Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Trồng và phục hồi rừng ngập mặn



tải về 3.15 Mb.
trang34/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   57

6.2.1.4. Trồng và phục hồi rừng ngập mặn


Số liệu khảo sát hiện trạng quản lý rừng và đất rừng ở trên cho thấy: đất lâm nghiệp được các tỉnh đề xuất dự án hỗ trợ nguồn lực để thiết lập rừng ven biển đang thuộc nhiều thành phần quản lý khác nhau nhưng về cơ bản khu vực đề xuất thuộc Ban QLRPH và UBND xã.

Diện tích mục tiêu tác nghiệp đề xuất chủ yếu thuộc hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Tỉnh Quảng Ninh có diện tích lớn về rừng ngập mặn nên đã thành lập các Ban QLRPH để quản lý; Hải phòng không có Ban QLRPH nên toàn bộ diện tích đang thuộc UBND xã quản lý. Do vậy, việc thiết lập rừng ngập mặn đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiến độ dự án trong điều kiện đất đai thuộc quản lý của nhiều chủ rừng khác nhau đồng thời đáp ứng yêu cầu về thủ tục mua sắm, đấu thầu là một công việc đầy thách thức trong quá trình triển khai.

Tron quá khứ, người dân và các cán bộ địa phương vùng dự án đã có những kinh nghiệm triển khai trồng và phục hồi rừng ngập mặn thông qua các chương trình, dự án như: Dự án do Hội chữ thập đỏ Nhật Bản hỗ trợ, các dự án do các tổ chức NGO hỗ trợ...Dự án sẽ xem xét hướng dẫn Sổ tay hướng dẫn phương thức trồng và phục hồi rừng ngập mặn do Dự án ICMP-GIZ hỗ trợ.

Rừng ngập mặn thường phát triển dọc theo bờ biển và các cửa sông. Kinh nghiệm của dự án cho thấy, đánh giá điều kiện lập địa là điều kiện tiên quyết để trồng và phục hổi rừng ngập mặn. Với địa hình các tỉnh phía Bắc, khi thiết lập rừng ngập mặn ven biển, dần dần sẽ tạo ra các bãi bồi lấn biến và thường gọi là phương pháp trồng rừng tịnh tiến ra phía biển. Theo Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng Ven biển (ICMP) do Chính phủ Đức và Chính phủ Úc đồng tài trợ (15). Mô hình ra quyết định trồng và phục hồi rừng ngập mặn tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:

H
ình 5. Mô hình ra quyết định trồng và phục hồi rừng ngập mặn straight connector 98
Để thiết lập rừng, dự án cần thực hiện các công việc chính là:


  1. Đối với những diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng đề xuất trồng rừng và diện tích rừng kém chất lượng, chưa đạt yêu cầu phòng hộ đang thuộc Ban QLRPH hoặc các tổ chức khác nhau quản lý: Dự án sẽ thực hiện thông qua việc ký hợp đồng thiết lập rừng với Ban QLRPH để triển khai trong thời gian thực hiện đầu tư.

  2. Đối với khu vực mục tiêu thiết lập rừng ngập mặn mà đất lâm nghiệp đang thuộc UBND xã quản lý: Dự án sẽ xác định lấy đơn vị xã làm nòng cốt để triển khai thiết lập rừng. Tuy nhiên, đối với qui định của WB, dự án không thể ký hợp đồng thiết lập rừng với các UBND xã. Do vậy, tuỳ từng địa phương sẽ có tổ chức khác nhau để triển khai cho thuận lợi.

Đối với những tỉnh mà có các Ban QLRPH, dự án có thể triển khai thực hiện công việc như mô tả ở phía trên. Trong trường hợp các tỉnh còn lại chưa có các Ban QLRPH thì hiện tại chưa rõ các tỉnh cần mất bao nhiêu thời gian cho việc thành lập Ban QLRPH theo hướng dẫn tại Nghị định 119/NĐ-CP. Do vậy, để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, Ban quản lý dự án các tỉnh cần xác định các tổ chức hiện có tại xã như Ban Lâm nghiệp xã, Ban Lâm nghiệp xã, Hợp tác xã, Hội nông dân/phụ nữ, Đoàn thanh niên để làm đối tác triển khai các hoạt động thiết lập rừng nhằm đảm cho sự thành công của dự án. Các PPMU sẽ ký hợp đồng thiết lập rừng với các tổ chức này và các tổ chức địa phương này sẽ ký các hợp đồng thi công với nhóm hộ để triển khai. Sau khi thiết lập được rừng, những nhóm hộ tham gia từ ban đầu sẽ được giao khoán bảo vệ rừng lâu dài theo qui định.

Phát triển rừng ngập mặn bằng các loài cây bản địa, theo hướng nhiều tầng, nhiều loài

Để nâng cao tính chống chịu của rừng phòng hộ ven biển, việc phát triển hệ thống rừng phòng hộ nhiều tầng, nhiều loài là một giải pháp quan trọng. Các loài cây bản địa được lựa chọn là cây thích hợp với điều kiện lập địa rừng ngập mặn đáp ứng nhu cầu phòng hộ. Các loài cây chính được lựa chọn để trồng rừng ngập mặn ven biển bao gồm Bần chua (Sonneratỉa caseolaris (L.) Engler; Trang (Kandelia obovata) và (Kandelia acndel); (Aegiceras corniculcitum (L.) Blanco); Mấm đen (Avicennia officinalis L.); Vẹt dù Bruguiere gymnorhiza (L.) Lam. Ngoài ra còn có một số loài cây ngập mặn khác có thể đưa vào trồng ở rừng ngập mặn, như Cóc trắng (Lumnitzea rammosa). Loài cây phải có bộ rễ phát triển mạnh hoặc có bạnh gốc, tán lá rộng và dày, chịu được sự va đập của sóng (Đước vòi, Vẹt dù, Đước, v.v…).

Quyết định số 1205/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/4/2016 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật, trong đó quy định nội dung, nguyên tắc và các yêu cầu kỹ thuật chọn điều kiện gây trồng, nguồn giống, các biện pháp kỹ thuật thu hái trụ mầm, tạo cây con, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng.

Các loài cây được trồng hỗn giao như Trang (Kandelia obovata) và (Kandelia acndel); trồng hỗn giao với Sú (Aegiceras corniculcitum (L.) Blanco)và Đước đôi (Rhizophora stylosa Griff); hoặc Bần trắng (Sonneratia alba) với Mắm trắng (Avicennia alba); Vẹt dù (Bruguiere gymnorhiza (L.) Lam.) với Đước đôi (Rhyzophora apiculata), Bần chua (Sonneratia caseolaris) với Trang (Kandelia obovata). Việc trồng hỗn giao có thể được thực hiện ngay từ lần trồng đầu tiên, hoặc cũng có thể trồng dặm hàng năm. Đối với những khu rừng phòng hộ (được phép tỉa thưa sau khi rừng đã trưởng thành thì cũng nên trồng lại bằng phương thức trồng hỗn loài. Thông qua đó sẽ hình thành các khu rừng có cấu trúc đa dạng, nhiều tầng tán.

Biện pháp kỹ thuật làm giàu rừng ngập mặn là những bãi bồi có khả năng tái sinh, nhưng chưa đảm bảo mật độ, những khu rừng ngập mặn nghèo kiệt, đã bị suy thoái, trữ lượng thấp, tuy nhiên vẫn còn thảm thực vật che phủ đất. Số lượng cây tái sinh với chiều cao trên 1 mét có số lượng cây dưới 1.000 cây/ha; cần tiến hành trồng bổ sung nâng cao số lượng cây con ở trong rừng, đảm bảo cho rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển có mật độ trên 2.500 cây/ha. Loài cây trồng rừng ngập mặn là loài cây bản địa.



Về hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 1205/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/4/2016 hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây rừng ngập mặn như: Trang (Kandelia obovata), Mắm đen (Avicennia officinalis), Bần chua (Sonneratia caseolaris), Vẹt dù (Bruguiere gymnorhiza), Sú (Aegiceras corniculatum). Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây khác cũng đã được chuẩn bị, sắp ban hành là: Mắm trắng (Avicennia alba), Mắm biển (Avicennia marina ), Đước đôi (Rhizhopra apiculata), Đưng (Rhizhopra mucronata), Bần trắng (Sonneratia alba), Cóc trắng (Lumnitzea racemosa).

Để có cơ sở pháp lý cho các hoạt động trồng rừng trong vùng dự án, Ban quản lý PMU cần tiếp tục đề xuất với VNFOREST tổ chức nghiên cứu, sớm ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây khác, bao gồm cả các loài cây rừng ngập mặn và rừng trên cạn, như Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss), Lim Xanh (Erythrophloeum fordii Oliver), Bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla S.T. Blake), Thông caribe (Pinus caribaea var. caribaea ) (Sao đen Hopea odorata Roxb), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Thông nhựa (Pinus merkusii), Huỷnh (Tarrietia cochinchinensis) và các loài cây bản địa khác. Mặt khác, Sở Nông nghiệp và PTNT ở các tỉnh cũng có thể chuẩn bị hướng dẫn và định mức kinh tế kỹ thuật trồng các loài cây bản địa, phù hợp điều kiện lập địa tại địa phương trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương