Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Rà soát qui hoạch bảo vệ bền vững rừng ven biển và đóng mốc giới cho các chủ rừng ven biển



tải về 3.15 Mb.
trang32/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   57


6.2.1.1. Rà soát qui hoạch bảo vệ bền vững rừng ven biển và đóng mốc giới cho các chủ rừng ven biển


Kết quả khảo sát vùng dự án và cho thấy, khái niệm rừng ven biển hay rừng phòng hộ ven biển hiện nay được các địa phương hiểu một cách khác nhau; Mặc dù Chính phủ đã ban hành Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg và Qui chế quản lý rừng phòng hộ trong đó nêu ra tiêu chí về rừng phòng hộ; Vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 119/2016/NĐ-CP về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu trong đó cũng đã nêu ra khái niệm rừng ven biển và nêu rõ trách nhiệm ngân sách Trung ương đảm bảo cho việc thực hiện qui hoạch bảo vệ rừng ven biển. Tuy nhiên, hiện nay 08 tỉnh dự án chưa có nguồn lực và cũng chưa có hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật để triển khai thực hiện.

Việc thực hiện rà soát rừng và đất rừng ven biển và lập qui hoạch bảo vệ, quản lý bền vững rừng ven biển làm cơ sở gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng địa phương vào mục đích bảo vệ rừng lâu dài, bền vững, hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của từng địa phương. Trong quá trình rà soát và qui hoạch, những diện tích rừng cần thiết cần chuyển đổi đưa vào qui hoạch rừng phòng hộ ven biển theo định hướng của Nghị định 119/NĐ-CP sẽ được quan tâm bổ sung quĩ đất cho thiết lập rừng ven biển.

(i) Yêu cầu: Dự án sử dụng phương pháp qui hoạch không gian có sự tham gia của các bên liên quan (Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài nguyên môi trường, Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp...) trong quá trình thực hiện; Sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao và các công cụ GIS để tiến hành rà soát qui hoạch, sử dụng đất, lập bản đồ, và đóng mốc giới trên thực địa cho các chủ rừng ven biển toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được thống nhất đưa vào qui hoạch rừng ven biển cho 08 tỉnh dự án.

(ii) Kết quả đầu ra: 08 bản qui hoạch rừng ven biển của 8 tỉnh được cấp thẩm quyền phê duyệt kèm theo các bản đồ liên quan; các mốc giới được đóng cho toàn bộ chủ rừng ven biển.

(iii) Tổ chức thực hiện và vai trò của các bên liên quan: Tư vấn dự án (TA) sẽ hỗ trợ phát triển hướng dẫn kỹ thuật về qui hoạch rừng ven biển thông qua MARD phê duyệt. CPMU sẽ phối hợp với TA, PPMU để tuyển chọn các đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm để tổ chức thực hiện ngay trong năm đầu tiên của dự án.

Lưu ý: Việc tiến hành qui hoạch bảo vệ rừng bao gồm hoàn thiện việc phát triển và ban hành các hướng dẫn, tuyển chọn dịch vụ tư vấn thực hiện và phê duyệt kết quả nên mất khoảng thời gian là 2 năm đầu. Do vậy, để không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác liên quan như thiết lập rừng hay giao khoán bảo vệ rừng, các diện tích rừng và đất rừng hiện tại khi triển khai dự án không có tranh chấp vẫn tiến hành các công việc thiết lập rừng, khoán rừng để đảm bảo tiến độ.


6.2.1.2. Quản lý rừng cộng đồng


Những diện tích rừng ven biển hiện có sẽ được Khoán bảo vệ cho nhóm hộ cộng đồng quản lý, bảo vệ lâu dài. Vùng dự án hiện nay cơ bản có hai hình thức đang quản lý rừng được rà soát, thống kê theo bảng trên bao gồm rừng đang thuộc UBND xã quản lý và Ban QLRPH + Một số tổ chức khác.

- Đối với diện tích rừng rừng thuộc Ban QLRPH:

+ UBND các tỉnh tham gia dự án phải đảm bảo rằng những diện tích đang thuộc Ban QLRPH quản lý chưa thật sự hiệu quả và những diện tích rừng giáp với khu vực dân cư sinh sống cần giao cho nhóm hộ/cộng đồng đồng quản lý theo thoả thuận dài hạn giữa các bên.

+ Dự án sẽ hỗ trợ kinh phí thực hiện rà soát, điều tra, đánh giá, lập hồ sơ làm cơ sở thực hiện thoả thuận đồng quản lý giữa Ban QLRPH với các nhóm hộ gia đình và cộng đồng quản lý, bảo vệ.

+ Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật (TA) sẽ phát triển, xây dựng cơ chế cơ chế đồng quản lý, xây dựng các qui ước/qui chế đồng quản lý/cơ chế chia sẻ lợi ích đến cấp nhóm hộ và cộng đồng, tập huấn và nâng cao năng lực cho các bên tham gia. Trong thời gian thực hiện dự án, kinh phí chi trả cho các chủ rừng sẽ được chi trả theo qui định tại Nghị định 119/2016/NĐ-CP. Việc thanh toán, chi trả tiền khoán bảo vệ cho các chủ rừng được xác nhận qua hợp đồng khoán giữa chủ rừng và nhóm hộ/cộng đồng hàng năm khi công tác kiểm tra, nghiệm thu từ dự án thực hiện theo qui định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

+ Tổ chức thực hiện: Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU) sẽ phối hơp với các Ban QLRPH để rà soát diện tích rừng phòng hộ để lập kế hoạch khoán bảo vệ rừng. Việc lập kế hoạch và triển khai giao khoán rừng cần có sự tham gia của các bên bao gồm: Sở NN&PTNT, các phòng chức năng huyện, kiểm lâm để thống nhất cách thức tổ chức thực hiện. Các công việc liên quan đến kỹ thuật, chuyên môn sẽ được thực hiện thông qua dịch vụ tư vấn.

Đối với những diện tích rừng ngập mặn, việc phát triển các cơ hội tạo thu nhập gia tăng cho nhóm hộ/cộng đồng sẽ thuận lợi hơn khi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản sinh thái dưới tán rừng (mô tả chi tiết ở hợp phần 3). Tuy nhiên, đối với những khu vực rừng trên cạn có điều kiện đất đai khô cằn, hay bị ảnh hưởng của Bão, Lũ (khu vực các tỉnh miền Trung), trong thời gian thực hiện dự án sẽ có những nghiên cứu, khảo sát nhằm can thiệp thêm các giải pháp kỹ thuật tạo sinh kế cho người dân (ví dụ điều chỉnh, tỉa thưa mật độ các cây rừng có chức năng phòng hộ và trồng bổ sung cây mọc nhanh hay đề xuất mô hình NLKH thích hợp).



- Đối với diện tích rừng hiện có đang thuộc UBND xã quản lý:

Những diện tích rừng đang được giao cho UBND xã quản lý hiện nay trên địa bàn các tỉnh được tổ chức quản lý theo những cách khác nhau tuỳ theo nguồn lực được phân bổ và phụ thuộc vào ngân sách được cấp. Cơ bản các xã thường phối hợp với kiểm lâm địa bàn và các cán tại xã làm công tác kiêm nhiệm bảo vệ rừng. Do vậy, để được tham gia dự án, chính quyền địa phương phải đảm bảo rằng những diện tích này cần được giao khoán cho nhóm hộ/cộng đồng quản lý bảo vệ rừng lâu dài (điều này cũng phù hợp với chính sách sắp được Chính phủ ban hành).

+ Khác với hình thức bên trên là rừng đã có chủ rừng là Ban QLRPH, rừng đang thuộc UBND xã sẽ được giao cho nhóm hộ/cộng đồng bảo vệ lâu dài hay còn gọi là Quản lý rừng dựa vào cộng đồng”. Dự án sẽ cung cấp đầu vào cần thiết để rà soát, điều tra, đánh giá và lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng theo qui định. Trong thời gian thực hiện dự án, nhóm hộ/cộng đồng sẽ được chi trả tiền khoán theo qui định tại Nghị định số 119/NĐ-CP thanh toán hàng năm sau khi thực hiện các công tác kiểm tra, nghiệm thu theo qui định.

+ Tổ chức thực hiện: PPMU sẽ tuyển chọn các đơn vị/tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn đáp ứng năng lực để triển khai lập các hồ sơ giao khoán rừng theo qui định trong năm đầu tiên thực hiện dự án. Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật (TA) sẽ phát triển các hướng dẫn cho CPMU, PPMU về kế hoạch nâng cao năng lực, tập huấn trước khi triển khai để đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan khi thực hiện giao khoán rừng.

Đối với khu vực rừng ngập mặn, cần phát triển xây dựng các qui ước/qui định về khai thác sử dụng rừng/khai thác thuỷ sản dưới tán rừng khi giao khoán rừng cho nhóm hộ/cộng đồng và những khu vực này sẽ thuận lợi hơn so với các khu vực rừng trên cạn ven biển.



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương