Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi


Sự phù hợp của dự án đối với các ưu tiên sử dụng vốn ODA của Chính Phủ



tải về 3.15 Mb.
trang27/57
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích3.15 Mb.
#32733
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   57

5.1. Sự phù hợp của dự án đối với các ưu tiên sử dụng vốn ODA của Chính Phủ


Phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao gồm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp, hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới... là một trong 9 lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

Trên cơ sở Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,

Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020.

Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013.

Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020.

Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 5, Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài qui định lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA trong đó ưu tiên hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Nghị định 73/NĐ-CP Chương trình đầu tư mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững theo đó trong giai đoạn 2016-2020 đầu tư từ ngân sách nhà nước và ODA như sau:

+ Đầu tư từ NSNN: 9.460 tỷ đồng tương đương 430 triệu USD;

+ Vốn SN từ NSNN: 5.115 tỷ đồng tương đương 232,5 triệu USD;

+ Vốn ODA: 6.800 tỷ đồng tương đương 309 triệu USD.

Như vậy, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho có thể sẽ bị hạn chế trong khi Chính phủ vẫn cho phép sử dụng vốn ODA để đầu tư cho ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020.

Tại mục 6, điều 7 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính Phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Theo đó “Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh“ là 1 trong 9 lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi. 

Dự án có các hoạt động trọng tâm là bảo vệ phát triển rừng rừng ven biển, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ những thiệt hại do bão lũ và thiên tai, bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế của các cộng đồng dân cư vùng ven biển, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Như vậy, dự án hoàn toàn có đủ điều kiện để được ưu tiên sử dụng vốn vay theo quy định của Chính Phủ.



Từ những căn cứ trên, với mục tiêu dự án là phát triển, phục hồi và bảo vệ bền vững rừng ven biển với kinh phí đầu tư chiếm gần 70%, dự án đề xuất Chính phủ ưu tiên sử dụng vốn ODA vay ưu đãi để đầu tư.

5.2. Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA trong những năm qua trong Ngành Lâm nghiệp


Bảng 29. Các dự án ODA lâm nghiệp chủ yếu tại Việt Nam

Dự án

Tổng chi phí

(triệu US$)

Vùng dự án (tỉnh)

Diện tích trồng rừng

Thời hạn dự án

I. Dự án viện trợ không hoàn lại







1. PAM 4304

33,0

20 tỉnh




1992-1998

2. SFDP

EUR 10,3

Sơn La và Lai Châu

-

1993-2004

2. MRDP

18,1

Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai




1996-2002

3. KfW1

5,7

Lạng Sơn, Bắc Giang

15.593 ha

1995-2000

4. PAM 5322

18,4

14 tỉnh




1997-2002

5. KfW2

9,3

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị

21.000 ha

1997-2002

6. KfW3

6,0

Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn

17.175 ha

1999-2005

7. KfW3 phase 2

3,0

Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn

9.390 ha

2002-2008

8. PACSA1

11,5

Quảng Nam, Phú Yên

3.670ha

2001-2005

9. KfW4

9,4

Thanh Hóa, Nghệ An

*10.500 ha

2002-2008

10. KfW6

112,3

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Binh Dinh, Phu Yen

*22.700 ha

2005-2013

11. KfW3 phase 3

4,0

Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn

*7.000 ha

2007-2013

12. PACSA2




Quảng Nam, Quảng Ngãi

*900 ha

2009-2014

II. Dự án vay vốn

1. ADB 1

24,5

Thanh Hóa, Quảng Trị Phú Yên và Gia Lai

12.226 ha

(6.332 ha)



1997-2005

2. WB 1

22,0

Đồng Nai, Đắc Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Bình Phước

Chỉ bảo vệ rừng

1998-2006

3. WB 2

56,0

Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

5.790 ha

(4.662 ha)



2000-2007

4. JBIC

16,5

Quảng Trị T.T. Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên

22.724 ha

2002-2008

5. WB 3

67,1

TT Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

*66.000 ha

2005-2011

6. KfW7

17,2

Hòa Bình, Sơn La

*3.000ha

2006-2014

7. ADB 2

91,3

Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng

*41.858 ha

(*6.850 ha)



2007-2014

8. WB3 (mở rộng)

30,0

Thanh Hoá và Nghệ An

12.000ha

2012-2015

9. Dự án KfW8

35 EURO

Các tỉnh Tây Bắc




2014-2020

10. Dự án KFW10

10 EURO

Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam

Bảo vệ rừng cộng đồng 20.000 ha

2014-2020

11. Dự án JICA2-Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn

120 USD

11 tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận

Trồng mới 17.000 ha

2011-2021

12. Chương trình SP-RCC




Toàn quốc (vùng dự án trồng mời được 9.700 ha)

9.700




Nguồn: Ban quản lý các dự án lâm nghiệp

PAM: Dự án hỗ trợ của PAM

SFDP: Dự án lâm nghiệp xã hội Sông Đà (CHLB Đứcc tài trợ)

MRDP: Chươngtrình phát triển nông thôn miền núi (Thụy Điển tài trợ)

KfW: Dự án trồng rừng KfW (Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ)

PACSA: Dự án trồng rừng trên vùng đất cát vven biển

ADB1: Dự án Khu vực lâm nghiệp

WB1: Dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn

WB2: Dự án phát triển và bảo vệ vùng đất ướt

JBIC: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển sinh kế III (Dự án vốn vay chuyên ngành III) /Hợp phần trồng rừng

WB3: Dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại 4 tỉnh

ADB2: Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên




tải về 3.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   57




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương