cấp kinh phí trồng lại bằng cây Keo lưỡi liềm).

Do vùng thiết lập rừng có điều kiện lập địa là đất cát, đất có dinh dưỡng thấp, ảnh hưởng của mùa khô nắng lóng và gió bão nên Dự án PACSA đã áp dụng các giải pháp kỹ thuật để tạo rừng như: đổ thêm đất vào các hố trồng, bón phân chuồng, phân vi sinh, cắm cọc cố định cây hoặc phên che cho rừng vùng tiếp giáp bờ biển. Các giải pháp này sẽ làm tăng chi phí trồng rừng nên các địa phương thường rất hạn chế về nguồn lực để thiết lập rừng.



Do vậy, dự án này sẽ nghiên cứu và áp dụng những kinh nghiệm kỹ thuật đã thành công ở Dự án án PACSA và tránh những tồn tại mà dự án đó đã gặp phải đó là:

- Kể cả những khu vực giáp biển thì nên trồng hỗn loài Phi Lao + Keo

- Những khu vực nội đồng và bán ngập cần sử dụng các loài cây thích hợp hơn: Cây Keo lưỡi liềm, Cây Tràm Úc và nên trồng hỗn loài.

- Một số loài cây bản địa mọc tự nhiên trên đất cát ven biển (tên địa phương ở Huế gọi là Rú biển) có khả năng thích ứng rất cao, chống cát bay rất tốt cần quan tâm nghiên cứu đưa vào danh mục cây trồng mục đích phòng hộ.

- Giống cho trồng rừng trên cạn ven biển chủ yếu là các loài cây Phi lao, Keo lưỡi liềm, Trám Úc nên để đảm bảo chất lượng cây giống, cây đem trồng cần được cung cấp bởi các đơn vị sản xuất giống được cấp thẩm quyền cấp phép. Quan điểm của Bộ Nông nghiệp và PTNT không nên đầu tư dàn trải các vườn ươm tạm thời, nhỏ lẻ để tiết kiệm chi phí nên nguồn giống sẽ được cung cấp bởi hoạt động liên kết vùng mà dự án hỗ trợ trong Hợp phần 1.

- Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nơi mà ảnh hưởng nhiều bởi bom đạn của chiến tranh nhất thiết cần rà phá bom mìn đối với những khu vực chưa được thực hiện trước đây để đảm bảo an toàn khi thi công triển khai trồng rừng.

Với đặc điểm về sử dụng đất cũng như rừng ngập mặn đó là UBND xã và Ban QLRPH nên cách thức tổ chức thực hiện cũng như với rừng ngập mặn. Tuy nhiên, vùng rừng trên cạn điều kiện để tạo ra thu nhập cho người dân nhận khoán rừng sẽ hạn chế hơn vùng rừng ngập mặn nên việc thiết kế tổ thành loài cây, phương thức trồng cần được thiết kế sao cho có thu nhập cho người dân. Cơ chế này đã được Dự án JICA2 về Khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn thực hiện ở các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận theo hình thức dự án hỗ trợ 43 Ban QLRPH thiết lập rừng theo cơ chế là 70% cây bản địa + 30% cây Keo lai để thiết lập rừng. Sau thời gian thiết lập rừng là 05 năm, Ban QLRPH sẽ ký hợp đồng dài hạn bảo vệ rừng với nhóm hộ và người dân sẽ được khai thác và hưởng lợi từ 30% diện tích cây Keo lai.

Một số hướng dẫn kỹ thuật kỹ thuật trồng rừng rừng Phi lao (16) trồng Keo lưỡi liềm (17) Keo lai (18) và một số loài cây khác đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.



Giải pháp kỹ thuật hướng tới đa dạng hóa thành phần loài cây trồng trên các vùng đất cát và rừng trên cạn

Như đã trình bày ở trên, khảo sát đát giá của các chuyên gia chuẩn bị dự án cho thấy đất đai để trồng rừng ven biển thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ đa phần là nghèo dinh dưỡng, đặc biệt là vùng cát di động. Mặt khác, điều kiện khí hậu khô và nóng nên cần chọn cây trồng có khả năng chịu hạn tốt, thích ứng được với những lập địa khô cằn, nghèo dinh dưỡng, có khả năng phòng hộ chống cát bay ven biển, cải tạo đất.



Chu kỳ đầu ưu tiên trồng các loài cây trồng có khả năng thích nghi với điều kiện đất đai khô cằn, nghèo dinh dưỡng, và khi hậu khô nóng, để cải tạo đất. Nhóm chuẩn bị dự án đề xuất chọn lựa loài cây Phi lao (Casuarina equisetifolia), Keo lá liềm (A.crassicarpa), hoặc Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) là cây trồng chính ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (Từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Đây là những loài cây đã được thực nghiệm, được trồng đại trà trên các điều kiện lập địa tương đương. Về lâu dài sẽ trồng bổ sung bằng các loài cây bản địa, sau khi điều kiện đất đã được cải tạo. Trong quá trình đó cần phải chuẩn bị giống cây bản địa, trồng thử nghiệm để rút kinh nghiệm trước khi trồng rừng đại trà.

Đối với diện tích trồng rừng mới: Theo quy định tại Điều 15, Chương IV của Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 9/6/2015 về Sử dụng rừng phòng hộ và quy chế hưởng lợi, rừng phòng hộ là rừng trồng sẽ: (a) Được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ, tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ; (b) Được chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác với cường độ khai thác không quá 20%. Như vậy, khi rừng đã trường thành, điều kiện lập địa sẽ thay đổi, đất đai sẽ giàu dinh dưỡng hơn, lúc này sẽ trồng lại vào vụ trồng rừng kế tiếp bằng các loài cây bản địa. Mặt khác, các đơn vị sản xuất cây giống (được dự án hỗ trợ thông qua hợp phần 1), sẽ thực hiện các nghiên cứu nhân giống các loài cây bản địa có khả năng chịu hạn cao để trồng thay thế các loài cây nhập nội nhằn tạo rừng hỗn loài, nhiều cấp tuổi.

Đối với khu vực nâng cấp/làm giàu rừng trên cạn: Đối tượng làm giàu rừng trên cạn bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên nghèo kiệt, mật độ cây thưa, cây sinh trưởng kém. Trên các lập địa là đất cát nghèo dinh dưỡng, cần trồng bổ sung các loài cây có khả năng chịu hạn như cây Phi lao (Casuarina equisetifolia), keo lá liềm Keo lá liềm (A.crassicarpa) vào những khoảng trống, những vùng số cây còn lại thưa thớt để đủ mật độ 2.500 cây/ha. Ở các dạng địa hình là đồi đất thấp, nếu điều kiện lập địa giàu dinh dưỡng, tầng đất dày, độ ẩm cao, ở vùng có khí hậu ẩm (từ Thanh Hóa trở ra Quảng Ninh), có thể trồng bổ sung bằng các loài cây bản địa như Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss), Lim Xanh (Erythrophloeum fordii Oliver).


tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương