Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Hỗ trợ quản lý hiệu quả rừng ven biển



tải về 3.15 Mb.
trang29/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   57

6.1. Hỗ trợ quản lý hiệu quả rừng ven biển


Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp được bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt trong đó đặt ra mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh những mục tiêu về nâng cao độ che phủ, năng suất, chất lượng rừng, đề án cũng hướng đến việc thay đổi cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu cho đến khai thác và tiêu thụ sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu các loại hình tổ chức quản lý rừng theo hướng đa dạng hóa loại hình tổ chức quản lý rừng, huy động mọi các nguồn lực ngoài xã hội đầu tư phát triển rừng.



- Mục tiêu: Hỗ trợ triển khai thực hành tốt các hoạt động trong ngành lâm nghiệp theo hướng hiện đại hóa ngành lâm nghiệp để phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của ngành.

- Nhóm đối tượng hưởng lợi: Đối tượng hưởng lợi của hợp phần này bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, cấp ra chính sách ở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, và các tỉnh, người nông dân trồng rừng và các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp.

- Cơ quan chủ trì thực hiện: Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Các bên tham gia thực hiện: Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT tại các tỉnh trong vùng dự án và các tỉnh khác.



- Các hoạt động chính của hợp phần

Để các chính sách về Lâm nghiệp đi vào thực tiễn và hiệu quả, Hợp phần 1 sẽ do Tổng cục Lâm nghiệp trực tiếp thực hiện hỗ trợ thực hiện các thực hành tốt trong Tái cơ cấu Ngành Lâm nghiệp bao gồm các lĩnh vực: (a) Quy hoạch không gian ven bờ; (c) Hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng thông qua việc cải thiện giống cây trồng Lâm nghiệp; (d) Hỗ trợ các hoạt động liên kết vùng; (e) Hỗ trợ thực hành tốt việc quản lý rừng ven biển thông qua hình thức đồng quản lý và quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Dưới đây là đề xuất chi tiết các hoạt động của Hợp phần 1.


6.1.1. Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch quản lý tổng hợp không gian vùng ven bờ


a. Bối cảnh

Nội dung này bao gồm qui hoạch sử dụng đất, giám sát chuyển đổi sử dụng đất, qui hoạch rừng phòng hộ ven biển, qui hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, qui hoạch nuôi trồng thuỷ hải sản, qui hoạch du lịch sinh thái và kinh tế ven biển…) để giúp các tỉnh vùng dự án quản lý tổng hợp vùng ven biển một cách hiệu quả, đảm bảo tính bền vững lâu dài. Cách tiếp cận về quy hoạch truyền thống của Việt Nam hiện nay, có nhiều quy hoạch đang được thực hiện tác biệt từng ngành. Quy hoạch do các chuyên gia kỹ thuật chủ trì thực hiện; Quy hoạch sản xuất của ngành này ít tính toán đến nhu cầu sử dụng tài nguyên của các ngành khác. (Rừng - Thủy sản, Thủy điện - nước tưới cho nông nghiệp ….). Thường tiếp cận theo phương pháp top-down, các chỉ tiêu, định hướng thường copy từ các phương án quy hoạch cấp cao hơn hoặc ý chí của các nhà chính trị. Các bên liên quan đến quy hoạch (doanh nghiệp/dân) thường ít có cơ hội tham gia vào các phương án quy hoạch.

Kết quả của Quy hoạch thường không gắn với phê duyệt tài chính nên thường được xem nhẹ; Chồng chéo nội dung quy hoạch ở các cấp; Chất lượng quy hoạch thấp, tầm nhìn ngắn hạn, thiếu tính khả thi; Quá trình xây dựng thẩm định, kế hoạch hóa quy hoạch, triển khai, giám sát hạn chế.

Quan điểm đổi mới công tác quy hoạch của Chính phủ là (i) Quy hoạch phải phù hợp với nền kinh tế thị trường; (ii) Phải xem xét nhu cầu sử dụng tài nguyên của các ngành kinh tế khác nhau, hạn chế xung đột; (iii) Phân định rõ nội dung quy hoạch của từng cấp quản lý; (iv) phải đổi mới quy trình lập quy hoạch tăng cường vai trò của các bên tham gia.



b. Những vấn đề mà dự án muốn tham gia giải quyết

(1) Nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng các nguồn tài nguyên khu vực ven bờ.

(2) Xây dựng các phương án quy hoạch không gian ven bờ từ cấp huyện/xã ở một số vùng thí điểm trong vùng dự án để làm cơ sở để xuất giải pháp, chính sách.

(3) Tiếp tục hoàn thiện các bước lập quy hoạch không gian ven bờ và các kế hoạch hành động thực hiện quy hoạch có sự tham gia của các bên liên quan khác.



c. Kết quả đầu ra dự kiến

(1) Một báo cáo đánh giá về thực trạng sử dụng tài nguyên rừng khu vực ven biển được thực hiện.

(2) Một báo cáo Đánh giá về công tác quy hoạch của các địa phương vùng dự án được thực hiện.

(2) Một số cuộc hội thảo về sử dụng tài nguyên thiên nhiên khu vực ven bờ cũng như quy hoạch không gian ven bờ với sự tham gia của các bên.

(3) Từ 2 đến 3 phương án quy hoạch không gian ven bờ ở cấp huyện hoặc xã được xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(4) Một bản hướng dẫn về quy hoạch không gian ven bờ được xây dựng và ban hành.

(5) - Có 2-3 kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng ven bờ cấp xã được xây dựng và phổ biến rộng rãi.

6.1.2. Nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp và hợp tác sản xuất thông qua liên kết vùng


a. Bối cảnh

Hiện trạng về sản xuất lâm nghiệp hiện nay, đối với các hộ nông dân trồng rừng thì sản xuất quy mô nhỏ, thiếu vốn đầu tư, trồng rừng trồng rừng chu kỳ ngắn, giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc lớn vào điều kiện kinh tế hộ, đa số là hộ dân nghèo, thường bán rừng non phục vụ nhu cầu cuộc sống. Họ thiếu thông tin về cơ chế chính sách của nhà nước, các hoạt động đầu tư, định hướng quy hoạch phát triển ngành, chứng chỉ rừng, tiêu thụ sản phẩm,… Kỹ năng nhận biết cây giống chất lượng cao, hạn chế, chủ yếu là mua, sản xuất cây giống từ hạt, hom không rõ nguồn gốc, xuất xứ, năng suất, chất lượng kém. Kỹ thuật chăm sóc/quản lý rừng bền vững hầu như không có. Không có khả năng đàm phán về giá mua nguyên liệu (giống, phân bón) và giá bán sản phẩm. Mối liên hệ giữa sản xuất và nơi tiêu thụ thường phụ thuộc vào khâu trung gian, đầu nậu nên thường không ổn định, thiếu minh bạch và bị ép giá, ép cấp làm thiệt hại cho người sản xuất. Các hộ gia đình, cá nhân chưa có đủ năng lực để tự hợp tác với nhau, tạo ra sức mạnh về đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ổn định cung cấp theo hợp đồng.

Đối với các doanh nghiệp, thường là doanh nghiệp nhỏ, thiếu vốn đầu tư trồng rừng, phát triển nguồn nguyên liệu; khả năng đầu tư công nghệ cao hạn chế, năng suất, chất lượng rừng thấp; năng lực sản xuất và cạnh tranh yếu, việc mở rộng sản xuất và cải tiến, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế; Họ không có khả năng và không quan tâm hỗ trợ nông dân (người hàng xóm đồng hành cùng họ), thậm chí trở thành người “bắt nạt” nông dân “bán nguyên liệu giá cao và mua sản phẩm giá thấp”. Sự kết hợp giữa các doanh nghiệp và những người nông dân cùng quan điểm là rất hạn chế.

Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác thì chất lượng của giống cây trong trồng rừng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng.

Định hướng về công tác quản lý giống của ngành đến năm 2020: (i) đến năm 85 % diện tích rừng trồng có giống được kiểm soát chất lượng theo chuỗi hành trình; (ii) Có 100% diện tích rừng trồng sử dụng giống cây mô/hom đối với những loài có thể sản xuất giống bằng phương pháp này; (iii) Đối với những loài cây trồng rừng sử dụng giống gieo ươm từ hạt phải được lấy từ các vườn giống/rừng giống được công nhận. Hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống theo hướng xã hội hoá nghề giống cây lâm nghiệp với nhiều thành phần tham gia.

Hiện nay các cơ quan quản lý đã có quy chế quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp theo chuỗi hành trình (từ thu hái vật liệu giống đến trồng rừng). Tuy nhiên, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp ở các cấp địa phương chưa chặt chẽ và thiếu thống nhất, nhiều cơ sở sản xuất giống không đủ điều kiện theo quy định vẫn tồn tại và thiếu các chế tài xử phạt. Cơ chế chính sách của nhà nước đối với phát triển rừng còn nhiều bất cập, thiếu quy hoạch, kế hoạch về giống, công tác quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến trình trạng một khối lượng lớn hạt giống, cây con đưa vào trồng rừng chưa được cải thiện, không rõ nguồn gốc, năng suất chất lượng thấp vẫn được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong trồng rừng ảnh hưởng lớn tới năng suất chất lượng rừng trồng. Việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp đặc biệt là giống cho trồng rừng ngập mặn và vùng cát ven biển còn thiếu so với yêu cầu của thực tiễn; công tác nghiên cứu, đánh giá, đề xuất danh mục giống, nguồn giống cây trồng chính có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện lập địa từng vùng còn hạn chế.

Đối với những đơn vị sản xuất giống: (i) Phần nhiều là các vườn ươm nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình, chỉ sản xuất cây mà không quan tâm đến chất lượng di truyền, kỹ thuật sản xuất giống không được đào tạo. (ii) Một số doanh nghiệp nhỏ, năng lực sản xuất giống còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư công nghệ cao. (iii) Cây sản xuất từ công nghệ cao (cây mô) giá thành đắt nên khả năng cung cấp cho các hộ trồng rừng hạn chế; (iv) Do nguồn cung cấp hạn chế nên có hiện tượng thu hái giống từ những rừng giống chưa được công nhận hoặc chưa đủ tiêu chuẩn, (v) Một số diện tích cây rừng bản địa có đủ điều kiện về cung cấp giống nhưng chưa được công nhận.

Đối với người trồng rừng: (i) Kiến thức về sử dụng giống cây lâm nghiệp còn rất nhiều hạn chế; (ii) Thiếu vốn, kinh nghiệm nên sử dụng giống chất lượng thấp; (iii) Năng suất chất lượng rừng trồng rất thấp.



b. Những vấn đề mà dự án có thể tham gia giải quyết: (i) Hỗ trợ hạ giá thành sản xuất giống và khả năng cung cấp giống tốt thông qua việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống (trang thiết bị, cung cấp giống gốc, kỹ thuật nhân giống); (ii) Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn cho người trồng rừng về vai trò của giống tốt, kỹ năng nhận biết giống tốt, (iii) Hỗ trợ việc công nhận rừng giống, vườn giống có một số loài cây bản địa.

c. Những kết quả đầu ra mong muốn

(1) 01 báo cáo về công tác quản lý giống cây trồng, năng suất rừng trồng được xây dựng và trình cấp có thẩm quyền.

(2) 01 nghiên cứu đánh giá về Năng suất rừng trồng và chuỗi giá trị lâm sản

(3) 01 Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ của các doanh nghiệp đối và các hộ gia đình sản xuất lâm nghiệp vệ tinh.

(4) Từ 02 - 03 đơn vị sản xuất giống được hỗ trợ cung cấp trang thiết bị về sản xuất.

(5) Khoảng 10 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống được tổ chức.

(6) Một số rừng giống ngập mặn hiện có được công nhận là rừng giống đủ tiêu chuẩn cung cấp giống.

(7) 02-03 kế hoạch liên kết sản xuất gắn với bảo vệ rừng ven biển được hình thành

(8) 02-03 chuỗi giá trị dịch vụ hệ sinh thái được phát triển thông qua liên kết vùng



tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương